Tìm kiếm

Mộc qua: Dược liệu điều trị bệnh thấp khớp

Hình ảnh về trái mộc qua sau khi phơi khô và chuẩn bị được dùng làm thuốc

Trong Đông y, Mộc qua là dược liệu thường xuất hiện trong các bài thuốc điều trị bệnh thấp khớp, kiết lỵ, tê phù, thổ tả,… Ngày nay, dược liệu này đã được y học hiện đại nghiên cứu và công nhận dược tính của nó. Để hiểu chi tiết hơn về vị thuốc chữa bệnh về xương khớp Mộc qua và những bài thuốc đông y, Dược Bình Đông mời bạn tham khảo bài viết dưới đây. 

1. Giới thiệu về Mộc qua

Mộc qua có tên khoa học là Chaenomeles lagenaria, thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae) và còn được gọi là Tra tử, Thu mộc qua, Toan mộc qua,… Loại dược thảo này có những đặc điểm như:   

  • Cây có chiều cao từ 2 – 3m, thân cây phân cành có gai. Lá cây có cuống dài khoảng 3 – 15mm, phiến lá có hình mác có chiều dài từ 2,5 – 14cm và chiều rộng khoảng 1,5 – 4cm, có răng cưa ở mép lá. 
  • Hoa của cây mọc thành từng chùm ở kẽ lá. Cánh hoa có màu đỏ hoặc màu hồng hoặc màu trắng. Mùa ra hoa của cây là vào tháng 3 và tháng 4. 
  • Quả của cây Mộc hoa có dạng cầu hoặc trứng với chiều dài khoảng 8cm. Bề mặt ngoài của quả nhẵn bóng màu vàng và mùi thơm nhẹ. Cây ra quả chủ yếu vào tháng 10 – 11. 
Hình ảnh về quả mộc qua đang chính trên cây và chờ thu hoạch
Quả Mộc qua tươi thu hoạch nhiều vào tháng 10 và 11

Dược thảo này được trồng nhiều ở các tỉnh như Hà Nam, An Huy, Sơn Đông, Giang Tô, Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Tứ Xuyên thuộc Trung Quốc. Tại Việt Nam, các tỉnh giáp ranh với Quảng Đông (Trung Quốc) có xuất hiện loại cây này.  

Phần dược tính của Mộc qua nằm ở phần quả. Thông thường vào cuối năm, khi quả chín người ta sẽ hái rồi bổ đôi hoặc bổ làm tư và sau đó sẽ đem phơi khô. Quả Mộc qua khi phơi khô sẽ có màu nâu đỏ đến tím đỏ ở mặt ngoài, có các vết nhăn. Mặt trong của quả vẫn còn chứa những ô hạt mà phần lớn hạt đã rụng. Tuy nhiên đôi khi chúng sẽ còn bám lại vài hạt trong quả. 

Hình ảnh về trái mộc qua sau khi phơi khô và chuẩn bị được dùng làm thuốc
Mộc qua sau khi phơi khô

2. Công dụng của Mộc qua

Mộc qua rất quen thuộc trong các bài thuốc trị bệnh của người xưa. Công dụng của Mộc qua không chỉ được Đông y đánh giá cao mà Tây y cũng đã nghiên cứu và công nhận về điều này. 

2.1. Theo Tây y

Trong Mộc qua có chứa các hoạt chất chủ yếu là saponin, fructose, acid citric, flavonoid, acid tartaric, tannin. 

Với các thành phần trên, Mộc qua đã được chứng minh là mang đến nhiều tác dụng tốt đối cho sức khỏe như: 

  • Giúp chống oxy hóa mạnh. 
  • Giúp giảm đau, kháng viêm, điều hòa miễn dịch và giảm chứng khó tiêu.
  • Giảm nồng độ cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
  • Ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, tăng cường đáp ứng miễn dịch.
  • Hỗ trợ điều trị tiêu chảy, đái tháo đường.
  • Làm chậm sự phát triển của virus viêm gan B.
Hình ảnh người phụ nữ đang làm việc thì bị đau nhức xương khớp dữ dội
Mộc qua giúp giảm đau nhức xương khớp

2.2. Theo Đông y

Theo sách Y học cổ truyền ghi lại, Mộc qua có những đặc điểm và công dụng như sau:

  • Tính vị: Vị chua, tính ấm, không độc.
  • Quy kinh: Quy vào kinh Can, Phế, Thận, Tỳ, Vị.
  • Công dụng: Hòa vị, hóa thấp, tiêu viêm, bình can, hoạt lạc, khu phong cường tráng, trấn thống và thư cân.
  • Chủ trị: Thổ tả rút gân, phong thấp, kiết lỵ, tiêu chảy, nôn mửa ra chất chua.

3. Gợi ý một số bài thuốc trị bệnh từ Mộc qua

Công dụng của Mộc qua đã được các thầy thuốc Đông y, các chuyên gia sức khỏe chứng minh mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt. Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh phổ biến từ Mộc qua mà bạn có thể ứng dụng.

3.1. Bài thuốc chữa phong thấp, gân mạch co quắp, chân tay tê bại, khó cử động các khớp

  • Nguyên liệu: 80g Mộc qua, 80g Kỷ tử, 80g Ngọc trúc, 60g Ngũ gia bì, 60g Khương hoạt, 60g Độc hoạt, 60g Đương quy, 60g Trần bì, 40g Tân giao, 40g Xuyên khung, 40g Hồng hoa, 40g Thiên niên kiện, 40g Ngưu tất, 40g Tang ký sinh, 1600g đường, 2.5 lít rượu trắng 50o.
  • Cách thực hiện: Ngâm các dược liệu trên với rượu và đường. Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 15 – 30ml. Bài thuốc này không nên dùng cho phụ nữ đang mang thai. 
Hình ảnh về vị thuốc mộc qua kết hợp các vị thuốc khác để điều trị bệnh phong thấp
Bài thuốc Mộc qua chữa phong thấp, gân mạch co quắp, chân tay tê bại, khó cử động các khớp

3.2. Bài thuốc chữa thấp khớp, đau nhức, phù nề

  • Nguyên liệu: 120g Mộc qua, 40g Xương hổ chế, 40g Xuyên khung, 40g Ngưu tất, 40g Thiên ma, 40g Hồng hoa, 40g Đương quy, 40g Tục đoạn, 40g Bạch gia can, 40g Ngọc trúc, 20g Tần giao, 20g Phòng phong, 16g Tang chi 16g, 15 lít rượu trắng.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các thành phần trên tán thành bột thô, rồi ngâm với 15 lít rượu trắng, đậy kín và khuấy mỗi ngày 1 lần. Sau 1 tháng, ép bã để lọc lấy nước cốt rượu. Lấy 1,3 kg đường phèn hòa vào nước và trộn chung với rượu thuốc để lắng, lọc. Mỗi ngày uống 2 lần và mỗi lần 20 – 40g.
Hình ảnh về vị thuốc Mộc Qua đang được trưng bày kết hợp các vị thuốc khác
Bài thuốc chữa thấp khớp, đau nhức, phù nề

3.3. Bài thuốc trị tức ngực, đờm ngược, tê thấp và cước khí

  • Nguyên liệu: 30g Mộc qua, 30g Trần bì, 30g Nhân sâm, 60g Tân lang, 15g Quế tâm, 15g Đinh hương. 
  • Cách thực hiện: Nghiền tất cả các thành phần trên thành bột, vo thành viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi ngày uống 30 viên với nước sắc của gừng tươi
Hình ảnh lương y đang kết hợp các vị thuốc để điều trị bệnh
Bài thuốc từ Mộc qua chữa tê thấp, cước khí hữu hiệu

3.4. Bài thuốc trị tiêu chảy và nôn ói

  • Nguyên liệu: 20g Mộc qua, 10g Hồi hương và 10g Gừng khô.
  • Cách thực hiện: Đem sắc hỗn hợp với nước và uống mỗi ngày đến khi chứng bệnh được cải thiện. Ngày dùng 1 thang. 
Hình ảnh lương y đang kết hợp mộc qua và các vị thuốc khác lại với nhau để tạo nên thuốc điều trị xương khớp
Mộc qua – Bài thuốc trị tiêu chảy, nôn ói

4. Một số lưu ý khi sử dụng Mộc qua

Tuy là một loại dược thảo nổi tiếng trong Đông y và mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe. Nhưng khi sử dụng Mộc qua, bạn cần phải lưu ý những điều sau: 

  • Tuân thủ liều lượng sử dụng theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc để tránh bị các tác dụng phụ. 
  • Không nên ăn nhiều Mộc qua vì sẽ gây bí tiểu và có hại cho răng.
  • Không dùng dược liệu này khi Thương thực nhưng Tỳ vị chưa hư, trường vị có tích trệ.
  • Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng tùy tiện, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng.
  • Khi sử dụng có dấu hiệu bất thường nên ngưng sử dụng và đến gặp khám bác sĩ ngay. 
  • Trong quá trình sử dụng Mộc qua bạn nên bổ sung thêm các món ăn tốt cho xương khớp để tăng cường hiệu quả.
Hình ảnh người thầy thuốc đang khám bệnh và bắt mạch cho bệnh nhân
Nên sử dụng Mộc qua theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc

5. Tổng kết

Bài viết trên, Dược Bình Đông đã chia sẻ tới bạn chi tiết về Mộc qua và những bài thuốc phổ biến chứa thảo dược này. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm giải pháp để chăm sóc sức khỏe và điều trị những cơn đau nhức xương khớp theo phương pháp Đông y. 

Hiện nay, trên thị trường có những sản phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần Mộc qua giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay do viêm khớp, thoái hóa khớp, phong thấp gây ra. Trong đó, nổi bật là Thảo Linh Tiên đang được nhiều người ưa chuộng trong suốt thời gian qua.

Sản phẩm Thảo Linh Tiên là sự kết hợp của các loại thảo dược thiên nhiên như Mộc Qua, Dây đau xương, Độc Hoạt, Đảng Sâm, Kế Huyết Đằng, Tang Thầm, Đỗ Trọng, Ngưu Tất, Cốt Toái Bổ,… Đây là giải pháp hữu hiệu để xoa dịu và làm giảm các cơn đau dành cho những người bị viêm xương khớp, thoái hóa xương khớp, phong thấp.

Hình ảnh giới thiệu về thực phẩm bảo vệ sức khỏe thảo linh tiên điều trị đau nhức xương khớp của Dược Bình Đông
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thảo Linh Tiên của Dược Bình Đông

Thảo Linh Tiên là sản phẩm thuộc công ty TNHH Dược Bình Đông. Thương hiệu này đã có mặt trên thị trường hơn 70 năm, chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ các loại thảo dược thiên nhiên. Hãy liên hệ hotline (028)39 808 808 để được tư vấn thêm và đặt mua Thảo Linh Tiên nhanh nhất. 

6. Câu hỏi thường gặp

Tuy là một loại dược thảo nổi tiếng trong Đông y và mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe. Nhưng khi sử dụng Mộc qua, bạn cần phải lưu ý những điều sau: 

  • Tuân thủ liều lượng sử dụng theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc để tránh bị các tác dụng phụ. 
  • Không nên ăn nhiều Mộc qua vì sẽ gây bí tiểu và có hại cho răng.
  • Không dùng dược liệu này khi Thương thực nhưng Tỳ vị chưa hư, trường vị có tích trệ.
  • Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng tùy tiện, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng.
  • Khi sử dụng có dấu hiệu bất thường nên ngưng sử dụng và đến gặp khám bác sĩ ngay. 

Theo sách Y học cổ truyền ghi lại, Mộc qua có những đặc điểm và công dụng như sau:

  • Tính vị: Vị chua, tính ấm, không độc.
  • Quy kinh: Quy vào kinh Can, Phế, Thận, Tỳ, Vị.
  • Công dụng: Hòa vị, hóa thấp, tiêu viêm, bình can, hoạt lạc, khu phong cường tráng, trấn thống và thư cân.
  • Chủ trị: Thổ tả rút gân, phong thấp, kiết lỵ, tiêu chảy, nôn mửa ra chất chua.

Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu, khách hàng quan tâm chủ yếu đến uy tín, đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ… Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động…

Nguồn gốc dược liệu: Dược liệu đóng vai trò quan trọng trong ngành Y dược, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tiêu chí bao gồm: Đặc điểm hình thái, Kiểm tra tinh khiết, Định tính, Định lượng.

Nhân sự/Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và chất lượng được đảm bảo.

Giấy chứng nhận: Nhà nước và các công ty Đông y đang tập trung vào quá trình nghiên cứu và chế tạo sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)