Hiện nay, tình trạng đau nhức xương khớp xuất hiện ngày càng phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Để cải thiện các triệu chứng khó chịu do đau nhức xương khớp, nhiều người đã lựa chọn dùng các loại cây chữa xương khớp. Đây được xem là một trong số các giải pháp an toàn, mang đến hiệu quả tốt cho người bệnh. Tuy nhiên, việc hiểu đúng về các dược liệu là điều cần thiết để bạn sử dụng hợp lý và đạt được hiệu quả cao trong quá trình sử dụng. Hãy cùng Y học cổ truyền Dược Bình Đông tìm hiểu Top 10 cây chữa xương khớp tốt nhất hiện nay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu về vấn đề xương khớp
1.1. Giới thiệu về bệnh xương khớp
Đau nhức xương khớp là những cơn đau, nhức mỏi phát sinh tại các vị trí đầu xương và các khớp. Tình trạng này tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm suy giảm đáng kể khả năng vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh. Đau nhức có thể xảy ra ở tất cả các khớp và xương trên cơ thể, có thể kể đến như khớp vai, khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân, khớp cùng chậu,…
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp, trong đó có 2 nhóm nguyên nhân chính là:
- Nguyên nhân từ các yếu tố bên ngoài hay tác động cơ học: Thay đổi thời tiết, làm việc nặng nhọc, thói quen sinh hoạt, khó ngủ, ít vận động, ngồi liên tục,…
- Nguyên nhân từ bệnh lý: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa xương khớp, thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng thấp, loãng xương,…
Hệ thống xương khớp có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cấu tạo bộ khung cho cơ thể. Do đó, đau nhức xương khớp không chỉ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, các bệnh xương khớp cần được phát hiện sớm để kịp thời điều trị đúng cách.
1.2. Bệnh xương khớp theo quan niệm Y học cổ truyền
Học thuyết thiên nhân hợp nhất cho rằng giữa con người và hoàn cảnh tự nhiên và xã hội, luôn luôn mâu thuẫn và thống nhất với nhau. Chính vì thế, các yếu tố từ thiên nhiên đều có thể tác động đến cơ thể con người. Khi thời tiết có những biểu hiện xấu như: ẩm thấp, quá lạnh, quá nóng… đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Với các bệnh xương khớp, sự thay đổi thời tiết thường sẽ gây ra chứng Tý – đau mỏi, tê bì, nặng nề trong người và đau nhức các khớp xương.
Cơ chế gây ra bệnh xương khớp được Y học cổ truyền giải thích là do các yếu tố thấp nhiệt, phong hàn xâm nhập vào cơ thể gây tắc trở kinh lạc tạo cảm giác đau nhức.
1.3. Vai trò của cây chữa xương khớp
Hiện nay, xu hướng dùng phương pháp tự nhiên đang ngày càng phổ biến. Nhiều người ưa chuộng và tin dùng các cây chữa xương khớp, thay vì dùng thuốc tây hay can thiệp ngoại khoa bởi những lý do sau:
- An toàn, lành tính: Các loại thảo dược có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, không lẫn tạp chất, không độc tính. Do đó, thuốc nam được đánh giá là lành tính và an toàn, ít gây tác dụng phụ.
- Dễ tìm: Nhìn chung, thảo dược trong Đông y đều là những cây cỏ quen thuộc ở Việt Nam. Người dùng có thể dễ dàng thu hái những cây thuốc có sẵn trong tự nhiên hoặc tự trồng, chăm bón theo nhu cầu trong vườn nhà mình.
- Tiết kiệm chi phí: Nhờ lợi thế dễ tìm, dễ trồng nên việc sử dụng thuốc nam không đòi hỏi nhiều chi phí so với việc trị liệu bằng thuốc tây hay phẫu thuật.
- Hiệu quả tốt: Do phương pháp điều trị thuần tự nhiên nên cơ thể cần thời gian để tự cân bằng đến khi khỏe bệnh. Quan trọng hơn hết, trong quá trình điều trị bằng thuốc Đông y, người bệnh không cần lo lờn thuốc.
Nếu kiên trì sử dụng cây chữa xương khớp, đồng thời kết hợp với lối sống sinh hoạt lành mạnh khoa học, thì bạn không chỉ thấy bệnh được cải thiện rõ rệt, mà còn làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn rất nhiều. Cùng với đó, bạn cần tìm hiểu kỹ cây chữa xương và tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo dùng đúng liều lượng và trị đúng bệnh, tránh các tác dụng phụ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
2. Tổng hợp 10 loại cây chữa xương khớp hiệu quả và phổ biến
Trong Đông y, có rất nhiều loại cây chữa xương khớp rất hiệu quả. Tiếp theo đây, Dược Bình Đông sẽ gợi ý cho bạn những loại cây giúp cải thiện các vấn đề về xương khớp, các bài thuốc dân gian hỗ trợ xương khớp và bài thuốc đông y dành cho xương khớp mang lại hiệu quả tốt.
2.1. Cây chữa xương khớp Cẩu tích
Trong Đông y, thân rễ Cẩu tích giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng thấp khớp, triệu chứng đau lưng, tay chân nhức mỏi, đau dây thần kinh tọa, đi tiểu nhiều lần ở người cao tuổi, khí hư bạch đới ở phụ nữ. Dược liệu này được áp dụng phổ biến trong các bài thuốc dưỡng cốt và bổ can thận. Một số thông tin về loại cây chữa xương khớp này:
- Tính vị: Tính ấm, vị đắng, ngọt.
- Quy kinh: Can, Thận.
- Tác dụng: Trừ phong thấp, mạnh gân cốt, bổ Can Thận.
- Chủ trị: Phong hàn thấp, đau lưng, tay chân nhức mỏi, đau dây thần kinh tọa, đi tiểu nhiều,…
Sau đây, Dược Bình Đông chia sẻ một số bài thuốc trị bệnh từ Cẩu tích bạn có thể áp dụng để chữa xương khớp:
Trị chứng chân cẳng đau do phong thấp, gan thận hư suy
- Thành phần: 30g Cẩu tích, 30g Hoàng kỳ, 30g Đan sâm, 25g Đương quy, 15g Phòng phong, 1 lít rượu.
- Cách thực hiện: Đem các dược liệu ngâm cùng rượu trong vòng 1 tuần và sử dụng hàng ngày.
Trị đau nhức xương khớp ở người cao tuổi
- Thành phần: 12g Cẩu tích, 12g Ba kích, 12g Mộc qua, 12g Tục đoạn, 12g Hà thủ ô đỏ, 12g Cốt toái bổ, 12g Đơn bì, 12g Huyết giác, 12g Ngưu tất, 12g Sinh địa, 8g Cam thảo.
- Cách thực hiện: Đem sắc các vị thuốc trên lấy nước và uống hàng ngày.
2.2. Cây chữa xương khớp Dây đau xương
Trong Y học cổ truyền, vị thuốc Dây đau xương sử dụng phần thân già của cây để làm thuốc chữa bệnh, điều trị các triệu chứng liên quan đến xương khớp và thần kinh, tăng cường sức khỏe. Một số thông tin về loại cây chữa xương khớp này:
- Tính vị: Vị đắng, tính mát.
- Quy kinh: Can.
- Công dụng: Thư cân hoạt lạc, khu phong trừ thấp.
- Chủ trị: Phong thấp tê bại, đau nhức xương khớp, chấn thương, mạnh gân hoạt cốt, rắn cắn.
Dược Bình Đông chia sẻ đến bạn một số bài thuốc trị bệnh từ Dây đau xương, bạn có thể áp dụng để chữa xương khớp:
Trị đau nhức cơ thể, xương khớp do phong thấp
- Thành phần: 20g Dây đau xương, 20g Cốt khí củ, 20g Cam thảo nam, 20g Lá lốt, 20g rễ Cỏ xước, 20g Đơn gối hạc, 20g rễ Tầm xoọng.
- Cách dùng: Đem các dược liệu trên sắc nước uống, mỗi ngày dùng một thang và chia thành 3 lần uống.
Trị viêm khớp dạng thấp
- Thành phần: 16g Dây đau xương, 16g Tang ký sinh,12g Độc hoạt, 12g Đảng sâm, 12g Bạch thược, 12g Đương quy, 12g Tục đoạn, 12g Tần giao, 12g Thục địa, 8g Xuyên khung, 8g Quế, 6g Cam thảo, 6g Tế tân, 20g rễ Cỏ xước tẩm rượu sao vàng.
- Cách dùng: Đem các dược liệu trên sắc nước uống, mỗi ngày dùng một thang và chia thành 3 lần uống.
2.3. Cây chữa xương khớp Cốt toái bổ
Cốt toái bổ sử dụng phần thân rễ đã được phơi hoặc sấy khô của cây để làm thuốc chữa bệnh. Hơn nữa, Cốt toái bổ còn được coi là một trong những loại cây chữa xương khớp rất hiệu quả. Dược liệu này có những đặc điểm, tác dụng dược lý như sau:
- Tính vị: Vị đắng, tính ấm.
- Quy kinh: Can, Thận.
- Công dụng: Mạnh gân xương, giảm đau, hoạt huyết, hóa ứ, bổ thận, mạnh gân xương, giảm đau, cầm máu.
- Chủ trị: Đau lưng mỏi gối, đau nhức lưng, chấn thương do té ngã, thận hư yếu, ù tai, đau răng, chảy máu chân răng, tiêu chảy kéo dài.
Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh từ Cốt toái bổ bạn có thể áp dụng để chữa xương khớp:
Chữa bệnh phong thấp
- Thành phần: 40g Cốt toái bổ, 100g vỏ Chân chim, 600g rễ Chiên chiến, 120g rễ Gắm, 800g rễ Rung rúc, 60g Bạch hoa xà, 40g Xích đồng nam, 40g Tiền hồ, 40g Cỏ xước, 40g Bưởi bung, 40g Bạch đồng nữ, 40g Ô dược.
- Cách dùng: Đem các dược liệu trên nấu thành cao đặc, sau đó đem ngâm với rượu trắng trong vòng 3 ngày. Mỗi ngày chia làm 2 lần để phát huy hiệu quả trị phong thấp.
Bồi bổ gân xương
- Thành phần: 2g bột Cốt toái bổ, 2g bột Sừng hươu nai, 2g bột Mẫu lệ.
- Cách dùng: Nghiền nát các dược liệu trên rồi vo thành viên uống. Dùng đều đặn mỗi ngày và uống liên tục trong 3 – 4 tuần.
Chữa gãy xương kín hay chấn thương phần mềm
- Thành phần: 15g Cốt toái bổ, 10g Sinh địa, 10g Trắc bách diệp tươi, 10g Lá sen tươi.
- Cách dùng: Đem sắc tất cả các vị thuốc trên lấy nước và duy trì uống mỗi ngày.
2.4. Ngưu tất
Ngưu tất sử dụng phần rễ đã phơi sấy của cây để làm thuốc chữa bệnh. Từ lâu, người xưa đã ứng dụng thảo dược này vào các bài thuốc chống loãng xương, bảo vệ thần kinh, hạ huyết áp,… Trong Y học cổ truyền, vị thuốc Ngưu tất có đặc tính dược lý như sau:
- Tính vị: Tính bình, vị đắng, chua.
- Quy kinh: Can, Thận.
- Công năng: Mạnh gân cốt, hoạt huyết thông kinh, bổ can thận.
- Chủ trị: Dùng để trị nhức mỏi gân xương, đau lưng gối; bế kinh, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp.
Dược Bình Đông chia sẻ đến bạn một số bài thuốc trị bệnh từ Ngưu tất, bạn có thể áp dụng để chữa xương khớp:
Trị viêm đa khớp
- Thành phần: 16g Ngưu tất, 16g Hy thiêm, 12g Cà gai leo, 12g Thổ phục linh, 12g Ké đầu ngựa, 12g Tỳ giải, 12g cành Dâu, 10g lá Lốt.
- Cách dùng: Đem sắc tất cả các vị thuốc trên lấy nước, ngày dùng 1 thang, chia làm 2 lần uống sau khi ăn.
Chữa tê thấp và đau lưng ở người cao tuổi
- Thành phần: 12g Ngưu tất, 16g Độc lực (đơn châu chấu), 8g Thiên niên kiện, 12g Tỳ giải.
- Cách dùng: Đem tất cả dược liệu trên thái mỏng, phơi khô và ngâm thành rượu. Ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng chén nhỏ 10ml.
2.5. Độc hoạt
Vị thuốc Độc hoạt sử dụng phần rễ đã được phơi hoặc sấy khô của cây để làm thuốc chữa bệnh. Do sở hữu đặc tính tán hàn, khứ phong, thắng thấp, chỉ thống nên Độc hoạt được sử dụng trong các bài thuốc điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp. Trong Y học cổ truyền, vị thuốc Độc hoạt có các đặc điểm, tác dụng dược lý sau:
- Tính vị: Đắng, cay, hơi ấm.
- Quy kinh: Can, Thận, Bàng quang.
- Công dụng: Khu phong, trừ thấp, chỉ thống, thông tý.
- Chủ trị: Phong hàn thấp tý, phong hàn hiệp thấp đau đầu, đau thắt lưng và đầu gối, thiếu âm phục phong đầu thống, chứng đau sưng xương khớp, co quắp, tê cứng, đau đầu, cảm do nhiễm lạnh, nhiễm nước.
Sau đây, Dược Bình Đông chia sẻ một số bài thuốc từ cây chữa xương khớp Độc hoạt bạn có thể áp dụng:
Chữa đau nhức xương khớp, tê cứng, sưng đau
- Thành phần: 10g Độc hoạt, 8g Đương quy, 8g Sinh địa, 8g Xuyên khung, 8g Tần giao, 8g Bạch thược, 8g Tang ký sinh, 8g Tế tân, 8g Nhân sâm, 6g Bạch linh, 6g Phòng phong, 6g Nhục quế, 6g Đỗ trọng, 6g Ngưu tất, 6g Cam thảo.
- Cách dùng: Đem các dược liệu trên sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống 1 thang.
Chữa đau khớp, đau lưng, đau mình mẩy
- Thành phần: 10g Độc hoạt, 10g Đậu đen, 6g Bạch thược, 6g Hoàng kỳ, 6g Đương quy, 6g Phòng phong, 6g Cát căn, 6g Thổ phục linh, 4g Nhân sâm, 2g Phụ tử (chế), 2g Can khương, 2g Cam thảo.
- Cách dùng: Đem các dược liệu trên sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống 1 thang. Nên uống với nước ấm và uống trước bữa ăn 1 giờ.
2.6. Mộc qua
Trong Đông y, Mộc qua là một trong những loại cây chữa xương khớp rất quen thuộc và thường xuất hiện trong các bài thuốc điều trị bệnh thấp khớp, tê phù, thổ tả, kiết lỵ,…Vị thuốc Mộc qua sử dụng phần quả đã được đem phơi khô của cây để làm thuốc chữa bệnh.
Đặc điểm và công dụng của Mộc qua được sách Đông y ghi lại, cụ thể như sau:
- Tính vị: Tính ấm, vị chua, không độc.
- Quy kinh: Phế, Can, Thận, Tỳ, Vị.
- Công dụng: Hòa vị, hóa thấp, bình can, hoạt lạc, tiêu viêm, khu phong cường tráng, trấn thống, thư cân.
- Chủ trị: Thổ tả rút gân, phong thấp, tiêu chảy, kiết lỵ, nôn mửa ra chất chua.
Sau đây, Dược Bình Đông chia sẻ một số bài thuốc trị bệnh từ Mộc qua bạn có thể áp dụng để chữa xương khớp:
Chữa phong thấp, chân tay tê bại, gân mạch co quắp, khó cử động các khớp
- Thành phần: 80g Mộc qua, 80g Kỷ tử, 80g Ngọc trúc, 60g Khương hoạt, 60g Độc hoạt, 60g Đương quy, 60g Ngũ gia bì, 60g Trần bì, 40g Xuyên khung, 40g Hồng hoa, 40g Thiên niên kiện, 40g Ngưu tất, 40g Tân giao, 40g Tang ký sinh, 1600g đường, 2.5 lít rượu trắng 50 độ.
- Cách dùng: Ngâm các dược liệu trên với rượu và đường. Ngày chia làm 2 lần uống, mỗi lần 15 – 30ml. Lưu ý, phụ nữ mang thai không nên sử dụng phương thuốc này.
Chữa chứng thấp khớp, đau nhức, phù nề
- Thành phần: 120g Mộc qua, 40g Ngưu tất, 40g Thiên ma, 40g Hồng hoa, 40g Xương hổ chế, 40g Xuyên khung, 40g Đương quy, 40g Tục đoạn, 40g Ngọc trúc, 40g Bạch gia can, 20g Tần giao, 20g Phòng phong, 16g Tang chi 16g, 15 lít rượu trắng.
- Cách dùng: Đem tất cả các thành phần trên tán thành bột thô, rồi ngâm với 15 lít rượu trắng, đậy kín và khuấy mỗi ngày 1 lần. Sau 1 tháng, lọc bỏ bã để lấy nước cốt rượu. Dùng 1.3 kg đường phèn hòa với nước và rượu thuốc để lắng, lọc. Mỗi ngày uống 2 lần và mỗi lần dùng 20 – 40g.
2.7. Kê huyết đằng
Vị thuốc Kê huyết đằng sử dụng phần dây leo hoặc thân cây để làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, Kê huyết đằng giúp người bệnh cải thiện tình trạng sức khỏe, nhất là các bệnh liên quan đến xương khớp, nhờ các đặc tính sau đây:
- Tính vị: Vị đắng, tính ấm.
- Quy kinh: Thận, Can.
- Công dụng: Làm mạnh gân xương, thông kinh, thư cân, chỉ thống, hòa huyết, hoạt lạc, táo vị, bổ trung, bổ huyết, hành huyết.
- Chủ trị: Đau gối, lưng đau, tê bì tay chân, đau nhức người do chấn thương, kinh nguyệt không đều, khí huyết kém.
Dược Bình Đông chia sẻ đến bạn một số bài thuốc trị bệnh từ Kê huyết đằng, bạn có thể áp dụng để chữa xương khớp:
Chữa chứng đau nhức gân xương, co quắp, tê bại
- Thành phần: 20 – 40g Kê huyết đằng, 20g Cẩu tích, 20g Tỳ giải, 20g Ngưu tất, 6g Thiên niên kiện, 4g Bạch chỉ.
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày.
Chữa đau lưng và mỏi gối
- Thành phần: 16g Kê huyết đằng, 16g Tục đoạn, 12g Cẩu tích, 12g Hương thảo, 12g Dây đau xương.
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày.
2.8. Đỗ trọng
Vị thuốc Đỗ trọng sử dụng phần vỏ thân đã phơi hoặc sấy khô của cây để làm thuốc chữa bệnh. Trong Đông dược, Đỗ trọng có tính vị, quy kinh, công dụng và chủ trị như sau:
- Tính vị: Tính ấm, vị ngọt, không độc.
- Quy kinh: Can, Thận.
- Công dụng: Kiện gân cốt, bổ can hư, an thai, ích tinh khí, cường chí, dương huyết, hạ áp, làm ấm tử cung.
- Chủ trị: Chân tay mỏi đau, lưng đau nhức, phong thấp, bại liệt, tiểu đêm, di tinh, liệt dương, động thai ra huyết, cao huyết áp,…
Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh từ Đỗ trọng bạn có thể áp dụng để chữa xương khớp:
Chữa đau thắt lưng
- Thành phần: 80g Đỗ trọng, 80g hạt Quýt.
- Cách dùng: Đem các nguyên liệu trên tán nhuyễn, rồi hòa vào nước muối và rượu uống dần.
Trị đau dây thần kinh tọa do thoái hóa cột sống
- Thành phần: 8g Đỗ trọng, 8g Cam thảo, 8g Phòng phong, 6g Quế chi, 6g Tế tân, 12g Tang ký sinh, 12g Đảng sâm, 12g Độc hoạt, 12g Ngưu tất, 12g Bạch thược, 12g Phục linh, 12g Đại táo, 12g Thục địa, 12g Đương quy mỗi vị 12g.
- Cách dùng: Sắc các thảo dược trên và uống đều đặn mỗi ngày 1 thang.
2.9. Thổ phục linh
Dược liệu Thổ phục linh sử dụng thân rễ đã được phơi sấy khô của cây để làm thuốc chữa bệnh. Thổ phục linh được coi là một trong những cây chữa xương khớp “thần dược” của Đông y với nhiều tác dụng dược lý chủ yếu như:
- Tính vị: Vị chát, ngọt nhạt, tính bình, không độc.
- Quy kinh: Can, Vị.
- Công năng: Thông lợi các khớp, trừ thấp, giải độc, lợi niệu.
- Chủ trị: Đau nhức xương khớp, tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, tiểu đục, xích bạch đới, trúng độc thủy ngân.
Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh từ Thổ phục linh bạn có thể áp dụng để chữa xương khớp:
Trị chứng phong thấp, đau nhức xương khớp, mỏi gối
- Thành phần: 20g Thổ phục linh, 12g Cốt toái bổ, 12g Tục đoạn, 12g Dây đau xương, 12g Cẩu tích.
- Cách dùng: Đem các dược liệu trên sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống 1 thang. Nên uống với nước ấm và uống trước bữa ăn 1 giờ.
Chữa đau thần kinh tọa
- Nguyên liệu: 30g Thổ phục linh, 20g Ngưu tất nam, 20g Tang ký sinh, 20g Khoan cân đằng, 10g Cốt toái bổ.
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày dùng 1 thang, chia làm 3 lần uống.
2.10. Đương quy
Đương quy là một vị thuốc rất phổ biến trong Đông y, bởi được ứng dụng để chữa trị các chứng bệnh liên quan đến thiếu máu, đau nhức xương khớp,… Vị thuốc Đương quy sử dụng phần củ tới toàn bộ phần rễ cây để làm thuốc chữa bệnh. Những đặc điểm về dược tính của dược liệu Đương quy:
- Tính vị: Vị ngọt, hơi cay và tính ấm.
- Quy kinh: Can, Tâm, Tỳ.
- Tác dụng: Giảm đau, tiêu sưng, dưỡng gân, bổ huyết, hoạt huyết, điều huyết thông kinh, nhuận táo hoạt trường.
- Chủ trị: Đau tê chân tay, tổn thương do té ngã, tâm can huyết hư, chứng huyết hư trường táo, kinh nguyệt không đều, tắc kinh, đau bụng kinh, các bệnh thai tiền sản hậu, nhọt lở loét, khái suyễn.
Sau đây, Dược Bình Đông chia sẻ một số bài thuốc trị bệnh từ Đương quy bạn có thể áp dụng để chữa xương khớp:
Trị đau cột sống, bại liệt tứ chi
- Thành phần: 40g Đương quy, 12g Độc hoạt, 12g Tục đoạn, 12g Đỗ trọng, 12g Chỉ xác, 8g Lưu ký nô, 4g Tế tân, 4g Cam thảo.
- Cách dùng: Đem tất cả vị thuốc sắc lấy nước. Mỗi ngày dùng 1 thang, chia thành 2 lần uống trong ngày.
Chữa viêm quanh khớp vai, đau mỏi cánh tay
- Thành phần: 12g Đương quy, 8g Nghệ, 10g Ngưu tất.
- Cách dùng: Đem tất cả vị thuốc sắc lấy nước. Mỗi ngày dùng 1 thang, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Ngoài các loại cây dược liệu kể trên, còn có một số loại cây chữa xương khớp khác như Hàm ếch, Hy thiêm, cây Sung, Thiên niên kiện, Xá xị, Tỳ giải, Vòi voi, Mật gấu, Chìa vôi,… bạn có thể tham khảo thêm.
3. Lưu ý khi dùng các loại cây chữa xương khớp
Cây thuốc chữa xương khớp rất lành tính và có độ an toàn cao, nhưng để đạt được kết quả tốt nhất người bệnh cũng cần thận trọng một số vấn đề dưới đây.
3.1. Khi sử dụng các loại cây chữa xương khớp
- Phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, khi các triệu chứng mới khởi phát. Nếu tình trạng bệnh diễn biến nặng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, chữa trị đúng cách và kịp thời.
- Không nên lạm dụng hay tự ý sử dụng các loại cây này khi chưa có sự tư vấn, chỉ dẫn của bác sĩ, thầy thuốc. Vì tùy từng tình trạng bệnh của mỗi cá nhân mà mỗi loại cây chữa xương khớp sẽ có cách sử dụng khác nhau.
- Để đảm bảo dược tính của các loại cây thuốc, bạn cần thu hái đúng mùa, chọn đúng bộ phận, bào chế và sử dụng đúng cách.
- Người bệnh cần kiên trì sử dụng cây chữa xương khớp trong một thời gian nhất định để thấy được hiệu quả. Khi có dấu hiệu bất thường nào, bạn cần ngưng sử dụng ngay và đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
3.2. Khi kết hợp với các phương pháp khác
- Khi áp dụng đồng thời những biện pháp chữa bệnh xương khớp khác, người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp, các món ăn tốt cho xương khớp kết hợp chế độ sinh hoạt khoa học, ăn ngủ đúng giờ, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên xương khớp.
- Bổ sung vào khẩu phần ăn các thực phẩm có lợi cho xương khớp như rau củ có màu xanh đậm, trái cây có múi, sữa, ngũ cốc,…
- Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, cay nóng, chiên xào, nhiều chất béo, đường, muối.
- Nên kiêng rượu, bia, đồ uống có ga, chất kích thích.
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn với cường độ phù hợp thể trạng để tăng sự linh hoạt và dẻo dai cho cơ thể.
Mời bạn xem thêm: Chế độ ăn cho người bị đau nhức xương khớp?
4. Tổng kết
Trên đây, Dược Bình Đông đã tổng hợp 10 cây chữa xương khớp hiệu quả, an toàn mà bạn có thể áp dụng tại nhà để cải thiện các triệu chứng đau nhức khớp xương và hỗ trợ phục hồi chức năng của xương khớp. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị và kết hợp ăn uống, sinh hoạt khoa học để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như giúp việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Hiểu được cảm giác khó chịu mà những cơn đau nhức xương khớp gây ra cho người bệnh, Dược Bình Đông nỗ lực nghiên cứu và đã cho ra đời các sản phẩm hỗ trợ giảm triệu chứng do bệnh xương khớp gây ra, đó là:
- Thảo Linh Tiên được bào chế từ các vị thuốc Dây đau xương, Đảng Sâm,Tang Thầm, Đỗ Trọng, Kế Huyết Đằng, Độc Hoạt, Ngưu Tất, Mộc Qua, Cốt Toái Bổ,… Đây đều là các dược liệu quý có nguồn gốc từ thiên nhiên nên cực kỳ an toàn và mang lại hiệu quả cao giúp giảm thiểu các triệu chứng do bệnh xương khớp gây ra. Cùng với đó, Thảo Linh Tiên còn được nhiều người dùng tin tưởng bởi có tác dụng hỗ trợ giảm tê mỏi, đau nhức do viêm khớp, thoái hóa khớp hay phong thấp gây ra.
- Dưỡng Cốt Bình Đông là sự kết hợp các loại thảo dược thiên nhiên, lành tính từ Cốt toái bổ, Ngưu tất, Đỗ trọng, Câu kỷ tử, Hoàng tinh, Cẩu tích. Sản phẩm là giải pháp tuyệt vời giúp người bệnh bổ khí huyết, bổ can thận, thông kinh lạc, hoạt huyết hành khí, khu phong trừ thấp, tán hàn. Nhờ đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe này có thể giúp người bệnh lưu thông khí huyết dễ dàng, giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, đau lưng, đau dây thần kinh tọa, đau lưng, mỏi gối, chân tay tê mỏi.
Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm của Dược Bình Đông, quý khách có thể liên hệ qua hotline (028)39 808 808 để được tư vấn và hỗ trợ trong thời gian nhanh nhất.
5. Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số phương pháp sử dụng cây thuốc chữa bệnh xương khớp phổ biến:
1. Sắc uống
Đây là cách sử dụng phổ biến nhất.
Cách sắc với nước
- Rửa sạch cây và cắt thành từng đoạn nhỏ.
- Cho cây vào nồi và đổ nước vào, lượng nước gấp 5 – 10 lần so với lượng cây.
- Đun sôi nồi nước, sau đó hạ lửa nhỏ và sắc trong 30 – 60 phút.
- Lọc lấy nước và uống, chia thành 2 – 3 lần trong ngày.
2. Ngâm rượu
Một số loại cây có thể được ngâm với rượu để sử dụng lâu dài.
Cách ngâm rượu
- Rửa sạch cây và cắt thành từng đoạn nhỏ.
- Cho cây vào bình thủy tinh và đổ rượu vào, ngâm trong 10 – 15 ngày.
- Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 20ml.
3. Đắp ngoài da
- Bạn có thể giã nát cây hoặc sử dụng cao để đắp lên vùng da bị đau nhức.
- Cách đắp ngoài da:
- Rửa sạch cây và giã nát.
- Đắp lên vùng da bị đau nhức, sau đó băng lại.
- Có thể thay thế bằng cao cây, bôi lên vùng da bị đau nhức 2 – 3 lần/ngày.
4. Xông hơi
Một số loại cây có thể được sử dụng để xông hơi giúp giảm đau nhức.
Cách xông hơi:
Rửa sạch cây và đun sôi với nước.
- Dùng khăn trùm kín đầu và xông hơi trong 15 – 20 phút.
- Có thể xông hơi 1 – 2 lần/ngày.
Liều lượng và thời gian sử dụng
Liều lượng và thời gian sử dụng cây chữa bệnh xương khớp phụ thuộc vào loại cây, cách sử dụng và tình trạng sức khỏe của bạn. Nên sử dụng cây theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền.
Lưu ý khi sử dụng cây chữa bệnh xương khớp
- Không sử dụng cây thay thế cho các phương pháp điều trị y tế chính thống.
- Ngừng sử dụng nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền trước khi sử dụng bất kỳ loại cây nào.
Trả lời: Dưới đây là những người không nên sử dụng cây chữa bệnh xương khớp:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Một số loại cây có thể gây hại cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.
- Trẻ em: Trẻ em có hệ miễn dịch yếu hơn người lớn, do đó, sử dụng cây chữa bệnh có thể gây ra nguy cơ cao hơn.
- Người có bệnh lý nền: Những người có bệnh lý nền như tim mạch, gan, thận, hoặc huyết áp cao cần thận trọng khi sử dụng cây chữa bệnh.
- Người đang sử dụng thuốc khác: Một số loại cây có thể tương tác với các loại thuốc khác, dẫn đến nguy cơ tác dụng phụ.
- Người dị ứng với các loại cây: Những người dị ứng với các loại cây khác nhau cần cẩn thận khi sử dụng cây chữa bệnh.
- Người không rõ nguồn gốc và chất lượng của cây thuốc: Sử dụng cây không rõ nguồn gốc và chất lượng có thể gây ra nguy cơ ngộ độc.
Lưu ý:
- Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
- Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.
Trả lời:
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng cây chữa bệnh xương khớp:
1. Tham khảo ý kiến chuyên gia
Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền trước khi sử dụng bất kỳ loại cây nào để điều trị bệnh xương khớp.
Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân gây bệnh, lựa chọn loại cây phù hợp và hướng dẫn cách sử dụng an toàn, hiệu quả.
2. Sử dụng đúng loại cây
- Mỗi loại cây có công dụng và cách sử dụng riêng. Sử dụng sai loại cây có thể không mang lại hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ.
- Bạn cần xác định chính xác loại cây trước khi sử dụng.
3. Sử dụng đúng cách
- Sử dụng cây theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền.
- Tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng khuyến cáo.
- Không tự ý tăng liều lượng hoặc sử dụng cây trong thời gian dài.
4. Chú ý đến nguồn gốc và chất lượng cây
- Sử dụng cây có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng.
- Tránh sử dụng cây không rõ nguồn gốc, có thể bị nhiễm thuốc trừ sâu hoặc hóa chất độc hại.
5. Theo dõi tình trạng sức khỏe
- Theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn khi sử dụng cây chữa bệnh xương khớp.
- Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy ngừng sử dụng và thông báo cho bác sĩ.
6. Một số lưu ý khác
- Không sử dụng cây thay thế cho các phương pháp điều trị y tế chính thống.
- Sử dụng cây chữa bệnh xương khớp chỉ nên được coi là phương pháp hỗ trợ điều trị. nếu cây thuốc được sd bài bản theo các bs đông y thì đó là pp điều trị chính thống, đặc biệt là vwois các bệnh xương khớp.
- Kết hợp sử dụng cây với các phương pháp điều trị khác như tập vật lý trị liệu, chế độ ăn uống hợp lý… để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em, người có bệnh lý nền cần thận trọng khi sử dụng cây chữa bệnh.
- Sử dụng cây chữa bệnh xương khớp có thể mang lại hiệu quả nhất định, tuy nhiên cần lưu ý những điều trên để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Trả lời: Bên cạnh sử dụng cây chữa bệnh, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau để cải thiện các bệnh xương khớp:
1. Chế độ dinh dưỡng
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin D như sữa, sữa chua, phô mai, cá hồi, cá mòi, lòng đỏ trứng, rau lá xanh.
- Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
2. Tập luyện thể dục thể thao
- Tập luyện thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp và khớp.
- Nên chọn các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe như đi bộ, bơi lội, yoga.
- Tránh các bài tập có cường độ cao, tác động mạnh đến khớp.
3. Vật lý trị liệu
- Vật lý trị liệu giúp giảm đau, cải thiện chức năng khớp và tăng cường sức mạnh cơ bắp.
- Các phương pháp vật lý trị liệu bao gồm: tập vật lý trị liệu, massage, châm cứu, điện xung.
4. Sử dụng thuốc
- Thuốc giảm đau và chống viêm có thể giúp giảm triệu chứng đau nhức và sưng tấy.
- Tuy nhiên, bạn cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.
5. Giảm cân
Việc giảm cân có thể giúp giảm áp lực lên khớp, đặc biệt là khớp gối và khớp hông.
6. Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi và giảm đau nhức.
7. Tránh mang vác vật nặng
Việc mang vác vật nặng có thể gây áp lực lên khớp và làm tình trạng bệnh nặng thêm.
8. Giữ ấm cơ thể
Giữ ấm cơ thể giúp giảm đau nhức và cứng khớp.
Lưu ý:
- Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
- Nên kết hợp nhiều biện pháp để đạt hiệu quả tốt nhất.