Tìm kiếm

Các bài thuốc Đông Y bổ huyết tốt cho phụ nữ

Bổ quyết

Thiếu máu trong Đông y (hay còn gọi là huyết hư) là tình trạng có thể gặp ở rất nhiều đối tượng khác nhau đặc biệt là chị em phụ nữ. Thiếu máu khiến chị em thường bị chóng mặt, mệt mỏi, da dẻ xanh xao, kinh nguyệt không đều,… Hôm nay, Dược Bình Đông sẽ giới thiệu một số bài thuốc Đông Y bổ huyết hiệu quả giúp bạn cải thiện sức khỏe cũng như tinh thần và vẻ ngoài một cách tốt nhất!

1. Một số thông tin về bổ huyết 

Trong Đông y, huyết là vật chất quan trọng giúp duy trì hoạt động sống của cơ thể. Da, thịt, xương, tạng phủ nếu không có sự nuôi dưỡng của huyết thì không hoạt động được.

Huyết có tác dụng dinh dưỡng nên huyết thịnh thì hình thể mới thịnh, huyết suy thì hình thể cũng suy. Nếu huyết mạch điều hòa thì da thịt hồng hào; gân cốt, khớp xương hoạt động mạnh mẽ. Người bị huyết hư sẽ xuất hiện dấu hiệu như: Sắc mặt nhợt nhạt, xanh xao, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ, tê bì chân tay, mệt mỏi, mất sức,… Huyết hư còn khiến chị em phụ nữ dễ bị đau bụng kinh, kinh nguyệt ra ít không đều, chậm kinh, bế kinh,… Do đó, việc bổ huyết là vô cùng quan trọng với mỗi người, đặc biệt là đối với phụ nữ.

Hình ảnh người phụ nữ đang bị đau bụng kinh
Huyết hư có thể khiến chị em đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt

Huyết thuộc phần âm của cơ thể. Thế nên, bổ huyết tức là có bổ âm. Cũng như huyết, nữ thuộc phần âm và lấy huyết làm gốc. Vì vậy, giữa nam và nữ thì nữ thường gặp tình trạng huyết hư nhiều hơn. Phụ nữ càng cần lưu tâm đến việc bổ huyết cho cơ thể hơn.

Ngoài ra, thuốc bổ huyết còn chữa các chứng bệnh khác do huyết hư gây ra như: suy nhược cơ thể, đau nhức xương khớp, cứng khớp,…

2. Vì sao nên bổ huyết?

Huyết hư là tình trạng thường gặp ở chị em phụ nữ và có thể gây nhiều chứng bệnh như:

  • Đau bụng kinh buồn nôn: cơn đau âm ỉ liên tục và co thắt ở vùng bụng dưới, có thể đau lan ra lưng và xuống đùi, kèm cảm giác áp lực trong bụng, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, phân lỏng,… 
  • Rối loạn kinh nguyệt: chu kỳ kinh nguyệt không đều, máu kinh ra quá nhiều hoặc máu kinh quá ít
  • Lạc nội mạc tử cung: bệnh phụ khoa mãn tính gây nhiều cơn đau khó chịu, kéo dài   

Có thể thấy, huyết hư không chỉ khiến chị em luôn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Vì vậy chị em nên quan tâm nhiều hơn đến việc bổ huyết.

Bổ huyết mang lại nhiều lợi ích cho các chị em, biết cách bổ huyết thích hợp thì chị em sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, tươi tắn. Bổ huyết giúp cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt ở chị em sau sinh và phụ nữ tiền mãn kinh, bổ huyết sẽ giảm tình trạng bốc hỏa, bồn chồn, dễ hoảng sợ, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, mắt nhìn không rõ. Ngoài ra, bổ huyết sẽ giúp chị em tránh được tình trạng bị chậm kinh, kinh nguyệt ngắn, kinh huyết ít hoặc bế kinh

3. Có những vị thuốc bổ huyết nào?

Thuốc bổ huyết thường có vị ngọt, có tác dụng bổ can dưỡng tâm, điều trị huyết hư, da vàng, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, kinh nguyệt kéo dài,… Những vị thuốc giúp bổ huyết phổ biến có thể kể đến là:

3.1. Bạch thược

  • Bạch thược là phần rễ của cây thược dược (tên khoa học là Paeonia lactiflora, thuộc họ Hoàng Liên) đã được cạo bỏ lớp bần và phơi hoặc sấy khô.
  • Đặc điểm: Rễ hình trụ tròn, thẳng hoặc hơi uốn cong. Hai đầu phẳng có kích thước đều nhau hoặc một đầu to hơn, dài từ 5 – 18cm với đường kính 1 – 2,5cm. Mặt ngoài có màu trắng, đôi lúc có màu hồng nhạt hoặc nâu thẫm. Bạch thược khá nặng, rắn chắc và khó bẻ gãy. Mặt cắt thường có màu trắng ngà hoặc hơi phớt hồng, vỏ hẹp đôi khi thấy một vài khe nứt. 
Hình ảnh vị thuốc bạch thược
Bạch thược – vị thuốc quen thuộc dùng để bổ huyết
  • Cách chế biến: Đào lấy rễ rửa sạch. Cạo sạch vỏ ngoài, cắt bỏ đầu đuôi và rễ con. Sau đó đem luộc chín, phơi khô hoặc có thể đem luộc chín trước rồi mới bỏ vỏ thái lát phơi khô. 
  • Tính vị, quy kinh: vị đắng, hơi chua, tính hàn. Được quy vào các kinh Tỳ, Can, Phế. 
  • Công năng: bổ huyết, dưỡng âm, bình can, thư cân, chỉ thống
  • Chủ trị: huyết hư, kinh nguyệt không đều, da xanh xao, đau ngực, mồ hôi trộm,… 

3.2. Thục địa

Thục địa là phần rễ củ đã được chế biến của cây Địa Hoàng (tên gọi khoa học là Rehmannia glutinosa, họ Hoa mõm chó).

  • Đặc điểm: Phiến dày, khối không đều, chất mềm dai, khó bẻ gãy. Mặt ngoài bóng, cầm không dính tay. Thục địa có vị ngọt và không có mùi.
Hình ảnh về vị thuốc thục địa có tác dụng bổ huyết
Thục địa có công dụng chính là bổ huyết
  • Cách chế biến: Rửa sạch phơi khô củ. Sau đó, cứ 10kg sinh địa sẽ cho thêm 1kg sa nhân, 2kg gừng khô bỏ vào nồi áp suất và nấu với nhiệt độ từ 200 – 2200c. 
    • Sau 12 tiếng, lấy dược liệu ra ngoài và để nguội, phơi khoảng 2 – 3 ngày cho khô. Dịch còn lại trong nồi được cô bớt rồi thêm một chút rượu, đưa đi ủ vào số Thục địa, cho nguyên liệu khô hút dịch này. Sau đó lại đem số Thục địa và nước dịch còn lại cho vào nồi áp suất.
    • Lặp lại quy trình này khoảng từ 4 – 5 lần. Lần cuối cùng đem dược liệu đi phơi hoặc sấy khô. Thành phẩm là Thục địa có màu đen huyền, cứng, dẻo và thơm.
  • Tính vị, quy kinh: vị ngọt, tính ôn, quy vào các kinh Can, Thận, Tâm.
  • Công năng: tư âm, bổ huyết, ích tinh, tủy
  • Chủ trị: điều trị huyết hư, kinh nguyệt không đều, rong huyết, đau đầu chóng mặt,…

3.3. Đương quy

  • Đương quy là phần rễ của cây Đương quy (tên khoa học là Angelica sinensis (Oliv.) Diels, họ Hoa tán) đã được phơi khô hoặc sấy khô.
  • Đặc điểm: Rễ dài từ 10-20cm gồm nhiều nhánh, thường chia thành 3 phần: phần đầu là quy đầu, phần giữa là quy thân, phần dưới là quy vĩ. Phần quy đầu có đường kính từ 1 – 3,5cm, phần quy thân và quy vĩ có đường kính từ 0,3 – 1 cm. Mặt ngoài có màu nâu nhạt, nhiều nếp nhăn chạy dọc. Mặt cắt ngang có màu vàng ngà, nhiều vân tròn và điểm tinh dầu. Đương quy có vị ngọt, cay, hơi đắng và có mùi thơm đặc biệt.
Hình ảnh về vị thuốc đương quy
Đương quy là dược liệu quý giá xuất hiện trong các bài thuốc bổ huyết
  • Cách chế biến: Đương quy thường được thu hoạch vào mùa thu. Đào lấy rễ, loại bỏ các tạp chất và rửa sạch. Sau đó đem phơi hoặc sấy khô dưới nhiệt độ thấp. Để bào chế được dược liệu từ Đương quy thì người ta sử dụng 100kg Đương quy và 10kg rượu. Đương quy được thái thành từng lát phun rượu cho đều và ủ qua. Cho Đương quy đã được ủ lên chảo và đun nhỏ lửa cho đến khi khô thì lấy ra để nguội. Dược liệu này có phiến mỏng, hình tròn, mặt cắt không đều có nhiều vân nâu nhạt, chất dai, có màu vàng thẫm. 
  • Tính vị, quy kinh: vị ngọt, cay, hơi đắng, tính ôn. Được quy vào các kinh Can, Tâm, Tỳ. 
  • Công năng: bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng
  • Chủ trị: huyết hư, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, chóng mặt, táo bón do huyết hư,…  

4. Các bài thuốc bổ huyết Đông Y tốt cho phụ nữ

4.1. Tứ vật thang

Tứ vật thang (còn được biết đến với tên gọi “Điều huyết chi chuyên tễ”), là bài thuốc Đông Y được đúc kết từ hơn 1000 năm qua. 

Thành phần:

  • Thục địa: 12g
  • Đương quy: 10g
  • Bạch thược: 12g
  • Xuyên khung: 8g

Cách dùng: đem các loại thảo dược trên sắc với 500ml nước, ngày uống 2 lần.  

Công dụng: Chuyên dùng bổ huyết, sinh huyết, trị huyết hư cho nhiều chị em phụ nữ.

Ứng dụng thực tế: Chữa các vấn đề rối loạn kinh nguyệt, chứng vô sinh, các bệnh của huyết đạo, các chứng bệnh trước và sau khi đẻ, các bệnh da, chân tê không vận động được, viêm xương.

4.2. Ngải phụ noãn cung hoàn

Ngải phụ noãn cung hoàn là bài thuốc phù hợp với những chị em có tử cung lạnh, thiếu máu.

Thành phần:

  • Thục địa: 15g
  • Đương quy: 10g
  • Bạch thược: 10g
  • Xuyên khung: 6g
  • Ngải cứu: 8g
  • Hương phụ: 12g

Cách dùng: Đem các dược liệu kể trên sắc với một lít nước đến khi còn ⅔ thì dùng được. Mỗi lần nấu uống được 3 bữa trong một ngày.

Công dụng: giúp bổ huyết, điều huyết, an thai 

Ứng dụng thực tế: Điều trị kinh nguyệt không đều, trị tử cung lạnh làm vô sinh  

5. Những lưu ý khi sử dụng bài thuốc bổ huyết

Các bài thuốc bổ huyết Đông y đem lại nhiều công dụng tốt cho phụ nữ tuy nhiên vẫn cần phải lưu ý một số điều sau: 

  • Không tùy tiện dùng thuốc bổ: Trong Đông y có một nguyên tắc quan trọng là “Hư đâu bổ đó”. Vì vậy cần thăm khám bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y để được tư vấn và xác định đúng bản thân cần bồi bổ gì. Tuyệt đối không tùy tiện dùng thuốc bổ, dùng sai thuốc sẽ dẫn đến mất cân bằng âm dương, khí huyết trong cơ thể. 
Hình ảnh người lương y đang thăm khám cho bệnh nhân
Thăm khám bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng thuốc bổ huyết
  • Dùng thuốc bổ có chừng mực: Quan niệm sai lầm của nhiều người khi dùng thuốc bổ huyết là “không bổ ngang cũng bổ dọc”. Tuy nhiên, mỗi dược liệu đều có tính thiên lệch, vì vậy việc sử dụng quá liều lượng hoặc tự ý cắt giảm lượng thuốc được chỉ định sẽ gây hại cho sức khỏe.
  • Tìm hiểu kỹ các dược liệu: Nên tìm hiểu kỹ trước các loại dược liệu khi sử dụng tránh trường hợp người dùng bị mẫn cảm, dị ứng với thảo dược có trong bài thuốc. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc Đông y để tránh sử dụng các loại thảo dược kỵ nhau.
  • Không phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc bổ huyết: Cần kết hợp với việc rèn luyện thể chất, vận động và nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống điều độ.  

6. Tổng kết 

Bổ huyết rất quan trọng với phụ nữ, giúp cơ thể khỏe mạnh, kinh nguyệt ổn định, da dẻ hồng hào tươi tắn và tinh thần thoải mái. Chị em khi gặp những dấu hiệu thiếu máu, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi hành kinh cần chú ý việc bồi bổ khí huyết cho cơ thể. Chị em có thể tham khảo sản phẩm Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông. Sản phẩm được kế thừa từ bài thuốc cổ phương “Tứ vật thang” bao gồm Đương Quy, Xuyên Khung, Bạch Thược, Thục Địa chuyên để bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt và được gia thêm một số thành phần giúp: 

Hình ảnh về sản phẩm bảo vệ sức khỏe Song phụng điều kinh của Dược Bình Đông
Sử dụng Song Phụng Điều Kinh để bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt

Dược Bình Đông là một thương hiệu có hơn 70 năm nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, tiết kiệm được chi phí cũng như mang lại nhiều sự tiện lợi. Để có thêm những thông tin về sản phẩm bảo vệ sức khỏe phụ nữ Song Phụng Điều Kinh thì bạn có thể liên hệ trực tiếp qua hotline 028.39.808.808 hoặc gửi yêu cầu về email: info@binhdong.vn để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ giải đáp thắc mắc rõ ràng nhất.

7. Câu hỏi thường gặp

Theo một vài nghiên cứu về tác dụng của thuốc điều hoà kinh nguyệt, các chuyên gia cho rằng, việc sử dụng thuốc điều hoà kinh nguyệt bằng phương pháp Tây y dùng nhiều hoặc trong thời gian dài có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như: Chán ăn, buồn nôn, nổi mụn, viêm nhiễm đường âm đạo,… Thậm chí, nếu sử dụng tân dược quá lâu có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố, dẫn đến tình trạng vô sinh. Do đó, bạn nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc Đông y cũng là một lựa chọn hoàn hảo cho chị em phụ nữ. Các sản phẩm này sẽ giúp bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt, dùng nhiều cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần dùng theo hướng dẫn của sản phẩm. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, thành phần của thuốc Đông y sử dụng các thảo dược thiên nhiên là chính. Chúng rất có lợi trong việc điều trị rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.

Đa phần, thuốc bổ huyết điều kinh Đông y, điển hình là Song Phụng Điều Kinh, đây là sản phẩm bổ huyết điều kinh hiệu quả. Ngoài ra, Song Phụng Điều Kinh còn giúp điều trị rối loạn kinh nguyệt. Sản phẩm này có thành phần như ích mẫu, bạch thược, bạch linh, đương quy,…. Đây là những vị thuốc quý hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều. Đồng thời còn giúp bổ Thận, bổ Can, Tỳ, hoạt huyết,…

Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

  • Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
  • Nguồn gốc dược liệu: Dược liệu có vai trò quan trọng trong ngành Y dược nước nhà, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược để sản xuất thuốc chữa bệnh và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tiêu chí bao gồm: Đặc điểm hình thái, Kiểm tra tinh khiết, Định tính, Định lượng.
  • Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
  • Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.

Các bài thuốc bổ huyết Đông y đem lại nhiều công dụng tốt cho phụ nữ tuy nhiên vẫn cần phải lưu ý một số điều sau:  

  • Dùng thuốc bổ có chừng mực: Quan niệm sai lầm của nhiều người khi dùng thuốc bổ huyết là “không bổ ngang cũng bổ dọc”. Tuy nhiên, mỗi dược liệu đều có tính thiên lệch, vì vậy việc sử dụng quá liều lượng hoặc tự ý cắt giảm lượng thuốc được chỉ định sẽ gây hại cho sức khỏe.
  • Tìm hiểu kỹ các dược liệu: Nên tìm hiểu kỹ trước các loại dược liệu khi sử dụng tránh trường hợp người dùng bị mẫn cảm, dị ứng với thảo dược có trong bài thuốc. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc Đông y để tránh sử dụng các loại thảo dược kỵ nhau.
  • Không phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc bổ huyết: Cần kết hợp với việc rèn luyện thể chất, vận động và nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống điều độ.  
  • Không tùy tiện dùng thuốc bổ: Trong Đông y có một nguyên tắc quan trọng là “Hư đâu bổ đó”. Vì vậy cần thăm khám bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y để được tư vấn và xác định đúng bản thân cần bồi bổ gì. Tuyệt đối không tùy tiện dùng thuốc bổ, dùng sai thuốc sẽ dẫn đến mất cân bằng âm dương, khí huyết trong cơ thể.

Bổ huyết điều kinh là vấn đề phổ biến mà nhiều chị em rất quan tâm. Tuy nhiên, bổ huyết điều kinh không nhất thiết phải luôn đòi hỏi sự can thiệp của y học. Dưới đây là một số phương pháp dân gian đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà, giúp chị em có thể tự bổ huyết điều kinh ngay tại nhà:

Bổ huyết điều kinh bằng ngải cứu

Một tuần trước ngày hành kinh từ 3 đến 5 ngày, chị em dùng 5 – 10g bột ngải cứu hoặc 1 – 4g cao ngải cứu đặc để uống.
Nếu không mua được bột ngải cứu chị em cũng có thể dùng 6 – 12g ngải cứu khô sắc với nước hoặc hãm với nước sôi, uống thay trà hàng ngày có thể giúp bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt rất tốt.
Bổ huyết điều kinh bằng diếp cá

Để bổ huyết điều kinh bằng rau diếp cá, các chị có thể tham khảo ba giải pháp sau đây:

Cách 1: Lấy rau diếp cá và lá ngải cứu theo lượng bằng nhau. Rửa sạch và giã lấy nước uống. Áp dụng phương pháp này thường xuyên sẽ giúp bổ huyết hạn chế tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn.
Cách 2: Xay lá diếp cá cùng một vài hạt muối và uống ngày 1 lần.
Bổ huyết điều kinh bằng gừng tươi

Theo Đông y có lưu truyền bài thuốc dùng gừng thái lát khoảng 3 – 4cm, rồi đập dập. Sau đó thả vào nồi có chứa 100ml đun sôi lên, cho một chút muối tinh vào rồi trộn chung với mật ong. Uống xong lập tức đi ngủ, duy trì liên tục trong khoảng 3 đêm, rồi nghỉ 1 tuần, rồi lại quay lại uống 3 đêm. Áp dụng 3 lần trong tháng sẽ giúp bổ huyết, kinh nguyệt ghé thăm bạn đều đặn theo chu kỳ 30 ngày.

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)