Tìm kiếm

Thiếu máu: Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa

Hình ảnh bác sĩ đang thực hiện xét nghiệm cho bệnh nhân

Thiếu máu là tình trạng thường gặp ở người lớn lẫn trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau. Xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bạn sẽ tìm ra được cách phòng ngừa và điều trị sớm tình trạng thiếu máu để sức khỏe không bị ảnh hưởng trầm trọng hơn. Mời bạn cùng Dược Bình Đông tìm hiểu kỹ về tình trạng thiếu máu này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Đôi nét về triệu chứng thiếu máu

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết: Thiếu máu là tình trạng lượng huyết sắc tố và hồng cầu trong máu ngoại biên bị giảm, dẫn đến sự thiếu cung cấp oxy cho các mô trong cơ thể. Tùy vào độ tuổi và giới tính mà người bệnh sẽ được xác định là bị thiếu máu theo dựa theo chỉ số như sau: 

  • Đối với nam giới: Hb < 13g/dl (130 g/l)
  • Đối với nữ giới: Hb < 12 g/dl (120 g/l)
  • Đối với người lớn tuổi: Hb < 11g/dl (110 g/l)

Thiếu máu có 2 loại:

  • Thiếu máu cấp tính: Tình trạng này xuất hiện nhanh và diễn ra trong thời gian ngắn.
  • Thiếu máu mạn tính: Tình trạng này xuất hiện chậm, từ từ và tăng dẫn theo thời gian.
Hình ảnh về lượng huyết sắc tốt và hồng cầu trong máu ngoại bị giảm
Thiếu máu là tình trạng lượng huyết sắc tố và hồng cầu trong máu ngoại bị giảm

Thiếu máu là tình trạng dễ xảy ra ở nhiều đối tượng, kể cả trẻ em. Các đối tượng dễ bị thiếu máu thường là: 

  • Người có chế độ dinh dưỡng không đầy đủ dẫn đến thiếu sắt, vitamin B12, folate trong cơ thể.
  • Người bị rối loạn đường ruột dẫn đến sự hấp thu kém các chất dinh dưỡng trong ruột non. 
  • Phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, trong thời gian mang thai hoặc sau sinh.
  • Người bị mắc các bệnh mãn tính như ung thư, suy thận, suy gan.
  • Tiền sử gia đình mắc các bệnh máu di truyền cũng là nguy cơ gây nên tình trạng thiếu máu.
  • Các đối tượng khác như: người nghiện rượu, có tiền sử nhiễm trùng, bệnh về máu, rối loạn tự miễn, …
Hình ảnh người phụ nữa mệt mỏi do bị thiếu máu
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt thường hay thiếu máu

Theo đó, những người bị thiếu máu thường có những biểu hiện như:

  • Thường xuyên hoa mắt chóng mặt, ù tai, có thể đột ngột bị ngất khi bị thiếu máu nhiều. 
  • Đau đầu, trí nhớ suy giảm, mất ngủ hoặc thường ngủ gật. Đó là dấu hiệu thiếu máu ở não. 
  • Tính tình thất thường, hay cáu gắt, uể oải, mệt mỏi.
  • Chân tay tê mỏi, sức lao động giảm.
  • Tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở
  • Da xanh xao, thiếu sức sống. 
  • Lưỡi nhạt màu hoặc hơi vàng, có bựa bẩn. 
  • Ăn kém, ăn khó tiêu, đầy bụng.
  • Tóc rụng nhiều, móng tay dễ bị dễ gãy.
Hình ảnh người phụ nữ bị chóng mặt do thiếu máu
Chóng mặt, đau đầu là biểu hiện thường gặp khi bị thiếu máu

Theo các chuyên gia sức khỏe, khi người bệnh có những biểu hiện trên thì nên thăm khám ngay để có biện pháp can thiệp kịp thời. Nếu để tình trạng thiếu máu kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng như: 

  • Suy tim: Đó là do tim bạn phải bơm máu nhiều hơn cho cơ thể để bù cho việc thiếu oxy trong máu.
  • Suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc phải các chứng bệnh khác. 
  • Tử vong: Điều này sẽ xảy ra khi bệnh nhân bị thiếu máu cấp tính.

2. Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu

Việc nắm được nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu rất quan trọng, giúp bạn có cách phòng ngừa và điều trị phù hợp. Các nguyên nhân dẫn đến thiếu máu có thể chia làm 3 nhóm nguyên nhân chính như sau:

2.1. Thiếu máu do mất máu

Thiếu máu xảy ra do tình trạng chảy máu khá phổ biến và đến từ nhiều nguyên nhân như: 

  • Do các chấn thương bên ngoài hoặc phẫu thuật.
  • Bệnh lý về đường tiêu hóa như xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày,…
  • Rong kinh gây mất máu nhiều.
  • Tác dụng phụ của thuốc kháng viêm 

2.2. Thiếu máu do tế bào hồng cầu suy yếu hoặc giảm số lượng

Vì tủy xương đóng vai trò thiết yếu trong việc sản sinh tế bào máu, nên tình trạng thiếu máu này xảy ra chủ yếu do các bệnh lý liên quan đến xương tủy như:

  • Bệnh bạch cầu (Leukemia)
  • Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
  • Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia)

Ngoài ra, tình trạng tế bào hồng cầu bị suy giảm gây thiếu máu còn do cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng.

2.3. Thiếu máu do tăng phá hủy hồng cầu

Tình trạng này diễn ra khi vòng đời của tế bào hồng cầu ngắn hơn thông thường (dưới 120 ngày), xuất phát từ một số lý do:

  • Bệnh tan máu tự miễn
  • Biến chứng của ghép mạch máu, van tim
  • Biến chứng của các bệnh lý gan, thận
  • Tác dụng phụ của kháng sinh
  • Độc tố của ong, nhện, rắn,…
Hình ảnh bé gái còi xương do thiếu máu
Ăn uống không đủ chất dẫn đến thiếu máu

2.4. Thiếu máu do thiếu dinh dưỡng 

Khi cơ thể thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu sẽ làm cho hoạt động sản xuất hồng cầu bị giảm, gây tình trạng thiếu máu. 

  • Thiếu máu do thiếu sắt
  • Vitamin B12
  • Acid folic hay folate (vitamin B9)

2.5. Thiếu máu theo góc nhìn Đông y 

Theo Y học cổ truyền, thiếu máu thuộc phạm vi các chứng hư lao, huyết chứng. Thiếu máu được chia thành nhiều thể bệnh do các nguyên nhân khác nhau gây nên, như: 

  • Khí trệ huyết ứ
  • Khí huyết lưỡng hư
  • Can thận âm hư
  • Tỳ thận dương hư
  • Thận âm dương lưỡng hư

3. Hướng dẫn đánh giá

Để xác định rõ nguyên nhân và mức độ thiếu máu như thế nào, các bác sĩ sẽ dựa trên 2 yếu tố: 

3.1. Lịch sử bệnh án

Thiếu máu có nhiều yếu tố dẫn đến như chế độ ăn uống, thói quen dùng nhiều rượu bia, do di truyền, dùng thuốc hoặc đang mắc phải bệnh mãn tính. Đồng thời, các bác sĩ cũng dựa vào các triệu chứng của thiếu máu (mệt mỏi, buồn ngủ, đau thắt ngực, ngất và khó thở, ù tai rụng tóc, mất kinh,…)

Hình ảnh người bác sĩ đang tư vấn cho bệnh nhân về tình trạng bệnh
Dựa vào lịch sử bệnh án để đánh giá tình trạng thiếu máu

3.2. Khám lâm sàng

Trước khi chỉ định các phương pháp xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Niêm mạc nhợt nhạt, da dẻ xanh xao
  • Thường bị ù tai, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu
  • Hay chán ăn, rối loạn tiêu hóa
  • Tâm trạng thường hồi hộp, dễ mệt mỏi, nhịp tim đập nhanh
  • Phụ nữ bị trễ hoặc vô kinh

3.3. Xét nghiệm

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ: Kết quả sẽ thể hiện số lượng các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu), khối lượng, kích thước trung bình, nồng độ, sự thay đổi kích thước của huyết sắc tố hemoglobin trong tế bào hồng cầu.
  • Một số xét nghiệm chuyên sâu hơn như: kiểm tra hemoglobin, đếm hồng cầu lưới, định lượng nồng độ sắt dự trữ trong cơ thể và trong các tế bào máu.
Hình ảnh về mẫu xét nghiệm của bệnh nhân
Các xét nghiệm thường sử dụng để chẩn đoán bệnh nhân bị thiếu máu

4. Điều trị & chăm sóc

Tùy vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu mà bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị cho người bệnh, chẳng hạn:

  • Những trường hợp thiếu máu do thiếu chất sắt cần phải tăng cường bổ sung sắt thông qua chế độ ăn uống hằng ngày. Các thực phẩm chứa nhiều chất sắt gồm: các loại thịt đỏ, các loại đậu, lòng đỏ trứng, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và hải sản…;
  • Trường hợp thiếu máu do thiếu vitamin B12 và folate thì nên bổ sung các thực phẩm như: thịt, gan, thận, các loại cá, các loại ốc (như hàu, trai), sữa và chế phẩm từ sữa, trứng…trong bữa ăn hằng ngày. 
Hình ảnh các thực phẩm bổ máu
Thực phẩm chứa nhiều chất sắt, B12, folate

Một số biện pháp điều trị mà bác sĩ chỉ định cho những bệnh nhân thiếu máu, bao gồm:

  • Bệnh nhân mắc bệnh hồng cầu hình liềm thì sử dụng hydroxyurea với mục đích giảm đau.
  • Trường hợp thiếu máu mức độ nặng sẽ được bác sĩ chỉ định truyền máu cùng nhóm khi cần thiết.
  • Khi cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu thì biện pháp can thiệp có thể bằng cấy ghép tủy xương hay cấy tế bào máu cuống rốn.
  • Nếu các tế bào máu bị phá hủy quá nhanh thì bệnh nhân sẽ được chỉ định thay huyết tương hoặc cắt bỏ lá lách.
Hình ảnh bác sĩ đang thực hiện xét nghiệm cho bệnh nhân
Trường hợp thiếu máu mức độ nặng sẽ được bác sĩ chỉ định truyền máu cùng nhóm

Một số biện pháp chăm sóc người bị thiếu máu:

  • Cho người bệnh nằm đầu thấp, nghỉ ngơi, hạn chế vận động hoặc tránh làm việc gắng sức.
  • Lên kế hoạch và sắp xếp công việc để có thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

5. Phòng ngừa thiếu máu

Thiếu máu là căn bệnh rất khó phòng ngừa, tuy nhiên bạn vẫn có thể tránh được thiếu máu do thiếu dinh dưỡng bằng một số cách sau:

  • Bổ sung các chất dinh dưỡng: Bạn nên đảm bảo khẩu phần ăn hằng ngày có đầy đủ vitamin B12, folate, chất sắt. 
  • Hạn chế dùng các gia vị nhân tạo, hương liệu, dầu mỡ, không nên uống nhiều rượu bia. Đồng thời, bạn nên có chế độ sinh hoạt cân đối giữa làm việc và nghỉ ngơi.
  • Phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai cần nên bổ sung thêm sắt.
  • Khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bị thiếu máu như đã nêu trên, bạn nên đến khám bác sĩ ngày để có cách điều trị sớm. 
  • Nên khám sức khỏe ít nhất mỗi năm một lần để phát hiện bệnh sớm nhất có thể.
Hình ảnh bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân
Nên khám sức khỏe ít nhất 1 lần/năm để phát hiện thiếu máu sớm nhất có thể

6. Điểm chính

Thông qua những chia sẻ trên, bạn thấy được thiếu máu là tình trạng thường gặp ở nhiều người do nhiều nguyên nhân dẫn đến. Thiếu máu làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tinh thần, là tác nhân sinh ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác. Đặc biệt, phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt cần hết sức chú ý đến tình trạng sức khỏe của mình. 

Ở Việt Nam, bệnh thiếu máu xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi. Vì vậy việc phòng ngừa thiếu máu cần được quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh việc xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ vitamin và các chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý bạn có thể tham khảo một số sản phẩm có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Một trong những sản phẩm được tin dùng hiện nay không thể không nhắc đến Bát Tiên Bình Đông. 

Với chiết xuất 100% thảo dược thiên nhiên như Lạc tiên, Thục địa, Hoàng tinh, Bạch phục linh, Mẫu đơn bì,… sản phẩm giúp bồi bổ khí huyết, hỗ trợ giảm mệt mỏi, các triệu chứng suy nhược cơ thể, tăng cường sức khỏe và giúp ăn ngon, ngủ ngon. Sử dụng Bát Tiên Bình Đông thường xuyên cùng với một chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thân thể hợp lý sẽ giúp bạn có một cuộc sống khỏe mạnh, góp phần phòng tránh và hỗ trợ tình trạng thiếu máu.

Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe bát tiên bình đông
Bát Tiên của Dược Bình Đông là sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng và đánh giá cao

Đặc biệt, đây là sản phẩm của Dược Bình Đông, một thương hiệu có hơn 70 năm uy tín trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm bảo vệ sức khỏe an toàn từ thiên nhiên, luôn cam kết chất lượng đạt chuẩn cho người tiêu dùng. 

Nếu bạn đang gặp những vấn đề về thiếu máu trong chu kỳ kinh nguyệt, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline (028)39 808 808 để được tư vấn về sản phẩm nhanh chóng.

7. Câu hỏi thường gặp

Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

  • Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
  • Nguồn gốc dược liệu: Dược liệu có vai trò quan trọng trong ngành Y dược nước nhà, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược để sản xuất thuốc chữa bệnh và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tiêu chí bao gồm: Đặc điểm hình thái, Kiểm tra tinh khiết, Định tính, Định lượng.
  • Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
  • Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.

Thiếu máu là căn bệnh rất khó phòng ngừa, tuy nhiên bạn vẫn có thể tránh được thiếu máu do thiếu dinh dưỡng bằng một số cách sau:

  • Bổ sung các chất dinh dưỡng: Bạn nên đảm bảo khẩu phần ăn hằng ngày có đầy đủ vitamin B12, folate, chất sắt. 
  • Hạn chế dùng các gia vị nhân tạo, hương liệu, dầu mỡ, không nên uống nhiều rượu bia. Đồng thời, bạn nên có chế độ sinh hoạt cân đối giữa làm việc và nghỉ ngơi.
  • Phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai cần nên bổ sung thêm sắt.
  • Khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bị thiếu máu như đã nêu trên, bạn nên đến khám bác sĩ ngày để có cách điều trị sớm. 
  • Nên khám sức khỏe ít nhất mỗi năm một lần để phát hiện bệnh sớm nhất có thể.

Theo đó, những người bị thiếu máu thường có những biểu hiện như:

  • Thường xuyên hoa mắt chóng mặt, ù tai, có thể đột ngột bị ngất khi bị thiếu máu nhiều. 
  • Đau đầu, trí nhớ suy giảm, mất ngủ hoặc thường ngủ gật. Đó là dấu hiệu thiếu máu ở não. 
  • Tính tình thất thường, hay cáu gắt, uể oải, mệt mỏi.
  • Chân tay tê mỏi, sức lao động giảm.
  • Tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở
  • Da xanh xao, thiếu sức sống. 
  • Lưỡi nhạt màu hoặc hơi vàng, có bựa bẩn. 
  • Ăn kém, ăn khó tiêu, đầy bụng.
  • Tóc rụng nhiều, móng tay dễ bị dễ gãy.
Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)