Trong Đông y, Thục địa là một vị thuốc quý với nhiều công dụng, trong đó phổ biến là: bổ tinh, bổ máu, bổ can thận… Để hiểu rõ hơn về vị thuốc này, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu các thông tin này được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
1. Giới thiệu về Thục địa
Cây Địa hoàng tên khoa học là Rehmannia glutinosa Libosch, thuộc họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Sinh địa (Radix Rehmanniae glutinosae) là phần thân rễ của cây Địa hoàng đã được phơi hoặc sấy khô. Còn Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata) là vị thuốc được chế biến từ sinh địa theo dạng đồ hoặc nấu chín.
Địa hoàng là một cây thân thảo, toàn thân được phủ lông mềm, màu trắng, có chiều cao trung bình từ 20-30cm. Lá cây Địa hoàng mọc đối xứng ở các đốt của thân và thường tập trung nhiều ở phần gốc cây. Phiến lá có hình bầu dục dài, mép lá có răng cưa tù, mặt lá có nhiều nếp nhăn.
Hoa có 5 cánh, màu đỏ tím ở mặt ngoài, màu vàng đan xen các vân tím ở mặt trong. Quả của Địa hoàng có hình dạng giống quả trứng, chứa nhiều hạt màu nâu bên trong.
Cây Địa hoàng có nguồn gốc ở Trung Quốc và được trồng nhiều nơi để làm thuốc. Ở nước ta, thảo dược này thích nghi với tiết trời nóng ẩm ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây địa hoàng là phần rễ củ. Người ta thường chọn các củ to, mập, vỏ mỏng màu vàng, mềm, cắt ngang có nhiều nhựa. Sau đó thả vào nước để kiểm tra. Củ nào chìm hẳn dưới mặt nước là loại củ dùng để làm thuốc.
Củ Địa hoàng sau khi được phơi hoặc sấy khô, vỏ có màu xám, ruột có màu vàng được gọi là Sinh địa. Còn Thục địa chính là vị thuốc được chế biến từ Sinh địa bằng cách nấu hoặc đồ chín.
Cách chế biến Thục địa như sau:
- Sinh địa rửa sạch, xếp vào thùng theo thứ tự từ củ to đến củ nhỏ.
- Cứ 90kg Sinh địa thêm 10L rượu, đun sôi. Tiếp tục đun nhỏ lửa từ 6-8 tiếng đến khi cạn. Trong khi đun, cứ khoảng 1 tiếng lại lấy nước ở đáy nồi tưới lên cho thấm đều các củ.
- Lấy Sinh địa đã nấu ra phơi 3 ngày, rồi nấu lần thứ 2 với nước gừng. Sau đó lại vớt Sinh địa ra phơi, rồi lại tiếp tục nấu. Làm như vậy từ 5-7 lần, cho đến khi dược liệu có màu đen nhánh.
- Thục địa sau khi bào chế xong sẽ có màu đen, láng bóng, khô dẻo, thớ dai chắc và sờ không dính tay
- Thục địa nên được bảo quản trong thùng kín để tránh sâu bọ, côn trùng xâm nhập.
2. Công dụng của Thục địa
Thục địa có nhiều công dụng cho sức khỏe của con người. Điều đó được Tây y và Đông y ghi nhận như sau:
2.1 Theo Tây y
- Thục địa giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương, đặc biệt ở người lớn tuổi và phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.
- Thục địa giúp tăng cường hệ miễn dịch, ức chế miễn dịch mà không gây tổn thương thận
- Thục địa có khả năng chống viêm cao
- Ngoài ra, Thục địa còn giúp ổn định đường huyết
2.2 Theo Đông y
Thục địa là vị thuốc có những đặc điểm như:
- Tính vị: Vị ngọt, tính ấm
- Quy kinh: Vào các kinh Can, Thận, Tâm
- Công dụng: Tư âm, bổ huyết, bổ thận, ích tinh tủy
- Chủ trị: Huyết hư, kinh nguyệt không đều, rong huyết; Can, Thận âm hư, thắt lưng đầu gối mỏi yếu, cốt chưng, triều nhiệt, mồ hôi trộm, di tinh; chóng mặt ù tai, mắt mờ, táo bón; âm hư ho suyễn, háo khát, đánh trống ngực hồi hộp
3. Gợi ý một số bài thuốc từ Thục địa
Trên lâm sàng Đông y, thường dùng Thục địa trong các bài thuốc để trị các chứng sau:
3.1. Chứng huyết hư ở phụ nữ
Kinh nguyệt không đều, sắc da tái nhợt, váng đầu, hoa mắt, ù tai, thiếu máu có thể dùng bài Tứ vật thang gia giảm.
Bài Tứ vật thang: 20g Thục địa, 12g Đương quy, 12g Bạch thược, 6-8g Xuyên khung.
- Khí hư: gia Đảng sâm, Hoàng kỳ để bổ khí sinh huyết
- Ứ huyết nặng: gia Đào nhân, Hồng hoa (tức bài Đào hồng tứ vật) để tăng tác dụng hoạt huyết hóa ứ
- Huyết hư kiêm hàn: gia Nhục quế, Bào khương để ôn dưỡng huyết mạch
- Huyết hư sinh nội nhiệt: gia Liên kiều, Đơn bì, Thục địa thay bằng Sinh địa để lương huyết dưỡng huyết
- Huyết hư kèm chảy máu: bỏ Xuyên khung, gia A giao, Hoa hòe để bổ huyết chỉ huyết
3.2. Chứng âm hư
Thường gặp trong các bệnh nhiễm thời kỳ hồi phục, bệnh ung thư suy kiệt, viêm đa khớp dạng thấp, suy giảm miễn dịch… tùy tình hình bệnh lý có thể chọn dùng các bài sau:
- Tả quy hoàn: 20g Thục địa, 12g Sơn thù, 12g Câu kỷ tử, 12g Thỏ ty tử, 12g Lộc giác giao, 12g Quy bản giao, 16g Sơn dược, 12g Ngưu tất, tán bột mịn luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 8-12g, ngày 2 lần.
- Lục vị Địa hoàng hoàn: 32g Thục địa, 16g Sơn dược, 16g Sơn thù, 12g Bạch linh, 12g Trạch tả, 12g Đơn bì. Thục địa sắc lấy nước còn bã cùng các vị thuốc khác sấy khô tán bột mịn trộn với nước Thục địa cho thêm mật ong vừa đủ làm hoàn nhỏ. Mỗi lần uống 8-12g, ngày 2-3 lần với nước sôi nguội hoặc nước muối nhạt, chủ yếu là bổ thận âm.
3.3. Trị hư suyễn
Kinh nghiệm cổ nhân có nói: “Thục địa là thuốc trị hư đờm”.
- Bệnh nhân hư suyễn: dùng Thục địa uống thay trà, có thể phối hợp với Ngưu tất
- Kim thủy lục quân tiễn: 12g Đương quy, 16g Thục địa, 16g Trần bì, 8g Bán hạ chế gừng, 12g Bạch linh, 4g Chích thảo, sắc uống.
3.4. Trị táo bón do âm hư
Dùng 80g Thục địa 80g sắc với thịt nạc heo uống
4. Một số lưu ý khi sử dụng Thục địa
Mặc dù Thục địa là bài thuốc tốt cho sức khỏe nhưng khi người bệnh cần phải dùng đúng cách để tránh tác dụng phụ. Dưới đây là những lưu ý khi bạn sử dụng Thục địa:
- Khi bị bệnh, bạn nên uống đúng liều theo hướng dẫn của thầy thuốc. Sau khi khỏi bệnh, bạn nên ngừng uống. Bởi vì Thục địa là vị thuốc âm tính, nếu dùng lâu ngày sẽ dễ gây ứ trệ, làm ảnh hưởng đến khí huyết trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.
- Bạn chỉ nên sắc thuốc trong nồi đất hoặc nồi thủy tinh. Tránh nấu bằng nồi đồng hoặc sắt.
- Không dùng Thục địa chung với hành lá, củ cải, rau hẹ, tam bạch, phỉ bạch, bối mẫu, vô di… vì chúng kỵ nhau.
- Đối tượng không nên dùng Thục địa:
- Người đang bị đờm dãi,
- Người bị suy nhược cơ thể, khí trệ,
- Người đang bị lạnh bụng, ăn khó tiêu, tiêu chảy, cơ địa hư hàn, chán ăn, bị khó thở…
- Những người đang dùng thuốc điều trị bệnh hoặc có các dấu hiệu bất thường sau khi dùng Thục địa nên hỏi ý kiến bác sĩ.
5. Tổng kết
Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về vị thuốc Thục địa. Có thể thấy Thục địa là dược liệu quý của Đông y, đóng vai trò chủ lực trong những bài thuốc bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe,…
Thục địa là mang lại nhiều công dụng hữu ích cho cơ thể, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ, như: điều trị huyết hư, kinh nguyệt không đều sau sinh, rong huyết,…
Ứng dụng những tác dụng tuyệt vời của vị thuốc này, Dược Bình Đông đã nghiên cứu và kết hợp Thục địa với các vị thuốc khác để cho ra mắt sản phẩm Song Phụng Điều Kinh.
Sản phẩm được kế thừa từ bài thuốc cổ phương “Tứ vật thang” bao gồm cây Thục Địa, cây Đương Quy, vị thuốc Xuyên Khung, vị thuốc Bạch Thược và được Dược Bình Đông gia giảm thêm các dược liệu với 100% thành phần tự nhiên. Song Phụng Điều Kinh là giải pháp hữu hiệu cho các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của phái nữ với các công dụng như: Bổ máu, điều kinh nguyệt, giảm triệu chứng mệt mỏi, đau bụng đến tháng,…
Dược Bình Đông là công ty có trên 70 năm kinh nghiệm trong việc sản xuất các sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ dược thảo thiên nhiên uy tín trên thị trường, được người dùng trong nước đánh giá cao về tính hiệu quả và an toàn. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline (028)39 808 808 hoặc tham khảo sản phẩm qua website để sở hữu ngay Song Phụng Điều Kinh chính hãng nhé!
6. Câu hỏi thường gặp về Thục Địa
Bài thuốc hỗ trợ tăng cường chức năng sinh dục của nam giới
Dùng thục địa 40g; dâm dương hoắc 60g; ngài tằm đực khô 100g; ba kích, kim anh mỗi vị 50g; sơn thù, ngưu tất, mỗi vị 30g; lá hẹ, khởi tử mỗi vị 20g. Tất cả đem ngâm với 2 lít rượu trắng, cho thêm đường kính. Uống mỗi ngày khoảng 30ml.
Bài thuốc chữa sinh lý yếu do chức năng thận suy giảm
Dùng 40g thục địa ngâm rượu chung với 100g tằm khô, 50g ba kích, 30g sơn thù, 30g ngưu tất, 50g dâm dương hoắc, 20g hẹ. Mỗi ngày uống khoảng 30ml, uống liên tục trong vòng 3 tháng thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.
Bài thuốc bổ thận sinh tinh cho Nam
Dùng thục địa 100g, Nhục thung dung 50g, Huỳnh tinh 100g, Kỷ tử 50g, Sinh địa 50g, Dâm dương hoắc 50g, Hắc táo nhân 40g, Quy đầu 50g, Cam cúc hoa 30g, Cốt toái bổ 40g, Xuyên ngưu tất 40g, Xuyên tục đoạn 40g, Nhân sâm 40g, Bắc kỳ 50g, Phòng đảng sâm 50g, Đỗ trọng 500g, Đảng sâm 40g, Trần bì 20g, Đại táo 30 quả, Lộc giác giao 40g. Cho tất cả các vị thuốc với khối lượng kể trên vào ấm cho nước vào sắc đến khi còn 1 bát nước thì uống.
Bài thuốc trị tiểu đường do thận yếu
Sử dụng 12g thục địa, 16g thái tử sâm, 8g ngũ vị tử sắc thành thuốc uống.
Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
- Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
- Nguồn gốc dược liệu: Dược liệu có vai trò quan trọng trong ngành Y dược nước nhà, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược để sản xuất thuốc chữa bệnh và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tiêu chí bao gồm: Đặc điểm hình thái, Kiểm tra tinh khiết, Định tính, Định lượng.
- Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
- Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.
Mặc dù Thục địa là bài thuốc tốt cho sức khỏe nhưng khi người bệnh cần phải dùng đúng cách để tránh tác dụng phụ. Dưới đây là những lưu ý khi bạn sử dụng Thục địa:
- Khi bị bệnh, bạn nên uống đúng liều theo hướng dẫn của thầy thuốc. Sau khi khỏi bệnh, bạn nên ngừng uống. Bởi vì Thục địa là vị thuốc âm tính, nếu dùng lâu ngày sẽ dễ gây ứ trệ, làm ảnh hưởng đến khí huyết trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.
- Bạn chỉ nên sắc thuốc trong nồi đất hoặc nồi thủy tinh. Tránh nấu bằng nồi đồng hoặc sắt.
- Không dùng Thục địa chung với hành lá, củ cải, rau hẹ, tam bạch, phỉ bạch, bối mẫu, vô di… vì chúng kỵ nhau.
- Đối tượng không nên dùng Thục địa:
- Người đang bị đờm dãi,
- Người bị suy nhược cơ thể, khí trệ,
- Người đang bị lạnh bụng, ăn khó tiêu, tiêu chảy, cơ địa hư hàn, chán ăn, khó thở…
- Những người đang dùng thuốc điều trị bệnh hoặc có các dấu hiệu bất thường sau khi dùng Thục địa nên hỏi ý kiến bác sĩ.