Tìm kiếm

Vị trí đau đầu cảnh báo điều gì?

Vị trí đau đầu cảnh báo điều gì? 1050970502

Đau đầu là một tình trạng thường gặp, có thể không nghiêm trọng, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ, u não,… Có nhiều nguyên nhân gây ra nên vị trí đau cũng thường khác nhau. Vậy vị trí nhức đầu đang cảnh báo điều gì? Và khi nào nên đến bệnh viện ngay? Mời bạn cùng theo dõi bài viết của Dược Bình Đông để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này!

1. Tìm hiểu về triệu chứng nhức đầu?

Nhức đầu là cơn đau phát sinh từ vùng đầu của cơ thể. Cơn đau nửa đầu có nguồn gốc từ cấu trúc sọ chứ không phải ở não, vì bản thân não không có dây thần kinh sinh ra cảm giác đau. Những cấu trúc nhạy cảm với đau gồm:

  • Mắt
  • Tai
  • Các xoang cạnh mũi
  • Các mạch máu lớn trong và ngoài sọ
  • Các xoang màng cứng, màng xương sọ
  • Da, các cơ sọ và gai cổ trên.

Mỗi vị trí nhức đầu có cơ chế sinh bệnh khác nhau. Tính chất đau, mức độ, vị trí, thời gian, các triệu chứng đi kèm có thể cho chúng ta bước đầu xác định được nguyên nhân gây bệnh

Hình ảnh người đàn ông đang bị nhức đầu
Vì sao lại đau đầu

2. Cách vị trí nhức đầu thường gặp

2.1. Vị trí đau đầu cho biết điều gì?

Đau 1 bên trán và thái dương

  • Chứng nhức đầu (Migraines): là đau nhức nhói một bên đầu, kể cả hốc mắt và tai, sau đó đau âm ỉ và kéo theo đau toàn thân, da đầu nhạy cảm. Cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy và giảm khi tối và khi ngủ. Mỗi cơn đau có thể kéo dài trong 1-2 ngày. Bệnh thường gặp ở người trẻ và trung niên. Trong đó, phụ nữ có nguy cơ bị cao hơn. Bệnh có thể đi kèm với rối loạn thị giác, thính giác, buồn nôn. Yếu tố khởi phát có thể là ánh sáng chói, tiếng ồn, áp lực, rượu, kỳ kinh nguyệt.
  • Nhức đầu dạng cụm: thường là những cơn đau nặng, không âm ỉ, xảy ra ở 1 bên hốc mắt, thái dương. Thường xảy ra về đêm trong vòng 1 hoặc vài giờ sau khi ngủ. Tình trạng kéo dài trong vài tuần đến vài tháng và có thể tái phát. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn. Yếu tố khởi phát có thể do sử dụng nhiều rượu. Triệu chứng đi kèm là chảy nước mắt, xung huyết kết mạc (đỏ mắt), nghẹt mũi, sổ mũi, đổ mồ hôi nhiều, đỏ bừng trán má.
Hình ảnh người đàn ông đang mệt mõi chóng mặt
Đau 1 bên trán và thái dương

Đau phần trước trán

  • Đau đầu do các vấn đề về tiêu hóa: Nhức đầu ở khu vực trán và 2 hốc mắt kèm theo các bệnh về dạ dày, thận, ruột và túi mật. Đôi khi có liên quan đến việc uống quá nhiều rượu, nhạy cảm với thực phẩm và phụ gia thực phẩm (ví dụ bột ngọt).
  • Đau đầu do lo lắng quá độ: thường đau khu vực trán như có băng đô quấn chặt quanh đầu.
Các vị trí bệnh thường gặp
Đau trước trán

Đau vùng sau gáy

  • Đau đầu do căng thẳng mãn tính (co cơ): là những cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Cơn đau xuất phát từ cổ đến trán và ở cả 2 bên đầu . Đau có cảm giác bí, tức hoặc bị nén. Xảy ra liên tục hàng tuần hoặc hàng năm và cường độ đau có thể thay đổi. Nguyên nhân do mệt mỏi, căng thẳng thần kinh lâu ngày hoặc các vấn để về cột sống cổ gây ra. Có thể kèm các biểu hiện trầm cảm, lo âu.
  • Do cơn tăng huyết áp: là cơn đau nặng phần gáy và không có biểu hiện lan tỏa. Thường xảy ra ở người có bệnh nền cao huyết áp, hoặc khi gặp tình trạng tức giận nhiều. Biểu hiện đi kèm có thể là đỏ, nóng bừng mặt.
Hình ảnh người đàn ông và vị trí đau đầu thường gặp
Đau vùng sau gáy

Đau xung quanh sống mũi và gò má

  • Nhức đầu do viêm xoang: có thể gây đau sâu, âm ỉ, mãn tính quanh mắt, mũi và đầu. Nguyên nhân do tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng ở xoang. Có thể kèm với các biểu hiện ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, sốt.
Hình ảnh về vị trí mệt mõi
Đau xung quanh sống mũi và gò má

Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây đau trên đỉnh đầu không có vị trí đặc trưng như:

  • U não: Tùy vào vị trí khối u sẽ gây những cơn đau trên đỉnh đầu khác nhau, có thể nhầm lẫn với các triệu chứng nhức đầu khác.
  • Thiểu năng tuần hoàn não: Khi cơ thể suy yếu bị thiếu máu, hoặc do các bệnh xơ vữa động mạch, bệnh mỡ máu làm hẹp đường đi của máu, suy tim hoặc do các bệnh về cột sống gây chèn ép mạch máu gây ra thiếu máu nuôi dưỡng não. Ngoài nhức đầu liên tục, đau đầu âm ỉ thường xuyên còn có kèm biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, sắc mặt xanh xao, người yếu, không có sức…

2.3. Các vị trí đau đầu nguy hiểm

Trán, hai bên thái dương: Đau đầu căng thẳng

Cơn đau thường tập trung phía trước đầu hoặc trong vùng như dải băng qua trán đến thái dương. Nhiều người cũng bị đau hoặc cứng ở cổ, vai và lưng trên. Những cơn nhức đầu này là do căng thẳng hoặc trương cứng nên xoa bóp, vật lý trị liệu, châm cứu hoặc bấm huyệt đôi khi có hiệu quả giảm triệu chứng. Bệnh cũng đáp ứng tốt với các loại thuốc không kê đơn (như ibuprofen và acetaminophen) kết hợp nghỉ ngơi.

Hình ảnh người phụ nữ đang bị đau đầu
Nhức đầu dẫn đến thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng

Đau một bên hoặc đau hết đầu với các triệu chứng khác: Nhức đầu

Hình ảnh người phụ nữ đang bị đau nữa đầu
Nhức đầu làm cho cơ thể mệt mỏi, khó chịu

Cơn đau thường ở một bên đầu nhưng cũng có thể ở hầu hết mọi nơi trong đầu và không bị giới hạn ở một vị trí cụ thể. Một số bệnh nhân đau ở mặt có thể có hoặc không kèm theo đau ở đầu. Nhức đầu thường nặng hơn so với nhức đầu do căng thẳng nên cần sự kiên nhẫn khi điều trị.

Áp lực và đau đớn ở vùng xoang: Đau đầu xoang

Nếu bạn bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi, chảy nước mắt và đau đầu thì dùng thuốc thông mũi hoặc thuốc chống dị ứng không cần kê đơn để giảm áp lực xoang tiềm ẩn. Nếu nhiễm trùng xoang là nguyên nhân gây đau và áp lực thì dùng kháng sinh.

Đau xung quanh một mắt: Đau đầu chùm (cụm)

Đau đầu chùm thường xảy ra quanh mắt, gây đau dữ dội rất nhanh và có thể liên quan đến đỏ mắt và/hoặc nghẹt mũi. Nhức đầu chùm rất đau và nghiêm trọng, đến bất ngờ, nó tấn công người bệnh vài đợt trong vài ngày hoặc vài tuần, sau đó, cơn đau sẽ biến mất một thời gian, rồi trở lại. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.

Đau nền sọ: Đau dây thần kinh chẩm

Đau thần kinh chẩm xảy ra khi các dây thần kinh chạy từ lưng trên và cổ vào da đầu bị viêm hoặc bị kích thích. Nó gây đau ở nền sọ sau gáy (vùng chẩm). Cơn đau lan tỏa về phía mắt, má và trán, kéo dài vài phút/đợt, đôi khi bị nhầm là chứng nhức đầu, nhưng nó thực sự rất khác với cơn nhức đầu. Mát xa, thuốc giãn cơ và thuốc chống viêm có thể giúp giảm đau loại này.

Đau ở cổ và đầu: Đau đầu do đốt sống cổ

Cơn đau bắt đầu ở một bên cổ và tỏa ra phía trước đầu, thường bị nhầm lẫn với đau đầu do căng thẳng hoặc nhức đầu. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: giảm phạm vi chuyển động ở cổ, đau ở cổ, vai hoặc xuống cánh tay của bên bị ảnh hưởng, đau quanh mắt, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, buồn nôn… Điều trị nguyên nhân cơ bản có thể ngăn chặn loại đau đầu này xảy ra.

Hình ảnh các vị trí đau đầu của cơ thể
Đau đầu do đốt sống cổ

4. Trường hợp nào cần đến bệnh viện ngay?

Nếu bạn bị chấn thương ở đầu, bạn phải ngay lập tức tìm kiếm sự hỗ trợ y tế ngay cả không bị nhức đầu.

Trong nhiều trường hợp, nhức đầu không cần đến sự tư vấn của bác sĩ ngay. Tuy nhiên, khi bạn nhức đầu dữ dội và kèm theo một số triệu chứng sau, bạn phải đi cấp cứu ngay lập tức:

  • Nhức đầu xảy đột ngột và dữ dội
  • Nhức đầu không đáp ứng với điều trị thông thường như thuốc giảm đau và đau tăng hơn theo thời gian
  • Nhức đầu rất mạnh kèm theo đau mắt, đau tai, lú lẫn, sốt và cứng cổ
  • Nhức đầu dai dẳng, vượt quá 72 giờ mặc dù trước đó bạn chưa bị như vậy bao giờ.
  • Buồn nôn, nôn mửa và co giật
  • Mất ý thức
  • Có các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ: nói lắp, suy giảm thị lực, không thể cử động một bên của cơ thể.

5. Cách điều trị đau đầu hiệu quả

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nhức đầu sẽ có những cách điều trị phù hợp. Để giảm triệu chứng này có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như:

  • Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid
  • Thuốc chống lo âu, trầm cảm
  • Corticoid

Tuy nhiên các thuốc giảm đau này đều có nhiều tác dụng phụ không tốt cho cơ thể nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Ngoài ra với các trường hợp nhức đầu do thiểu năng tuần hoàn não, bạn có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ cải thiện tuần hoàn não. Trong đó, sản phẩm Bonaobido của Dược Bình Đông được đánh giá hiệu quả trong việc:

  • Hỗ trợ hoạt huyết, dưỡng não, tăng cường lưu thông máu nuôi dưỡng não
  • Giúp giảm tình trạng thiểu năng tuần hoàn não như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình…

Thành phần của Bonaobido+ là sự kết hợp hài hòa của các loại thảo dược với tác dụng được chia làm 2 nhóm chính là:

  • Nhóm hoạt huyết giúp lưu thông khí huyết, hạn chế huyết ứ, giảm nhức đầu là Đương quy, Xuyên khung, Hồng hoa
  • Nhóm dưỡng não giúp bồi bổ tạng, tăng cường cung cấp dưỡng chất cho não giúp giảm tình trạng chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ… là Hoài sơn, Ngưu tất, Nữ trinh.

Bonaobido được sản xuất dạng viên nang cứng, giúp tiện lợi cho người dùng.

Không dùng sản phẩm này cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, phụ nữ rong kinh, người có hội chứng máu chậm đông, người đang xuất huyết, người cao huyết áp, người chuẩn bị phẫu thuật. Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

Hình ảnh về thực phẩm điều trị đau đầu
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bananido+

Hoặc gọi đến hotline 02839 808 808 để được tư vấn.

6. Câu hỏi thường gặp

Phần trả lời:
Nhóm bệnh không nguy hiểm
  • Thiếu máu não: gồm các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi… Trong trường hợp này, người bệnh được chỉ định cung cấp thể sắt để điều trị và phòng ngừa bệnh thiếu máu, loại bỏ đi chứng đau đầu.

Đau đầu liên tục nhiều ngày dấu hiệu của bệnh gì? 2087957788
Thiếu máu lên não là nguyên nhân dẫn đến đau đầu

  • Đau nửa đầu: Là nguyên nhân gây đau đầu phổ biến, tái diễn liên tục từng cơn, có khi bên phải, trái, từ vừa đến nặng… Bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên, xuất hiện vào buổi sáng. Tuy không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí nặng hơn còn để lại biến chứng thần kinh.
  • Tăng nhãn áp: Rối loạn điều tiết ở mắt và một số bệnh lý khác của nhãn cầu có thể làm đau đầu một cách dữ dội, biểu hiện đỏ mắt và suy giảm thị lực.

Nhóm bệnh nghiêm trọng

  • Khối u não: Gây đau đầu dai dẳng rất lâu khỏi, xuất hiện vào lúc nửa đêm về sáng, tăng dần đến mức dữ dội. Ngay cả giai đoạn muộn hơn, bệnh còn kèm theo các triệu chứng khác, cần chụp CT scan não hoặc MRI để xác định rõ bệnh.

Đau đầu liên tục nhiều ngày dấu hiệu của bệnh gì? 2087957788
Đau đầu kèm theo nôn mửa là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm

  • Tai biến mạch máu não (đột quỵ): Xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt người già có nguy cơ cao (từ 55 tuổi). Khi đau đầu kèm theo nôn mửa, thay đổi ý thức, mất thăng bằng, giảm thị lực và cả khả năng nói, tê vùng hoặc toàn thân là dấu hiệu của bệnh tai biến. Kèm theo của đột quỵ là những hậu quả nặng nề khác cho bệnh nhân, vì vậy không nên chủ quan.

Phương pháp điều trị đau đầu kéo dài tương đối đa dạng. Vì vậy, bác sĩ sẽ cùng bạn thảo luận để xác định biện pháp tối ưu nhất. Liệu trình điều trị phụ thuộc vào yếu tố phát sinh cơn đau nhức. Nếu bác sĩ không thể xác định cụ thể nguyên nhân cơ bản, họ sẽ chuyển hướng sang tập trung điều trị các hệ quả do cơn đau đầu mang lại.

Phần trả lời: 

Hậu Covid được biết đến là tập hợp của các dấu hiệu bất thường xuất hiện sau khi nhiễm virus Sars-CoV-2 như mệt mỏi, ho khan, đau đầu, có cảm giác chán ăn, hụt hơi, giảm ho khó thở… Trong đó, đau đầu là dấu hiệu thường gặp hơn cả, xuất hiện ở khoảng 60% số người nhiễm bệnh. Với những người có tiền sử bị đau đầu kinh niên, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với các cơn đau đầu do Covid ở mức độ nặng, thường xuyên xuất hiện và kéo dài lâu hơn so với thông thường.

Đau đầu hậu Covid kéo dài bao lâu? 929278639

Đau đầu hậu Covid thường có những đặc điểm như sau:

  • Xuất hiện những cơn đau đầu với mức độ từ vừa đến nặng.
  • Cơn đau có thể xuất hiện ở một bên đầu nhưng cũng có thể lan ra cả hai bên đầu.
  • Người bệnh có cảm giác đau nhói tại một vị trí hoặc đau rát ở đầu.
  • Cơn đau đầu xuất hiện dày đặc, thường xuyên tái phát. Đặc biệt dù đã sử dụng thuốc giảm đau nhưng cơn đau cũng ít có xu hướng thuyên giảm.
  • Trong một số trường hợp, đau đầu đi kèm triệu chứng suy giảm trí nhớ, khó tập trung.

Đau đầu hậu Covid có thể kéo dài trong thời gian bao lâu?

Đau đầu hậu Covid kéo dài bao lâu? 929278639

Sau khi điều trị Covid, tình trạng đau đầu có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Thậm chí, nó có thể kéo dài lên đến 6 tháng hoặc nhiều hơn nữa. Trong trường hợp các cơn đau đầu diễn ra thường xuyên, bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế được xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Phần trả lời:

Đau đầu, rối loạn tiền đình có thể gặp ở mọi đối tượng, nhất là đối tượng 22–35 tuổi và đối tượng trên 50 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Cụ thể đối tượng hay gặp nhất là:

  • Phụ nữ: sự thay đổi lượng hormone sinh dục nữ estrogen trong cơ thể người phụ nữ, bệnh lý dễ xảy ra hơn khi phụ nữ có kinh nguyệt, mang thai và tiền mãn kinh.
  • Bệnh nhân có huyết áp tâm thu thấp hoặc chênh lệch 2 chỉ số huyết áp thấp có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các đối tượng khác.
  • Những đối tượng có thói quen sử dụng rượu, bia, cà phê, người hay bị căng thẳng, mất ngủ, stress,…rất dễ bị đau đầu, rối loạn tiền đình.
  • Người làm việc trên máy tính liên tục không nghỉ, nhân viên văn phòng ngồi 1 chỗ làm việc.
Nguyên nhân gây đau đầu rối loạn tiền đình
  • Bạn thức khuya, dậy sớm, thiếu ngủ.
  • Stress, suy nhược, thiếu máu, máu không đủ nuôi cơ thể làm ảnh hưởng đến thần kinh
  • Thiếu máu lên não gây ra những cơn đau đầu, chóng mặt
  • Suy nghĩ nhiều
Ngoài ra, do thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống không lành mạnh cũng là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu
 
Triệu chứng của đau đầu rối loạn tiền đình
Người bệnh thấy đau nhức nhối, hoa mắt, chóng mặt có thể đau đầu liên tục >7 ngày khiến người bệnh phải phụ thuộc vào thuốc, lờn thuốc (không uống thì đau)
Bệnh có thể có thể kèm với các triệu chứng như đau sau gáy, đau nửa đầu (Không kèm theo tình trạng buồn nôn, nhạy cảm ánh sáng), sưng mắt, chảy nước mắt, đỏ và nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi chỉ ở bên phần đầu bị ảnh hưởng.
Trước khi điều trị cần xác định được cơ thể đang mắc chứng đau đầu nào để có thể điều trị và ngăn ngừa hiệu quả.

Phần trả lời: Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty sản xuất thuốc Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

  • Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
  • Nguồn gốc dược liệu: Việc sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ cây thuốc quý giá. Những nguồn tài nguyên quý này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đem đến nhiều phương pháp điều trị tự nhiên và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
  • Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
  • Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.
Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)