Sức đề kháng yếu & cách tăng đề kháng cho người lớn và trẻ em

Nhận biết dấu hiệu sức đề kháng yếu. Tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp tăng cường sức đề kháng hiệu quả theo chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt.

Khi cơ thể có sức đề kháng yếu, bạn dễ mắc các bệnh thông thường như cảm cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp,… và đôi khi là nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn. Tình trạng này không chỉ làm suy giảm sức khỏe toàn diện, mệt mỏi kéo dài mà còn làm giảm chất lượng sống, ảnh hưởng đến công việc và học tập. Vậy làm thế nào để cải thiện sức đề kháng cơ thể và bảo vệ sức khỏe?

Đọc ngay bài viết của Dược Bình Đông để biết thêm những kiến thức quan trọng về sức đề kháng, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy yếu và hướng dẫn các biện pháp hiệu quả để tăng cường sức đề kháng, giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

1. Đôi nét về sức đề kháng

Sức đề kháng là cơ chế phòng thủ tự nhiên của cơ thể, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, vi nấm,… từ môi trường bên ngoài. Nhờ có sức đề kháng, cơ thể duy trì được khả năng phòng ngừa và chống lại các loại bệnh tật, đảm bảo sức khỏe tổng thể và hạn chế những tác động tiêu cực đến sức khỏe. 

  • Đề kháng tự nhiên là sức đề kháng bẩm sinh mà mỗi người đều có ngay từ khi sinh ra. Nó bao gồm tế bào đại thực bào (Macrophage – Những tế bào bạch cầu có khả năng tiêu diệt các hạt và tế bào có hại, vi khuẩn, vi khuẩn chết cũng như các tế bào chết,…) và tế bào sát thủ tự nhiên (NK Cell – Một bạch huyết bào có khả năng gây độc tế bào, khiến các tế bào có hại chết tự phát, bảo vệ cơ thể). Sức đề kháng tự nhiên rất quan trọng vì nó là hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật, giúp bạn nhanh chóng hồi phục và giảm nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng.
  • Đề kháng thu được, hay còn gọi là đề kháng thích ứng, là khả năng chống lại bệnh tật mà cơ thể phát triển sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, tiêm vaccine hoặc sử dụng các chế phẩm giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.
Người phụ nữ có sức đề kháng tốt

Tăng cường sức đề kháng giúp chống lại các loại bệnh tật

Sức đề kháng của cơ thể được hình thành từ nhiều yếu tố như gen di truyền, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt và môi trường sống. Dưới đây là những thành phần chính góp phần tạo nên sức đề kháng:

  • Tế bào bạch cầu là một phần của hệ bạch huyết, đây là nhân tố chính yếu góp phần tạo nên sức đề kháng của cơ thể.
  • Kháng thể là yếu tố có chức năng giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh hoặc độc tố của tác nhân gây bệnh tạo nên.
  • Hệ thống bổ thể là một chuỗi enzyme được cấu thành từ các protein có chức năng hỗ trợ hoạt động của kháng thể và bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng.
  • Hệ thống bạch huyết là một mạng lưới với vô số các mạch ống bạch huyết có thành mỏng phân bố khắp cơ thể.
  • Lách là cơ quan có chức năng lọc máu, giúp loại bỏ các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể và tiêu diệt các tế bào hồng cầu già hoặc bị rối loạn chức năng.
  • Tủy xương là mô xốp nằm bên trong xương, có nhiệm vụ sản xuất các tế bào bạch cầu để chống nhiễm trùng, tế bào hồng cầu giúp cơ thể vận chuyển oxy và tiểu cầu hỗ trợ trong quá trình đông máu.
  • Tuyến ức là một cơ quan gồm 2 thùy dạng tháp với đáy tựa lên màng tim và đỉnh tháp kéo dài đến phần dưới của cổ, có chức năng lọc và theo dõi hàm lượng máu của cơ thể, sản sinh ra các tế bào bạch cầu lympho T, có chức năng chống lại các tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa nhiễm trùng diễn ra trong cơ thể.

Sức đề kháng đóng vai trò rất quan trọng đối với cả trẻ em và người lớn trong việc bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Nó được xem như một hệ thống phòng vệ tự nhiên, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, virus, nấm và nhiều tác nhân gây hại khác.

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh: Sức đề kháng bảo vệ cơ thể bằng cách ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh, đồng thời làm giảm khả năng gây bệnh và phát triển của chúng.
  • Duy trì sức khỏe ổn định: Sức đề kháng khỏe mạnh bảo vệ cơ thể tốt hơn, từ đó giúp các tế bào và cơ quan hoạt động ổn định, giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, cân bằng, ít bị ốm vặt, tinh thần luôn tỉnh táo, minh mẫn, tích cực, cải thiện thần sắc,…
  • Phục hồi sức khỏe: Sức đề kháng cao hỗ trợ khả năng phục hồi tự nhiên của cơ thể, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi bị bệnh.
Trẻ em có sức đề kháng

Sức đề kháng đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho người lớn và trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi

2. Sức đề kháng suy giảm và dấu hiệu nhận biết

Suy yếu hệ miễn dịch, hay còn gọi là suy giảm sức đề kháng, là tình trạng khi cơ chế phòng thủ tự nhiên của cơ thể không còn hoạt động hiệu quả để chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và vi nấm. Khi đó, cơ thể sẽ dễ mắc bệnh hơn và gặp khó khăn trong quá trình phục hồi, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống, khả năng tập trung và hiệu suất làm việc. Suy giảm sức đề kháng có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng một số nhóm dễ bị ảnh hưởng nhất là trẻ em, người già, những người có sức đề kháng yếu và ít vận động như nhân viên văn phòng,… thường gặp rủi ro cao hơn.

Sức đề kháng giữ vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của mỗi người. Khi sức đề kháng bị suy giảm, cơ thể sẽ đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, nếu xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến thăm khám bác sĩ kịp thời để ngăn chặn những rủi ro không mong muốn.

  • Suy nhược tinh thần, cơ thể suy nhược
  • Chức năng tiêu hóa kém
  • Mệt mỏi, sốt, cảm lạnh kéo dài
  • Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân
  • Vết thương lâu lành
  • Nhiễm trùng thường xuyên hoặc kéo dài: Khi bị nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng tiêu hóa,… mà tái đi tái lại nhiều lần, không khỏi hẳn thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch của cơ thể đang bị suy giảm nghiêm trọng. Ví dụ, trong trường hợp nhiễm trùng hô hấp với các triệu chứng điển hình như ho, đờm, đau rát họng lâu ngày là biểu hiện cho thấy sức đề kháng của cơ thể đang suy yếu.

3. Nguyên nhân khiến sức đề kháng yếu

Nhận biết được các nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng sẽ giúp mọi người có biện pháp phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe hiệu quả, nâng cao hệ miễn dịch và giảm thiểu nguy cơ gây bệnh. Các nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng có thể kể đến như sau:

3.1. Tuổi tác

Khi cơ thể già đi, các cơ quan và hệ thống bên trong dần suy giảm chức năng. Hệ miễn dịch, với cấu trúc phức tạp gồm nhiều cơ quan, mô và tế bào khác nhau, giữ vai trò then chốt trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng như vi khuẩn, virus, và nấm. Khi hệ miễn dịch bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như dinh dưỡng kém, căng thẳng, thiếu ngủ,… dẫn đến đề kháng suy giảm, sẽ khiến cơ thể khó nhận diện và chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh và kéo dài thời gian hồi phục. Ngoài ra, quá trình lão hóa còn làm giảm khả năng đáp ứng của cơ thể đối với vắc xin, khiến việc phòng ngừa bệnh tật trở nên khó khăn hơn.

Người cao tuổi đang mệt mỏi do sức đề kháng kém

Vấn đề ở tuổi già cũng khiến sức đề kháng bị suy yếu

3.2. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Những thói quen không lành mạnh có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ dàng bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân chính từ thói quen sinh hoạt góp phần làm suy giảm sức đề kháng:

  • Thức khuya và thiếu ngủ sẽ làm giảm sức đề kháng và ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Chế độ ăn uống không điều độ dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất cho cơ thể. 
  • Hút thuốc không chỉ gây tổn hại cho phổi mà còn làm giảm sức mạnh của hệ miễn dịch.
  • Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch.
  • Việc uống ít nước sẽ làm cơ thể trở nên mệt mỏi, từ đó ảnh hưởng tới sức đề kháng.
  • Lười vận động sẽ làm giảm khả năng miễn dịch.
  • Quan hệ tình dục không an toàn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách có thể dẫn đến kháng thuốc và làm suy yếu sức khỏe.

3.3. Ăn uống không lành mạnh

Khi chế độ ăn không cân đối và thiếu các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là rau củ, trái cây và protein lành mạnh, cơ thể sẽ thiếu các dưỡng chất thiết yếu như vitamin C, D, E, A cùng với các khoáng chất như kẽm, sắt, selen để hỗ trợ hệ miễn dịch.

Nguyên nhân làm suy giảm sức đề kháng:

  • Chế độ dinh dưỡng không cân bằng: Do tiêu thụ các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, dư thừa đạm, chế biến sẵn như thịt nướng, thịt đỏ, măng tươi, dưa chua muối,…
  • Sử dụng chất kích thích: Sử dụng rượu, bia, nước tăng lực,… có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức đề kháng.
Thực phẩm chế biến sẵn

Sử dụng các thực phẩm không lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể

3.4. Môi trường ô nhiễm

Môi trường sống ô nhiễm cũng có thể gây ra rất nhiều những tác động bất lợi đến hoạt động của sức đề kháng, khiến hệ miễn dịch suy yếu. Từ đó, cơ thể dễ bị lây nhiễm bởi các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài, làm giảm khả năng chống chọi trước sự tấn công của chúng và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Môi trường gây ô nhiễm gồm:

  • Ô nhiễm không khí bao gồm khói bụi, hóa chất độc hại
  • Ô nhiễm thực phẩm
  • Ô nhiễm nước
  • Ô nhiễm tiếng ồn và stress môi trường

3.4. Nguyên nhân bệnh lý hoặc do quá trình điều trị bệnh 

Hệ miễn dịch và sức đề kháng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi hệ miễn dịch bị suy giảm, khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể cũng suy yếu, điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và bệnh mãn tính. Nguyên nhân gây bệnh có thể gồm:

  • Suy giảm miễn dịch tiên phát là loại suy giảm miễn dịch do các khiếm khuyết di truyền hoặc rối loạn tế bào mầm, khiến cơ thể không thể tự bảo vệ hiệu quả.
  • Suy giảm miễn dịch thứ phát là tình trạng do các tác nhân bên ngoài như bức xạ X, hóa trị, chấn thương nghiêm trọng hoặc can thiệp phẫu thuật bệnh lý mãn tính,…

Trong đó, các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch, viêm đại tràng, viêm gan và một số bệnh lý mãn tính khác có thể làm rối loạn chức năng hoạt động cơ thể. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp các dưỡng chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất, từ đó làm giảm sản xuất ra kháng thể. Kết quả là hệ miễn dịch suy yếu, dẫn đến sức đề kháng kém ở cả trẻ em và người lớn.

4. Làm sao để tăng đề kháng?

Khi cơ thể có sức đề kháng tốt, nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm và thời gian hồi phục sau bệnh cũng nhanh chóng hơn. Chất lượng cuộc sống vì thế được cải thiện rõ rệt. Do đó, việc duy trì và cải thiện sức đề kháng là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Dưới đây là những biện pháp cụ thể giúp tăng cường sức đề kháng khi cơ thể đang gặp tình trạng suy giảm.

4.1. Điều trị nguyên nhân bệnh lý

Khi sức đề kháng suy giảm, việc thăm khám tại các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân bệnh lý là bước quan trọng đầu tiên. Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhằm cải thiện sức khỏe và hệ miễn dịch.

Phương pháp điều trị:

  • Tùy vào từng loại bệnh lý mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho phù hợp để điều trị.
  • Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sẽ can thiệp bằng phẫu thuật để giải quyết vấn đề.

4.2. Thay đổi thói quen để cải thiện sức đề kháng và phòng ngừa suy yếu sức đề kháng

Những thói quen lành mạnh không chỉ giúp nâng cao sức khỏe tổng thể mà còn giúp các cơ quan bên trong hoạt động hiệu quả hơn. Khi duy trì những thói quen tốt, hệ miễn dịch sẽ được cải thiện, từ đó tăng sức đề kháng và giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. 

Thói quen lành mạnh để tăng cường sức đề kháng gồm:

  • Chế độ ăn dinh dưỡng đầy đủ đảm bảo 4 nhóm chất gồm đường bột, đạm, béo cùng với vitamin và chất khoáng;
  • Ăn uống điều độ, nên ăn đúng giờ và tránh bỏ bữa;
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu biacác thực phẩm gây nóng như đồ ăn cay, nhiều dầu mỡ, đường và muối,…
  • Cần ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng mỗi ngày và ngủ sớm trước 23h00; Hãy nhấp vào đây để tìm hiểu thêm về những phương pháp và kỹ thuật giúp bạn có một giấc ngủ ngon và sâu hơn.
  • Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày; Xem ngay tác hại của việc uống ít nước.
  • Tập các bài tập thể dục như yoga, đi bộ, chạy bộ,… ít nhất 30 phút một lần, 5 lần mỗi tuần để giúp cơ thể thư giãn, mà còn cải thiện tuần hoàn máu và nâng cao sức khỏe tổng thể;
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng như thiền, tắm nước ấm thường xuyên,… và áp dụng các liệu pháp thư giãn khác. Bạn cần cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi để bảo vệ hệ miễn dịch;
  • Duy trì cân nặng hợp lý để hạn chế những bệnh lý do thừa cân, béo phì gây ra;
  • Nên duy trì giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống;
  • Thăm khám sức khỏe và tiêm ngừa vaccine định kỳ;
  • Cần tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ,…
Tập thể dục để nâng cao sức khỏe

Tập thể dục để nâng cao sức khỏe

5. Tổng kết

Sức đề kháng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Khi có sức đề kháng tốt, cơ thể sẽ chống lại bệnh tật hiệu quả và phục hồi nhanh chóng. Để duy trì sức đề kháng, bạn cần ăn uống đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, tập thể dục và hạn chế chất kích thích.

Dược Bình Đông là một thương hiệu uy tín trong lĩnh vực dược phẩm với 70 năm kinh nghiệm. Với đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, kỹ năng vững vàng và luôn tận tâm trong công việc, Dược Bình Đông không ngừng nghiên cứu và phát triển những sản phẩm chất lượng nhất, tự hào đồng hành cùng sức khỏe của người tiêu dùng Việt trong suốt chặng đường dài. Hãy liên hệ ngay qua hotline (028)39.808.808 hoặc gửi yêu cầu tới email: info@binhdong.vn để được tư vấn nhanh chóng. Ngoài ra, bạn có thể truy cập website của Dược Bình Đông để tìm hiểu thêm về các loại bệnh và cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. 

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Chúng tôi cung cấp y học chính xác và đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính cập nhật và khách quan. Độc giả có thể tham khảo chính sách biên tập để xác nhận độ tin cậy của nội dung. Bài viết này dựa theo nguồn bên dưới:

Sức đề kháng là gì? 10 nguyên nhân làm nó yếu đi

https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/cac-nguyen-nhan-gay-suy-giam-suc-de-khang-vi

https://tamanhhospital.vn/co-the-nguoi/suc-de-khang/

https://www.vinmec.com/eng/article/signs-that-children-have-weak-resistance-en

Weak Resistance

Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
Hãy đặt câu hỏi hoặc chia sẻ suy nghĩ của bạn về bài viết

      Để lại lời nhắn

      Bài viết liên quan
      Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".
      Dược Bình Đông
      Logo
      Đăng ký tài khoản mới

      Tư vấn miễn phí

      Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

      (Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)
      Giỏ hàng