Tìm kiếm

Hút thuốc có tác hại gì? Làm thế nào để bỏ hút thuốc?

hình ảnh anh trai đang hút thuốc

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong của hơn 8 triệu người trên toàn cầu mỗi năm, trong đó hơn 7 triệu người chết do hút thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người chết do tiếp xúc với khói thuốc một cách thụ động. Hút thuốc có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm. Để bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người xung quanh, việc cai thuốc là vô cùng cần thiết. Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu rõ hơn về tác hại của thuốc lá và một số biện pháp hỗ trợ cai thuốc hiệu quả qua bài viết dưới đây!

1. Đôi nét về ảnh hưởng của việc hút thuốc

Hút thuốc lá đã trở thành một thói quen phổ biến qua nhiều thế hệ. Hình thức hút thuốc dần thay đổi theo thời gian, bao gồm cả thuốc lá điện tử, thuốc lá “nhẹ”, các loại có nhãn “không có chất phụ gia” hay “tự nhiên” cũng như thuốc lá có đầu lọc. Mặc dù được quảng cáo là ít gây hại hơn nhưng trên thực tế, tất cả các loại thuốc lá này đều gây nghiện, có chứa hàng nghìn chất độc hại và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Cụ thể:

  • Thuốc lá truyền thống: Mỗi điếu thuốc chứa hơn 7000 chất độc hại, trong đó đặc biệt nguy hiểm là Nicotine – chất gây nghiện mạnh, cùng với Tar, Carbon monoxide, Formaldehyde, Benzene, Arsenic, Cadmium và Polonium-210. Những chất này không chỉ gây hại cho người hút mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người xung quanh.
  • Thuốc lá điện tử (vape): Mặc dù được quảng bá là ít gây hại hơn, nhưng thuốc lá điện tử cũng chứa Nicotine và nhiều hóa chất khác như Propylene Glycol, Glycerin và các chất tạo mùi, có thể gây tổn thương đến phổi và hệ hô hấp khi sử dụng lâu dài.

Nhiều người thường nghĩ rằng hút thuốc chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người hút, nhưng thực tế, khói thuốc lá cũng gây hại nghiêm trọng cho những người xung quanh. Khói thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại như Nicotine, Carbon monoxide, Asen, Benzen, Ammonia,… và hàng nghìn hóa chất khác, bao gồm nhiều chất gây ung thư có thể lan tỏa trong không khí, gây tác động tiêu cực đến sức khỏe của những người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc.

Một số nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tác hại của khói thuốc bao gồm:

  • Người cao tuổi.
  • Trẻ em.
  • Phụ nữ có thai.
  • Người có bệnh lý nền.
Hình ảnh người đàn ông đang hút thuốc
Khói thuốc có chứa nhiều chất độc hại

2. Ảnh hưởng của thuốc lá đối với cơ thể

Thuốc lá có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều cơ quan trong cơ thể và là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.

2.1. Ảnh hưởng đến phổi

Khói thuốc kích thích trực tiếp khí quản và thanh quản, dẫn đến tình trạng ho và khó thở. Thuốc lá làm giảm chức năng của phổi do gây sưng và thu hẹp đường thở, đồng thời làm tăng tiết chất nhầy trong phổi.

Bên cạnh đó, khói thuốc lá còn làm suy yếu hệ thống thanh thải tự nhiên của phổi, khiến các chất độc hại tích tụ và gây kích ứng, làm tổn thương nghiêm trọng đến các mô phổi. Người hút thuốc có nguy cơ cao mắc các bệnh lý hô hấp như: 

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
  • Viêm phế quản mạn tính.
  • Viêm phổi và ung thư phổi.

Các triệu chứng thường gặp ở người hút thuốc là ho khan, ho có đờm, thở khò khè, khó thở và đau ngực. Những triệu chứng này sẽ xuất hiện thường xuyên hơn và ngày trở nên nghiêm trọng nếu tiếp tục sử dụng thuốc lá. Tìm hiểu thêm về tình trạng phổi yếu và cách bổ phổi tại nhà.

Nếu bạn đang gặp phải một số triệu chứng như ho khan, ho có đờm, đau rát họng, bạn có thể tham khảo sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông. Với thành phần từ các thảo dược quý như Bạc Hà, Thiên Môn Đông, Trần Bì, Bách Bộ,…Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ho, đau rát họng, bổ phổi, tăng cường sức khỏe hô hấp.

Hình chụp sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông
Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông

2.2. Ảnh hưởng đến tim mạch và hệ tuần hoàn

Các chất độc hại có trong khói thuốc có thể gây tổn thương lớp nội mạc – lớp màng mỏng bên trong tim và mạch máu. Sự suy giảm chức năng nội mạc là yếu tố đầu tiên dẫn đến sự phát triển của các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, hút thuốc làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, dễ gây đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Hút thuốc cũng  gây ra căng thẳng oxy hóa và viêm nhiễm, làm suy giảm hoạt động của cơ tim.

Hút thuốc làm tăng huyết áp và nhịp tim, gây co thắt mạch máu, dẫn đến giảm lưu thông máu đến các chi, đặc biệt là ngón tay và ngón chân. Khi tập thể dục, máu của người hút thuốc vận chuyển ít oxy hơn, làm giảm hiệu quả hoạt động của cơ thể. Hút thuốc lá trong thời gian dài có thể gây ra một số bệnh lý tim mạch như:

  • Bệnh mạch vành.
  • Nhồi máu cơ tim.
  • Xơ vữa động mạch.

Một số triệu chứng phổ biến khi mắc các bệnh lý tim mạch bao gồm đau thắt ngực, khó thở, cảm giác tim đập nhanh hoặc không đều,…

2.3. Ảnh hưởng sinh lý

Hút thuốc không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mà còn gây ra những tác động nghiêm trọng đến chức năng sinh lý của cả nam lẫn nữ. Các chất độc hại trong thuốc lá có thể làm suy giảm chức năng sinh dục, dẫn đến các vấn đề về tình dục và vô sinh:

  • Đối với nam giới: Hút thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản. Nicotine và các hóa chất độc hại trong thuốc lá có thể làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, gây ra tình trạng tinh trùng yếu, dị dạng hoặc di chuyển chậm. Đồng thời, hút thuốc còn làm tăng nguy cơ rối loạn cương dương do tổn thương các mạch máu cung cấp máu cho dương vật, dẫn đến liệt dương. Những vấn đề này không chỉ làm giảm khả năng sinh sản mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tình dục của nam giới.
  • Đối với nữ giới: Hút thuốc lá cũng làm suy giảm khả năng sinh sản, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, khiến chu kỳ không đều hoặc thậm chí vô kinh. Hút thuốc còn có thể đẩy nhanh quá trình mãn kinh, khiến phụ nữ mãn kinh sớm hơn từ một đến hai năm. Ngoài ra, phụ nữ hút thuốc có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung và các biến chứng trong thai kỳ như sảy thai, sinh non hoặc thai nhi bị dị tật.
Hút thuốc có thể gây vô sinh
Hút thuốc lá có thể có thể làm suy giảm chức năng sinh dục, dẫn đến vô sinh

2.4. Suy giảm miễn dịch

Hút thuốc ảnh hưởng đến các phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và dịch thể. Nicotine ngăn chặn quá trình sản xuất các tế bào bạch cầu và ngăn chặn tế bào hình thành kháng thể. Điều này làm cơ thể suy giảm khả năng chống lại vi khuẩn và các tác nhân ngoại xâm khác.

Bên cạnh đó, Nicotine còn ức chế các tế bào T – vũ khí quan trọng nhất để chống lại các tác nhân có hại. Việc ngừng hút thuốc sẽ giúp nâng cao phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và dịch thể.

Những người hút thuốc thường xuyên có nguy cơ cao mắc một số bệnh lý do suy giảm miễn dịch như:

  • Nhiễm trùng hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng với các triệu chứng ho, khó thở, sốt, đau ngực, mệt mỏi.
  • Nhiễm trùng tiết niệu như viêm bàng quang, viêm thận với các triệu chứng tiểu buốt, tiểu ra máu, đau lưng hoặc đau hông, sốt.
  • Cảm lạnh và cúm tái phát thường xuyên với các triệu chứng như nghẹt mũi, đau đầu, đau họng, ho, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi kéo dài.
  • Viêm khớp với các triệu chứng đau, sưng, cứng khớp (đặc biệt là vào buổi sáng), mệt mỏi, suy nhược,…

2.5. Ảnh hưởng đến nhận thức

Ngoài những tác hại nói trên, Nicotin có trong thuốc lá còn ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình nhận thức của con người. Nicotin gây rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh (là những chất có vai trò tiếp nhận, xử lý và lưu giữ thông tin). Chính vì vậy, hệ thần kinh của người nghiện thuốc lá sẽ bị suy yếu dần, khả năng suy nghĩ, ghi nhớ, phản xạ thần kinh sẽ bị chậm dần đi với các biểu hiện:

Hút thuốc lá thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý thần kinh như sa sút trí tuệ, trầm cảm,…

2.6. Ảnh hưởng tiêu cực khác

Các chất độc hại bên trong thuốc lá không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi, tim mạch và sinh lý, mà còn gây ra hàng loạt tác động tiêu cực khác đến nhiều cơ quan và hệ thống khác trong cơ thể, gây ra nhiều nguy cơ về sức khỏe như:

  • Hút thuốc lá có thể gây ra nhiều bệnh ung thư như ung thư phổi, thực quản, vòm họng, bàng quang, cổ tử cung, đại tràng, thận, gan, tụy, dạ dày,…
  • Đẩy nhanh tốc độ lão hóa.
  • Ảnh hưởng hệ tiêu hóa với các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy.
  • Tình trạng gan nóng và suy giảm chức năng gan do các hóa chất được tạo ra khi hút thuốc gây ra stress oxy hóa, làm tăng các gốc tự do gây hại và phá hủy các tế bào gan. Điều này dẫn đến thay đổi chức năng và cấu trúc của gan, có thể gây xơ gan. 
  • Ảnh hưởng xương khớp với các triệu chứng như đau khớp, viêm khớp,… đặc biệt là người lớn tuổi.
  • Gây ra các vấn đề răng miệng như hôi miệng, viêm lợi, sâu răng do khói thuốc gây tổn thương nướu và men răng.
  • Gây ra một số bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, tổn thương võng mạc, dẫn đến suy giảm thị lực và mù lòa.

3. Cách bỏ hút thuốc

Việc cắt, giảm Nicotine hay dừng hút thuốc đột ngột có thể gây ra hội chứng cai nghiện với các triệu chứng như căng thẳng, lo lắng, khó chịu, dễ nổi nóng, mất ngủ, nhức đầu, mệt mỏi, trầm cảm,… kéo dài từ 1 đến 4 tuần. 

3.1. Lợi ích bỏ thuốc lá

Bỏ thuốc lá là một quyết định mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bất kể bạn đã hút thuốc bao lâu và ở độ tuổi nào. Việc ngừng hút thuốc không chỉ giúp bạn tránh khỏi những tác hại lâu dài mà còn mang lại những lợi ích tức thì cho cơ thể như:

  • Trong vòng 8 giờ, bạn thở dễ dàng hơn.
  • Trong vòng 2 ngày, vị giác và khứu giác của bạn cảm nhận tốt hơn.
  • Trong vòng 2-3 tuần, phổi của bạn bắt đầu làm việc tốt hơn, bạn có thể đi bộ dễ dàng hơn.
  • Trong vòng 3 tháng, cơ thể bạn có khả năng phòng chống nhiễm trùng tốt hơn.
  • Trong vòng 1 năm, nguy cơ nhồi máu cơ tim giảm đi một nửa.
  • Trong vòng 5 năm, nguy cơ đột quỵ giảm xuống như một người chưa từng hút thuốc.
Bỏ thuốc để có sức khỏe tốt hơn
Bỏ thuốc lá đem lại nhiều lợi ích

3.2. Nguyên tắc bỏ thuốc

Để bỏ thuốc lá, bạn có thể áp dụng một số nguyên tắc dưới đây:

  • Sử dụng liệu pháp thay thế Nicotine với các sản phẩm thay thế như kẹo cao su, miếng dán Nicotine để giảm dần sự phụ thuộc vào Nicotine.
  • Sử dụng các loại thuốc không có chứa Nicotine để cai thuốc lá như Zyban (Bupropion) và Chantix (Varenicline) và cần phải có đơn thuốc chỉ định từ bác sĩ.
  • Tránh các yếu tố kích hoạt cơn thèm thuốc như mùi thuốc lá, rượu và tác nhân khác.
  • Tìm kiếm cơ sở hỗ trợ để cai thuốc lá.
  • Uống nhiều nước và trà xanh.
  • Thực hiện một số mẹo cai thuốc lá lành mạnh bằng các hoạt động thể chất như tập thể dục, thể thao, đi bộ nhanh, khiêu vũ để giúp giảm cơn thèm thuốc lá.
  • Kiểm soát tâm trạng là rất cần thiết với những người hút thuốc lá do căng thẳng.

4. Những thói quen có lợi cho sức khỏe

Để có sức khỏe tốt, bên cạnh việc bỏ thuốc lá, bạn nên xây dựng cho mình lối sống lành mạnh với một số biện pháp như:

  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thêm chất xơ, vitamin,… vào chế độ ăn.
  • Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm và ngủ sớm trước 23 giờ.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng bằng các biện pháp như thiền, tắm nước ấm,… kết hợp các liệu pháp thư giãn.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần với các bài tập như đi bộ, yoga,… giúp cơ thể thư giãn, cải thiện tuần hoàn máu và nâng cao sức khỏe tổng thể.
  • Duy trì tư thế đúng khi làm việc và sinh hoạt giúp máu lưu thông tốt hơn.

5. Tổng kết

Có thể thấy rằng, hút thuốc lá có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan trong cơ thể như Phổi, Tim, Gan, Mắt,… và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, để có sức khỏe tốt, bỏ hút thuốc lá và xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh là rất cần thiết. Bỏ thuốc lá là biện pháp không chỉ giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân mà còn bảo vệ những người xung quanh khỏi tác hại của khói thuốc.

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

1. Vinmec: https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/tac-hai-cua-hut-thuoc-la-toi-suc-khoe-vi#:~:text=H%C3%BAt%20thu%E1%BB%91c%20l%C3%A1%20c%C3%B3%20th%E1%BB%83,M%E1%BA%AFc%20b%E1%BB%87nh%20lao.

Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)