Tìm kiếm

Tìm hiểu về nhiệt miệng: nguyên nhân và cách thức điều trị

Nhiệt miệng là tình trạng viêm loét ở miệng phổ biến mà mọi người đều có thể bị mắc phải và nó gây không ít phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày. Các vết loét này nếu không được điều trị tức thời thì sẽ trở nên nghiêm trọng và gây mệt mỏi, cản trở quá trình ăn uống, hấp thụ dinh dưỡng của người bệnh.

Vậy đâu là nguyên nhân của nhiệt miệng và cách điều trị tình trạng này thế nào, Dược Bình Đông sẽ chia sẻ cho bạn trong bài viết dưới đây. Cùng đón đọc bài viết để hiểu thêm về nhiệt miệng, rút ngắn thời gian điều trị và phòng ngừa tái phát.

1. Giới thiệu về nhiệt miệng

Nhiệt miệng, hay còn gọi là loét miệng, lở miệng. Đây là hiện tượng viêm nhiễm ở phía trong miệng với dấu hiệu nhận biết như: 

  • Những vết loét nông, nhỏ ở niêm mạc miệng 
  • Các vết loét này thường có kích thước dưới 1cm
  • Vết loét có màu trắng, sau một thời gian sẽ chuyển sang màu vàng 
  • Vùng da xung quanh vết loét thường tấy đỏ
  • Vết viêm loét gây đau nhức khó chịu khi ăn uống, nói chuyện
hình ảnh người phụ nữ đang bị đẹn
Hình ảnh vết nhiệt miệng 

Các vết loét có thể xuất hiện ở các vị trí như môi, lưỡi, mặt trên của miệng, đáy nướu, mặt trong của má. Đi kèm với các vết loét này, đôi khi người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như khó chịu, sốt, sưng hạch bạch huyết.. Vết loét và cơn đau từ các triệu chứng thường hết sau 7-10 ngày và chúng mất từ 1-3 tuần để lành hẳn. Với các trường hợp nhiệt miệng nghiêm trọng hoặc vết loét lớn thì sẽ cần nhiều thời gian hơn.

2. Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Các vết nhiệt miệng có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào và cho tới nay, vẫn chưa có nguyên nhân chính xác cho tình trạng nhiệt miệng này. Tuy nhiên, một số yếu tố được cho là nguyên nhân gây nhiệt ở miệng, môi, má. Cùng tham khảo một số nguyên nhân dưới đây.

2.1. Nguyên nhân do bệnh lý

  • Do vi khuẩn gây viêm loét dạ dày: Tình trạng nhiệt miệng xuất hiện thường xuyên, tái đi tái lại trong thời gian dài có thể do bạn mắc phải vi khuẩn Helicobacter pylori – vi khuẩn gây viêm loét dạ dày tá tràng. Khi vi khuẩn này trú ngụ trong khoang miệng thì sẽ gây ra nhiệt miệng liên tục trong thời gian dài.
  • Do rối loạn hệ thống miễn dịch: Những người mắc bệnh về hệ thống miễn dịch thường phải đối mặt với những vết loét phức tạp. 
  • Do mắc các bệnh răng miệng: Các vết nhiệt miệng cũng có thể do bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng như viêm lợi, viêm tủy răng, sâu răng,… Bởi khi bạn bị các vấn đề về răng, nướu,… nếu không điều trị nhanh chóng và dứt điểm thì vi khuẩn sẽ tấn công, gây ra các vết nhiệt miệng.
Hình ảnh đứa trẻ đang bị đẹn trong miệng
Hình ảnh vết nhiệt miệng 

2.2. Nguyên nhân không phải do bệnh lý

  • Do niêm mạc miệng bị tổn thương: Đây là nguyên nhân phổ biến của tình trạng nhiệt miệng. Lớp niêm mạc phía trong khoang miệng rất mỏng và nhạy cảm nên những tác động mạnh như đánh răng quá mạnh hay vô tình cắn phải,… đều có thể gây trầy xước, chảy máu niêm mạc. Những vết thương này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây viêm loét. 
  • Do sản phẩm chăm sóc răng miệng không phù hợp: Việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng không phù hợp cũng là nguyên nhân gây nhiệt miệng. Như đã chia sẻ, niêm mạc phía trong khoang miệng rất nhạy cảm nên nó có thể bị kích ứng bởi các chất làm sạch như sodium lauryl sulfate và gây nhiệt miệng liên tục. 
  • Do ăn nhiều thực phẩm cay, nóng, chứa nhiều axit: Những thực phẩm chiên rán, với hương vị cay nồng, đậm đà là món khoái khẩu của không ít người, nhưng đây cũng là nguyên nhân gây nhiệt miệng thường xuyên. Các thực phẩm nóng, cay có thể gây bỏng miệng, nóng trong người dẫn đến loét miệng. Bên cạnh đó, các món ăn chứa nhiều axit, vị chua có thể gây ra vết loét trong khuôn miệng. Việc sử dụng thường xuyên các thực phẩm trên không chỉ khiến cho nhiệt miệng kéo dài mà còn dễ tái phát thường xuyên. 
  • Do rối loạn nội tiết, căng thẳng: Nguyên nhân này thường xuất hiện ở các chị em phụ nữ. Thay đổi nội tiết (thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt) gây tăng thân nhiệt thất thường, nóng trong, nhiệt miệng. Tương tự, căng thẳng, stress cũng gây nhiệt miệng và đôi khi đi kèm với sốt cao, mệt mỏi. 
Hình ảnh người phụ nữ đang bị stress trong công việc
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng
  • Do thiếu vitamin: Khi cơ thể thiếu hụt các vitamin, khoáng chất thiết yếu như kẽm, sắt, vitamin B12, axit folic,… các vết nhiệt miệng cũng có thể xuất hiện. 
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: Việc thường xuyên sử dụng các loại thuốc sau cũng có thể là nguyên nhân của các vết nhiệt miệng như: Thuốc chống viêm không steroid, thuốc chẹn beta, nicotin đường uống, thuốc hóa trị, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc điều trị cao huyết áp,..

3. Nhiệt miệng có nguy hiểm không?

Nhiệt miệng với các vết loét thông thường không phải bệnh lý nghiêm trọng và chúng có thể tự biến mất sau khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi tình trạng của vết loét thường xuyên và không nên quá chủ quan. Bởi tình trạng nhiệt miệng kéo dài có thể là dấu hiệu của các bệnh lý, thậm chí là bệnh ung thư miệng. Bạn nên thăm khám bác sĩ khi có các biểu hiện sau:

  • Nhiệt miệng gây quá nhiều đau đớn và khó khăn trong sinh hoạt
  • Nốt loét nhiệt miệng có kích thước lớn bất thường
  • Vết loét kéo dài hơn 3 tuần và ngày càng lớn
  • Nhiệt miệng tái đi tái lại thường xuyên dù bạn đã áp dụng những biện pháp tự điều chỉnh để ngăn ngừa
  • Nhiệt miệng đi kèm sốt

4. Phương pháp điều trị khi bị nhiệt miệng

4.1. Phương pháp dân gian

Với các trường hợp nhiệt miệng nhẹ, các vết loét đơn giản, bạn có thể tham khảo các phương pháp điều trị dân gian có thể dùng ngay tại nhà như: 

  • Dùng nước muối: nước muối là một phương thức quen thuộc để làm sạch răng miệng của người Việt. Việc giữ cho khoang miệng sạch sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công và giảm nhiệt miệng, giúp các vết loét nhanh lành. Lưu ý chỉ nên pha nước muối loãng và sử dụng 3-4 lần một ngày, đặc biệt là dùng vào buổi sáng và sau bữa ăn. 
  • Dùng mật ong: mật ong cũng được xem là một trong những dược liệu hiệu quả giúp kháng viêm, ức chế vi khuẩn. Việc sử dụng mật ong mỗi ngày có thể giúp tiêu viêm, điều trị nhiệt miệng. Bạn có thể dùng bằng các ngậm hoặc bôi mật ong nguyên chất lên vết loét 2-3 phút rồi nuốt. Mỗi ngày dùng 2-3 lần cho đến khi thuyên giảm.
Hình ảnh về mật ong nguyên chất giúp điều trị nhiệt miệng
Sử dụng mật ong để điều trị nhiệt miệng tại nhà
  • Dùng trà hoa cúc: đây là phương thức vừa dễ thực hiện mà vừa hiệu quả. Trong thành phần của trà hoa cúc chứa chất Azulene và Levomenol có tác dụng chống viêm, sát trùng rất tốt, giúp điều trị các vết loét miệng. Sử dụng trà hoa cúc để súc miệng 3-4 lần mỗi ngày giúp thanh nhiệt, giải độc gan và đẩy nhanh quá trình chữa lành của nhiệt miệng. 

4.2. Phương pháp Tây y

Tình trạng nhiệt miệng khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống bởi các vết loét gây đau, khó chịu khi ăn uống, nói chuyện. Vậy nên mọi người thường lựa chọn phương pháp uống thuốc để điều trị nhiệt miệng nhanh chóng. Dưới đây là các loại thuốc thường được dùng khi bị nhiệt miệng:

  • Thuốc kháng sinh: loại thuốc được sử dụng phổ biến là biseptol chứa hoạt chất trimethoprim và sulfamethoxazole. Thuốc này được dùng khi nhiệt miệng kèm theo bội nhiễm và cần tiêu viêm, giảm sưng nhanh chóng.
  • Thuốc kháng nấm: itraconazole, fluconazole hay nystatin, các thuốc này dùng cho các trường hợp nhiệt miệng có nhiễm nấm.
  • Thuốc kháng viêm corticosteroid: phương pháp này được dùng cho các trường hợp nhiệt miệng nặng, kéo dài do sức đề kháng kém. 
  • Viên uống sắt, kẽm và vitamin: thiếu hụt kẽm, sắt và vitamin B, vitamin C cũng nằm trong các nguyên nhân gây nhiệt miệng nên để điều trị nhiệt miệng thì bạn cần bổ sung đầy đủ vitamin và các loại khoáng chất này. Các viên uống sẽ giúp bổ sung nhanh chóng với hàm lượng cao và đem lại hiệu quả tức thời. 

4.3. Phương pháp Đông y

Trong Đông Y cũng có không ít bài thuốc chữa nhiệt miệng với cách dùng đa dạng, từ thuốc ngậm tới thuốc uống. 

Bài thuốc ngậm: 

  • Xuyên tâm liên: Sắc lá Xuyên tâm liên lấy nước để vừa súc vừa ngậm, thực hiện 3 – 4 lần mỗi ngày
  • Hoàng liên: Sắc 20g Hoàng liên với 100ml nước, ngậm 3 – 4 lần mỗi ngày.
  • Đại thanh diệp: Sắc 15g Đại thanh diệp và 50g mật ong, lấy nước ngậm nhiều lần trong ngày.

Bài thuốc uống: 

Các bài thuốc này sẽ có dược tính cao hơn và dùng khi các vết loét gây đau đớn, khó ăn đi kèm với đau đầu, táo bón,…

  • Bài thuốc 1: 
    • Chuẩn bị: 30g Thạch cao, 20g Huyền sâm, 20g Sinh kỳ, 15g Sinh địa, 15 Ngưu tất, 10g Tri mẫu. 
    • Thực hiện: Sắc uống 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi chiều.
  • Bài thuốc 2: 
    • Chuẩn bị: 12g Ngân hoa, 12g Liên kiều, 10g Tri mẫu, 10g Hoàng bá, 12g Sinh địa, 10g Huyền sâm, 16g Tía tô, 16g Bạch mao căn, 16g Mạch môn, 12g Sa sâm, 12g Ngưu tất, 12g Mẫu lệ, 16g Lá tre, 16g Cát căn, 20g Cỏ mực, 10g Trần bì
    • Thực hiện: Sắc lấy nước uống 3 lần mỗi ngày, duy trì từ 5 – 7 ngày.
  • Bài thuốc 3: 

4.4. Các món ăn hỗ trợ điều trị nhiệt miệng

Chế độ ăn uống cũng có tác động rất lớn tới tình trạng nhiệt miệng của mỗi người. Một vài món ăn còn có tác dụng làm các vết loét nhanh biến mất. 

Chè bí đỏ, đậu xanh: 

    • Chuẩn bị: 150g bí đỏ, 100g đậu xanh, đường trắng với lượng vừa đủ. 
    • Thực hiện: Bí đỏ gọt vỏ, thái miếng to. Đậu xanh đem vo sạch rồi cho cùng bí đỏ vào nồi, nấu tới khi chín mềm thì thêm đường, múc ra bát để nguội rồi dùng.

Canh rau cần – óc lợn: 

    • Chuẩn bị: 1 óc lợn, 10 quả táo tàu, 100g rau cần và gia vị vừa đủ. 
    • Thực hiện: Nấu chín óc lợn và táo nấu, sau đó cho rau cần đã rửa sạch thái ngắn vào, đun thêm một lát, nêm gia vị là được. Có thể ăn cùng cơm.

Rau diếp cá:  

    • Chuẩn bị: 100g diếp cá tươi 
    • Thực hiện: Xay nhuyễn với nước rồi uống 2 – 3 lần mỗi ngày 

5. Cách phòng ngừa nhiệt miệng

Với các vết nhiệt miệng thông thường, không khó để phòng ngừa chúng và tránh tái phát. Bạn có thể tham khảo một trong số các phương pháp sau:

  • Vệ sinh răng miệng tốt để tránh vi khuẩn và nấm tấn công gây viêm loét
  • Tránh làm tổn thương niêm mạc trong quá trình đánh răng, ăn uống
  • Đảm bảo đầy đủ dưỡng chất trong chế độ ăn uống, nên ăn các món luộc, rau củ, trái cây,…
  • Hạn chế đồ ăn nhanh, các món cay nóng, nhiều dầu mỡ như chiên, rán, xào,…
  • Súc miệng bằng nước muối pha loãng mỗi ngày.

6. Tổng kết

Tình trạng nhiệt miệng nên được xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày. Dược Bình Đông đã chia sẻ với các bạn về nguyên nhân và các phương pháp điều trị nhiệt miệng. Bạn cần quan sát kỹ tình trạng của mình để lựa chọn cách thức xử trí phù hợp. Đối với trường hợp nhiệt miệng kéo dài hoặc có các vết loét phức tạp thì nên thăm khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán chính xác và điều trị dứt điểm. 

Nếu bạn đang gặp vấn đề nhiệt miệng cũng như các vấn đề về sức khỏe khác, bạn có thể truy cập https://www.binhdong.vn/cam-nang-suc-khoe/ của Dược Bình Đông để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích cho việc điều trị bệnh tốt hơn. Bên cạnh đó, để được tư vấn các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, vui lòng liên hệ Hotline (028)39 808 808, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất.

7. Câu hỏi thường gặp

Phần trả lời: Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty sản xuất thuốc Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

  • Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
  • Nguồn gốc dược liệu: Việc sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ cây thuốc quý giá. Những nguồn tài nguyên quý này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đem đến nhiều phương pháp điều trị tự nhiên và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
  • Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
  • Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.

Với các vết nhiệt miệng thông thường, không khó để phòng ngừa chúng và tránh tái phát. Bạn có thể tham khảo một trong số các phương pháp sau:

  • Vệ sinh răng miệng tốt để tránh vi khuẩn và nấm tấn công gây viêm loét
  • Tránh làm tổn thương niêm mạc trong quá trình đánh răng, ăn uống
  • Đảm bảo đầy đủ dưỡng chất trong chế độ ăn uống, nên ăn các món luộc, rau củ, trái cây,…
  • Hạn chế đồ ăn nhanh, các món cay nóng, nhiều dầu mỡ như chiên, rán, xào,…
  • Súc miệng bằng nước muối pha loãng mỗi ngày.

Nhiệt miệng với các vết loét thông thường không phải bệnh lý nghiêm trọng và chúng có thể tự biến mất sau khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, bạn cần theo dõi tình trạng của vết loét thường xuyên và không nên quá chủ quan. Bởi tình trạng nhiệt miệng kéo dài có thể là dấu hiệu của các bệnh lý, thậm chí là bệnh ung thư miệng. Bạn nên thăm khám bác sĩ khi có các biểu hiện sau:

  • Nhiệt miệng gây quá nhiều đau đớn và khó khăn trong sinh hoạt
  • Nốt loét nhiệt miệng có kích thước lớn bất thường
  • Vết loét kéo dài hơn 3 tuần và ngày càng lớn
  • Nhiệt miệng tái đi tái lại thường xuyên dù bạn đã áp dụng những biện pháp tự điều chỉnh để ngăn ngừa
  • Nhiệt miệng đi kèm sốt
Chăm sóc sức khỏe tại nhà

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)