Tìm kiếm

Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả đau lưng giữa

Hình ảnh người phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm dẫn tới đau lưng giữa và cảm thấy không thoải mái

Đau lưng giữa không phải là triệu chứng thường gặp. Tuy nhiên, triệu chứng này tiềm tàng nhiều nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời sẽ chuyển sang tình trạng mãn tính và khiến người bệnh gặp trở ngại trong vận động, làm giảm chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, đau lưng giữa cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Cùng Dược Bình Đông tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng đau lưng giữa trong bài viết này nhé.

1. Tìm hiểu về đau lưng giữa

Đau lưng giữa là tình trạng khó chịu và đau nhức ở phần đốt sống vùng ngực đến cuối khung sườn (T1 -T12). Phần lưng giữa bao gồm xương đốt sống, tủy sống, dây thần kinh, đĩa đệm, cơ, mạch máu, gân và dây chằng. Tổn thương của bất kỳ vùng nào của lưng giữa đều có thể gây đau từ mức độ nhẹ đến nặng.

1.1. Triệu chứng của đau lưng giữa

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên cơn đau, mà ở mỗi người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp sẽ xuất hiện những triệu chứng như:

  • Đau cơ
  • Phần lưng đau nhói, kéo dài âm ỉ
  • Cảm giác khó chịu, nóng rát
  • Căng/cứng cơ 

Khi bệnh tiến triển nặng, các triệu chứng có thể xuất hiện như:

  • Tê, ngứa ran ở chân, tay hoặc ngực.
  • Đau ngực.
  • Yếu chân/tay.
  • Mất kiểm soát đường ruột và bàng quang.
Hình ảnh người phụ nữ bị đau lưng giữa và cảm thấy rất khó chịu
Tổn thương bất kỳ vùng nào ở lưng giữa đều có thể gây đau từ mức độ nhẹ đến nặng

1.2. Đau lưng giữa có nguy hiểm không?

Nếu không có điều trị sớm, cơn đau ở giữa sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho người bệnh như:

  • Chuyển động bị hạn chế: Người bệnh sẽ khó thực hiện chuyển động, chẳng hạn như vặn mình, xoay người, đứng, ngồi, đi lại,… Hoạt động cột sống ít linh hoạt hơn.
  • Sức lao động bị suy giảm: Đau lưng giữa sẽ khiến năng suất lao động bị suy giảm. Người bệnh gặp hạn chế khi muốn thực hiện các động tác mạnh, bê vật nặng,…
  • Đau nhức kéo dài: Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, mức độ đau lưng giữa sẽ tăng lên theo thời gian và chuyển sang mãn tính. Những cơn đau nhức kéo dài sẽ hành hạ người bệnh và gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống.
  • Tàn phế: Người bệnh có nguy cơ đối mặt tình trạng cột sống biến dạng, xương khớp tê liệt hay thậm chí là tàn phế khi không chữa trị kịp thời. Các biến chứng nặng hơn không chỉ tác động trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh mà còn gây nhiều cản trở trong việc điều trị.

2. Nguyên nhân gây đau lưng giữa

Đau lưng giữa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Cùng Dược Bình Đông tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung dưới đây nhé.

2.1. Nguyên nhân do bệnh lý xương khớp

Một số bệnh lý xương khớp có thể gây ra triệu chứng đau lưng giữa bao gồm: 

  • Thoái hóa cột sống lưng: Tình trạng của sụn và xương dưới sụn bị hao mòn, có thể làm giảm tính linh hoạt của cột sống và gây đau ở người bệnh. Khi cột sống bị thoái hóa dần theo thời gian đến mức nghiêm trọng có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm hay hình thành gai cột sống.
  • Thoát vị đĩa đệm: Nhân nhầy giữa các đốt sống bị tràn ra ngoài gây áp lực lớn lên các dây thần kinh, làm người bệnh phải chịu những cơn đau nhức. Cơn đau không chỉ tập trung ở lưng, mà còn lan nhanh dọc theo dây thần kinh vận động, và thậm chí có thể lan ra chân.
Hình ảnh người phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm dẫn tới đau lưng giữa và cảm thấy không thoải mái
Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh có thể gây đau lưng giữa
  • Đau thần kinh tọa: Cơn đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, từ thắt lưng đến một phần của chân. Bệnh thường xuất hiện ở 1 bên của cơ thể và có thể gây đau trên toàn bộ hệ thống cột sống, bao gồm cả lưng giữa.
  • Viêm cột sống dính khớp: Người bệnh bị viêm cột sống thường đau, cứng khớp ở vùng lưng. Theo thời gian, các đốt sống dính lại thành một khối với nhau. Người bệnh chịu ảnh hưởng rất lớn tới tư thế cũng như khả năng vận động.
  • Cong vẹo cột sống: Tình trạng khi cột sống mất đi đường cong sinh lý tự nhiên, có thể nghiêng sang phải hoặc trái so với cột sống ban đầu. Nếu không can thiệp kịp thời, cột sống sẽ phải chịu áp lực rất lớn và gây ra nhiều đau đớn, khó chịu. Vùng lưng giữa chính là vị trí dễ bị tổn thương nhất.

2.2. Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân do bệnh lý trên, tình trạng đau lưng giữa còn có thể đến từ những yếu tố nhỏ trong cuộc sống như:

  • Thói quen: Thói quen ngồi, đứng, đi lại sai tư thế có thể chính là tác nhân gây ra cơn đau lưng giữa. Mặt khác, tư thế hoạt động không chính xác khiến dây chằng và các nhóm cơ phải gắng hết sức để duy trì cân bằng cơ thể. Kéo dài tình trạng này không chỉ gây đau mà còn có thể gây tổn thương mô mềm và tạo nên những cơn đau liên tục.
  • Chấn thương: Do các đốt sống T1 – T12 có cấu trúc chặt chẽ hơn hẳn so với đốt sống cổ hay thắt lưng, nên vùng lưng giữa rất hiếm bị tổn thương. Tuy nhiên, nguy cơ tổn thương vùng này vẫn có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Nguyên nhân của phần lớn trường hợp khiến lưng giữa bị thương đó là: té cầu thang, chấn thương thể thao, tai nạn xe cộ,…
  • Béo phì: Cân nặng ảnh hưởng lớn đến mức độ đau lưng. Khi trọng lượng cơ thể bạn tăng lên khiến áp lực lên đốt sống lưng càng lớn, nguy cơ đau lưng sẽ càng cao. Do đó thừa cân, béo phì có thể gia tăng căng thẳng lên xương, cơ, khớp ở lưng gây ra tình trạng đau nhức. 

3. Hướng dẫn chẩn đoán đau lưng giữa

Đau lưng giữa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, vì vậy để có hướng điều trị chính xác nhất, bạn cần thăm khám cùng bác sĩ sớm nhất có thể. Để chẩn đoán đau lưng giữa, bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng và lịch sử bệnh. Sau đó, người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện một số kiểm tra như:

Kiểm tra tình trạng vận động

Bác sĩ sẽ kiểm tra cột sống, xương chậu, cánh tay và chân. Đây là những vị trí liên quan đến đau lưng giữa. Hướng dẫn người bệnh thực hiện một số động tác vận động để kiểm tra tính linh hoạt của các khớp. Sau khi thực hiện động tác được yêu cầu, phản ứng của người bệnh sẽ giúp các bác sĩ xác định mức độ và phạm vi của cơn đau.

Kiểm tra phản xạ thần kinh

Các bài kiểm tra nhỏ về phản xạ thần kinh giúp bác sĩ xem xét chức năng tủy sống và dây thần kinh. Trong quá trình kiểm tra, người bệnh cần cử động ngón chân hoặc ngón tay (vị trí tập trung các đầu dây thần kinh).

Thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Phương pháp hình ảnh sẽ giúp các bác sĩ xác định nguyên nhân chính xác gây đau lưng là do chấn thương, thoái hóa, u xương hoặc tổn thương mô xung quanh các khớp. Các phương pháp chẩn đoán chuyên sâu thường dùng trong trường hợp đau lưng giữa:

  • Chụp X-quang
  • Chụp MRI
  • Chụp CT

Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây đau, mức độ tổn thương ở cột sống cũng như các vùng liên quan khác sau khi nhận được các kết quả kiểm tra. Căn cứ vào chẩn đoán này, bác sĩ sẽ đưa ra một phác đồ điều trị giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau lưng, hạn chế, ngăn ngừa biến chứng nặng và duy trì chức năng vận động.

4. Điều trị đau lưng giữa

Căn cứ vào nguyên nhân và mức độ đau lưng giữa sẽ tương ứng với những cách điều trị khác nhau. Tìm hiểu một số phương pháp điều trị đau vùng lưng giữa hiệu quả dưới đây:

4.1. Phương pháp giảm đau tại nhà

Những phương pháp điều trị tại nhà thường được ưu tiên thực hiện trước. Tuy nhiên sau khi thực hiện, tình trạng đau lưng giữa vẫn không cải thiện, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt.

  • Chườm đá: Sử dụng đá chườm vào vùng lưng giữa để giảm viêm. Sau khi những cơn đau đã giảm bớt, bạn có thể chườm nóng để tăng cường lưu thông máu.
  • Vận động đúng cách: Bạn có thể tham khảo một số bài tập tăng cường sức mạnh cơ lưng, kéo căng cột sống lưng để cải thiện tình trạng đau nhức.
  • Cải thiện tư thế: Khi nâng các vật nặng, người bệnh nên giữ lưng thẳng và chỉ sử dụng sức mạnh chân để nâng vật. Đối với nhân viên văn phòng, sau khoảng 45-60 phút ngồi làm việc, bạn có thể đứng lên xoay/vặn người hoặc đi lấy nước, vào nhà vệ sinh,… tránh việc ngồi quá lâu gây tác động xấu đến sức khỏe khớp.

4.2. Phương pháp Tây y

Sử dụng thuốc Tây

  • Thuốc giảm đau OTC (không kê đơn) như Ibuprofen và Naproxen giúp giảm thiểu sự khó chịu ở vùng lưng. Tuy nhiên, bạn cần xem xét ý kiến dược sĩ, bác sĩ trước khi dùng thuốc.
  • Ngoài ra tùy theo nguyên nhân và mức độ của đau lưng giữa, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ hay tiêm steroid

Phẫu thuật 

Khi các phương pháp chữa đau lưng giữa trước đó không đem lại hiệu quả như mong đợi hoặc người bệnh đau lưng giữa có biểu hiện mất kiểm soát ruột hay bàng quang, có thể cân nhắc thực hiện phẫu thuật. 

Đây là phương pháp có tỷ lệ thành công cao trong việc loại bỏ những tác nhân gốc gây đau lưng. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có thể gây biến chứng hoặc ngay cả khi phẫu thuật thành công thì người bệnh vẫn có thể tái phát. Vì thế, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ càng tình hình người bệnh mới đưa ra chỉ định này. 

4.3. Phương pháp Đông y 

Ngoài việc sử dụng phương pháp Tây y, các bài thuốc Đông y cũng là một cách được nhiều người lựa chọn để giảm đau lưng giữa. Cụ thể một số bài thuốc Đông y chữa đau lưng giữa bao gồm:

Bài thuốc với Lá lốt

  • Chuẩn bị: 200g Lá lốt tươi, 400g muối hạt và 1 tấm vải sạch mỏng.
  • Thực hiện: Rửa sạch Lá lốt tươi rồi đem giã nát. Cho Lá lốt đã giã cùng muối hạt lên chảo, rang đều khi khi nóng thì cho sang miếng vải, bọc lại, đắp lên phần lưng giữa đang đau nhức. Thực hiện trong vòng 1 tuần liên tục, 2-3 lần/ngày.

Bài thuốc với cây Chìa vôi

  • Chuẩn bị: 30g Chìa vôi, 20g rễ Trinh nữ, 20g Thích hiện, 20g Thổ ngưu tất, 20g Chùm gửi.
  • Thực hiện: Rửa sạch rồi sắc cùng nước. Chia đều nước sắc thành 3 phần, uống trong ngày.

Bài thuốc với Ngải cứu

  • Chuẩn bị: 300g lá Ngải cứu
  • Thực hiện: Rửa sạch lá Ngải cứu, đem xay nhuyễn ra cùng 300ml nước. Chắt hỗn hợp để lấy nước rồi pha cùng 3 thìa cà phê mật ong. Chia 2 lần uống vào sáng và tối mỗi ngày.

5. Phòng ngừa đau lưng giữa

Để ngăn ngừa đau lưng giữa, bạn có thể chú ý một số điểm sau:

  • Chú ý điều chỉnh tư thế: Như đã đề cập ở trên, ngồi, đứng, đi lại sai tư thế là một trong những nguyên nhân gây đau lưng giữa. Vì thế, chú ý điều chỉnh tư thế sớm giúp bạn hạn chế tình trạng đau nhức. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với người chưa bị tổn thương xương khớp vùng lưng.
  • Kiểm soát tốt cân nặng: Cân nặng ảnh hưởng trực tiếp đến áp lực lên cột sống. Vì thế kiểm soát tốt cân nặng giúp giảm bớt căng thẳng lên cơ xương khớp vùng lưng, hạn chế những cơn đau nhức. Bạn nên kết hợp đồng thời cả chế độ ăn uống và các bài tập phù hợp với cơ thể mình.
  • Phân phối thời gian nghỉ ngơi và làm việc một cách hợp lý để tránh căng thẳng hoặc áp lực liên tục. 
  • Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể thao
  • Bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày các chất dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là canxi, magiê và kali. 
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để xác định sớm các dấu hiệu ban đầu của bệnh. 

6. Tổng kết

Trong bài viết này, Dược Bình Đông vừa tổng kết một số nội dung sơ lược về tình trạng đau lưng giữa cũng như cách điều trị, phòng ngừa. Hy vọng sau bài viết bạn đọc có thể biết thêm thông tin để bảo vệ sức khỏe xương khớp, cột sống của mình và gia đình. Hơn hết, tình trạng đau lưng giữa dù hiếm gặp nhưng lại tồn tại nhiều nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, ảnh hưởng đến không chỉ sức khoẻ mà cả cuộc sống của người bệnh.

Hiểu được sự quan trọng của việc phòng ngừa và điều trị chứng đau lưng giữa, Dược Bình Đông cho ra mắt 2 sản phẩm là Thảo Linh Tiên Dưỡng Cốt Bình Đông nhằm hỗ trợ khắc phục triệu chứng đau lưng giữa, nuôi dưỡng xương khớp cũng như nâng cao sức khỏe xương khớp.

Thảo Linh Tiên là giải pháp hữu hiệu làm giảm đau lưng giữa kéo dài dữ dội. Sản phẩm là sự kết hợp của nhiều loại thảo dược thiên nhiên như Dây Đau Xương, Đảng Sâm, Tang Thầm, Kê Huyết Đằng, Đỗ Trọng, Ngưu Tất… hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay do viêm khớp, thoái hóa khớp hay phong thấp, đồng thời hỗ trợ cải thiện các bệnh liên quan đến xương khớp rất hữu hiệu.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe thảo linh tiên hỗ trợ điều trị đau lưng giữa hiệu quả
Thảo Linh Tiên là giải pháp xoa dịu cơn đau lưng dữ dội

Dưỡng Cốt Bình Đông là sự phối hợp hài hòa của những vị thuốc Đông y cổ truyền bao gồm Cốt toái bổ, Cẩu tích, Ngưu tất, Đỗ trọng, Câu kỷ tử, Hoàng tinh kết hợp cùng công nghệ hiện đại mang đến công dụng hỗ trợ giảm cơn đau vùng lưng giữa lan xuống hông, cẳng chân,… do đau thần kinh tọa. Đồ ng thời, sản phẩm này còn giúp giảm các triệu chứng do viêm khớp mãn tính như đau lưng, đau nhức xương khớp, tê mỏi tay chân,…

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe dưỡng cốt bình đông hỗ trợ điều trị đau lưng giữa hiệu quả
Dưỡng Cốt Bình Đông hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp đặc biệt vùng thắt lưng

Thảo Linh TiênDưỡng Cốt Bình Đông là hai sản phẩm của Dược Bình Đông – công ty với hơn 70 năm kinh nghiệm chuyên sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe đầy uy tín trên thị trường. Để cơn đau lưng không còn là nỗi ám ảnh, hãy tìm hiểu Thảo Linh Tiên Dưỡng Cốt Bình Đông qua website Dược Bình Đông hoặc liên hệ hotline (028)39 808 808 để được hỗ trợ nhanh nhất. 

7. Câu hỏi thường gặp

Những phương pháp điều trị tại nhà thường được ưu tiên thực hiện trước. Tuy nhiên sau khi thực hiện, tình trạng đau lưng giữa vẫn không cải thiện, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt.

  • Chườm đá: Sử dụng đá chườm vào vùng lưng giữa để giảm viêm. Sau khi những cơn đau đã giảm bớt, bạn có thể chườm nóng để tăng cường lưu thông máu.
  • Vận động đúng cách: Bạn có thể tham khảo một số bài tập tăng cường sức mạnh cơ lưng, kéo căng cột sống lưng để cải thiện tình trạng đau nhức.
  • Cải thiện tư thế: Khi nâng các vật nặng, người bệnh nên giữ lưng thẳng và chỉ sử dụng sức mạnh chân để nâng vật. Đối với nhân viên văn phòng, sau khoảng 45-60 phút ngồi làm việc, bạn có thể đứng lên xoay/vặn người hoặc đi lấy nước, vào nhà vệ sinh,… tránh việc ngồi quá lâu gây tác động xấu đến sức khỏe khớp.

Nếu không có điều trị sớm, cơn đau ở giữa sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho người bệnh như:

  • Chuyển động bị hạn chế: Người bệnh sẽ khó thực hiện chuyển động, chẳng hạn như vặn mình, xoay người, đứng, ngồi, đi lại,… Hoạt động cột sống ít linh hoạt hơn.
  • Sức lao động bị suy giảm: Đau lưng giữa sẽ khiến năng suất lao động bị suy giảm. Người bệnh gặp hạn chế khi muốn thực hiện các động tác mạnh, bê vật nặng,…
  • Đau nhức kéo dài: Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, mức độ đau lưng giữa sẽ tăng lên theo thời gian và chuyển sang mãn tính. Những cơn đau nhức kéo dài sẽ hành hạ người bệnh và gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống.
  • Tàn phế: Người bệnh có nguy cơ đối mặt tình trạng cột sống biến dạng, xương khớp tê liệt hay thậm chí là tàn phế khi không chữa trị kịp thời. Các biến chứng nặng hơn không chỉ tác động trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh mà còn gây nhiều cản trở trong việc điều trị.

Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

  • Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động … 
  • Nguồn gốc dược liệu: Dược liệu có vai trò quan trọng trong ngành Y dược nước nhà, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược để sản xuất thuốc chữa bệnh và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tiêu chí bao gồm: Đặc điểm hình thái, Kiểm tra tinh khiết, Định tính, Định lượng. 
  • Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
  • Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP
Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)