Bật mí kinh nghiệm trị đau lưng bằng cây thuốc, bài thuốc Đông y hiệu quả

Sử dụng bài thuốc đông y để hỗ trợ điều trị bệnh đau lưng

Đau lưng là tình trạng đau nhức vùng lưng, có thể xảy ra đột ngột hay đau âm ỉ kéo dài. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sinh hoạt cũng như cột sống và hệ cơ xương khớp của bệnh nhân. Tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu một số kinh nghiệm Đông Y trị đau lưng hiệu quả nhé!

1. Đôi nét về tình trạng đau lưng và Đông Y trị đau lưng

1.1. Giới thiệu tình trạng đau lưng

Đau lưng là triệu chứng xảy ra khi các bộ phận, cấu trúc của vùng lưng bao gồm cơ, dây chằng, đĩa đệm, cột sống,… bị kích thích hoặc tổn thương. Đau lưng xảy ra phổ biến, bất kể đối tượng nào, từ người trẻ tuổi đến người lớn tuổi đều có thể gặp phải tình trạng này. Đặc biệt, những người như nhân viên văn phòng, người lao động chân tay, người béo phì, người mắc bệnh xương khớp, bệnh thận, người có thói quen hút thuốc sẽ có nguy cơ mắc đau lưng cao hơn. 

Tình trạng đau lưng có thể xảy ra ở các vị trí sau:

  • Đau một bên lưng trái hoặc đau lưng bên phải: Cảm giác đau chỉ xuất hiện một bên lưng của bệnh nhân. Nguyên nhân là do khớp ở đốt sống vùng chậu, thắt lưng hoặc hông bị sai lệch.
  • Đau phần lưng trên: Cơn đau xuất phát từ vùng cổ lan đến hết khung sườn, hay gặp ở vị trí từ đốt sống T1 đến T12. Các cơn đau xuất hiện đột ngột sau đó biến mất, một số trường hợp nặng cơn đau sẽ kéo dài dai dẳng, kèm theo triệu chứng tê, ngứa, yếu cơ.
  • Đau phần lưng dưới: Nguyên nhân do quá trình lão hoá tự nhiên gây ra. Bên cạnh đó, người chuyển động đột ngột, bê vác vật nặng sai tư thế, thừa cân béo phì, người bị chấn thương cũng có thể gặp phải đau phần lưng dưới. Triệu chứng đi kèm có thể bao gồm co thắt cơ, căng tức gây ra cảm giác khó chịu.
  • Đau phần lưng giữa: Tình trạng này có thể gặp ở mọi đối tượng. Các biểu hiện thường thấy bao gồm đau lưng âm ỉ hoặc dữ hội, ngực hoặc chân tay có cảm giác tê ngứa,…  

Bệnh nhân có thể nhận biết rằng mình đang gặp phải tình trạng đau lưng khi có các triệu chứng dưới đây:  

  • Đau lưng âm ỉ hoặc dữ dội, buốt nhói.  
  • Cứng cơ hoặc hạn chế cử động.
  • Cơn đau lan xuống chân hoặc cánh tay (trong trường hợp đau thần kinh tọa).
  • Có cảm giác mệt mỏi, khó chịu khi thực hiện các hoạt động hàng ngày. 

Đau lưng có thể xuất phát từ các vấn đề cơ xương khớp như thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, căng cơ, thoái hóa cột sống hoặc chấn thương. Ngoài ra, tình trạng đau lưng cũng có thể do các bệnh lý liên quan đến gan, thận, phổi, phụ khoa hoặc dạ dày. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện các cơn đau lưng có thể kể đến như tuổi tác, thói quen sinh hoạt, vận động sai tư thế, lối sống không lành mạnh, thừa cân, hoặc thói quen hút thuốc.  

Hình ảnh cô gái đang bị đau lưng

Tình trạng đau lưng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Khi có triệu chứng đau lưng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm và điều trị hợp lý, từ đó giảm thiểu ảnh hưởng đến cuộc sống và ngăn ngừa kịp thời các biến chứng nguy hiểm. Điều trị đau lưng kịp thời không chỉ giúp giảm đau, cải thiện chức năng cơ, xương, khớp của bệnh nhân mà còn ngăn ngừa tình trạng đau lưng trở thành mãn tính. 

1.2. Đau lưng theo góc nhìn Đông Y

Thắt lưng là phủ của Thận nên tình trạng đau thắt lưng có quan hệ mật thiết với các vấn đề ở tạng Thận. Theo Y Học Cổ Truyền, đau lưng được xếp vào chứng Yêu thống. 

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh cụ thể như sau:

Ngoại nhân:

  • Hàn thấp: Thường gặp ở những người sinh hoạt và làm việc ở nơi ẩm, lạnh lâu ngày hoặc bị cảm do hàn thấp, làm cho kinh lạc và khí huyết ở đường kinh mạch vùng thắt lưng bế tắc.
  • Thấp nhiệt: Bị cảm do hàn thấp hoặc tà khí thấp nhiệt lâu ngày không khỏi, dẫn đến việc tà khí lưu lại kinh lạc, hóa nhiệt mà gây ứ trệ.

Nội thương: Can chủ cân và thận chủ cốt tủy. Khi lao lực quá độ, sức yếu, người già hoặc mắc các bệnh lâu ngày làm cho thận tinh bị suy tổn, can huyết hư không nuôi được kinh mạch mà sinh bệnh. 

Bất nội ngoại nhân: Do chấn thương ở vùng lưng, sai tư thế khiến khí trệ huyết ứ, ảnh hưởng đến sự vận hành khí huyết.

Đau lưng được xếp vào chứng Yêu thống theo y học cổ truyền

Theo Y Học Cổ Truyền, đau lưng được xếp vào chứng Yêu thống

2. Các cây thuốc Nam trị đau lưng

Sử dụng cây thuốc Nam để điều trị đau lưng là phương pháp được đánh giá cao nhờ mang lại hiệu quả, an toàn, lành tính, nguyên liệu dễ tìm và tiết kiệm chi phí. Dưới đây là một số cây thuốc Nam phổ biến để điều trị đau lưng:  

2.1. Ngưu tất

Vị thuốc Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae) là phần rễ đã phơi hoặc sấy khô của cây Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume), thuộc họ Rau dền (Amaranthaceae). Đây là loại thảo dược quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc Y học cổ truyền, có tác dụng chống loãng xương, bảo vệ thần kinh,…

Một số đặc điểm của Ngưu tất theo Đông y:

  • Tính vị: Tính bình, vị chua, đắng.
  • Quy kinh: Can, Thận.
  • Công dụng: Mạnh gân cốt, bổ can thận, hoạt huyết thông kinh.
  • Chủ trị: Dùng để trị tình trạng đau lưng gối, mỏi gân xương, tăng huyết áp, chu kỳ kinh nguyệt không đều, bế kinh.

2.2. Cẩu tích

Vị thuốc Cẩu tích (Rhizoma Cibotii Culi) là phần thân rễ đã được loại bỏ lông và phơi hay sấy khô của cây Cẩu tích (Cibotium barometz (L.) J. Sm.), thuộc họ Cẩu tích (Dicksoniaceae). Theo Đông y, Cẩu tích có tác dụng chữa trị các chứng đau lưng, thấp khớp, đau dây thần kinh, tay chân nhức mỏi, khí hư bạch đới ở phụ nữ, tiểu nhiều lần ở người lớn tuổi. 

Theo Đông y, Cẩu tích có một số đặc điểm:

  • Tính vị: Tính ấm, vị ngọt, đắng.
  • Quy kinh: Thận, Can.
  • Tác dụng: Mạnh gân cốt, bổ Can Thận, trừ phong thấp.
  • Chủ trị: Phong hàn thấp, đau dây thần kinh tọa, đau lưng, tay chân nhức mỏi, đi tiểu nhiều,…

2.3. Dây đau xương

Tên khoa học của Dây đau xươngTinospora sinensis (Lour.) Merr, thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Đây là một vị thuốc Đông y có tác dụng chữa trị các triệu chứng liên quan đến xương khớp, thần kinh, tăng cường sức khỏe. 

Một số đặc điểm trong Đông y của Dây đau xương:

  • Tính vị: Tính mát, vị đắng.
  • Quy kinh: Can.
  • Công dụng: Khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc.
  • Chủ trị: Đau nhức xương khớp, mạnh gân hoạt cốt, phong thấp tê bại, chấn thương, rắn cắn.

2.4. Mộc qua

Mộc qua (hay còn được gọi là Tra tử, Thu mộc qua, Toan mộc qua,…) có tên khoa học là Chaenomeles lagenaria, họ Hoa hồng (Rosaceae). Đây là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc trị Đông Y. Vị thuốc này có tác dụng giảm đau, kháng viêm và đặc tính chống oxy hóa mạnh nên được sử dụng nhiều trong các bài thuốc nam trị viêm khớp.

Theo Y học cổ truyền, vị thuốc Mộc qua có một số đặc điểm sau:

  • Tính vị: Tính ấm, vị chua.
  • Quy kinh: Can, Thận, Phế, Tỳ, Vị.
  • Công dụng: Hòa vị, hóa thấp, khu phong cường tráng, tiêu viêm, bình can, hoạt lạc, trấn thống và thư cân.
  • Chủ trị: Phong thấp, thổ tả rút gân, tiêu chảy, kiết lỵ, nôn mửa ra chất chua.

2.5. Tang Thầm 

Tang thầm (hay còn gọi là quả dâu tằm, tang táo, tang thực, hắc thầm, ô thầm,…) có tên khoa học là Fructus Mori albae, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Tang thầm là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền, có công dụng chữa các bệnh do huyết hư sinh phong, can thận bất túc gây nên. 

Đặc điểm của Tang Thầm  theo Đông y:

  • Tính vị: Tính ấm, vị ngọt. 
  • Quy kinh: Kinh Tâm, Can, Thận.
  • Công dụng: Bổ âm và tạo máu, bổ can ích thận, tăng sinh dịch cơ thể, chống khát, nhuận tràng.
  • Chủ trị: Hoa mắt chóng mặt, tài tai ù điếc, đau lưng, mỏi gối, râu tóc mọc sớm, mất ngủ, táo bón, liệt nửa người, khó khăn khi vận động khớp,… 

2.6. Trinh nữ (Xấu hổ) 

Cây Trinh nữ (hay còn gọi là Xấu hổ, Mắc cỡ, Cỏ thẹn, Hàm tu thảo,…) có tên khoa học là Mimosa pudica L. var. hispida Brennan, thuộc họ Trinh nữ Mimosaceae. Trinh nữ được biết đến là một vị thuốc có khả năng hỗ trợ điều trị các vấn đề về xương cốt, bệnh lý ở gan và có tác dụng tốt với sức khỏe.

Đặc điểm của cây thuốc theo Đông y:

  • Tính vị: Tính hơi hàn, vị ngọt.
  • Quy kinh: Can, Thận.
  • Công dụng: Bồi bổ can thận, minh mục, mạnh lưng gối.
  • Chủ trị: Cường gân cốt, giảm triệu chứng đau lưng mỏi gối, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, an thần, tóc bạc sớm.

2.7. Đinh lăng

Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.) Harms., họ Nhân sâm (Araliaceae). Theo Y học cổ truyền, Đinh lăng được dùng để điều trị một số bệnh về cơ xương khớp, một số bệnh ở phụ nữ hoặc bệnh về da.  

Theo Đông y, vị thuốc Đinh lăng có một số đặc điểm như sau:

  • Tính vị: Tính bình, vị ngọt.
  • Quy kinh: Phế, Tỳ, Thận.
  • Công dụng: Lợi sữa, bổ khí, giải độc.
  • Chủ trị: Dùng trong các trường hợp suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, kém phát dục, tiêu hóa kém, ngủ kém, giúp lợi sữa, giải độc.

2.8. Tục đoạn

Vị thuốc Tục đoạn (Radix Dipsaci) là phần rễ đã được sấy hoặc phơi khô của cây Tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq), họ Tục đoạn (Dipsacaceae). Vị thuốc này có tác dụng cầm máu, giảm đau, làm lành vết thương, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị đau lưng, mỏi gối, gân xương co cứng,…

Trong Đông y, vị thuốc Tục đoạn có các đặc điểm như sau:

  • Tính vị: Tính ấm, vị đắng, cay, ngọt.
  • Quy kinh: Can, Thận.
  • Tác dụng: Cường cân cốt, bổ Can Thận, liền xương, an thai.
  • Chủ trị: Đầu gối và thắt lưng đau yếu, đứt gân sang chấn, gãy xương, trị rong kinh, di tinh, động thai, băng huyết, đới hạ.

2.9. Ba kích 

Ba kích (Radix Morindae officinalis) là rễ của cây Ba kích (Morinda officinalis How.) được phơi hoặc sấy khô, thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Đây là một trong những vị thuốc bổ thận tráng dương sử dụng phổ biến và được ví là “vị thuốc” núi rừng dành cho nam giới.

Đặc điểm của Ba kích theo Đông y:

  • Tính vị: Tính ôn, vị cay, ngọt.
  • Quy kinh: Thận.
  • Công dụng: Tăng cường sinh lực, bổ thận, tráng dương, hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm, yếu sinh lý, di tinh, mộng tinh ở nam giới, kiện gân cốt, tăng độ dẻo dai, trừ phong thấp, hạ huyết áp.
  • Chủ trị: Phong thấp tê đau, gân xương mềm yếu, liệt dương, di tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều, bụng dưới đau lạnh, tử cung lạnh, khó mang thai.

Một số cây thuốc khác được sử dụng để điều trị đau lưng, nhức xương khớp có thể kể đến bao gồm: Lá lốt, Cỏ xước, Thiên niên kiện, Tầm gửi, Ngũ gia bì, Kê huyết đằng, Thổ phục linh, Bồ công anh,…  

Bên cạnh đó, để hỗ trợ điều trị tình trạng đau lưng hiệu quả, bạn có thể tham khảo thêm bài viết “Một số mẹo dân gian giảm đau lưng”.

3. Các bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị đau lưng

Đông Y có nhiều bài thuốc giúp điều trị đau lưng hiệu quả dựa trên các thể bệnh khác nhau. Mỗi bài thuốc được thiết kế phù hợp với nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh lý của người bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc Đông Y dược sử dụng phổ biến để điều trị đau lưng:

Các bài thuốc Đông y trị đau lưng tốt cho sức khỏe

Sử dụng các bài thuốc Đông y trị đau lưng

3.1. Bài thuốc trị đau thắt lưng do phong hàn thấp

Bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang   

  • Công dụng: Khu phong, trừ thấp, tán hàn, ôn kinh hoạt lạc (hành khí, hoạt huyết).
  • Chủ trị: Đau thắt lưng xảy ra đột ngột, sau khi mưa, lạnh, ẩm thấp. 
  • Thành phần: Độc hoạt 12g, Tang ký sinh 12g, Đương quy 12g, Xuyên khung 12g, Đỗ trọng 12g, Thược dược 10g, Tần giao 8g, Phòng phong 8g, Tế tân 8g, Địa hoàng 8g, Ngưu tất 8g, Nhân sâm 8g, Phục linh 8g, Quế tâm 8g, Cam thảo 6g.
  • Cách làm: Sắc uống, mỗi ngày uống một thang. 

Bài thuốc Cốt thích hoàn    

  • Công dụng: Ôn kinh tán hàn (để chữa chứng hàn tà ngưng trệ ở kinh mạch), hoạt huyết chỉ thống (điều trị các chứng khí huyết ứ trệ gây đau), trừ thấp khu phong (trừ ẩm, đuổi gió).
  • Chủ trị: Đau lưng không cúi ngửa được, có áp thống ở lưng và cột sống, rêu lưỡi trắng, mạch tế hoặc trầm.
  • Thành phần: Xuyên ô 50g, Khương hoạt 50g, Tỳ giải 50g, Độc hoạt 50g, Uy linh tiên 50g, Bạch chỉ 50g, Tang ký sinh 50g, Xích thược 50g, Đào nhân 40g, Phòng kỷ 30g, Ngũ gia bì 30g, Quế chi 20g, Tần giao 20g, Thảo ô 20g, Phòng phong 15g, Hồng hoa 5g.
  • Cách làm: Tán các vị thuốc trên thành bột, luyện mật làm viên, một viên nặng 10 gam, mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 2 lần.

Ngoài ra, Đông Y còn có bài thuốc Thông tý hoàn trị đau lưng do phong thấp ngưng trệ ở kinh lạc.

3.2. Bài thuốc trị đau lưng nguyên nhân do thấp nhiệt

Thấp nhiệt là nguyên nhân thường gặp trong trường hợp đau thắt lưng do vùng cột sống bị nhiễm khuẩn.  

Bài thuốc Tứ diệu tán 

  • Công dụng: Thanh nhiệt trừ thấp 
  • Chủ trị: Đau vùng thắt lưng kèm theo sưng nóng đỏ hoặc có cảm giác nóng bứt rứt, có thể sốt, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày.
  • Thành phần: Ý dĩ 20g, Hoàng bá 15g, Ngưu tất 15g, Thương truật 8g. 
  • Cách làm: Sắc uống chia 2 lần, mỗi ngày 1 thang.

Ngoài ra, Đông Y còn các bài thuốc khác để trị tình trạng đau lưng do thể thấp nhiệt: 

  • Trương thị thanh hỏa lợi thấp phương: Trị đau mỏi lưng do thấp nhiệt hạ chú với triệu chứng: cảm giác căng trướng, đắng miệng, nước tiểu có màu vàng.
  • Thiên ma câu đằng ẩm: Trị chứng đau lưng do thấp nhiệt vùng lưng thường đau buốt, có cảm giác nóng, còn dùng chữa đau đầu, chóng mặt mất ngủ.

3.3. Bài thuốc trị Đau lưng cấp khi thay đổi tư thế hay vác nặng lệch tư thế do khí trệ, huyết ứ

Bài thuốc Thân thống trục ứ thang 

  • Công dụng: Hoạt huyết hóa ứ, thư cân hoạt lạc.
  • Chủ trị: Đau lưng xuất hiện sau khi vác nặng, lệch người hoặc sau một động tác thay đổi tư thế đột ngột, đau dữ dội ở một chỗ, vận động bị hạn chế, thay đổi tư thế thì cơn đau tăng, chất lưỡi tím, có điểm ứ huyết.
  • Thành phần: Đương quy 12g, Xuyên khung 12g, Hương phụ 12g, Khương hoạt 12g, Tần giao 12g, Ngưu tất 12g, Một dược 8g, Đào nhân 6g, Hồng hoa 6g, Ngũ linh chi 06g, Chích thảo 6g, Địa long 6g.
  • Cách làm: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang chia 2 lần.

Ngoài ra, Đông Y còn có bài thuốc Thư cân chỉ thống tán trị đau lưng sau khi mang vác nặng, gặp khó khăn khi cúi lên – xuống và đau khi xoay người.

3.4. Bài thuốc trị đau thắt lưng do thể can thận hư

3.4.1. Bài thuốc trị đau thắt lưng do thận dương hư

Bài thuốc Hữu quy hoàn  

  • Công dụng: Bổ thận trợ dương
  • Chủ trị: thể thận dương hư
  • Thành phần: 32g Thục địa, 16g Sơn dược, 16g Sơn thù, 16g Kỷ tử, 16g Đỗ trọng, 16g Thỏ ty tử, 16g Giác lao, 16g Lộc giác giao, 12g Phụ tử, 12g Quế nhục, 12g Đương quy.
  • Cách làm: Sắc uống ngày một thang, uống lúc thuốc còn nóng, uống liên tục 10 thang.

Bài thuốc Trương thị ích Thận cường tích thang  

  • Công dụng: Trị đau ngang hai bên thắt lưng, đau nhiều về đêm, gần sáng, chân tay lạnh, có thể di tinh, mộng tinh, tiểu đêm, chân tay mềm yếu.
  • Chủ trị: Bổ Thận trợ dương, hoạt huyết khu phong
  • Thành phần: Lộc giác sương 30g, Cẩu tích 20g, Tục đoạn 20g, Đan sâm 20g, Đỗ trọng 20g, Ngưu tất 20g, Độc hoạt 15g.
  • Cách làm: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần, uống khi còn ấm.

Ngoài ra, Đông Y còn có bài thuốc Thận khí hoàn dùng để ôn bổ thận dương với biểu hiện chân tay lạnh, đau lưng mỏi gối, liệt dương tảo tiết, di tinh di niệu.

3.4.2. Bài thuốc trị đau thắt lưng do thận âm hư

Bài thuốc Tả quy hoàn  

  • Công dụng: Bổ thận tư âm
  • Chủ trị: thể thận âm hư
  • Thành phần: Thục địa 32g, Sơn dược, Sơn thù, Kỷ tử, Thỏ ty tử, Ngưu tất, Lộc giác giao, Quy bản giao mỗi loại 16g, Tục đoạn 12g, Đỗ trọng 12g
  • Cách làm: Sắc uống ngày một thang, uống lúc thuốc còn nóng, uống liên tục 10 thang.

Ngoài ra, Đông Y còn có bài thuốc Lục vị hoàn có công dụng tư âm bổ can thận, trị các chứng lưng đau gối mỏi, chóng mặt, ù tai, ra mồ hôi trộm, di tinh.

Để hỗ trợ điều trị triệu chứng đau lưng, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm chăm sóc sức khỏe với thành phần thảo dược từ thiên nhiên Thảo Linh Tiên Bình Đông. Sản phẩm là sự kết hợp của các loại thảo dược có tác dụng nuôi dưỡng xương khớp, bổ can thận, thanh nhiệt, trừ phong hàn, phong thấp; hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, đau lưng, tê mỏi chân tay do thoái hóa xương khớp, viêm khớp hay phong thấp.  

Hình ảnh sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông với tác dụng nuôi dưỡng xương khớp, bổ can thận hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay do viêm khớp, thoái hóa khớp hay phong thấp

Thảo Linh Tiên Bình Đông

4. Phương pháp không dùng thuốc

Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc Đông y, các bác sĩ Đông y có thể chỉ định một số phương pháp dưới đây để điều trị tình trạng đau lưng:

  • Châm cứu: Áp dụng tại chỗ hoặc toàn thân (không châm cứu đối với bệnh nhân có vị trí áp xe).
  • Xoa bóp, bấm huyệt: Sử dụng những thủ thuật xoa, xát, miết, phân, hợp, lăn, day, bóp chặt vùng lưng, phát, ấn, bấm các huyệt Giáp tích, A thị và du huyệt tương ứng với vùng bị đau.
  • Điện nhĩ châm, thủy châm, cấy chỉ, giác hơi vùng lưng hoặc xông thuốc vùng lưng bằng máy.
Hình ảnh bác sĩ đang châm cứu cho bệnh nhân

Châm cứu được ứng dụng trong điều trị đau lưng một cách hiệu quả

5. Những thông tin cần biết khi sử dụng thuốc Đông y trị đau lưng

5.1. Lưu ý khi sử dụng

Khi sử dụng các bài thuốc Đông Y trị đau lưng, bạn cần lưu ý đến các vấn đề sau đây:

  • Cần phải thăm khám bác sĩ và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ Đông y.
  • Cần kiên trì sử dụng thuốc theo đúng liều lượng, đúng liệu trình và không được tự ý ngưng thuốc để thuốc phát huy hết tác dụng, đem lại hiệu quả cao nhất.
  • Nếu bệnh nặng hoặc dùng thuốc nhưng không thuyên giảm, cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay.
  • Lựa chọn các công ty Đông y có uy tín.

5.2. Kết hợp với Y học hiện đại

Để cải thiện tình trạng đau lưng nhanh chóng và hiệu quả, có thể kết hợp các bài thuốc Đông y và Tây y hiện đại để điều trị cho bệnh nhân. Các phương pháp điều trị theo y học hiện đại bao gồm:  

  • Điều trị nội khoa (Dùng thuốc): Phương pháp này được áp dụng với những trường hợp bệnh nhân đau nhẹ và vừa. Các loại thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân bao gồm: Thuốc giảm đau; Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs); Thuốc giãn cơ; …
  • Can thiệp ngoại khoa (Phẫu thuật): Được chỉ định cho những bệnh nhân có biến chứng liên quan đến vận động, cảm giác.

Lưu ý: Cần có sự chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc Tây y để điều trị đau lưng. Việc sử dụng kết hợp thuốc Đông Y và Tây Y có thể gây ra tác dụng phụ, đặc biệt nếu sử dụng cả 2 loại thuốc cùng lúc thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng công thuốc.   

Hình chụp các loại thuốc trị đau lưng

Sử dụng thuốc Tây y điều trị đau lưng theo chỉ định của bác sĩ

5.3. Các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ khác bên cạnh việc dùng thuốc

Bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để hỗ trợ điều trị tình trạng đau lưng hiệu quả:

  • Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng đa dạng các loại thực phẩm, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, bạn hãy chú ý uống đủ nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh, bổ sung thêm hải sản, các loại hạt, các loại đậu, để giúp duy trì hệ xương khỏe mạnh, hạn chế tình trạng đau lưng. Bạn có thể tham khảo một số thực phẩm tốt cho người đau lưng qua bài viết “Đau lưng ăn gì, kiêng gì để mau khỏi bệnh?”
  • Thay đổi thói quen: Không hút thuốc, không sử dụng chất kích thích, tránh căng thẳng.
  • Tư thế hoạt động: Lưu ý tư thế nằm, đi lại, đứng, nâng đồ,… để giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau, tránh làm tình trạng đau lưng trở nên nghiêm trọng hơn. Tìm hiểu thêm tư thế dành cho người đau lưng qua bài viết “Tư thế dành cho người đau lưng”.
  • Massage hoặc chườm nóng, chườm lạnh giúp giảm đau an toàn, hiệu quả và được khuyến khích cho những bệnh nhân bị đau lưng.
  • Áp dụng các bài tập yoga và thể dục hỗ trợ giảm đau lưng tại nhà và văn phòng. Tham khảo chi tiết tại bài viết “Bài tập giảm đau lưng”.
  • Áp dụng các mẹo dân gian giảm đau lưng tại nhà. Bạn có thể tham khảo một số mẹo giảm đau lưng qua bài viết “Mẹo trị đau lưng”.

5.4. Khi nào cần gặp bác sĩ

Nếu xuất hiện các dấu hiệu đau nhức vùng lưng, bạn nên đi khám chuyên khoa cơ, xương, khớp càng sớm càng tốt để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác. Xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả, giúp hạn chế các biến chứng. Bên cạnh đó, kết hợp cùng lối sống tích cực, lành mạnh cũng sẽ giúp giảm thiểu tình trạng bệnh đáng kể.

Hình ảnh bác sĩ đang thăm khám bệnh nhân

Nên đến thăm khám bác sĩ nếu tình trạng đau lưng kéo dài không thuyên giảm

Các dấu hiệu cảnh báo rằng bạn nên đến gặp bác sĩ ngay:

  • Tình trạng đau lưng kéo dài hơn một tuần, đặc biệt là khi xuất hiện cơn đau dữ dội và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Đau lưng kèm theo một số triệu chứng khác như sốt, cơn đau lan xuống vùng chân gây cảm giác tê hoặc yếu chân, sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Đau lưng sau chấn thương như té ngã, tai nạn giao thông, hoặc chấn thương khi chơi thể thao.
  • Đau lưng kèm theo các triệu chứng liên quan đến thận như tiểu rắt, tiểu buốt hoặc tiểu ra máu,…
  • Đau lưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày: người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc vận động, trong công việc hay thực hiện các hoạt động thường ngày.

6. Tổng kết

Đau lưng là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở mọi lứa tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện nay, để giải quyết các vấn đề về đau nhức xương khớp nói chung và đau lưng nói riêng, ngoài phương pháp Đông y, chúng ta còn có thể lựa chọn Tây y và các phương pháp khác. Trong quá trình điều trị, nếu bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu bất thường như cơn đau lưng dữ dội, kéo dài và có xu hướng lan rộng kèm theo nhiều triệu chứng tại các cơ quan khác thì cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. 

Sử dụng các bài thuốc Đông Y để điều trị đau lưng là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Nếu không có thời gian chế biến các bài thuốc Đông Y, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp Thảo Linh Tiên Bình Đông với 100% thành phần từ thiên nhiên. Sản phẩm được đánh giá cao trong việc hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp, đau lưng, đau nhức, tê mỏi chân tay do viêm khớp, thoái hóa khớp và phong thấp gây ra.

Dược Bình Đông sở hữu đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn và luôn tận tâm trong công việc để đưa ra thị trường những sản phẩm đạt chuẩn chất lượng. Ngoài ra, công ty cũng không ngừng nâng cấp hệ thống máy móc, nhà xưởng và quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-WHO của Bộ Y Tế. Để được tư vấn các vấn đề về sức khỏe và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến danh mục sản phẩm của công ty, liên hệ với chúng tôi qua hotline 028.39.808.808.

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Chúng tôi cung cấp y học chính xác và đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính cập nhật và khách quan. Độc giả có thể tham khảo chính sách biên tập để xác nhận độ tin cậy của nội dung. Bài viết này dựa theo nguồn bên dưới:

  1. https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/dong-y-chua-dau-lung-cap-vi
  2. https://suckhoedoisong.vn/3-bai-thuoc-dong-y-tri-dau-lung-169220305005101802.htm
  3. https://www.brooklynpaindoctors.com/post/traditional-chinese-medicine-and-back-pain-a-holistic-approach
  4. https://pulsetcm.sg/the-best-tcm-treatments-for-back-pain-relief/?srsltid=AfmBOooBatMJD5CdSOIGTOS32lOk0GHDzuXRP69dBcgLw4O2xf8H8BdD
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
Hãy đặt câu hỏi hoặc chia sẻ suy nghĩ của bạn về bài viết

      Để lại lời nhắn

      Bài viết liên quan
      Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".
      Dược Bình Đông
      Logo
      Đăng ký tài khoản mới

      Tư vấn miễn phí

      Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

      (Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)
      Giỏ hàng