Liên hệ

Zalo
 

Đau lưng bên trái là bệnh gì? Nguyên nhân, điều trị, phòng ngừa

Hình ảnh người đàn ông đang bị đau lưng

Đau lưng bên trái là một tình trạng phổ biến mà hầu hết mọi người đều có thể gặp phải ít nhất một lần trong đời. Tình trạng này hạn chế khả năng vận động và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống cũng như công việc của người mắc phải. Vì vậy, xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp người mắc có được phương pháp điều trị hiệu quả. Để tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân dẫn đến đau lưng bên trái và giải pháp điều trị ra sao, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây của Dược Bình Đông nhé!

1. Tìm hiểu về đau lưng bên trái 

Đau lưng bên trái là cảm giác đau nhức ở phía bên trái của lưng, bao gồm ở trên, ở giữa hoặc ở dưới của phía lưng bên trái. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh.

Khi bị đau lưng bên trái, cơn đau có thể diễn ra độc lập hoặc đi kèm các triệu chứng sau:

  • Đau âm ỉ hoặc đau nhói ở vùng lưng và vùng vai.
  • Có cảm giác căng cơ.
  • Xương vùng thắt lưng hoặc nguyên cả lưng không còn linh hoạt và có hiện tượng cứng xương.
  • Yếu hoặc tê vùng cánh tay hoặc vùng chân.
  • Khó kiểm soát bàng quang, tê hoặc ngứa ran vùng bàng quang.

Về lâu dài, nếu chủ quan không điều trị, người bệnh có thể đối mặt với những cơn đau lưng trái mãn tính. Nếu cơn đau xuất phát từ các bệnh lý về xương khớp thì người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp và thậm chí là tàn phế. Nếu cơn đau là do các khối u hoặc sỏi thận gây ra mà không kịp thời chữa trị sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hình ảnh bệnh nhân có nguy cơ bị đau lưng
Đau lưng bên trái là triệu chứng cơ xương khớp phổ biến

2. Nguyên nhân gây đau lưng bên trái

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng bên trái. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp: 

2.1. Nguyên nhân do bệnh lý xương khớp

Đau lưng bên trái là triệu chứng nổi bật của rất nhiều bệnh lý xương khớp như: 

  • Thoái hóa cột sống: Bệnh lý thoái hóa cột sống lưng thường xảy ra tại vị trí sụn khớp và đĩa đệm. Khi cột sống bị thoái hóa, người bệnh thường phải chịu đựng những cơn đau vùng lưng dưới liên tục. Cơn đau tăng lên khi bạn cúi người, vặn mình hoặc nâng các vật nặng. 
  • Thoát vị đĩa đệm: Bệnh xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép rễ thần kinh, dẫn tới tình trạng tê bì và đau nhức. Cơn đau thường chạy dọc theo dây thần kinh tọa, lan tỏa từ thắt lưng xuống dưới chân. 
  • Viêm khớp: Đây là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi do các mô khớp dần bị phá vỡ theo thời gian. Bệnh viêm khớp phổ biến với các triệu chứng đau thắt lưng bên trái, đau thắt lưng bên phải, cứng vùng khớp bị viêm, hạn chế vận động, khó di chuyển,… 
  • Chấn thương cột sống: Tình trạng này thường do tai nạn bất ngờ gây ra khiến cột sống bị tổn thương và ảnh hưởng tới các vùng cơ xương xung quanh. Người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn hoặc tạm thời mất khả năng vận động, đau lưng (bên trái, bên phải hoặc cả hai),…

2.2. Nguyên nhân do các bệnh lý khác

Bên cạnh những nguyên nhân do bệnh lý về xương khớp, một số bệnh lý khác cũng có thể dẫn đến đau lưng bên trái, chẳng hạn như: 

  • Đau thần kinh tọa: Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến chân. Khi bị đau thần kinh tọa, người bệnh có thể gặp phải những cơn đau ở thắt lưng bên trái và từ từ lan dần xuống mông, đùi, bắp chân. Các cơn đau đôi khi âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng thắt lưng trái gần mông, nhất là khi người bệnh mang vác vật nặng.
  • Bệnh lý về thận – tiết niệu: Đau lưng bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh như: viêm thận, suy thận, sỏi thận, viêm đường tiết niệu,… Nếu bạn bị đau thắt lưng bên trái thì có khả năng thận trái đang gặp vấn đề. Người bệnh cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng như: đi tiểu nhiều, tiểu rát, tiểu buốt, nước tiểu có màu lạ,… 
  • Viêm tụy: Tụy là cơ quan nằm ngang qua xương cột sống lưng, có chức năng hỗ trợ tiêu hóa và điều hòa lượng đường trong máu. Khi tuyến tụy bị viêm sưng, vùng cột sống có tuyến tụy đi ngang qua cũng sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến đau vùng thắt lưng bên trái.
  • Lạc nội mạc tử cung: Đây là một căn bệnh tiết niệu xảy ra khi các mô tế bào tử cung phát triển bất thường ở bên ngoài tử cung. Lạc nội mạc tử cung có thể gây đau thắt lưng trái khi các cơn đau khởi phát từ buồng trứng và ống dẫn trứng.

2.3. Yếu tố nguy cơ

Bên cạnh các nguyên nhân bệnh lý, một số yếu tố nguy cơ có thể gia tăng khả năng mắc phải tình trạng đau lưng trái, cụ thể như sau:

  • Tuổi tác: Các cơn đau lưng bên trái, bên phải hoặc cả hai thường xuyên xuất hiện ở những người lớn tuổi, đặc biệt là người trên 40 tuổi do xương khớp bị thoái hóa.
  • Thừa cân, béo phì: Cân nặng quá lớn sẽ gây áp lực lên cơ thể, đặc biệt là vùng lưng bị căng thẳng quá mức khi di chuyển hoặc vận động nhiều. Điều này dẫn tới các cơn đau mỏi lưng ở người thừa cân.
  • Ít vận động: Thói quen lười vận động sẽ khiến cho các cơ bắp yếu dần đi do không được sử dụng thường xuyên, nhất là cơ bụng và cơ lưng. Tình trạng này dẫn tới các cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh.
  • Hút thuốc: Những ai thường xuyên hút thuốc có nguy cơ bị đau lưng cao hơn người bình thường. Lý do là vì thuốc lá làm giảm lưu lượng máu đến cột sống, giảm mật độ xương và tăng nguy cơ bị loãng xương. 
  • Tâm lý: Căng thẳng, lo âu có thể xáo trộn hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Điều này khiến mạch máu bị co lại, từ đó làm giảm lưu thông máu đến các vùng liên quan. Một số cơ, dây chằng hoặc dây thần kinh bị thiếu oxy do máu cung cấp sẽ gây ra cảm giác đau nhức, đặc biệt là ở vùng lưng, cả bên trái và bên phải. 
Hình ảnh người đàn ông đang bị đau lưng
Đau lưng trái có thể là do xương khớp bị thoái hóa và ít vận động

3. Hướng dẫn chẩn đoán đau lưng bên trái

Đau lưng bên trái có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Do đó, để chẩn đoán chính xác, tốt nhất bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám. Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng bằng cách khai thác tiền sử bệnh, thói quen, kiểm tra vận động và phản xạ,… của người bệnh. Tiếp theo, bạn có thể được chỉ định thực hiện một số phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như: 

  • Chụp X-quang: Đây là phương pháp phổ biến dùng để chẩn đoán đau lưng trái. Kỹ thuật này cung cấp hình ảnh của xương, giúp bác sĩ xem xét rõ hơn hình dáng và cấu trúc xương vùng lưng.
  • MRI: MRI cũng là một trong những cách chẩn đoán hiện đại và được sử dụng phổ biến hiện nay. Kỹ thuật MRI sử dụng sóng vô tuyến từ trường để cung cấp hình ảnh bên trong vùng lưng của người bệnh với các cơ quan, xương cơ và mạch máu. Dựa vào kết quả MRI, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe cơ xương khớp cũng như tiên lượng được các biến chứng hoặc nguy cơ có thể mắc phải.
  • Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính): Đây là phương pháp chẩn đoán đau lưng bên trái bằng hình ảnh gần giống với MRI. Tuy nhiên, chụp CT sẽ sử dụng tia X để thu thập các hình ảnh lát cắt hoặc cắt ngang của cơ thể. Với những trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng, rối loạn cơ, gãy xương hoặc xuất hiện các khối u bất thường có thể được yêu cầu chụp CT. 
Hình rảnh bác sĩ đang tư vấn tình trạng bệnh cho bệnh nhân
Chẩn đoán lâm sàng tình trạng đau lưng bên trái

4. Điều trị đau lưng bên trái

Đau lưng bên trái gây ra nhiều phiền toái, mệt mỏi cho người bệnh cũng như tiềm ẩn nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Phát hiện và điều trị tình trạng đau lưng trái kịp thời là vô cùng quan trọng để tránh các biến chứng bệnh. Các cách điều trị đau lưng bên trái thường gặp là: 

4.1. Phương pháp giảm đau tại nhà

Đau lưng bên trái có thể được cải thiện tại nhà bằng một số cách như sau: 

  • Tập giãn cơ, vận động nhẹ nhàng với các bài tập dành cho người đau lưng hoặc các bài tập yoga. 
  • Có thể sử dụng các liệu pháp điều trị như bấm huyệt, châm cứu,… 
  • Trong trường hợp bị sưng tấy, căng cứng cơ quá mức thì có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh để xoa dịu cơn đau.
  • Hạn chế vận động mạnh và mang vác vật nặng, nhất là ở vùng lưng bên trái.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn để giảm bớt áp lực lên vùng lưng.
  • Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều chất xơ và hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích.

4.2. Phương pháp Tây y

Trong trường hợp áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị Tây y như sau:

  • Sử dụng thuốc: Thuốc giãn cơ (baclofen, chlorzoxazone,…) có công dụng giảm căng và co thắt cơ. Thuốc fentanyl và hydrocodone được dùng để điều trị những cơn đau thắt lưng trái dữ dội trong ngắn hạn.
  • Vật lý trị liệu: Bài tập vật lý trị liệu có tác dụng tăng sức mạnh các khối cơ vùng lưng và giúp đạt được sự cân bằng cơ xương khớp. Lưu ý, người bệnh nên được hướng dẫn bởi các chuyên viên vật lý trị liệu hoặc bác sĩ để thực hiện các bài tập đúng cách, hiệu quả.
  • Phẫu thuật: Trong vòng từ 6 – 12 tuần, nếu các cơn đau dữ dội vẫn chưa thuyên giảm mặc dù đã áp dụng các phương pháp điều trị khác, bác sĩ sẽ xem xét việc tiến hành phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật giúp loại bỏ các áp lực chèn ép lên dây thần kinh cột sống, từ đó làm giảm các cơn đau ở những vùng bị ảnh hưởng.

4.3. Bài thuốc dân gian

Các phương pháp Đông y trị chứng đau lưng trái thường dùng các loại thảo dược thiên nhiên để xoa dịu những tổn thương, cụ thể như sau:

  • Ngải cứu: Rửa sạch một nắm lá Ngải cứu và để ráo, sau đó đem rang nóng với muối. Cho hỗn hợp vào túi vải hoặc khăn sạch rồi chườm lên vùng lưng bị đau nhức.
  • Rượu gừng: Đem gừng tươi đi rửa sạch, để ráo rồi đập dập. Ngâm gừng với rượu trắng trong 3 ngày. Sau đó, dùng rượu gừng để xoa bóp vùng lưng trái bị đau.
  • Rễ cây Xấu hổ: Rửa sạch một nắm rễ cây Xấu hổ và để ráo. Đem đi sao vàng và sắc lấy nước uống.

5. Phòng ngừa đau lưng bên trái

Mặc dù không thể phòng ngừa tuyệt đối tình trạng đau lưng bên trái nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách thực hiện các phương pháp sau đây:

  • Tập thể dục đều đặn để duy trì và tăng cường sức khỏe cơ lưng.
  • Hạn chế mang vác đồ nặng quá sức.
  • Luôn giữ tư thế thẳng lưng, phụ nữ nên hạn chế đi giày cao gót để tạo sự ổn định cho lưng.
  • Không nên nằm hoặc ngồi một chỗ quá lâu sẽ khiến cơ lưng yếu và trì trệ.
Hình ảnh 2 người bạn đang tập thể dục phòng ngừa đau lưng tay trái
Tập thể dục để phòng ngừa đau lưng phía bên trái

6. Tổng kết

Đau lưng bên trái có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là do những vấn đề về xương khớp gây ra. Nếu tình trạng đau không thuyên giảm dù đã thử nhiều biện pháp cải thiện tại nhà thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp nhất. 

Hiểu được cảm giác khó chịu mà những cơn đau nhức lưng bên trái gây ra cho người bệnh, Dược Bình Đông đã nỗ lực nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm hỗ trợ giảm triệu chứng đau lưng trái gồm:

Thảo Linh Tiên là sự kết hợp của các loại thảo dược thiên nhiên lành tính giúp xoa dịu những cơn đau lưng kéo dài (kể cả lưng trái và lưng phải). Bên cạnh đó, Thảo Linh Tiên còn được người dùng tin tưởng bởi tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức, tê mỏi do viêm khớp, thoái hóa khớp hay phong thấp gây ra.

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-thao-linh-tien
Sản phẩm Thảo Linh Tiên giảm đau nhức xương khớp, đau lưng trái

Dưỡng Cốt Bình Đông là một giải pháp tuyệt vời giúp nuôi dưỡng xương khớp mạnh gân cốt, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức (bao gồm đau lưng trái, phải hoặc cả hai bên) của viêm khớp và giảm đau dây thần kinh tọa.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe dưỡng cốt bình đông
Sản phẩm Dưỡng Cốt Bình Đông hỗ trợ gân cốt giảm đau lưng trái

Dược Bình Đông là địa chỉ chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm bảo vệ sức khỏe cực kỳ uy tín và chất lượng hiện nay. Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm của Dược Bình Đông, quý khách có thể liên hệ qua hotline (028)39 808 808 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất. 

7. Câu hỏi thường gặp

Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

  • Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
  • Nguồn gốc dược liệu: Dược liệu có vai trò quan trọng trong ngành Y dược nước nhà, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược để sản xuất thuốc chữa bệnh và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tiêu chí bao gồm: Đặc điểm hình thái, Kiểm tra tinh khiết, Định tính, Định lượng.
  • Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
  • Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.
  • Chụp X-quang: Đây là phương pháp phổ biến dùng để chẩn đoán đau lưng trái. Kỹ thuật này cung cấp hình ảnh của xương, giúp bác sĩ xem xét rõ hơn hình dáng và cấu trúc xương vùng lưng.
  • MRI: MRI cũng là một trong những cách chẩn đoán hiện đại và được sử dụng phổ biến hiện nay. Kỹ thuật MRI sử dụng sóng vô tuyến từ trường để cung cấp hình ảnh bên trong vùng lưng của người bệnh với các cơ quan, xương cơ và mạch máu. Dựa vào kết quả MRI, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe cơ xương khớp cũng như tiên lượng được các biến chứng hoặc nguy cơ có thể mắc phải.
  • Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính): Đây là phương pháp chẩn đoán đau lưng bên trái bằng hình ảnh gần giống với MRI. Tuy nhiên, chụp CT sẽ sử dụng tia X để thu thập các hình ảnh lát cắt hoặc cắt ngang của cơ thể. Với những trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng, rối loạn cơ, gãy xương hoặc xuất hiện các khối u bất thường có thể được yêu cầu chụp CT. 
Đau lưng bên trái là triệu chứng nổi bật của rất nhiều bệnh lý xương khớp như: 
  • Thoái hóa cột sống: Bệnh lý thoái hóa cột sống lưng thường xảy ra tại vị trí sụn khớp và đĩa đệm. Khi cột sống bị thoái hóa, người bệnh thường phải chịu đựng những cơn đau vùng lưng dưới liên tục. Cơn đau tăng lên khi bạn cúi người, vặn mình hoặc nâng các vật nặng. 
  • Thoát vị đĩa đệm: Bệnh xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép rễ thần kinh, dẫn tới tình trạng tê bì và đau nhức. Cơn đau thường chạy dọc theo dây thần kinh tọa, lan tỏa từ thắt lưng xuống dưới chân. 
  • Viêm khớp: Đây là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi do các mô khớp dần bị phá vỡ theo thời gian. Bệnh viêm khớp phổ biến với các triệu chứng đau thắt lưng bên trái, đau thắt lưng bên phải, cứng vùng khớp bị viêm, hạn chế vận động, khó di chuyển,… 
  • Chấn thương cột sống: Tình trạng này thường do tai nạn bất ngờ gây ra khiến cột sống bị tổn thương và ảnh hưởng tới các vùng cơ xương xung quanh. Người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn hoặc tạm thời mất khả năng vận động, đau lưng (bên trái, bên phải hoặc cả hai),…
Liên hệ Dược Bình Đông
Đánh giá bài viết này
0 / 5

Your page rank:

Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)