Liên hệ

Zalo
 

Đau lưng: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả

Hình ảnh người đàn ông không đứng thẳng lên được do đau lưng

Đau lưng là triệu chứng gây nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh, khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm đáng kể. Đồng thời, đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo cho nhiều bệnh lý xương khớp nghiêm trọng. Vì thế, bạn đọc hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu nguyên nhân, hướng dẫn chẩn đoán, cách điều trị cũng như biện pháp phòng ngừa đau lưng trong bài viết này nhé!

1. Tìm hiểu về đau lưng

Đau lưng là những cơn đau tê dọc theo cột sống hoặc gần cột sống. Đau lưng có thể xảy ra ở các khu vực khác nhau, cụ thể:

  • Đau vùng lưng trên: Cơn đau thường lan từ cổ đến hết khung xương sườn. Tình trạng phổ biến nhất là ở đốt sống ngực (T1 – T12). Các cơn đau vùng lưng trên có thể bắt đầu đột ngột rồi biến mất hoặc có thể kéo dài dai dẳng kèm theo cảm giác tê, nóng rát, ngứa ran,…
  • Đau vùng lưng dưới: Nguyên nhân của tình trạng đau lưng dưới có thể là do quá trình lão hóa tự nhiên, bị chấn thương, thay đổi tư thế đột ngột, sai tư thế khi bê vác vật nặng, thừa cân béo phì,… Nếu không điều trị sớm, người bệnh sẽ phải chịu đựng những cơn đau dai dẳng đi kèm cảm giác khó chịu, nóng rát, căng tức, co thắt cơ.
  • Đau vùng lưng giữa: Đây là một tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như: đau âm ỉ hoặc đau dữ dội ở lưng, tức ngực, tê và ngứa ran ở ngực, tay, chân,…
  • Đau vùng lưng bên phải hoặc đau lưng bên trái: Tình trạng này chỉ xảy ra ở một bên lưng. Đây thường là dấu hiệu của sự sai lệch của các khớp xương chậu, thắt lưng hoặc hông. Người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt để điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra cơn đau.
Hình ảnh người phụ nữ cảm thấy khó chịu do triệu chứng đau lưng gây ra
Đau lưng là những cơn tê đau ở vị trí dọc hoặc gần cột sống

1.1. Triệu chứng của đau lưng

Các triệu chứng chính của đau lưng là những cơn đau nhức, khó chịu khi bất kỳ phần nào của lưng được kích hoạt. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể lan đến cánh tay, mông hoặc chân. Mức độ lan rộng của cơn đau đến các bộ phận khác sẽ phụ thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng.

1.2. Đau lưng có nguy hiểm không?

Khi bị đau lưng, người bệnh gặp khó khăn với hầu hết các cử động và bị hạn chế khi thực hiện các công việc chân tay. Bên cạnh đó, người bệnh cũng thường phải di chuyển chậm để tránh những cơn đau nhức. Vì thế mà các hoạt động hàng ngày trở nên chậm chạp và trì trệ hơn.

Những cơn đau lưng về đêm thường gây khó ngủ. Lâu dần, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị mất tập trung, suy giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ. Những người bị đau lưng kéo dài thường cảm thấy mệt mỏi, chán nản, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, mất kiểm soát cân nặng và không còn nhiều hứng thú trong cuộc sống, từ đó dễ mắc bệnh trầm cảm hơn. Ngoài ra, những người bị đau lưng thường lảng tránh chuyện chăn gối, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tình dục của bản thân.

Nếu người bệnh trì hoãn việc điều trị, những cơn đau lưng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như: yếu liệt các cơ chi dưới, tê bì hoặc mất cảm giác ở cả hai chân và mất khả năng vận động. Thậm chí, các trường hợp nặng có thể gây rối loạn tiểu tiện và chèn ép thần kinh.

2. Nguyên nhân gây đau lưng

Đau lưng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý về cột sống hoặc do một số nguyên nhân khác như tuổi tác, nghề nghiệp,… gây ra. Cụ thể như sau:

2.1. Nguyên nhân do bệnh lý

Một số bệnh lý cột sống thường gây ra triệu chứng đau lưng bao gồm:

Thoái hóa đốt sống lưng

Các cơn đau thường xuất hiện tại vị trí sụn khớp và đĩa đệm. Khi bị thoái hóa cột sống, người bệnh thường phải chịu đựng những cơn đau lưng dai dẳng ở vùng lưng dưới. Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi bạn cúi người, vặn mình hoặc nâng vật nặng.

Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

Nhân nhầy của đĩa đệm lệch khỏi vị trí bình thường, chèn ép các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Tình trạng này có thể là hậu quả của chấn thương hoặc bệnh thoái hóa đĩa đệm và có khả năng xảy ra ở bất kỳ vùng nào của cột sống, nhưng phổ biến nhất vẫn là cột sống thắt lưng. Cơn đau thường lan từ vùng lưng dưới xuống chân (đau thần kinh tọa).

Hình ảnh người đàn ông không đứng thẳng lên được do đau lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thường lan từ lưng dưới xuống chân

Loãng xương

Đây là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ hậu mãn kinh hoặc những người đã sử dụng corticoid trong thời gian dài. Bệnh thường diễn biến âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng. Cột sống thắt lưng có thể bị gãy, xẹp gây đau đớn cho người bệnh.

Đau dây thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến tận các ngón chân. Các cơn đau dây thần kinh tọa có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột, âm ỉ hoặc dữ dội. Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể bị rối loạn giao cảm, đại tiểu tiện không tự chủ và giảm khả năng vận động ở vùng bị tổn thương.

Cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong sang một bên. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do thoái hóa đĩa đệm hoặc bị gãy xẹp các đốt sống. Những triệu chứng phổ biến khi bị cong vẹo cột sống là đau vùng thắt lưng và cứng khớp.

Khối u cột sống

Các khối u cột sống phát triển từ các mô bất thường ở trong hoặc xung quanh cột sống. Khối u chèn ép cột sống và làm tổn thương tủy sống, gây ra các cơn đau lưng từ âm ỉ đến dữ dội. Bệnh cần điều trị sớm để khối u không di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể.

Bệnh lý khác

Một số bệnh lý khác có thể gây đau lưng, chẳng hạn như: viêm khớp, hẹp ống sống, bệnh zona, rối loạn giấc ngủ, hội chứng chùm đuôi ngựa, một số bệnh nhiễm trùng,… 

2.2. Nguyên nhân không phải bệnh lý

Một số nguyên nhân gây đau lưng không xuất phát từ bệnh lý có thể kể đến như:

Chấn thương

Khi vùng lưng bị chấn thương, ví dụ như bong gân hoặc căng cơ đều có thể dẫn đến đau lưng. Bạn có thể gặp tình trạng này khi nâng một vật nặng nào đó và vặn/xoay người cùng một lúc. 

Tuổi tác

Đau lưng thường gặp nhiều hơn ở người già, độ tuổi phổ biến là những người trên 40 tuổi.

Hình ảnh người đàn ông lớn tuổi đang cảm thấy khó chịu do tình trạng đau lưng
Người lớn tuổi nên bổ sung các thuốc bổ để giảm thiểu tình trạng đau lưng

Thói quen

  • Lười vận động: Thói quen lười vận động khiến các cơ dần dần yếu đi do không được sử dụng thường xuyên, đặc biệt là cơ bụng và cơ lưng. Tình trạng này có thể gây ra những cơn đau nhức ở vùng lưng.
  • Hút thuốc: Ngoài ra, những người có thói quen hút thuốc cũng thường có xu hướng dễ bị đau lưng hơn so với người bình thường. Hút thuốc làm giảm lưu lượng máu đến cột sống, giảm mật độ xương và tăng nguy cơ loãng xương.

Yếu tố cơ thể

  • Béo phì, thừa cân: Cân nặng lớn gây nhiều áp lực cho cơ thể, đặc biệt là khiến cho vùng lưng bị áp lực quá mức khi di chuyển và vận động nhiều, từ đó có thể xuất hiện những cơn đau lưng.
  • Yếu tố tâm lý: Cơn đau lưng có thể đến từ hội chứng Tension Myositis Syndrome (đau mỏi cơ do tâm lý). Hoạt động của hệ thần kinh trung ương có thể bị xáo trộn khi phải chịu đựng nhiều áp lực, căng thẳng, lo âu trong cuộc sống, công việc, học hành hoặc gia đình. Lúc này, lưu lượng máu đến các vùng liên quan giảm do mạch máu co lại khiến các cơ, dây chằng, dây thần kinh bị thiếu oxy và gây ra cảm giác đau nhức.

3. Hướng dẫn chẩn đoán đau lưng

3.1. Khám lâm sàng

Đau lưng có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế, để chẩn đoán chính xác tình trạng đau lưng, tốt nhất người bệnh nên thăm khám tại chuyên khoa Thần kinh – Cột sống. Đặc biệt, nếu bạn bị đau lưng dữ dội, các cơn đau lan sang các bộ phận khác dẫn đến xuất hiện các triệu chứng như tê chân hoặc tiểu tiện mất kiểm soát thì cần đến gặp bác sĩ ngay.

Trong quá trình thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử, tình trạng chấn thương (nếu có) cũng như kiểm tra mức độ đau lưng. Qua đó, bước đầu bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây đau lưng ở người bệnh.

3.2. Chẩn đoán chuyên sâu

Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện thêm những chẩn đoán chuyên sâu để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh:

  • Chụp X-quang: Đây là phương pháp chẩn đoán phổ biến cho những ai bị đau lưng. Kỹ thuật này rất hữu ích trong việc đánh giá các vết nứt xương, gãy xương, biến dạng xương do thoái hóa, khe đĩa đệm, chiều cao thân đốt sống và hỗ trợ đánh giá mật độ xương và cấu trúc của xương.
  • Chụp MRI: Phương pháp này giúp các bác sĩ đánh giá tổn thương mô mềm và ống cột sống. Kỹ thuật này thường được sử dụng trong các trường hợp nghi ngờ bị chèn ép dây thần kinh, nhiễm trùng hay các bệnh ác tính. 
  • Chụp CT: Kỹ thuật này rất hữu ích để đánh giá tổn thương của xương. Do đó, nếu nghi ngờ xương đốt sống gãy, có khối u ở xương hoặc cần đánh giá xương cột sống trước khi phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh chụp CT.
  • Điện cơ hoặc EMG: Khi bị đau lưng, người bệnh có thể được chỉ định đo điện cơ (EMG). Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ phát hiện các chèn ép thần kinh do thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp ống cột sống (nếu có).

4. Điều trị đau lưng

4.1. Phương pháp Tây y

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ của các cơn đau lưng, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng một số loại thuốc như sau:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn
  • Thuốc giảm đau có tác dụng tại chỗ
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc chứa opioids
  • Thuốc chống trầm cảm (một số thuốc chống trầm cảm đã được chứng minh là có khả năng giảm đau lưng mãn tính)

Trong các trường hợp người bệnh bị thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng, hoặc bị chấn thương gây xẹp gãy đốt sống (L1 đến L5), hoặc điều trị nội khoa không còn hiệu quả, bác sĩ có thể xem xét can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ phải xem xét chỉ định này rất cẩn thận. Do phẫu thuật cột sống rất phức tạp và có khả năng xảy ra các biến chứng như: nhiễm trùng, tổn thương thần kinh hoặc xơ hóa, xuất huyết, yếu cơ, bại liệt và thậm chí tử vong.

4.2. Phương pháp Đông y

Bên cạnh phương pháp Tây y trên, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc giúp hỗ trợ đau lưng hiệu quả như:

Bài thuốc “Cốt thích hoàn” chữa đau lưng do phong hàn thấp ngưng trệ ở mạch lạc 

  • Triệu chứng: đau lưng không cúi ngửa được, khi cử động thì cơn đau lưng tăng lên, có áp thống ở lưng và cột sống, ảnh hưởng đến cả các chi dưới, rêu lưỡi trắng, mạch tế hoặc trầm.
  • Thành phần: 50g Xuyên ô, 50g Khương hoạt, 15g Phòng phong, 40g Đào nhân, 20g Quế chi, 20g Tần giao, 50g Tỳ giải, 50g Uy linh tiên, 20g Thảo ô, 50g Độc hoạt, 30g Phòng kỷ, 5g Hồng hoa, 50g Xích thược, 50g Bạch chỉ, 30g Ngũ gia bì, 50g Tang ký sinh.
  • Thực hiện: Tán mịn các vị thuốc trên, thêm mật ong làm thành viên hoàn nặng 10g. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 viên.

Bài thuốc “Độc hoạt ký sinh thang” trị đau thắt lưng cấp do phong hàn thấp

  • Triệu chứng: đau thắt lưng đột ngột sau khi trời mưa, lạnh, ẩm thấp; thường đau một bên cột sống, đau không cúi người được, đau khi ho hoặc trở mình. Tình trạng đau lưng tăng lên khi gặp phải thời tiết lạnh, âm u, mưa nhiều, cúi ngửa hay vặn lưng khó khăn, thậm chí có trường hợp chỉ nằm yên cũng cảm thấy đau.
  • Thành phần: 12g Độc hoạt, 12g Tang ký sinh, 8g Tần giao, 8g Phòng phong, 8g Tế tân, 12g Đương quy, 10g Thược dược, 12g Xuyên khung, 8g Địa hoàng, 12g Đỗ trọng, 8g Ngưu tất, 8g Nhân sâm, 8g Phục linh, 6g Cam thảo, 8g Quế tâm.
  • Thực hiện: Mỗi ngày sắc uống 1 thang thuốc để dần xoa dịu cơn đau lưng. 

Bài thuốc “Thông tý hoàn” trị đau lưng do phong thấp ngăn trệ ở kinh lạc

  • Triệu chứng: đau mỏi lưng lan tới xương cùng, đau chi dưới lúc nặng lúc nhẹ, lâu ngày có cảm giác cứng khớp, gặp ấm thì đỡ đau hơn.
  • Thành phần: 30g Quế chi, 20g Hồng hoa, 13g Bạch chỉ, 30g Khương hoạt, 60g Tang ký sinh, 30g Bổ cốt chi, 60g Lạc thạch đằng, 30g Ngưu tất, 15g Nhũ hương (trích), 30g Khương hoàng, 15g Sâm tam thất, 60g Đương quy, 90g Địa liền, 15g Tế tân, 30g Độc hoạt, 30g Mộc hương, 30g Cốt toái bổ, 30g Trần bì, 30g Uy linh tiên, 15g Mộc dược (trích), 30g Thần khúc.
  • Thực hiện: Tán mịn các vị thuốc trên thành bột. Cho 150g Kê huyết đằng và 150g Lộc nhai thảo đem đi nấu nước đặc luyện thuốc bột thành viên hoàn to cỡ hạt ngô đồng. Uống 18g mỗi ngày, chia làm 2 lần sử dụng sáng và tối.

Bài thuốc “Tứ diệu tán” trị chứng đau lưng do thấp nhiệt

  • Triệu chứng: đau vùng thắt lưng kèm theo sưng nóng đỏ hoặc có cảm giác nóng bứt rứt trong người, có thể bị sốt, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày. 
  • Thành phần: 8g Thương truật, 15g Hoàng bá, 15g Ngưu tất, 20g Ý dĩ.
  • Thực hiện: Tất cả các vị thuốc trên sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống.

Bài thuốc “Thân thống trục ứ thang” chữa đau lưng cấp sau khi vác nặng lệch tư thế hoặc thay đổi tư thế do khí trệ, huyết ứ

  • Triệu chứng: Đột nhiên bị đau một bên sống lưng, đau dữ dội ở một chỗ sau khi vác nặng lệch người hoặc sau khi thay đổi tư thế, hạn chế khả năng vận động, gặp khó khăn khi cúi người và đi lại, cơ co cứng, sợ bị ấn vào chỗ đau.
  • Thành phần: 12g Đào nhân, 12g Hồng hoa, 12g Đương quy, 12g Xuyên khung, 12g Ngưu tất, 8g Cam thảo, 8g Ngũ linh chi, 8g Địa long, 4g Hương phụ, 4g Tần giao, 4g Khương hoạt.
  • Thực hiện: Mỗi ngày sắc uống 1 thang giúp giảm những cơn đau lưng nhanh chóng.

4.3. Vật lý trị liệu

Các bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu có thể hướng dẫn người bệnh một số bài tập để cải thiện tính linh hoạt của cơ lưng và cơ bụng, đồng thời cải thiện tư thế trong sinh hoạt hàng ngày.

Người bệnh cần kiên trì thực hiện các bài tập này để ngăn ngừa tái phát cơn đau lưng. Ngoài ra, các kỹ thuật viên vật lý trị liệu cũng sẽ hướng dẫn cách điều chỉnh động tác theo tình trạng đau lưng của người bệnh. Điều này sẽ giúp người bệnh tránh các triệu chứng đau khi tiếp tục cử động.

5. Phòng ngừa đau lưng

Để phòng tránh đau lưng, bạn nên thực hiện đến những điều sau:

  • Cẩn thận khi nâng vật nặng: Nên nâng vật nặng với tư thế ngồi xổm, giữ thẳng lưng và ngẩng đầu lên. Khi đứng dậy, bạn nên sử dụng chân trụ để nâng đồ vật và luôn giữ thẳng lưng.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Kiểm soát cân nặng tốt sẽ giúp giảm áp lực lên cột sống và hạn chế tổn thương.
  • Ăn uống khoa học: Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ canxi và vitamin D vì đây là các chất quan trọng đối với sức khỏe cơ, xương, khớp. Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng sẽ giúp duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân, béo phì và gây áp lực lên cột sống.
  • Chọn nệm ngủ phù hợp: Nệm ngủ phải đảm bảo hỗ trợ tốt cho cột sống, đặc biệt là vùng vai và mông để cột sống được giữ thẳng. Nên lựa chọn nệm có độ mềm vừa phải, không quá cứng hoặc quá mềm.
  • Giữ tư thế ngồi đúng: Nếu là nhân viên văn phòng, bạn cần giữ thẳng lưng, chọn bàn làm việc phù hợp với chiều cao để tránh gập lưng hoặc cúi quá mức khiến đốt sống cổ bị tổn thương. Sau khi ngồi khoảng 1 giờ, bạn nên đứng lên di chuyển hoặc tập thể dục nhẹ nhàng tại chỗ.
  • Tập thể dục thường xuyên: Bạn nên dành 30 phút tập thể dục mỗi ngày, ưu tiên cho cơ bụng và cơ lưng. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến việc tập thể dục sức mạnh cơ chân. Bởi vì khi cơ chân mạnh giúp giảm trọng lượng của lưng khi nâng vật nặng.

6. Tổng kết

Vậy là Dược Bình Đông vừa tổng kết một số nội dung chính liên quan đến triệu chứng đau lưng, cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng bạn đọc sẽ nhận được những thông tin cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe xương khớp của mình. Đau lưng ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng sức khỏe, tinh thần và cuộc sống của người bệnh, vì vậy việc điều trị kịp thời là rất quan trọng. 

Để hỗ trợ giảm triệu chứng đau lưng, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm chăm sóc sức khỏe với thành phần thảo dược hoàn toàn từ thiên nhiên sau đây:

Thảo Linh Tiên kết hợp nhiều loại thảo dược lành tính, an toàn và được đánh giá là giải pháp hữu hiệu giúp xoa dịu cơn đau lưng kéo dài. Ngoài ra, sản phẩm này còn hỗ trợ giảm các triệu chứng tê mỏi, đau nhức do thoái hóa khớp, viêm khớp, phong thấp và đồng thời giúp nuôi dưỡng xương khớp hỗ trợ cải thiện các bệnh liên quan đến xương khớp rất hữu hiệu.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe thảo linh tiên
Thảo Linh Tiên là giải pháp xoa dịu cơn đau lưng dữ dội

Dưỡng Cốt Bình Đông được bào chế từ những vị thuốc Đông y kết hợp với công nghệ hiện đại giúp hỗ trợ mạnh gân cốt, giảm triệu chứng của viêm khớp, giảm đau dây thần kinh tọa.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe dưỡng cốt bình đông
Dưỡng Cốt Bình Đông hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp đặc biệt vùng thắt lưng

Thảo Linh Tiên và Dưỡng Cốt Bình Đông là hai sản phẩm của Dược Bình Đông – công ty với hơn 70 năm kinh nghiệm chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe uy tín trên thị trường. Để cơn đau lưng không còn là nỗi ám ảnh, hãy tìm hiểu các sản phẩm qua website binhdong.vn hoặc liên hệ hotline (028)39 808 808 để được hỗ trợ nhanh nhất. 

7. Câu hỏi thường gặp

Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

  • Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
  • Nguồn gốc dược liệu: Dược liệu có vai trò quan trọng trong ngành Y dược nước nhà, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược để sản xuất thuốc chữa bệnh và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tiêu chí bao gồm: Đặc điểm hình thái, Kiểm tra tinh khiết, Định tính, Định lượng.
  • Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
  • Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.

Khi bị đau lưng, người bệnh gặp khó khăn với hầu hết các cử động và bị hạn chế khi thực hiện các công việc chân tay. Bên cạnh đó, người bệnh cũng thường phải di chuyển chậm để tránh những cơn đau nhức. Vì thế mà các hoạt động hàng ngày trở nên chậm chạp và trì trệ hơn.

Những cơn đau lưng về đêm thường gây khó ngủ. Lâu dần, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị mất tập trung, suy giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ. Những người bị đau lưng kéo dài thường cảm thấy mệt mỏi, chán nản, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, mất kiểm soát cân nặng và không còn nhiều hứng thú trong cuộc sống, từ đó dễ mắc bệnh trầm cảm hơn. Ngoài ra, những người bị đau lưng thường lảng tránh chuyện chăn gối, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tình dục của bản thân.

Nếu người bệnh trì hoãn việc điều trị, những cơn đau lưng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như: yếu liệt các cơ chi dưới, tê bì hoặc mất cảm giác ở cả hai chân và mất khả năng vận động. Thậm chí, các trường hợp nặng có thể gây rối loạn tiểu tiện và chèn ép thần kinh.

Để phòng tránh đau lưng, bạn nên thực hiện đến những điều sau:

  • Cẩn thận khi nâng vật nặng: Nên nâng vật nặng với tư thế ngồi xổm, giữ thẳng lưng và ngẩng đầu lên. Khi đứng dậy, bạn nên sử dụng chân trụ để nâng đồ vật và luôn giữ thẳng lưng.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Kiểm soát cân nặng tốt sẽ giúp giảm áp lực lên cột sống và hạn chế tổn thương.
  • Ăn uống khoa học: Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ canxi và vitamin D vì đây là các chất quan trọng đối với sức khỏe cơ, xương, khớp. Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng sẽ giúp duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân, béo phì và gây áp lực lên cột sống.
  • Chọn nệm ngủ phù hợp: Nệm ngủ phải đảm bảo hỗ trợ tốt cho cột sống, đặc biệt là vùng vai và mông để cột sống được giữ thẳng. Nên lựa chọn nệm có độ mềm vừa phải, không quá cứng hoặc quá mềm.
  • Giữ tư thế ngồi đúng: Nếu là nhân viên văn phòng, bạn cần giữ thẳng lưng, chọn bàn làm việc phù hợp với chiều cao để tránh gập lưng hoặc cúi quá mức khiến đốt sống cổ bị tổn thương. Sau khi ngồi khoảng 1 giờ, bạn nên đứng lên di chuyển hoặc tập thể dục nhẹ nhàng tại chỗ.
  • Tập thể dục thường xuyên: Bạn nên dành 30 phút tập thể dục mỗi ngày, ưu tiên cho cơ bụng và cơ lưng. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến việc tập thể dục sức mạnh cơ chân. Bởi vì khi cơ chân mạnh giúp giảm trọng lượng của lưng khi nâng vật nặng.
Liên hệ Dược Bình Đông
Đánh giá bài viết này
0 / 5

Your page rank:

Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)