Đau lưng vùng phổi: Nguyên nhân & Phương pháp điều trị

Nguyên nhân gây ra đau lưng vùng phổi là gì?

Đau lưng vùng phổi là những cơn đau phía trên thắt lưng với mức độ đau khác nhau, có thể đau nhói tại một điểm hoặc âm ỉ kéo dài. Tình trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có đến 70% các trường hợp gặp phải triệu chứng đau lưng vùng phổi là do một loại bệnh lý nào đó gây ra. Do đó, người bệnh không thể chủ quan khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để “bỏ túi” nhiều thông tin hữu ích về đau lưng vùng phổi nhé!

1. Giới thiệu tình trạng đau lưng vùng phổi

1.1. Tình trạng đau lưng vùng phổi là gì?

Tình trạng đau lưng khá phổ biến, thường xảy ra khi có tổn thương hay kích thích các cấu trúc ở lưng như cơ, đĩa đệm, dây chằng hoặc cột sống. Đau lưng xuất hiện ở cả người già và người trẻ, đặc biệt là người béo phì, nhân viên văn phòng, người lao động chân tay, người có vấn đề về xương khớp, người thường xuyên hút thuốc.

Đau lưng vùng phổi là tình trạng đau nhức thường xảy ra ở vùng lưng trên, gần với vị trí phổi. Tình trạng này thường liên quan đến những vấn đề về phổi hay các cơ quan xung quanh. Cơn đau có thể lan đến vùng ngực. 

Tình trạng đau lưng thường gặp

Đau lưng vùng phổi thường xảy ra ở phần lưng trên gần phổi

Ngoài ra, người bệnh còn có một số dấu hiệu kèm theo như:

  • Bản chất của cơn đau: Cơn đau có thể âm ỉ và kéo dài hay dữ dội và đột ngột, tùy vào nguyên nhân gây ra. 
  • Liên quan đến hô hấp: Đau có thể đi kèm với những triệu chứng khác của hệ hô hấp như ho, khó thở và đau khi thở sâu.

1.2. Đau lưng vùng phổi có nguy hiểm không? Khi nào gặp bác sĩ?

Thực tế, tình trạng đau lưng ở vùng phổi thường bị nhầm lẫn với những loại đau lưng khác nên việc chẩn đoán chính xác là rất quan trọng. Điều này không chỉ đảm bảo có hướng điều trị phù hợp mà còn giảm bớt sự khó chịu và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Khi gặp các dấu hiệu dưới đây, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời:

  • Đau lưng kéo dài (hơn 1 tuần): Đặc biệt là khi cơn đau dữ dội và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Đau lưng sau chấn thương: Chấn thương trong thể thao, tai nạn giao thông, té ngã.
  • Đau lưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày: Khi cảm thấy khó khăn trong vận động, ngay cả những· hoạt động hay công việc đơn giản.
  • Triệu chứng cảnh báo phổi: Khó thở, khò khè, ho ra máu, ho dai dẳng, sụt cân; đau ngực liên tục, mất cảm giác ngon khi ăn.
Bệnh lý về phổi

Tình trạng đau lưng ở vùng phổi thường bị nhầm lẫn với những loại đau lưng khác

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng vùng phổi

Đau lưng ở khu vực phổi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh xuất hiện từ những nguyên nhân phổ biến như chấn thương vật lý, bệnh lý, cũng như các yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống và tư thế. Việc nhận diện và hiểu rõ các nguyên nhân này rất quan trọng để có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời.

2.1. Chấn thương

Chấn thương là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đau lưng vùng phổi:

  • Chấn thương khi vận động, hoạt động: Những chấn thương trong sinh hoạt hàng ngày cũng gây đau lưng. Điển hình như: bị tai nạn, té ngã, tập luyện thể dục thể thao sai cách (tập gym, tập tạ, bóng bàn, cầu lông,…).
  • Chấn thương phổ biến: Bong gân, trật khớp, gãy xương, rách sụn chêm,...

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

Đôi khi, tình trạng đau lưng vùng phổi cũng là dấu hiệu cảnh báo cho nhiều bệnh lý nguy hiểm mà người bệnh không thể chủ quan. Nguyên nhân có thể xuất phát từ phổi hoặc ngoài phổi, cụ thể như sau: 

  • Bệnh lý phổi: Viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm màng phổi, ung thư phổi và lao phổi,… các triệu chứng kèm theo có thể gồm ho, có thể ho ra máu, khó thở, đặc biệt khi vận động thể lực,…
  • Bệnh lý tim mạch: Nhồi máu cơ tim, hội chứng mạch vành cấp,… đi kèm theo là các triệu chứng như buồn nôn, khó thở, đau tức ngực, đau lưng, tê bì 2 cánh tay,…
  • Bệnh lý xương khớp: Có thể gây ra đau lưng vùng phổi vì ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc của cột sống và các mô mềm lân cận bao gồm Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm xương khớp,… kèm theo các triệu chứng như cứng khớp, đau cổ vai gáy, tê bì chân tay, giảm khả năng vận động.

2.3. Yếu tố nguy cơ

Đau lưng có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này mà bạn cần lưu ý:

  • Tuổi tác: Đau lưng thường phổ biến ở những người trung niên và người cao tuổi. Nhưng hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở người trẻ. 
  • Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: Những thói quen không lành mạnh như thiếu chất dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu bia, quan hệ tình dục sai cách, ngồi quá lâu, căng thẳng, thường xuyên sử dụng giày cao gót,… đều có thể góp phần gây đau lưng.
  • Tư thế sai: Đặc thù nghề nghiệp và thói quen hàng ngày là nguyên nhân gây đau lưng. Những công việc yêu cầu ngồi nhiều, đứng lâu, hoặc duy trì một tư thế trong thời gian dài như làm việc văn phòng, nông dân, thợ may, tiếp thị,… đều có thể gây ra tình trạng này. Thêm vào đó, thói quen ngồi xổm, vắt chéo chân, ngủ gục trên bàn,… có thể làm cản trở quá trình lưu thông máu, chèn ép cột sống và giảm tính linh hoạt của xương khớp, dẫn đến đau nhức lưng.
  • Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn gây áp lực lên hệ thống xương khớp, dẫn đến tình trạng đau lưng, viêm xương khớp, bị thoái hóa khớp,…
  • Mang vác nặng: Việc thường xuyên mang vác vật nặng và làm việc quá sức có thể gây tổn thương sụn và xương, dẫn đến viêm và đau nhức xương khớp tại nhiều khu vực trên cơ thể như hông, thắt lưng, các khớp ngón chân, ngón tay, cổ tay, đầu gối, và mắt cá chân. 

3. Chẩn đoán đau lưng vùng phổi 

Khi đến cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây đau lưng vùng phổi, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Những phương pháp chẩn đoán thường gặp, gồm:

  • Xét nghiệm: Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu.
  • Chẩn đoán qua hình ảnh: Siêu âm, CT scan, MRI.
  • Nội soi phế quản.

4.  Phương pháp điều trị & giảm đau lưng vùng phổi

4.1. Tây Y điều trị nguyên nhân bệnh lý

Để điều trị đau lưng vùng phổi hiệu quả, điều đầu tiên là cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số thủ thuật trong chẩn đoán và để đưa ra giải pháp phù hợp. 

Hiện nay, có 2 phương pháp được ứng dụng khá phổ biến trên lâm sàng trong điều trị đau lưng vùng phổi.

  • Nội khoa: Đây là phương pháp điều trị sử dụng thuốc. Tùy thuộc căn nguyên và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Các loại thuốc thường được sử dụng là thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh.
  • Ngoại khoa: Khi những phương pháp điều trị khác không đạt hiệu quả, can thiệp phẫu thuật có thể được xem xét.

Tìm hiểu thêm bài viết “7 thuốc trị đau lưng hiệu quả, thường gặp hiện nay“.

Hình ảnh bác sĩ đang khám cho bệnh nhân về đau lưng vùng phổi

Để điều trị đau lưng vùng phổi hiệu quả cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh

4.2. Điều trị đau lưng bằng Đông y

Theo Y học Cổ truyền, đau lưng thuộc chứng Yêu thống và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như Hàn thấp, Thấp nhiệt, Bất nội ngoại nhân, và Nội thương. Đối với mỗi thể lâm sàng, các thầy thuốc Đông y sẽ lựa chọn những bài thuốc khác nhau để điều trị, phù hợp với tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân

Những loại thảo dược trong Đông y được sử dụng phổ biến trong điều trị giảm đau lưng gồm có: Ngưu tất, Tục đoạn, Cấu tích, Ba kích, Đỗ trọng, Thỏ ty tử, Cốt toái bổ, Độc hoạt.

Các bài thuốc phổ biến

  • Thân thống trục ứ thang trị đau lưng cấp khi thay đổi tư thế hay vác nặng lệch.
  • Độc hoạt ký sinh thang trị đau lưng cấp do phòng hàn thấp. 

Điển hình như sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thảo Linh Tiên Bình Đông được chiết xuất từ 9 loại thảo dược như Dây đau xương, Tang thầm, Đảng sâm, Ngưu tất, Đỗ trọng, Kê huyết đằng, Độc hoạt, Mộc qua, Cốt toái bổ. Sản phẩm giúp hỗ trợ nuôi dưỡng xương khớp điều trị các vấn đề về xương khớp nói chung và đau lưng nói riêng. Đây là một trong những sản phẩm có bảng thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên và được nhiều người tiêu dùng tin tưởng. 

Lưu ý: Hầu hết các bài thuốc chữa đau lưng bằng phương pháp Y học Cổ truyền đều sử dụng thảo dược thiên nhiên, an toàn và lành tính. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông y và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định điều trị. Không nên tự ý kết hợp thuốc Tây y với Đông y. Đặc biệt, nên tìm đến các thầy thuốc uy tín và có chuyên môn cao để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong điều trị.

Hình ảnh sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông với tác dụng nuôi dưỡng xương khớp, bổ can thận hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay do viêm khớp, thoái hóa khớp hay phong thấp

Thảo Linh Tiên Bình Đông – Hỗ trợ giảm đau lưng do các vấn đề về xương khớp

Bên cạnh việc tuân thủ điều trị của bác sĩ, bạn cũng cần tìm hiểu thêm các phương pháp bổ phổi tại nhà giúp quá trình điều trị đạt kết quả như mong muốn.

Trong trường hợp đau lưng kèm theo các biểu hiện liên quan đến phổi như ho hen, đau rát họng, ho có đờm, bạn có thể tham khảo sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông. Sản phẩm này chứa các dược liệu như Thiên môn đông, Bạc hà, Trần bì, Bách bộ, Tang bạch bì, Bình vôi, Kinh giới, Gừng, Atiso có công dụng bổ phổi; hỗ trợ giảm ho do viêm họng, viêm phế quản; giảm ho khan, ho gió, ho dai dẳng kèm đờm, ho hen, ho nhiều về đêm, ho dai dẳng lâu ngày, đau rát họng, khàn tiếng.

4.3. Thay đổi lối sống

Đối với những trường hợp đau lưng vùng phổi do nguyên nhân từ môi trường hoặc lối sống, người bệnh có thể giảm tình trạng đau lưng thông qua việc thay đổi thói quen sống của mình. Cụ thể như sau:

  • Không sử dụng chất kích thích: Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Tránh căng thẳng, stress: Thực hiện các biện pháp thư giãn như yoga, thiền, hoặc các hoạt động giải trí.
  • Uống nhiều nước: Bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể luôn đủ nước.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Tránh thừa cân để giảm áp lực lên cột sống.
  • Cải thiện tư thế trong sinh hoạt: Duy trì tư thế đúng khi nằm, đứng, đi lại, và nâng đồ đạc. Luôn giữ cho đầu và vai thẳng hàng, vai thẳng hàng với hông, cột sống duy trì đường cong tự nhiên hình chữ “S”. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu và áp dụng những tư thế giảm đau lưng thông qua bài viết: Tư thế giảm đau lưng.
Vấn đề béo phì ở người lớn tuổi

Duy trì cân nặng hợp lý giúp giảm áp lực lên cột sống

4.4. Hỗ trợ giảm đau lưng tại nhà 

Bên cạnh việc thay đổi thói quen sống và sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cũng có thể áp dụng các phương pháp hỗ trợ giảm đau lưng tại nhà để cải thiện tình trạng đau nhức. Cụ thể như sau:

  • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ: Dùng miếng dán giảm đau hoặc thuốc bôi ngoài da để giảm đau lưng tức thì.
  • Bổ sung thực phẩm và dinh dưỡng: Ăn uống cân bằng và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho người đau lưng như các loại đậu, hạnh nhân, sữa, phô mai, cá hồi,…Bạn có thể tham khảo các bài tập giãn cơ trong bài viết: Đau lưng nên ăn gì và kiêng gì?
  • Thực hiện các bài tập giãn cơ: Các bài tập yoga, pilates như xoay cổ, nghiêng đầu sang hai bên, kéo căng cơ cổ,… giúp giảm căng thẳng cho hệ cơ, cải thiện tình trạng đau nhức, và tăng tính linh hoạt cho xương khớp. Bạn có thể tham khảo các bài tập giãn cơ trong bài viết: Các bài tập giảm đau lưng.
  • Chườm nóng, chườm lạnh và xoa bóp: Sử dụng phương pháp chườm nóng hoặc lạnh, kết hợp với xoa bóp vùng lưng để giảm đau và thư giãn cơ.
  • Dùng thuốc giảm đau đúng cách: Sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý sử dụng hoặc tăng liều lượng thuốc.
  • Massage giảm đau lưng. Cùng tìm hiểu thêm thêm “Các phương pháp massage hay xoa bóp giảm đau lưng”.
  • Thực hiện những bài mẹo giảm tình trạng đau lưng. Bạn có thể tìm hiểu thêm các bài mẹo làm giảm tình trạng đau lưng để áp dụng.

5. Phòng ngừa tình trạng đau lưng vùng phổi

Đau lưng vùng phổi thường bị coi nhẹ, nhưng theo thời gian, tình trạng này có thể trở nặng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày. Nắm rõ thông tin về bệnh và biết cách phòng ngừa từ sớm sẽ giúp bảo vệ sức khỏe xương khớp của bạn và gia đình. Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa đau lưng vùng phổi mà bạn có thể tham khảo:

  • Chế độ dinh dưỡng (Dưỡng khí): Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học: Thực hiện tập luyện thể dục thể thao đều đặn, thiết lập chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh và hạn chế mang vác vật nặng quá sức.
  • Tránh chấn thương: Thận trọng khi tham gia các hoạt động giao thông và thể thao để giảm nguy cơ chấn thương.
  • Thói quen tốt trong công việc: Tạo thói quen nghỉ ngơi tầm 5 – 10 phút sau mỗi giờ làm việc.
  • Nghỉ ngơi đúng cách: Chọn gối có độ cao vừa phải và giường ngủ thoải mái để có giấc ngủ đầy đủ và dễ chịu. Tìm hiểu thêm: Cách và điều kiện giúp cơ thể ngủ nhanh, ngủ ngon và sâu giấc
  • Thăm khám định kỳ: Đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát và sớm phát hiện bệnh để điều trị.
  • Tránh lạm dụng thuốc: Tránh sử dụng thuốc mà không theo chỉ định của bác sĩ.
Tập luyện đúng giúp ngăn tình trạng đau lưng vùng phổi

Tập thể dục thể thao đều đặn giúp phòng ngừa tình trạng đau lưng vùng phổi

6. Tổng kết

Người bệnh không nên xem nhẹ tình trạng đau lưng vùng phổi. Việc thăm khám bác sĩ khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường là vô cùng cần thiết. Điều này giúp cho việc chẩn đoán dễ dàng và xác định được chính xác nguyên nhân để có biện pháp điều trị hiệu quả, từ đó giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng. 

Đặc biệt, đau lưng vùng phổi còn có thể là triệu chứng cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm mà người bệnh cần lưu ý. Do đó, nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn và chăm sóc y tế kịp thời.

Hình chụp Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông

Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo bổ sung thêm sản phẩm bổ phổi có nguồn gốc thảo dược như Thảo Linh Tiên Bình Đông với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên. Thảo Linh Tiên Bình Đông được chiết xuất 100% các loại thảo dược thiên nhiên như Dây đau xương, Tang thầm, Đảng sâm, Ngưu tất, Đỗ trọng, Kê huyết đằng, Độc hoạt, Mộc qua, Cốt toái bổ. Sản phẩm giúp hỗ trợ giảm triệu chứng đau lưng, xoa dịu các cơn đau nhức do viêm khớp, thoái hóa khớp, phong thấp, hỗ trợ cải thiện các bệnh liên quan đến xương khớp. 

Thảo Linh Tiên Bình Đông là một trong những sản phẩm thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm Bình Đông. Với hơn 70 năm kinh nghiệm, Dược Bình Đông đã nhận được sự tin tưởng từ phía khách hàng. Công ty luôn tự hào vì được đồng hành cùng sức khỏe người tiêu dùng Việt trong suốt thời gian qua và cam kết không ngừng nỗ lực để cải tiến mỗi ngày. Vui lòng liên hệ số Hotline 028.39.808.808 để được Dược Bình Đông hỗ trợ tư vấn những vấn đề liên quan đến sức khỏe và tìm hiểu chi tiết về danh mục sản phẩm chất lượng tại Dược Bình Đông!

Thiên môn bổ phổi điều trị các vấn đề liên quan đến phổi

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Chúng tôi cung cấp y học chính xác và đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính cập nhật và khách quan. Độc giả có thể tham khảo chính sách biên tập để xác nhận độ tin cậy của nội dung. Bài viết này dựa theo nguồn bên dưới:

1. Nhà thuốc Long Châu: https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/dau-sau-lung-vung-phoi-la-bieu-hien-cua-benh-gi-63172.html

2. Đau sau lưng vùng phổi: https://medlatec.vn/tin-tuc/hien-tuong-dau-sau-lung-vung-phoi-co-phai-trieu-chung-ung-thu-phoi-khong-s64-n22452

 

Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
Hãy đặt câu hỏi hoặc chia sẻ suy nghĩ của bạn về bài viết

      Để lại lời nhắn

      Bài viết liên quan
      Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".
      Dược Bình Đông
      Logo
      Đăng ký tài khoản mới

      Tư vấn miễn phí

      Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

      (Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)
      Giỏ hàng