Tìm kiếm

Vô kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hình ảnh về căn bệnh vô kinh

Vô kinh là tình trạng không xuất hiện kinh nguyệt ở người phụ nữ. Trong một số trường hợp, vô kinh là triệu chứng của các bệnh lý tiềm ẩn, nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến vô sinh. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến vô kinh và phương pháp điều trị ra sao? Mời bạn đọc theo dõi bài viết của Công ty Đông y Dược Bình Đông để có lời giải đáp cho những thắc mắc này nhé!

1. Đôi nét về tình trạng vô kinh

Vô kinh (mất kinh) là tình trạng phụ nữ không có kinh nguyệt trong một khoảng thời gian nhất định, không bao gồm các trường hợp trước tuổi dậy thì, đang mang thai, cho con bú hoặc sau khi mãn kinh. Ngoài những thời điểm này, nếu không có kinh nguyệt thì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn.

Vô kinh là một trong những biểu hiện của kinh nguyệt không đều. Để tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này, bạn có thể tham khảo bài viết: Chu kỳ kinh nguyệt không đều có sao không? Cách điều trị như thế nào?

Hình ảnh người phụ nữ đang bị vô kinh
Vô kinh là tình trạng không xuất hiện kinh nguyệt

1.1. Phân loại vô kinh

Vô kinh được chia thành 2 loại chính là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát, cụ thể:

  • Vô kinh nguyên phát: là tình trạng phụ nữ đã đến tuổi dậy thì (khoảng 15 tuổi) nhưng không có kinh nguyệt.
  • Vô kinh thứ phát: là tình trạng phụ nữ đã từng có kinh nguyệt nhưng bị mất kinh liên tiếp trong nhiều tháng. Thời gian xác định vô kinh thứ phát là 3 tháng trở lên đối với người có kinh nguyệt đều đặn và 6 tháng trở lên đối với người có kinh nguyệt không đều.

1.2. Những đối tượng có nguy cơ vô kinh cao

  • Các bạn nữ trẻ dưới 25 tuổi.
  • Bé gái đang dậy thì.
  • Phụ nữ có nghề nghiệp yêu cầu phải hoạt động thể chất mạnh như: vận động viên, diễn viên múa, dancer,…

Ngoài ra còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ vô kinh ở phụ nữ như:

  • Trong gia đình có thành viên nữ đã từng gặp phải tình trạng vô kinh.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều.
  • Luyện tập thể thao quá sức.
Hình ảnh người phụ nữ đang bị chán ăn dẫn đến vô kinh
Ăn uống không đủ chất, bỏ bữa sẽ làm tăng nguy cơ vô kinh

1.3. Các triệu chứng đi kèm với tình trạng vô kinh

Bên cạnh tình trạng mất kinh, người bệnh cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như:

  • Rụng tóc.
  • Da khô.
  • Đau đầu, mệt mỏi.
  • Đau ở vùng xương chậu.
  • Tăng cân bất thường.
  • Táo bón.
  • Nổi mụn trứng cá.
  • Lông mọc nhiều.
  • Nhịp tim chậm.
  • Đầu vú có tiết dịch màu đục như sữa mặc dù chưa có con.
  • Suy giảm thị lực.

1.4. Vô kinh có nguy hiểm không?

Tình trạng vô kinh có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản của phụ nữ nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung:

  • Gây bất lợi cho thai kỳ: Nếu tình trạng vô kinh xảy ra do bị rối loạn hormone thì có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi và tăng nguy cơ sảy thai.
  • Vô sinh: Mất kinh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Tình trạng này chứng tỏ buồng trứng không hoạt động bình thường, quá trình rụng trứng cũng không xảy ra theo đúng chu kỳ. Do đó, người phụ nữ rất khó có thai, thậm chí là bị hiếm muộn, vô sinh.
  • Rối loạn tâm lý: Vô kinh gây ra các rối loạn về tâm lý như lo lắng, căng thẳng, tâm trạng thất thường.
  • Đau nhức xương chậu: Vô kinh do gặp phải các vấn đề về cấu trúc giải phẫu có thể gây ra tình trạng đau nhức vùng xương chậu.
  • Loãng xương: Vô kinh xảy ra do nồng độ Estrogen thấp sẽ khiến xương bị yếu và dễ gãy.
Hình ảnh người phụ nữ bị đau nhức vùng chậu
Vô kinh gây ra tình trạng đau nhức vùng chậu

2. Nguyên nhân gây vô kinh

Nguyên nhân gây vô kinh rất đa dạng và tùy thuộc vào từng loại, cụ thể như sau:

2.1. Nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát

Vô kinh nguyên phát thường là do gặp vấn đề ở 1 số bộ phận như: 

  • Tử cung bị khiếm khuyết hoặc gặp phải các vấn đề bất thường về cấu trúc hoặc chức năng.
  • Buồng trứng bị khiếm khuyết hoặc bị tổn thương.
  • Tuyến yên hoặc khu vực não bộ điều tiết hormone có vấn đề.
  • Các bộ phận sinh dục bị khiếm khuyết hoặc bị dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như không có âm đạo hoặc màng trinh bịt kín khiến máu kinh không thể chảy ra ngoài như thông thường.

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp không thể xác định được nguyên nhân dẫn đến vô kinh nguyên phát.

2.2. Nguyên nhân gây vô kinh thứ phát

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng vô kinh thứ phát như:

  • Bị rối loạn nội tiết tố.
  • Tuyến yên hoặc các bộ phận sản sinh hormone khác có vấn đề.
  • Bị suy buồng trứng sớm.
  • Bị u buồng trứng.
  • Có sẹo ở tử cung do phẫu thuật.
  • Đang trong giai đoạn cho con bú nên kinh nguyệt chưa ổn định.
  • Đang ở trong độ tuổi mãn kinh.
  • Do tác dụng phụ của việc sử dụng các biện pháp tránh thai.
  • Do tác dụng phụ của loại thuốc đang sử dụng.
  • Do chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh, không khoa học.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao quá sức hoặc vận động mạnh.
  • Tăng hoặc giảm cân đột ngột.
  • Sức khỏe bị giảm sút, đau ốm liên miên.
  • Căng thẳng kéo dài, lo âu, trầm cảm.
Hình ảnh người bác sĩ đang tư vấn hướng dẫn thuốc sử dụng cho bệnh nhân
Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây vô kinh

3. Chẩn đoán vô kinh

Như đã đề cập, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô kinh. Để xác định chính xác nguyên nhân gây vô kinh, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám kỹ lưỡng. Trong quá trình thăm khám, bạn có thể được chỉ định thực hiện các phương pháp chẩn đoán sau: 

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử của người bệnh, bao gồm các thông tin về sinh hoạt tình dục, biện pháp tránh thai, chế độ sinh hoạt, tập luyện, tiền sử thực hiện các thủ thuật phụ khoa,…
  • Phương pháp xét nghiệm: Sau quá trình khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm như thử thai, kiểm tra chức năng tuyến giáp (TSH, FT3, FT4), kiểm tra chức năng buồng trứng (LH, FSH, Estrogen, Progesterone, Testosterone) và xét nghiệm Prolactin để xác định nguyên nhân gây vô kinh. 
  • Phương pháp thăm dò: Bên cạnh các phương pháp xét nghiệm, bác sĩ cũng có thể chỉ định các phương pháp thăm dò như siêu âm tử cung, siêu âm ổ bụng, chụp MRI hoặc nội soi buồng tử cung. Dựa vào hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ phát hiện được bất thường trong cơ thể phụ nữ để chẩn đoán triệu chứng mất kinh.
Hình ảnh người bác sĩ đang siêu âm bụng cho bệnh nhân để phát hiện vô kinh
Siêu âm ổ bụng để chẩn đoán nguyên nhân gây vô kinh

4. Điều trị tình trạng vô kinh

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây vô kinh sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp. Do đó, cho dù bạn đang gặp phải tình trạng vô kinh nguyên phát hay thứ phát thì đều phải đến cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn điều trị. Dưới đây là một số phương pháp điều trị vô kinh phổ biến hiện nay:

4.1. Phương pháp Tây y

Các cách điều trị triệu chứng vô kinh trong Y học hiện đại có thể kể đến:

  • Dùng thuốc nội tiết tố: Khi người bệnh được xác định bị vô kinh do rối loạn hormone trong cơ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc nội tiết tố để cân bằng lại lượng hormone trong cơ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về nhà sử dụng khi chưa được kê đơn để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị được chỉ định khi người bệnh có những tổn thương ở bộ phận sinh dục, sinh sản. Một số phẫu thuật có thể được áp dụng bao gồm: phẫu thuật loại bỏ khối u lành tính tuyến yên, phẫu thuật loại bỏ mô sẹo trong tử cung,…

4.2. Phương pháp Đông y

Theo quan điểm Đông y, huyết đóng vai trò rất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của người phụ nữ. Khí huyết lưu thông tốt thì cơ thể khỏe mạnh, da dẻ mịn màng và tràn đầy sức sống. Còn nếu tuần hoàn khí huyết bất thường sẽ dẫn đến huyết hư, ứ trệ và gây ra tình trạng vô kinh. 

Vì thế, để điều trị triệu chứng vô kinh, các bác sĩ Đông y sẽ kê các bài thuốc có tác dụng dưỡng huyết, cải thiện lưu thông khí huyết và điều hòa kinh nguyệt như:

Bài thuốc 1:

Bài thuốc 2:

  • Nguyên liệu: 10g Đương quy, 10g Thục địa, 5g Hoa tử uy, 5g Xuyên khung, 5g Bạch thược, 5g Hồng hoa.
  • Cách dùng: Tất cả các vị thuốc đem thái nhỏ, phơi khô rồi sắc uống mỗi ngày 1 thang, dùng trong thời gian 7 – 10 ngày.

Bài thuốc 3:

  • Nguyên liệu: 10g Ích mẫu khô, 10g Đương quy, 10g Xích thược, 5g Mộc hương.
  • Cách dùng: Tất cả các vị thuốc trên đem phơi thật khô và tán thành bột. Sau đó, bạn dùng loại bột này để hòa với nước rồi uống hàng ngày.

Ngoài các bài thuốc trên, bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông. Sản phẩm này là sự kết hợp của các thành phần thảo dược thiên nhiên có tác dụng bổ huyết điều kinh như Ích mẫu, Hương phụ, Ngải diệp, Thục địa, Xuyên khung, Bạch thược, Đương quy, Xuyên đại hoàngBạch phục linh. Sản phẩm bảo vệ sức khỏe phụ nữ Song Phụng Điều Kinh tác dụng hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, lưu thông khí huyết và cải thiện triệu chứng vô kinh ở phụ nữ.

Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe phụ nữ Song phụng điều kinh
Song Phụng Điều Kinh có tác dụng bổ huyết, điều kinh

4.3. Các biện pháp hỗ trợ

Bên cạnh việc điều trị vô kinh theo phác đồ của bác sĩ, bạn có thể thực hiện thêm một số phương pháp hỗ trợ tại nhà để cải thiện triệu chứng nhanh chóng như:

  • Thường xuyên bổ sung các thực phẩm tốt cho phụ nữ, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
  • Nếu bạn bị vô kinh do giảm cân đột ngột thì cần bồi bổ sức khỏe, nghỉ ngơi hợp lý để đưa cân nặng trở lại bình thường.
  • Trong trường hợp bị vô kinh do tăng cân quá nhanh thì bạn cần xây dựng chế độ ăn kiêng và tập thể dục để giảm cân nặng một cách khỏe mạnh.
  • Sắp xếp thời gian cho công việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý hơn để giải tỏa căng thẳng và làm thư giãn đầu óc.
  • Tập thể dục với cường độ thích hợp, không quá sức với bản thân.

5. Phòng ngừa vô kinh

Vô kinh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Do đó, hãy duy trì một lối sống lành mạnh, khoa học để ngăn ngừa vô kinh, đặc biệt là vô kinh thứ phát. Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa vô kinh mà bạn cần chú ý:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, không bỏ bữa, không ăn quá nhiều.
  • Giữ cân nặng ở mức hợp lý, không để tăng cân nhanh chóng hoặc giảm cân quá đột ngột.
  • Chú ý đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng để phát hiện sớm các bất thường.
  • Nên thực hiện thăm khám phụ khoa định kỳ hàng năm để phát hiện các bệnh lý gây ra vô kinh.
Hình ảnh mọi người đang tập thể dục để phòng bệnh
Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh để phòng ngừa vô kinh

6. Tổng kết

Vô kinh là triệu chứng cảnh báo các vấn đề bất thường về sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Bạn cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, để ngăn ngừa tình trạng vô kinh xảy ra, chị em cần duy trì lối sống khoa học, lành mạnh và thăm khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý gây ra vô kinh.  

Khi bị vô kinh, bên cạnh các phương pháp chữa trị được bác sĩ chỉ định, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe như Song Phụng Điều Kinh. Sản phẩm được bào chế 100% từ thảo dược thiên nhiên an toàn và lành tính với công dụng bổ huyết, điều kinh và hỗ trợ cải thiện tình trạng vô kinh hiệu quả. 

Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Song phụng điều kinh của Dược Bình Đông
Song phụng điều kinh Bình Đông

Song Phụng Điều Kinh được sản xuất bởi công ty Dược Bình Đông với hơn 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm bảo vệ sức khỏe an toàn và chất lượng. Nhờ đem lại hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ cải thiện các vấn đề rối loạn kinh nguyệt, sản phẩm đã và đang nhận được đánh giá cao từ người tiêu dùng.

Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm, vui lòng liên hệ ngay đến hotline (028)39 808 808 để được tư vấn cụ thể nhé!

 

7. Câu hỏi thường gặp

Trả lời: Người bị vô kinh nguyên phát có thể có thai được nhưng khả năng thụ thai thấp hơn rất nhiều so với người bình thường. Vô kinh nguyên phát thường liên quan đến các vấn đề về buồng trứng, tuyến yên hoặc vùng dưới đồi, ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone và rụng trứng, vì vậy gây bất lợi cho việc thụ thai.

Trả lời: Để phòng ngừa vô kinh, nên giữ cân nặng ở mức hợp lý, không để tăng cân nhanh chóng hoặc giảm cân quá đột ngột, luyện tập thể dục nhẹ nhàng, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, không bỏ bữa, không ăn quá nhiều, tránh stress và nghỉ ngơi hợp lý. Nên thực hiện thăm khám phụ khoa định kỳ hàng năm để phát hiện các bệnh lý gây ra vô kinh.

Trả lời: Để xác định chính xác nguyên nhân gây vô kinh, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám kỹ lưỡng. Trong quá trình thăm khám, bạn có thể được chỉ định thực hiện các phương pháp chẩn đoán sau:

Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử của người bệnh, bao gồm các thông tin về sinh hoạt tình dục, biện pháp tránh thai, chế độ sinh hoạt, tập luyện, tiền sử thực hiện các thủ thuật phụ khoa,…


Phương pháp xét nghiệm: Sau quá trình khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm như thử thai, kiểm tra chức năng tuyến giáp (TSH, FT3, FT4), kiểm tra chức năng buồng trứng (LH, FSH, Estrogen, Progesterone, Testosterone) và xét nghiệm Prolactin để xác định nguyên nhân gây vô kinh.


Phương pháp thăm dò: Bên cạnh các phương pháp xét nghiệm, bác sĩ cũng có thể chỉ định các phương pháp thăm dò như siêu âm tử cung, siêu âm ổ bụng, chụp MRI hoặc nội soi buồng tử cung. Dựa vào hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ phát hiện được bất thường trong cơ thể phụ nữ để chẩn đoán triệu chứng mất kinh.

Stress và áp lực tâm lý có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết và gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến vô kinh. Bạn nên thực hiện các hoạt động giảm stress như yoga, thiền, hoặc tham vấn tâm lý có thể giúp khôi phục chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
guest
10 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)