Căng thẳng là một tình trạng phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải khi gặp vấn đề trong học tập, công việc hay cuộc sống. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài, bạn có nguy cơ đối mặt với nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Vậy thì hãy cùng Dược Bình Đông theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về những hậu quả mà căng thẳng gây ra cũng như cách giải quyết sao cho hiệu quả nhất nhé!
1. Giới thiệu về căng thẳng
Căng thẳng là phản ứng của cơ thể trước một tình huống vượt quá sức chịu đựng của nó. Căng thẳng có nhiều dạng khác nhau, có thể là căng thẳng trong công việc, trong học tập hoặc trong cuộc sống, ví dụ như: áp lực cơm áo gạo tiền, điểm số, nuôi dạy con cái,…
Tùy vào nguyên nhân cũng như thời gian bị căng thẳng, tình trạng này có thể được chia thành 2 loại như sau:
- Căng thẳng cấp tính: Tình trạng này diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn. Trong điều kiện bình thường, hầu hết mọi người không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, trong một số tình huống như thuyết trình trước đám đông hoặc trình bày một dự án lớn, bạn có thể bị căng thẳng kèm theo cảm giác lo lắng, hồi hộp, nôn nao và đôi khi bị đổ mồ hôi ở lòng bàn tay.
- Căng thẳng mãn tính: Nếu bạn bị căng thẳng trong một khoảng thời gian dài, nó sẽ dần trở thành mãn tính. Căng thẳng mãn tính có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất, biểu hiện qua các triệu chứng như: đau đầu, khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều, đau hoặc căng cơ, huyết áp cao, tiêu hóa kém, chán ăn, giảm ham muốn tình dục,… Bên cạnh đó, sức khỏe tinh thần cũng bị ảnh hưởng không kém, người bệnh có nguy cơ gặp phải các triệu chứng như: lo lắng, hồi hộp, bồn chồn, suy nhược cơ thể, thiếu động lực, tâm trạng thay đổi thất thường, hay cáu gắt, buồn bã và thậm chí tệ hơn là trầm cảm.
Những đối tượng có nguy cơ dễ bị căng thẳng
Đối tượng dễ mắc phải tình trạng căng thẳng thường có những đặc điểm sau:
- Sức khỏe yếu, thường xuyên ốm đau, bệnh vặt, suy dinh dưỡng,…
- Sống và làm việc trong môi trường không lành mạnh.
- Làm việc quá sức, nhiều giờ.
- Thiếu tự tin, ít giao tiếp và không có nhiều mối quan hệ xã hội.
- Ảnh hưởng stress bởi những người xung quanh.
Căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Căng thẳng có thể gây ra nhiều tác động bất lợi cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần và ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, hành vi của bạn. Cụ thể:
- Thể chất: cơ thể mệt mỏi, đau nhức hoặc chuột rút cơ bắp (đặc biệt là ở cổ, vai và lưng), đau ngực, đau đầu, khó ngủ, tim đập nhanh, buồn nôn,…
- Tinh thần: khó tập trung, suy giảm trí nhớ, lơ ngơ, lú lẫn, thiếu quyết đoán, mất khiếu hài hước đã có từ trước,…
- Cảm xúc: thường xuyên lo lắng, lo âu, trầm cảm, dễ tức giận, thiếu kiên nhẫn, nóng tính, cảm xúc thay đổi thất thường, cảm thấy khó chịu, thất vọng, sợ hãi,…
- Hành vi: bồn chồn, bứt rứt, hối hả, hút thuốc, uống rượu bia, ăn uống nhiều, hay khóc, la hét, có khuynh hướng đổ lỗi cho người khác, thậm chí là ném và đập vỡ những đồ vật xung quanh,…
2. Nguyên nhân gây căng thẳng
Căng thẳng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:
2.1. Yếu tố bên ngoài
- Chỗ ở, môi trường sống: bị ô nhiễm, nhiều tiếng ồn,…
- Thời tiết: thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh.
- Gia đình và bạn bè: xảy ra bất hòa, có bạn hoặc thành viên trong gia đình qua đời hoặc bị ốm nặng,…
- Xã hội: áp lực công việc và tài chính, mâu thuẫn với những người xung quanh,…
2.2. Yếu tố bên trong
- Sức khỏe: Cơ thể không khỏe mạnh, thường xuyên ốm đau, thiếu hụt dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh hiểm nghèo cũng dễ gây căng thẳng cho người bệnh.
- Tâm lý: Suy nghĩ tiêu cực, đặt ra nhiều kỳ vọng không thực tế, tự tạo áp lực cho bản thân,… cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh mệt mỏi và thường xuyên bị căng thẳng.
3. Hướng dẫn đánh giá tình trạng căng thẳng
Bác sĩ sẽ loại trừ bất kỳ các nguyên nhân về thể chất hoặc tinh thần có thể làm xuất hiện triệu chứng căng thẳng. Bác sĩ cũng sẽ xem xét tiền sử bệnh và hoàn cảnh của bạn, bao gồm bất kỳ yếu tố nào có thể gây căng thẳng trong cuộc sống và cố gắng xác định mức độ căng thẳng cũng như khả năng chống chọi với tình trạng này.
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu căng thẳng nào kể trên thì nên đến tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người sẽ khác nhau, vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
4. Điều trị và phòng tránh căng thẳng
Căng thẳng có thể gây ra nhiều hệ quả nặng nề cho người bệnh. Vì thế, việc phòng tránh và điều trị đúng cách là rất quan trọng. Để điều trị căng thẳng, bạn cần kết hợp giữa thay đổi lối sống, tuân thủ chỉ định của bác sĩ, thư giãn và kiểm soát căng thẳng. Thuốc điều trị căng thẳng sẽ được kê đơn tùy thuộc vào triệu chứng bạn gặp phải và mức độ nghiêm trọng của chúng. Quy trình bắt đầu từ việc điều trị triệu chứng đơn giản tại nhà cho đến chăm sóc và kiểm tra khi nhập viện.
Trong quá trình điều trị, bạn cũng có thể kết hợp một số cách phòng tránh và giảm stress như sau:
4.1. Chế độ ăn uống
- Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học.
- Bổ sung thêm quả việt quất, hạnh nhân và cá hồi trong chế độ ăn hằng ngày vì đây là những thực phẩm có khả năng chống stress hiệu quả.
- Uống trà xanh hoặc trà masala để giảm mức độ căng thẳng, đồng thời giúp trẻ hóa các giác quan.
4.2. Chế độ sinh hoạt
- Học cách quản lý thời gian hiệu quả hơn.
- Dành thời gian cho sở thích và cho những người bạn quý.
- Không thức khuya và cố gắng đi ngủ đúng giờ.
- Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Cơ thể bạn cần một khoảng thời gian để phục hồi sau những sự kiện căng thẳng.
- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, ma túy hoặc các hành vi cưỡng chế để giảm bớt căng thẳng.
4.3. Vận động
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn và vừa sức.
- Học và thực hành các kỹ thuật thư giãn như: thiền, yoga hoặc thái cực quyền để giảm căng thẳng.
4.4. Tâm lý
- Luôn suy nghĩ lạc quan.
- Học cách chấp nhận rằng một số sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.
- Hãy tự tin và khẳng định bản thân thay vì xúc động và hung hăng. Nên lựa chọn khẳng định cảm xúc, ý kiến hoặc niềm tin của bạn thay vì trở nên tức giận, né tránh hoặc thụ động.
- Đặt ra những giới hạn phù hợp, học cách nói không với những yêu cầu có thể tạo thêm những căng thẳng không cần thiết cho cuộc sống của bạn.
- Nếu có điều kiện, hãy điều trị với nhà tâm lý học để quản lý và đối phó với căng thẳng trong cuộc sống.
5. Tổng kết thông tin về căng thẳng
Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế kỷ tràn ngập áp lực khiến cho tình trạng căng thẳng ngày càng gia tăng. Qua bài viết này, Dược Bình Đông mong rằng bạn sẽ có được cách phòng tránh và biện pháp giảm căng thẳng hiệu quả. Hãy luôn siêng năng tập luyện thể dục thể thao, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để cân bằng thể chất và tinh thần, từ đó đẩy lùi nhanh chóng tình trạng căng thẳng.
Bên cạnh những biện pháp giảm stress kể trên, bạn có thể bổ sung thêm một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe như Bát Tiên Bình Đông để hỗ trợ tăng cường sức khỏe thể chất, giúp ăn ngon và ngủ ngon hơn. Nhờ đó, sức khỏe tinh thần được nâng cao rõ rệt, những căng thẳng đè nặng sẽ được xua tan nhanh chóng.
Bát Tiên Bình Đông được bào chế từ các loại thảo dược quý có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên như: Thục Địa, Hoài Sơn, Mạch Môn, Lạc Tiên, Bạch Phục Linh, Hoàng Tinh, Mẫu Đơn Bì, Ngũ Vị Tử, Phòng Đảng Sâm, Sơn Thù Du. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại và đã đạt chuẩn GMP theo quy định của Bộ Y tế. Chính vì thế, người dùng không cần phải bận tâm về chất lượng cũng như độ an toàn của sản phẩm nhé!
Nếu bạn đang quan tâm đến những sản phẩm của Dược Bình Đông, vui lòng liên hệ hotline (028)39 808 808 để được hỗ trợ và tư vấn trong thời gian sớm nhất.
6. Câu hỏi thường gặp về Căng thẳng
Thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá với cuồng quay công việc khiến bạn cảm thấy căng thẳng mệt mỏi thì có thể tham khảo một vài cách giải toả căng thẳng, lấy lại tinh thần sau đây.
Hãy tăng cường vận động
Nếu bạn đã từng đọc qua cuốn sách Turn on Your Inner Light: Fitness for Body, Mind and Soul, bạn sẽ thấy tầm quan trọng của việc vận động. Theo tác giả, tập thể dục là cách tốt nhất giúp bạn đốt cháy cortisol (một loại hormone được sản sinh từ tuyến thượng thận khi bạn cảm thấy lo lắng và sợ hãi), từ đó giúp chúng ta cảm thấy khoẻ mạnh và hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, việc vận động thường xuyên còn kích thích não bộ giải phóng endoephins, giúp cơ thể hạn chế được những tác động tiêu cực do stress gây ra. Đó là lý do vì sao, bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày với bộ môn phù hợp với bạn.
Nghe nhạc
Người ta thường nói, âm nhạc có thể xoá tan mọi muộn phiền, và là thứ có thể giúp xoa dịu tâm hồn. Lúc căng thẳng, mệt mỏi bạn hãy thử đeo tai nghe mở một bản nhạc bạn thích, những âm thanh những giai điệu tích cực sẽ phần nào giúp bạn giảm bớt phiền não, căng thẳng. Nhớ rằng, hãy tìm những bản nhạc tích cực, nhạc thiền, hoặc những bài nhạc bạn cảm thấy nó phù hợp giúp bạn xua tan mọi căng thẳng là được.
Ngủ đủ giấc
Mất ngủ cũng là một trong những nguyên nhân làm tình trạng căng thẳng trở nên nghiêm trọng. Việc mất ngủ thường xuyên sẽ dẫn tới thần kinh bị căng thẳng, ảnh hưởng đến sức đề kháng. Vì vậy, để giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi, hãy tập cho mình thói quen ngủ sớm. Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khoẻ của bạn, nó giúp cơ thể tái tạo nguồn năng lượng tiêu hao, giải toả căng thẳng trong cuộc sống. Đặc biệt có rất nhiều người đang bị triệu chứng mất ngủ hậu Covid-19 rất là nguy hiểm.
Cháo yến mạch
Cháo yến là một trong những món ăn bổ dưỡng giúp tăng cường sức khoẻ. Ngoài ra, cháo yến mạch còn là món ăn giúp tinh thần bạn như được “mặc thêm áo giáp”, từ đó kiểm soát tốt tâm trạng.
Lý giải cho điều này, trong yến mạch chứa nhiều carbohydrate dạng phức hợp có thể kích thích não sản sinh serotonin, hoạt chất dẫn truyền thần kinh, chống oxy hoá, chống trầm cảm, giảm stress hiệu quả.
Gạo lứt
Bên cạnh cháo yến mạch thì các món ăn từ gạo lứt cũng được xem là thực phẩm chống stress rất tốt. Đơn giản là vì trong gạo lứt chứa nhiều vitamin B – đây là một chất rất cần thiết cho hoạt động của các mô, tế bào, giúp tim, hệ thống miễn dịch, não cũng như tâm trạng luôn trong trạng thái tích cực.
Các loại rau xanh
Các loại rau xanh ở đây bao gồm: rau bina, bông cải xanh, cải bẹ xanh, cải xoăn… Những loại rau này được chứng minh là chứa nhiều folate, một chất có tác dụng giúp cơ thể sản sinh ra các chất dẫn thần kinh, từ đó tâm trạng trở nên cân bằng. Ngoài ra, ăn rau xanh còn là cách giúp điều hoà huyết áp (bệnh có thể do căng thẳng mà ra) cũng như cải thiện đường tiêu hoá.
Trứng
Theo một báo cáo về tâm lý học cho thấy, vitamin B có tác dụng giúp não bộ của bạn hoạt động một cách tối ưu. Khi bị căng thẳng mệt mỏi, cũng có thể là do bạn đang thiếu hụt vitamin này.
Cũng theo đó, để bổ sung vitamin B cho cơ thể thì trứng là một trong những lựa chọn dành cho bạn. Tốt nhất bạn nên kết hợp trứng với các thực phẩm bổ sung vitamin B khác vào khẩu phần ăn, việc này sẽ giúp tinh thần bạn trở nên tốt hơn.
Món gà tây
Chắc không ai nghĩ tới món gà tây có thể giúp bạn giảm căng thẳng mệt mỏi? Nhưng thật sự thì món ăn này có thể giúp giảm stress khá hiệu quả. Trong gà tây có chứa một lượng lớn -Tryptophan, đây là một loại acid amin có thể kích thích serotonin giúp tạo cảm giác thư giãn cho não bộ.
Tuy nhiên, với món ăn này thì tốt nhất bạn không nên ăn quá nhiều, vì món này cũng chứa một lượng lớn chất béo, có thể gây ra tình trạng béo phì. Tốt nhất hãy ăn kèm với các loại rau xanh nhé!
Lời khuyên từ lương y:
Khi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi bạn có thể nhâm nhi những món ăn dưới đây:
Các loại hạt, trái cây sấy: Việc này sẽ giúp bổ sung vitamin B cho cơ thể, chất này có tác dụng giúp các chất dẫn truyền trong thần kinh hoạt động tốt hơn.
Chocolate đen: Đây là thực phẩm được mệnh danh là “món ăn hạnh phúc” vì nhờ chứa chất chống oxy hoá là polyphenol, flavonoid giúp cải thiện máu lên não.
Nhâm nhi một tách trà hoa cúc cũng là cách dịu thần kinh của bạn.
Ngoài ra, trước khi đi ngủ hãy uống 1 ly sữa ấm sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
- Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
- Nguồn gốc dược liệu: Dược liệu có vai trò quan trọng trong ngành Y dược nước nhà, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược để sản xuất thuốc chữa bệnh và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tiêu chí bao gồm: Đặc điểm hình thái, Kiểm tra tinh khiết, Định tính, Định lượng.
- Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
- Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.