Từ xa xưa, Ngũ vị tử đã nổi tiếng trong việc chữa trị nhiều bệnh lý trên cơ thể người. Vị thuốc này có công dụng khá đa dạng, có thể kể đến như: an thần, giải độc cơ thể, giảm nóng trong, kháng khuẩn, điều hòa tuần hoàn máu, trợ tim,… Trong bài viết dưới đây, Dược Bình Đông sẽ chia sẻ một số thông tin về Ngũ vị tử cũng như cách sử dụng hiệu quả vị thuốc này, mời bạn đọc cùng theo dõi!
1. Giới thiệu đôi nét về Ngũ vị tử
Ngũ vị tử có tên khoa học là Fructus Schisandrae Chinensis, thuộc họ Ngũ vị (Schisandraceae). Dược liệu này còn có tên gọi khác như: Ngũ mai tử, Huyền cập. Trong thiên nhiên có 3 loại ngũ vị tử được ghi nhận, gồm có: Nam ngũ vị (Kadsura japonica), Bắc ngũ vị (Schizandra chinensis Baill), Mộc lan (Magnoliaceae).
Ngũ mai tử thuộc loại dây leo to, dài 5m – 7m hoặc đôi khi có thể dài hơn. Thân cây có màu nâu xám và có nhiều nốt sần. Lá có dạng hình trứng, mọc so le dọc theo chiều dài dây leo. Gốc lá thuôn hẹp, đầu có mũi nhọn, có nhiều khía nhỏ ở mép. Mặt trên lá có màu sẫm và nhẵn, còn mặt dưới có lông ngắn ở gân lá non.
Cây thường ra hoa vào khoảng tháng 5 – 7, hoa màu vàng trắng, có mùi thơm, đơn tính, khác gốc. Mùa ra quả vào tháng 8 – 9, quả Ngũ vị tử có hình cầu với đường kính 5 – 7mm, khi chín có màu đỏ sẫm thành từng chùm.
Ngũ mai tử chủ yếu sinh sống ở một số quốc gia có điều kiện khí hậu lạnh như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Nga… Tuy nhiên, loại cây này còn phân bố hạn chế tại Việt Nam. Do vậy phần lớn Ngũ mai tử trong các bài thuốc Đông y của nước ta là nhập từ Trung Quốc.
Phần quả chín của Ngũ vị tử được thu hái làm thuốc. Thời điểm tốt nhất để thu hoạch quả là vào mùa thu. Sau khi thu hái, loại bỏ cuống, tạp chất, những quả bị hư hỏng, rửa sạch rồi đem sấy hoặc phơi khô.
Một số cách bào chế Ngũ vị tử:
- Ngũ vị tử sống: cần loại bỏ sạch tạp chất, giã vụn khi dùng.
- Thố Ngũ vị tử (chế giấm): trộn Ngũ vị tử với một lượng giấm vừa đủ, cho vào nồi đậy kín, đồ đến khi có màu đen thì lấy ra phơi hoặc sấy khô, khi dùng giã dập. Cứ 100kg Ngũ vị tử trộn với 20 lít giấm. Sau khi bào chế, Ngũ mai tử có màu đen, nhuận do có tinh dầu, mặt ngoài vỏ quả trong có màu nâu đỏ sáng bóng, thịt quả mềm, dính. Hạt màu đỏ nâu, sáng bóng.
Ngũ mai tử dược liệu cần được bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc hay mối mọt tấn công.
2. Công dụng của Ngũ vị tử
Vị thuốc Ngũ vị tử thường được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền và được ưa chuộng cho đến tận ngày nay. Không chỉ thế, công dụng của loại dược liệu này cũng được các công trình khoa học hiện đại nghiên cứu và chứng minh . Cùng Dược Bình Đông tìm hiểu chi tiết trong phần dưới đây nhé.
2.1. Theo Tây y
Dựa theo nghiên cứu khoa học, Ngũ vị tử có 5 vị cơ bản nhất gồm chua, cay, mặn, ngọt, đắng và mang tính ấm không độc.
Trong quả Ngũ vị tử chứa nhiều tinh dầu, acid hữu cơ, chất xơ, chất béo, đường, vitamin C, E, các acid amin, lignan, tanin, hoạt chất phytoestrogen, schisandrin A, B, C, deoxyschisandrin, sesquiterpene, khoáng chất,…
Do đó, dược liệu này có rất nhiều tác dụng dược lý:
- Điều trị nhiễm trùng gan.
- Tăng nhãn trường và nhãn lực, đồng thời cải thiện khả năng cảm nhận của xúc giác.
- Tăng lượng dự trữ glucose và glycogen ở gan, tăng lượng lactic acid trong cơ thể khi dùng nước sắc từ thảo dược.
- Đẩy mạnh quá trình hoạt động của phosphate và tăng cường mức độ P32 ở vết vị trường.
- Trên thực nghiệm với chuột, nhận thấy thành phần Schizandrin trong Ngũ mai tử có khả năng kích thích hệ thần kinh ngoại biên qua quá trình tiếp nhận nicotin, giải phóng choline.
- Ức chế sự phát triển một số vi khuẩn có hại như trực khuẩn thương hàn, kiết lị, tụ cầu vàng, phẩy khuẩn tả, phó thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, cầu khuẩn viêm phổi.
- Tác động trực tiếp một số phần ở hệ thần kinh trung ương nhằm kích thích hoạt động hô hấp.
- Điều trị suy nhược và làm giảm các triệu chứng như chóng mặt, đau nửa đầu, hồi hộp, mất ngủ kéo dài,…
2.2. Theo Đông y
Trong Y học cổ truyền, Ngũ vị tử có những dược tính sau:
- Tính vị: vị chua, tính ấm.
- Quy kinh: Thận và Phế (Phổi).
- Công năng: Liễm phế chỉ ho, sinh tân chỉ hàn, bổ thận cố tinh, an thần, chỉ tả.
- Chủ trị: Ho lâu ngày không khỏi và hư suyễn, đái dầm, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, niệu tan, tiêu chảy kéo dài, đạo hãn, tự hãn, tân dịch hao tổn, háo khát, mạch hư, nội nhiệt, tiêu khát, đánh trống ngực và mất ngủ.
3. Gợi ý một số bài thuốc từ Ngũ vị tử
Nhờ sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời mà Ngũ vị tử đã trở thành một trong những dược liệu quý được ứng dụng trong nhiều bài thuốc dân gian trị bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ Ngũ vị tử được nhiều người tin dùng đó là:
3.1. Chữa suy nhược cơ thể do phế khí hư
- Nguyên liệu: 10g Ngũ vị tử, 12g Thục địa,12g Tử uyển, 12g Tang bạch bì, 10g Đảng sâm, 10g Hoàng kỳ.
- Cách thực hiện: Đem toàn bộ dược liệu trên sắc lấy nước thuốc. Mỗi ngày 1 thang.
3.2. Chữa hen phế quản
- Nguyên liệu: 8g Ngũ vị tử, 12g Tế tân, 12 Tử uyển, 12g Khoản đông hoa, 12g Đại táo, 10g Ma hoàng, 8g Bán hạ chế, 6g Xạ can, 4g Gừng sống.
- Cách thực hiện: Đem toàn bộ dược liệu trên sắc lấy nước thuốc. Mỗi ngày 1 thang.
3.3. Chữa hen suyễn ở người già
- Nguyên liệu: 6g Ngũ vị tử, 16g Mạch môn, 12g Sa sâm bắc, 12g Ngưu tất.
- Cách thực hiện: Đem sắc lấy nước uống. Mỗi ngày 1 thang.
3.4. Trị ho có đờm gây khó thở
- Nguyên liệu: 12g Ngũ vị tử, 12g Bạch phàn.
- Cách thực hiện: Tán 2 nguyên liệu trên thành bột mịn, nướng chín, dùng phổi lợn chấm bột thuốc, uống cùng nước ấm.
3.5. Trị ho lâu ngày không khỏi
- Nguyên liệu: 20g Túc xác tẩm với đường sao vàng, 80g Ngũ vị tử.
- Cách thực hiện: Tán 2 nguyên liệu thành bột và hòa với mạch nha làm viên to để ngậm.
3.6. Trị viêm gan mạn tính
- Nguyên liệu: 4g Ngũ vị tử.
- Cách thực hiện: Đem sấy khô dược liệu rồi tán nhuyễn thành bột, uống cùng với nước ấm.
3.7. Chữa suy nhược thần kinh
- Nguyên liệu: 30g Ngũ vị tử, 30g Câu kỷ tử, 10-20g Nhân sâm, 500ml rượu.
- Cách thực hiện: Đem tất cả dược liệu trên ngâm với rượu trong vòng 1 tuần. Mỗi ngày uống 15 – 20ml, uống trước khi đi ngủ.
3.8. Chữa chứng mồ hôi trộm
- Nguyên liệu: 63g Ngũ vị tử, 63g Bạch truật, 63g Nhân sâm, 63g Mẫu lệ, 63g Ma hoàng căn, 125g Bá tử nhân, 125g Bán hạ khúc, 30 quả Đại táo (đã bỏ hạt).
- Cách thực hiện: Nấu nhừ Đại táo, các dược liệu còn lại nghiền thành bột rồi trộn đều với thịt Đại táo, vo thành viên nhỏ. Ngày dùng 2 lần và mỗi lần 20 – 30 viên.
3.9. Bài thuốc trị viêm gan cấp tính và mãn tính
- Thành phần: Sơn tra, Ngũ vị tử (lượng bằng nhau)
- Cách dùng: Nghiền chung các thành phần trên thành bột. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 3g, 1 liệu trình là 10 ngày.
4. Một số lưu ý khi sử dụng Ngũ vị tử
Mặc dù là loại dược liệu có nhiều công dụng trong việc trị bệnh, Ngũ vị tử cũng có những kiêng kỵ riêng. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý để khi sử dụng thảo dược này để đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất:
- Không dùng Ngũ vị tử cho người có biểu tà bên ngoài, bên trong thực nhiệt, bệnh viêm phế quản mới phát sốt, bị ho hoặc người bị nhiệt thịnh, ho ở giai đoạn đầu, mới phát ban.
- Tuyệt đối không dùng dược liệu này cho phụ nữ mang thai vì Ngũ vị tử có khả năng co bóp tử cung dẫn đến sảy thai.
- Khi sử dụng Ngũ vị tử cần tránh dùng đồng thời các loại thuốc sau: Tacrolimus, thuốc chuyển hóa qua trung gian Cytochrome P450 2C9 Cytochrome P450 3A4, thuốc chống đông máu Wafarin.
- Người có tiền sử các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản cần cân nhắc khi sử dụng dược liệu.
- Không nên lạm dụng Ngũ vị tử, nếu dùng quá liều từ 10 – 15g/kg sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng ngũ vị tử như dị ứng, phát ban da, ợ nóng, ợ chua, đau dạ dày, chán ăn…
- Quan trọng nhất, khi sử dụng các bài thuốc từ Ngũ vị tử dược liệu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc để tránh gặp phải những hậu quả không mong muốn. Trong quá trình sử dụng cần tuân theo đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định.
- Ngoài ra, người bệnh cũng cần đảm bảo chế độ ăn dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh và tăng cường thể lực.
5. Tổng kết thông tin về ngũ vị tử
Ngũ vị tử là một loại dược liệu quý được lưu truyền từ bao đời nay bởi có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe như kháng khuẩn, an thần, trị ho,… Đặc biệt, Ngũ vị tử được dùng chủ yếu trong nhiều trường hợp bị suy nhược cơ thể, giải độc, thanh nhiệt, bồi bổ sức khỏe,… Nắm bắt được các công dụng tuyệt vời từ Ngũ vị tử, Dược Bình Đông đã cho ra đời Bát Tiên Bình Đông.
Bát Tiên Bình Đông là sự kết hợp hài hòa giữa Ngũ vị tử với nhiều thảo dược thiên nhiên lành tính như: Bạch Phục Linh, Hoàng Tinh, Phòng Đảng Sâm, Sơn Thù Du, Thục Địa, Hoài Sơn, Mẫu Đơn Bì, Mạch Môn, Lạc Tiên. Sản phẩm được đánh giá là một giải pháp tuyệt vời hỗ trợ giảm mệt mỏi hiệu quả, giúp tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể, cải thiện suy nhược cơ thể, ăn ngon hơn và ngủ sâu hơn.
Bát Tiên Bình Đông được sản xuất bởi công ty Dược Bình Đông – Thương hiệu uy tín đã xuất hiện trên thị trường hơn 70 năm qua. Nếu quan tâm về các sản phẩm của Dược Bình Đông, bạn có thể liên hệ qua hotline (028)39 808 808 để được tư vấn chi tiết trong thời gian sớm nhất.
6. Câu hỏi thường gặp về Ngũ Vị Tử
Ngũ vị tử đã trở thành một phần quan trọng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Khi dùng ngũ vị tử, nó sẽ giúp cơ thể có những chuyển biến cụ thể sau đây:
Cân bằng đường huyết
Đây chính là tác động nổi trội của ngũ vị tử đối với cơ thể người bệnh tiểu đường. Khi sử dụng, nó giúp tăng cường khả năng bài tiết, chuyển hóa của cơ thể. Nhờ vậy, đường huyết sẽ được giữ ở mức ổn định lâu dài.
Giảm bớt các biến chứng
Một trong những tác động tuyệt vời của ngũ vị tử chính là hỗ trợ làm giảm bớt những biến chứng nguy hiểm đối với cơ thể. Những tác động của loại thuốc này sẽ giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh xương khớp. Các biến chứng vì thế sẽ giảm đi rất nhiều.
Bảo vệ gan: Đặc điểm nổi bật của ngũ vị tử có tác dụng bảo vệ lá gan của bạn. Đối với bệnh nhân viêm gan virus mạn tính, hoạt chất lignan chứa trong quả có tác dụng kháng khuẩn, phục hồi chức năng gan, làm giảm nồng độ ALT huyết thanh nhanh và kích thích cytochrom P450 thúc đẩy chức năng giải độc của cơ thể. Ngoài ra, ngũ vị tử còn làm tăng hoạt động các tiểu thể gan để giải độc và tổng hợp protein trong gan. Đặc biệt có hiệu quả trong bệnh viêm gan mạn tính có nồng độ transaminase trong huyết thanh cao, tổn thương gan, mệt nhọc, đổ mồ hôi trộm, mất ngủ.
Huyết áp: Ngũ vị tử có tác dụng điều chỉnh huyết áp về mức ổn định. Trong trường hợp huyết áp cao có thể điều chỉnh thấp xuống, nhưng khi cơ thể giảm tuần hoàn lại có khả năng điều chỉnh huyết áp.
Hô hấp: Ngũ vị tử giúp điều chỉnh hệ hô hấp, long đờm, giảm ho.
Hệ thần kinh: ngũ vị tử có tác dụng an thần, giảm đau, điều trị chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc, kích thích trí não thực hiện phản xạ có điều kiện.
Hệ miễn dịch: Ngũ vị tử có chức năng củng cố hệ miễn dịch, chống lại hoạt động của một số vi khuẩn như trực khuẩn thương hàn, kiết lị, phẩy khuẩn tả, tụ cầu vàng, phó thương hàn, cầu khuẩn viêm phổi và trực khuẩn mủ xanh, kháng virus và ức chế sự tạo thành của các tế bào ung thư.
- Không dùng Ngũ vị tử cho người có biểu tà bên ngoài, bên trong thực nhiệt, viêm phế quản mới phát sốt, ho hoặc người bị nhiệt thịnh, ho ở giai đoạn đầu, mới phát ban.
- Tuyệt đối không dùng dược liệu này cho phụ nữ mang thai vì Ngũ vị tử có khả năng co bóp tử cung dẫn đến sảy thai.
- Khi sử dụng Ngũ vị tử cần tránh dùng đồng thời các loại thuốc sau: Tacrolimus, thuốc chuyển hóa qua trung gian Cytochrome P450 2C9 Cytochrome P450 3A4, thuốc chống đông máu Wafarin.
- Người có tiền sử các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản cần cân nhắc khi sử dụng dược liệu.
- Không nên lạm dụng Ngũ vị tử, nếu dùng quá liều từ 10 – 15g/kg sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng ngũ vị tử như dị ứng, phát ban da, ợ nóng, ợ chua, đau dạ dày, chán ăn…
- Trong quá trình sử dụng cần tuân theo đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định
- Quan trọng nhất, khi sử dụng các bài thuốc từ Ngũ vị tử dược liệu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc để tránh gặp phải những hậu quả không mong muốn.
- Ngoài ra, người bệnh cũng cần đảm bảo chế độ ăn dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh và tăng cường thể lực.
Để tránh tiền mất tật mang bạn nên chọn những công ty đông y uy tín có thương hiệu và chất lượng để đặt niềm tin mua hàng, dưới đây là các tiêu chí cơ bản mà một công ty sản xuất đông y phải có:
Về chất lượng sản phẩm: Công ty đông y uy tín phải đảm bảo chất lượng và các yêu cầu của bộ y tế từ khâu nguyên liệu đến quy trình sản xuất đều phải được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo không có sai xót.
An toàn sức khỏe: Các sản phẩm được sản xuất đảm bảo không có chứa tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Hiệu quả điều trị: Các sản phẩm thuốc được tạo ra từ công ty đông y uy tín luôn đảm bảo và cam kết trong việc điều trị bên cạnh đưa ra một lộ trình cụ thể, rõ ràng, người dùng chỉ cần uống theo lộ trình thì sẽ khỏi bệnh.
Uy tín trên thị trường: Những công ty đông y uy tín và có thương hiệu lâu năm sẽ tạo được niềm tin trong lòng khách hàng hơn.