Mất cân bằng nội tiết, áp lực lâu ngày, suy nghĩ nhiều cùng nhiều nguyên nhân khác đang là “thủ phạm thầm lặng” khiến cho chị em phụ nữ luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược. Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu thêm những biểu hiện, cách khắc phục, cũng như cách phòng tránh tình trạng này hiệu quả qua bài viết dưới đây.
1. Đôi nét về tình trạng mệt mỏi ở phụ nữ
Mệt mỏi ở nữ giới là trạng thái mất cân bằng sinh lý tạm thời diễn ra ở nữ giới và ở mọi độ tuổi, đặc biệt là tuổi trung niên (từ khoảng 45 tuổi) và cao tuổi. Những biểu hiện được xem là mệt mỏi bao gồm: thiếu năng lượng, tinh thần uể oải; không có khả năng bắt đầu hoạt động (cảm giác yếu ớt chủ quan); giảm khả năng duy trì hoạt động (dễ mệt mỏi) hoặc khó tập trung; suy giảm trí nhớ và khó ổn định cảm xúc (mệt mỏi về tinh thần); đau nhức toàn thân hay người lâng lâng, lờ đờ, ê ẩm;…
Ngoài ra, tình trạng này thường đi kèm với một loạt các triệu chứng khác như buồn ngủ hoặc mất ngủ, buồn nôn, chân tay bủn rủn, choáng váng, đau đầu, nhạt miệng hoặc đắng miệng, hơi thở nóng, ù tai, đổ mồ hôi nhiều,… Những triệu chứng này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của chị em.
Mệt mỏi có thể được chia thành 2 loại là mệt mỏi cấp tính và mệt mỏi kéo dài. Trong khi mệt mỏi cấp tính thường xuất hiện tạm thời và có thể hồi phục sau khi nghỉ ngơi thì mệt mỏi kéo dài lại diễn ra liên tục, không cải thiện, kéo dài lên đến 6 tháng. Nếu rơi vào tình trạng mệt mỏi kéo dài, cơ thể sẽ dần mất năng lượng, thiếu sức sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, và có thể gây ra một số hậu quả như:
- Suy dinh dưỡng.
- Suy giảm miễn dịch.
- Tăng nguy cơ gặp biến chứng của các bệnh lý mãn tính khác.
- Suy nhược cơ thể.
- Suy nhược thần kinh.
Suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh và và mệt mỏi tạo ra một vòng luẩn quẩn. Khi cơ thể bị suy nhược sẽ làm chị em kiệt sức, mệt mỏi và gây ra chứng trầm uất. Khi bị trầm uất lại càng làm cho cơ thể trở nên suy kiệt, mệt mỏi nhiều hơn.
Vì vậy, bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám nếu tình trạng mệt mỏi đi kèm các dấu hiệu sau:
- Sụt cân bất thường hoặc giảm cân mãn tính;
- Đau đầu nghiêm trọng;
- Sốt mãn tính hoặc ra mồ hôi trộm về đêm;
- Chảy máu bất thường, bao gồm nôn ra máu hoặc chảy máu trực tràng;
- Các triệu chứng bất thường khác như yếu liệt tay chân, khó thở, đau ngực,…
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi ở phụ nữ
2.1. Do mất cân bằng nội tiết
Nội tiết tố nữ, bao gồm Estrogen và Progesterone, giúp điều hòa, kiểm soát nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, sự tăng trưởng, chức năng sinh sản và tâm trạng của chị em. Như vậy, bạn có thể thấy rằng tình trạng mất cân bằng nội tiết có thể tác động đến tâm trạng và sức khỏe, từ đó gây ra tình trạng mệt mỏi ở nữ giới.
Một số nguyên nhân làm mất cân bằng nội tiết bao gồm:
- Chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng
- Bước vào tuổi dậy thì
- Tiền mãn kinh, mãn kinh
- Mang thai
Chị em khi bị mất cân bằng nội tiết có thể xuất hiện một số biểu hiện đi kèm khác như tóc khô xơ, mất ngủ, đau đầu, dễ cáu gắt, khó chịu,… Đặc biệt, nữ giới ngoài 40 còn có thể xuất hiện triệu chứng đau nhức xương khớp, loãng xương,…Tìm hiểu thêm nội dung “Mệt mỏi trước khi kinh“.
2.2. Do lối sống và môi trường
Thói quen, lối sống và môi trường sống cũng ảnh hưởng đến thể trạng và gây ra tình trạng mệt mỏi. Một số yếu tố môi trường và lối sống có thể làm phái nữ mệt mỏi bao gồm:
- Thiếu hụt các chất dinh dưỡng như Carbohydrate, Protein, Lipid, Vitamin và Khoáng chất, đặc biệt là Vitamin B12 và Sắt, khiến cơ thể bị thiếu năng lượng hoạt động, không thực hiện được quá trình trao đổi chất hiệu quả. Từ đó gây ra tình trạng mệt mỏi, suy nhược.
- Tập luyện và ăn kiêng quá mức.
- Thói quen thức khuya, ngủ quá ít, ít vận động.
- Thường xuyên sử dụng chất kích thích, rượu bia, chất gây nghiện,…
- Lạm dụng thức uống có chứa nhiều caffein.
- Căng thẳng, lo lắng kéo dài.
- Môi trường ô nhiễm, thiếu ánh sáng tự nhiên, tiếng ồn lớn,…
2.3. Do bệnh lý
Mệt mỏi không chỉ là một triệu chứng đơn lẻ mà còn là một trong những biểu hiện cảnh báo của một số bệnh lý. Tùy thuộc vào bệnh mắc phải, tình trạng mệt mỏi có thể đi kèm nhiều triệu chứng khác.
Một số bệnh lý có thể khiến phụ nữ mệt mỏi gồm:
- Rối loạn giấc ngủ kéo dài như khó vào giấc, mất ngủ, ngủ không sâu, ngủ mê man, ngủ nhiều, ngủ đủ giấc nhưng vẫn mệt mỏi,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tìm hiểu thêm nguyên nhân, cách cải thiện giúp ngủ ngon qua bài viết “Mất ngủ ở nữ giới”.
- Suy nhược cơ thể là tình trạng thường gặp ở người có lối sống thiếu khoa học như làm việc quá sức, ăn uống không đầy đủ, thường xuyên bị căng thẳng trong thời gian dài,… hoặc ở những người mới ốm dậy, bị bệnh lâu ngày,… Người bệnh xuất hiện một số biểu hiện như mệt mỏi kéo dài, chán ăn, giảm cân không kiểm soát,…
- Bệnh phụ khoa như buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng,… với các triệu chứng kinh nguyệt bất thường, đau bụng kinh dữ dội, mệt mỏi,…
- Bệnh gan – thận như tình trạng nóng gan hay thận yếu kèm theo các triệu chứng điển hình như vàng da, chán ăn hoặc tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu buốt,…
- Bệnh hô hấp như viêm phế quản, COPD, viêm phổi,… với các triệu chứng như ho nhiều, đau họng, hơi thở nóng,…
- Bệnh tim mạch với các triệu chứng khó thở, hụt hơi, tức ngực,…
- Bệnh xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp,… với các triệu chứng sưng khớp, đau nhức xương khớp, đau lưng,…
- Bệnh tâm thần kinh như trầm cảm, rối loạn lo âu,…
- Bệnh tuyến giáp như suy giáp, cường giáp,…
- Thiếu máu cũng khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, suy kiệt không có đủ sức lực để thực hiện công việc hàng ngày, đặc biệt với phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, trong thời gian mang thai hoặc sau sinh.
- Nguyên nhân bệnh lý khác như tiểu đường, huyết áp, đau cơ xơ hóa,…
2.4. Nguyên nhân khác
Ngoài các yếu tố bệnh lý, lối sống, môi trường kể trên, một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng mệt mỏi ở nữ giới bao gồm:
- Tuổi tác.
- Dị ứng thời tiết, thức ăn.
- Sử dụng một số loại thuốc nhất định như thuốc huyết áp, thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm hay thuốc tim mạch.
3. Phương pháp điều trị tình trạng mệt mỏi ở phụ nữ
Nếu phái đẹp muốn nhanh chóng điều trị tình trạng mệt mỏi, chị em nên kết hợp các phương pháp điều trị và biện pháp hỗ trợ tại nhà để đạt hiệu quả tốt nhất.
3.1. Hỗ trợ tại nhà giảm tình trạng mệt mỏi ở phụ nữ
Các biện pháp hỗ trợ tại nhà sẽ giúp chị em cải thiện tình trạng mệt mỏi hiệu quả và an toàn. Những phương pháp này tập trung vào việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt và tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ tự nhiên, giảm cảm giác mệt mỏi và giúp cơ thể hồi phục.
Bạn có thể tham khảo một số phương pháp giúp hỗ trợ làm giảm tình trạng mệt mỏi ở phụ nữ dưới đây:
- Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng; giảm khẩu phần một bữa ăn và chia nhỏ bữa ăn để ăn nhiều lần trong ngày giúp đảm bảo lượng đường trong máu ổn định.
- Bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt, gan, rau có màu xanh đậm, ngũ cốc,… vào thực đơn, hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ. Tìm hiểu thêm qua bài viết về “Dinh dưỡng dành cho người suy nhược“.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Hạn chế thức khuya và tập thói quen ngủ đúng giờ.
- Hạn chế căng thẳng, duy trì một lối sống tích cực.
- Điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi cũng giúp giảm mệt mỏi và cải thiện cảm giác chán ăn, mệt mỏi. Thực hiện các hoạt động giúp thư giãn cơ thể như tắm dưới vòi phun, ngâm mình trong nước mát, thực hiện vài động tác thở bằng bụng và massage,…
- Duy trì vận động hợp lý để tiêu hao năng lượng và cơ thể linh hoạt, từ đó tăng nhu cầu ăn uống. Tập thể dục đều đặn, bơi lội, đi bộ, chạy bộ giúp cải thiện cảm giác thèm ăn, kích thích tiêu hóa.
3.2. Điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi ở phụ nữ theo Tây Y
Quá trình điều trị trình trạng mệt mỏi thường bắt đầu bằng việc xác định nguyên nhân.
Để chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi kéo dài ở phụ nữ, đầu tiên, bác sĩ sẽ khai thác thông tin về các triệu chứng bạn đang gặp phải, tiền sử bệnh và kiểm tra sức khỏe tổng quát. Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh để tìm nguyên nhân chính xác.
Sau khi xác định nguyên nhân gây mệt mỏi, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bao gồm cả nội khoa (dùng thuốc) và ngoại khoa (phẫu thuật) phù hợp với bệnh nhân.
3.3. Cải thiện mệt mỏi ở phụ nữ do suy nhược cơ thể theo Đông Y
Trong Đông y, điều trị mệt mỏi sẽ tập trung vào nguyên nhân gây bệnh, giúp cơ thể tự điều chỉnh, cân bằng và chống lại bệnh tật, từ đó cải thiện các triệu chứng.
Bạn có thể sử dụng các loại thảo dược như Hoa cúc, Lạc tiên, Atiso, Câu kỷ tử, Linh chi,… như các loại trà để cải thiện tình trạng mệt mỏi, giảm căng thẳng.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y trị mệt mỏi ở phụ nữ do suy nhược cơ thể dưới đây:
Quy tỳ thang
- Công dụng: Giúp điều trị khí huyết hư, mất ngủ, ăn kém, cơ thể suy nhược, hay mệt mỏi, huyết rong, kinh nguyệt không đều, xuất huyết dưới da, tâm suy, thần kinh suy nhược.
- Thành phần: Nhân sâm 12g, Toan táo nhân sao 12g, Phục thần 12g, Hoàng kỳ 12g, Long nhãn nhục 12g, Bạch truật 12g, Đương quy 12g, Viễn chí 6g, Chích thảo 4g, Mộc hương 4g, Đại táo 3 quả, Sinh khương 3 lát.
- Cách làm: Sắc uống.
Lý trung thang
- Công dụng: Trị mệt mỏi do tỳ dương hư, kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, trời trở lạnh thì đau bụng, chườm nóng đỡ đau.
- Thành phần: Chích thảo, Bạch truật, Can khương (sao), Nhân sâm mỗi vị 12g.
- Cách làm: Sắc uống.
Bát trân thang
- Công dụng: Trị mệt mỏi, suy nhược do do khí huyết suy yếu.
- Thành phần: Đảng sâm 12g, Đương qui (tẩm rượu) 12g, Thục địa 12g, Bạch truật (sao) 12g, Bạch linh 12g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 6 – 8g, Chích thảo 2 – 4g, Đại táo 2 quả, Sinh khương 2 – 3 lát.
- Cách làm: Sắc uống.
Bên cạnh sử dụng các bài thuốc, bạn có thể áp dụng một số phương pháp không dùng thuốc khác như xông tắm thảo dược, xoa bóp bấm huyệt, ngâm chân,… để cải thiện tình trạng mệt mỏi.
Ngoài những phương pháp hỗ trợ khắc phục triệu chứng mệt mỏi kể trên, để tiết kiệm thời gian hơn mà vẫn đảm bảo hiệu quả, bạn có thể dùng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe được bào chế từ các loại thảo dược. Một trong những sản phẩm tiêu biểu trên thị trường hiện nay, được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn đó là Bát Tiên Bình Đông. Sản phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa các vị thuốc như Lạc tiên, Hoài sơn, Thục địa, Bạch phục linh, Ngũ vị tử, Mạch môn, Hoàng tinh, Mẫu đơn bì, Sơn thù du, Phòng đảng sâm. Đây đều là các thảo dược quý, lành tính, có nguồn gốc từ thiên nhiên, với công dụng bồi bổ sức khỏe, giúp ăn ngon và ngủ sâu hơn, hỗ trợ giảm mệt mỏi hiệu quả.
4. Phòng ngừa triệu chứng mệt mỏi ở phụ nữ
Mệt mỏi kéo dài có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe. Vì vậy, áp dụng các biện pháp phòng ngừa triệu chứng mệt mỏi là rất cần thiết. Bạn có thể áp dụng các biện pháp:
- Thăm khám định kỳ để nắm được tình trạng sức khỏe.
- Ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, hạn chế đồ ăn nhiều gia vị, dầu mỡ,…
- Duy trì thói quen tốt như tập thể dục 30 phút – 1 tiếng mỗi ngày, không sử dụng rượu bia, thuốc lá cũng như các chất kích thích khác.
- Thiết lập thói quen ngủ tốt, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, duy trì một lịch trình ngủ đều đặn,… là những biện pháp đơn giản giúp bạn ngủ ngon hơn. Tìm hiểu thêm qua bài viết “Kỹ thuật giúp ngủ ngon“.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, hạn chế tạo áp lực cho bản thân quá nhiều.
- Sinh hoạt tình dục hợp lý.
5. Tổng kết
Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về biểu hiện, nguyên nhân, các biện pháp phòng tránh và điều trị tình trạng mệt mỏi ở phụ nữ. Để cải thiện tình trạng này, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị, việc thay đổi thói quen sinh hoạt là rất quan trọng.
Ngoài ra, nếu đang gặp phải tình trạng mệt mỏi, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Bát Tiên Bình Đông. Sản phẩm là sự kết hợp giữa các thảo dược quý như Hoài sơn, Lạc tiên, Thục địa, Bạch phục linh, Mạch môn, Ngũ vị tử, Sơn thù du, Hoàng tinh, Mẫu đơn bì, Phòng đảng sâm, giúp bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ giảm mệt mỏi hiệu quả
Dược Bình Đông là một trong những thương hiệu Dược phẩm uy tín trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược thiên nhiên. Chúng tôi đã và đang nỗ lực không ngừng để đem đến những sản phẩm chất lượng, hiệu quả nhất. Để được tư vấn về sản phẩm và các vấn đề sức khỏe, vui lòng liên hệ hotline (028)39808 808.