Chán ăn hay ăn không ngon miệng là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như thiếu máu, mệt mỏi, hệ miễn dịch suy giảm,… Vậy nguyên nhân gây ra chán ăn là gì? Khi nào cần điều trị chán ăn? Phương pháp điều trị và cách phòng tránh như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để có lời giải đáp.
1. Đôi nét về tình trạng chán ăn
Chán ăn là một rối loạn ăn uống khiến cho người bệnh có cảm giác ăn không ngon miệng, không muốn ăn. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, ở cả nam lẫn nữ, nhưng phổ biến nhất là những người cao tuổi, người sức khỏe yếu hoặc những người phải làm việc trong môi trường áp lực, có tiềm năng của bệnh lý.
Biểu hiện của tình trạng chán ăn thường gặp:
- Luôn có cảm giác no mặc dù ăn rất ít.
- Không cảm nhận được hương vị thơm ngon của thức ăn qua các giác quan như khứu giác, vị giác.
- Không muốn ăn uống cùng người khác.
- Lười ăn uống, không quan tâm đến các món ăn yêu thích, chỉ muốn uống nước.
- Cảm giác buồn nôn, nhợn ói khi ngửi thấy mùi thức ăn.
- Có cảm giác đói bụng nhưng miệng không muốn ăn.
Ngoài các biểu hiện chán ăn ở trên, người bệnh còn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng đi kèm khác như:
- Luôn cảm thấy mệt mỏi, không có năng lượng, sức lực để làm bất kỳ việc gì, chân tay yếu, mất sức.
- Đầy bụng, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, đau bụng âm ỉ, đau dữ dội hoặc đau quặn là những triệu chứng rối loạn tiêu hóa mà những người chán ăn có thể gặp phải.
- Da khô, móng dễ gãy, tóc mỏng, dễ gãy rụng, thưa dần, da mặt xanh xao và thiếu sức sống.
- Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn.
- Nuốt đau, nuốt vướng, khó nuốt.
Tình trạng chán ăn nếu được khắc phục sớm thì sẽ không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian kéo dài, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như:
- Suy dinh dưỡng, luôn ở trong tình trạng bị thiếu cân, gầy yếu.
- Suy giảm hệ miễn dịch.
- Suy nhược cơ thể.
- Suy nhược thần kinh.
Suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh và chán ăn mệt mỏi tạo thành một vòng luẩn quẩn. Khi cơ thể bị suy nhược do chán ăn, ăn quá ít sẽ bị kiệt sức và gây ra chứng trầm uất, khi bị trầm uất lại càng làm cho cơ thể kiệt sức, mệt mỏi nhiều hơn.
Ngoài ra, nếu suy nhược thần kinh kéo dài, người bệnh còn có nguy cơ mắc biến chứng của các bệnh lý mãn tính khác.
Ăn không ngon miệng là một tình trạng cần phải can thiệp sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, khi xuất hiện biểu hiện chán ăn, ăn kém và kèm theo các triệu chứng sau đây thì bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân để kịp thời điều trị:
- Ăn không ngon miệng kéo dài hơn 1 tuần.
- Sút cân nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn.
- Xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi kéo dài, nhịp tim nhanh, hồi hộp đánh trống ngực, buồn nôn, khó thở,…
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng chán ăn
Tình trạng chán ăn, ăn kém có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như do sinh lý, thói quen, lối sống hoặc do nguyên nhân bệnh lý.
2.1. Chán ăn do nguyên nhân sinh lý
Những thay đổi trong cơ thể có thể khiến bạn không cảm thấy đói, mệt mỏi và không muốn ăn. Cụ thể:
- Do tuổi tác.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc giảm đau nhóm Opioid như Cocaine, Heroin, Codein, Morphine, Amphetamine, thuốc hóa trị, một vài loại thuốc kháng sinh, Digoxin, Fluoxetin, và Hydralazine,… khiến bạn thay đổi vị giác, mệt mỏi, khiến bạn ăn không ngon miệng.
- Do thay đổi nội tiết.
- Những thay đổi khác trong cơ thể khiến bạn không thấy đói như chấn thương, cơn đau, mất nước, phục hồi sau phẫu thuật, đau răng,…
2.2. Chán ăn do thói quen, lối sống, môi trường
Thói quen, lối sống và môi trường có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng chán ăn, cụ thể:
- Thói quen ăn uống không lành mạnh như nhịn ăn, ăn kiêng quá mức, ăn không hợp lý,…
- Căng thẳng, áp lực, lo lắng quá mức khiến người bệnh không còn tâm trạng ăn uống.
- Thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng như thiếu sắt, vitamin B12 hoặc các khoáng chất quan trọng khác có thể gây ra tình trạng ăn không ngon, táo bón và mệt mỏi.
- Do tác động của môi trường.
2.3. Chán ăn do bệnh lý
Chán ăn không chỉ là một triệu chứng đơn lẻ mà còn có thể là biểu hiện cảnh báo của các tình trạng bệnh lý khác. Tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh lý, tình trạng mệt mỏi có thể đi kèm với nhiều triệu chứng khác như:
- Bệnh tiêu hóa: Các bệnh lý ở đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, viêm ruột,… thường khiến người bệnh ăn không ngon miệng, chán ăn.
- Bệnh gan mật: Các bệnh lý ở gan, mật sẽ gây khó khăn cho việc dung nạp, hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể.
- Bệnh viêm nhiễm hô hấp: Các bệnh đường hô hấp sẽ khiến người bệnh bị sốt cao, viêm họng, ho khan,… khiến cơ thể mệt mỏi, sụt cân, chán ăn, cơ thể suy nhược.
- Rối loạn ăn uống (chán ăn tâm thần): Những người mắc chứng này thường ám ảnh quá mức về cân nặng, vóc dáng của bản thân. Với chế độ ăn uống khắc nghiệt như kiềm chế cơn đói, nhịn ăn giảm cân,… kéo dài sẽ khiến người bệnh bị chán ăn, suy dinh dưỡng.
- Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ khiến cơ thể bạn mệt mỏi, sức khỏe kém, tinh thần uể oải, cảm giác ăn không ngon. Trong một số trường hợp, chán ăn mất ngủ xảy ra đồng thời còn là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác.
- Suy nhược cơ thể: Đây là hệ quả thường gặp ở những người có lối sống thiếu khoa học như làm việc quá sức, ăn uống không đầy đủ, thường xuyên trong tình trạng lo lắng hoặc những người mới ốm dậy, bị bệnh lâu ngày,… có thể khiến cơ thể bị suy nhược. Các biểu hiện của suy nhược cơ thể bao gồm chán ăn, giảm cân không kiểm soát, mệt mỏi kéo dài,…
- Nguyên nhân bệnh lý khác: Bệnh lý tuyến giáp, thiếu máu,…
3. Điều trị tình trạng chán ăn
Điều trị chán ăn có thể áp dụng phương pháp Tây y, sử dụng các món ăn giúp ăn ngon từ Đông y và áp dụng các biện pháp hỗ trợ ăn ngon.
3.1. Điều trị bằng phương pháp Tây Y
Khi đi khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng chán ăn bằng cách đo chiều cao, cân nặng để tính chỉ số khối cơ thể – BMI. Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra các rối loạn gây giảm cân, chán ăn như tâm thần phân liệt, trầm cảm, các rối loạn gây cản trở sự hấp thu thức ăn, lạm dụng Amphetamine và ung thư.
Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định thêm các xét nghiệm chứng năng thận, gan, mật độ xương hoặc các cơ quan khác để kiểm tra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng của cơ thể.
Tùy vào kết quả chẩn đoán nguyên nhân gây chán ăn và thể trạng từng người, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và phương án điều trị phù hợp, phổ biến nhất là cách sử dụng tân dược. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý thay đổi thuốc hay tăng giảm liều lượng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Một số phương pháp điều trị phổ biến trong điều trị tình trạng chán ăn:
- Nội khoa: Một số trường hợp cần dùng thuốc điều trị nội khoa như bệnh tuyến giáp, đái tháo đường, suy tuyến thượng thận, viêm loét dạ dày, viêm đường hô hấp, bệnh gan,… Một số nhóm thuốc có thể được chỉ định cho bệnh nhân chán ăn là thuốc bình thần, thuốc an thần,…
- Ngoại khoa: Trong trường hợp các bệnh lý có diễn biến nặng có thể phải tiến hành phương pháp phẫu thuật.
- Phương pháp khác: Đối với các yếu tố tâm lý, bệnh nhân có thể cần liệu trình điều trị từ bác sĩ tâm lý mà không cần dùng thuốc như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), liệu pháp điều trị biếng ăn Nervosa của Maudsley (MANTRA), quản lý chuyên khoa hỗ trợ trên lâm sàng (SSCM).
3.2. Cải thiện tình trạng chán ăn do suy nhược cơ thể bằng các món ăn từ các vị thuốc Đông y
Khi bị chán ăn do suy nhược cơ thể, bạn có thể áp dụng các món ăn được chế biến từ các vị thuốc Đông y để cải thiện. Đây là phương pháp cải thiện chán ăn an toàn, lành tính, giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường sức khỏe và cải thiện cảm giác thèm ăn một cách tự nhiên.
Một số loại thảo dược thiên nhiên có thể được dùng để cải thiện tình trạng ăn không ngon:
- Kỷ tử: Bạn có thể dùng cháo Kỷ tử để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, ốm lâu ngày, kiềm chế lão suy. Để nấu cháo, bạn dùng 25g Kỷ tử, 100g gạo tẻ.
- Hoài sơn: Dùng 50g Hoài sơn, 200g Khoai sọ, 50g gạo tẻ để nấu cháo ăn trong ngày, bồi bổ sức khỏe.
- Nhân sâm: Cháo Nhân sâm dành cho những người cao tuổi, cơ thể suy nhược, ăn kém, thở gấp, tim đập nhanh, mất ngủ, quên lẫn,… Đem 100g gạo tẻ nấu cháo chín, cho thêm bột nhân sâm vào để dùng.
- Các món ăn khác: Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các món ăn bồi bổ sức khỏe dành riêng cho người suy nhược khác như Hải sâm xào Đảng sâm Kỷ tử, Canh Hoài sơn,…
Một số lưu ý khi dùng các vị thuốc Đông y để chế biến món ăn:
- Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ, tránh ẩm mốc, không có tồn dư hóa chất.
- Các món ăn đã được chế biến từ vị thuốc Đông y, nên bảo quản ngăn mát tủ lạnh để dùng trong ngày.
- Dùng một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều.
- Nếu đã áp dụng phương pháp này trong thời gian dài mà vẫn không có chuyển biến, người bệnh nên đi khám bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng thêm một số phương pháp khác như châm cứu, ngâm chân, xông tắm thảo dược, bấm huyệt,…
3.3. Các phương pháp hỗ trợ khác giúp ăn ngon hơn
Bên cạnh các phương pháp điều trị ở trên, bạn có thể áp dụng thêm các phương pháp hỗ trợ, giúp cải thiện khẩu vị như:
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Duy trì chế độ ăn đúng giờ, đúng bữa để giúp tăng tiết nước bọt, tạo cảm giác thèm ăn, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Bạn có thể chia nhỏ thành 5 – 6 bữa ăn trong một ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Xây dựng một chế độ ăn đa dạng, giàu protein, vitamin, khoáng chất và cung cấp nhiều calo cho cơ thể. Tìm hiểu thêm bài viết về “Dinh dưỡng dành cho người suy nhược cơ thể“.
- Chọn ăn các loại thực phẩm dễ tiêu: Bạn nên bổ sung vào thực đơn các loại rau màu xanh đậm, cá hồi, sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt,… Ngoài ra, có thể thăng thêm các gia vị như tỏi, giấm, bơ, dầu oliu,… để tăng khẩu vị, cảm thấy món ăn hấp dẫn hơn. Tìm hiểu thêm “Các loại thực phẩm dành cho người suy nhược cơ thể“.
- Uống đủ nước: Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày giúp giảm tình trạng khô miệng, cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm táo bón và thanh lọc cơ thể.
- Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Đặc biệt là người già, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi cũng giúp giảm mệt mỏi và cải thiện cảm giác chán ăn. Có thể thực hiện các hoạt động như tắm dưới vòi phun, ngâm mình trong nước mát, thực hiện vài động tác thở bằng bụng và massage. Bạn có thể tìm hiểu thêm về tình trạng chán ăn ở người già qua bài viết “Người già chán ăn nên làm gì? 7 cách kích thích thèm ăn“.
- Duy trì vận động hợp lý: Giúp cơ thể linh hoạt và tiêu hao năng lượng, từ đó tăng nhu cầu ăn uống. Tập thể dục đều đặn, đi bộ, chạy bộ, và bơi lội giúp kích thích tiêu hóa và cải thiện cảm giác thèm ăn.
- Bổ sung men vi sinh: Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Bên cạnh những phương pháp khắc phục triệu chứng chán ăn ở trên, bạn có thể dùng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe được bào chế sẵn các loại thảo dược để vừa tiết kiệm thời gian vừa có hiệu quả cao. Một trong những sản phẩm tiêu biểu trên thị trường Việt Nam được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn đó là Bát Tiên Bình Đông. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa các vị thuốc Đông y như Lạc Tiên, Hoài Sơn, Mạch Môn, Ngũ Vị Tử, Hoàng Tinh, Thục Địa, Bạch Phục Linh, Sơn Thù Du, Mẫu Đơn Bì, Phòng Đảng Sâm. Sản phẩm có công dụng giúp bồi bổ cơ thể, hỗ trợ giảm mệt mỏi, tăng cường sức khỏe và giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon.
4. Phòng ngừa tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng
Chán ăn có thể xuất hiện ở nhiều bệnh lý khác nhau nên vẫn chưa có một cách nào có thể đảm bảo ngăn ngừa được tình trạng này. Tuy nhiên, bạn có thể tăng cường sức khỏe, hạn chế nguy cơ chán ăn bằng cách duy trì một thói quen lành mạnh, ăn uống điều độ, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và giữ một sức khỏe tinh thần. Cụ thể:
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần để phát hiện sớm các loại bệnh lý gây chán ăn và điều trị hợp lý.
- Xây dựng thói quen ăn uống khoa học và lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, gồm các nhóm vitamin, chất khoáng,… Đồng thời hạn chế đồ ăn nhiều gia vị, dầu mỡ,…
- Duy trì thói quen có lợi cho sức khỏe như tập thể dục thường xuyên, khoảng 30 phút – 1 tiếng mỗi ngày, không sử dụng thuốc lá, rượu bia cũng như các chất kích thích khác.
- Thiết lập thói quen ngủ tốt, chẳng hạn như duy trì một lịch trình ngủ đều đặn, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, ngủ đủ giấc,… là những biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả. Tìm hiểu thêm “Kỹ thuật giúp ngủ ngon“.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, không tạo áp lực cho bản thân quá nhiều.
5. Tổng kết
Chán ăn là rối loạn về ăn uống khiến cho người bệnh có cảm giác không muốn ăn, ăn không ngon. Tình trạng này thường gặp phải ở những người cao tuổi, người có sức khỏe yếu, làm việc trong môi trường áp lực, người có sức khỏe yếu,… Người bệnh luôn có cảm giác no, mặc dù ăn rất ít, không cảm thấy hương vị thơm ngon, lười ăn uống, cảm giác buồn nôn, đói bụng nhưng không muốn ăn,… Trong trường hợp bị chán ăn kéo dài, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn cần phải xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, thăm khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa tình trạng chán ăn.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm bảo vệ sức khỏe như Bát Tiên Bình Đông. Sản phẩm này là sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần thảo dược quý như Phòng Đảng Sâm, Thục Địa, Mạch Môn, Bạch Phục Linh, Hoài Sơn, Sơn Thù Du, Lạc Tiên, Hoàng Tinh,… giúp bồi bổ cơ thể, hỗ trợ giảm mệt mỏi, tăng cường sức khỏe và giúp ăn ngon, ngủ ngon.
Dược Bình Đông là một đơn vị đã có hơn 70 năm hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Những sản phẩm này được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn GMP – WHO.
Nếu bạn đang quan tâm đến sản phẩm Bát Tiên Bình Đông, vui lòng liên hệ đến hotline (028)39808808 để được tư vấn nhiệt tình.