Chán ăn mất ngủ là tình trạng không hề hiếm gặp và đang có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện đại. Chán ăn mất ngủ kéo dài có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến tinh thần, sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Vì vậy chúng ta không nên chủ quan mà cần sớm tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây của Dược Bình Đông sẽ giúp bạn hiểu hơn về chứng chán ăn mệt mỏi, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cũng như cách khắc phục và phòng tránh hiệu quả!
1. Đôi nét về chán ăn mất ngủ
Tình trạng chán ăn mất ngủ diễn ra ngày càng phổ biến và xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Chán ăn là tình trạng cơ thể không có cảm giác thèm ăn, không hứng thú khi ăn uống, ăn không ngon miệng kể cả với các món yêu thích, bụng không có cảm giác đói. Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến bao gồm khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc, thường thức dậy rất sớm khiến trong người có cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy. Đây là hai triệu chứng riêng biệt cảnh báo các vấn đề sức khỏe và thường có tác động qua lại lẫn nhau.
Tình trạng chán ăn mất ngủ thường không có các biểu hiện đặc trưng rõ ràng và tình trạng này lại rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý cảm sốt gây mệt mỏi thông thường. Vì thế, người bệnh cần chú ý theo dõi các thay đổi trong chất lượng giấc ngủ và chế độ ăn uống hàng ngày để sớm nhận ra các biểu hiện bất thường.
Một số biểu hiện phổ biến của chứng chán ăn mất ngủ là: Giấc ngủ không liền mạch, khó ngủ, cơ thể suy nhược, mất ngủ mệt mỏi, hay có cảm giác buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, dễ mất tập trung, hệ tiêu hóa suy giảm, dễ bị tiêu chảy hoặc táo bón.
Ngoài ra, người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám nếu cảm giác chán ăn mệt mỏi trầm trọng hơn và cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau:
- Mất ngủ kéo dài hơn 4 tuần
- Mệt mỏi vô cùng
- Sụt cân
- Tim đập nhanh
- Sốt
- Cáu gắt
- Cảm giác yếu ớt, khó chịu
2. Tác động xấu của chứng mất ngủ chán ăn đến sức khỏe cần lưu ý
Tình trạng chán ăn mất ngủ diễn ra trong thời gian ngắn thì không đáng lo ngại vì đó chỉ là biểu hiện của tâm lý, có thể điều chỉnh thông qua thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen hàng ngày.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và tiến triển nặng thì sức khỏe sẽ bị “tàn phá” nghiêm trọng, có thể dẫn đến những hệ quả như: suy nhược cơ thể, suy giảm miễn dịch, từ đó làm cho sức đề kháng yếu đi và khả năng phục hồi sau bệnh chậm hơn.
Ngoài ra, đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo cho nhiều bệnh lý nguy hiểm điển hình như: Cao huyết áp, bệnh dạ dày, suy thận, suy giáp, suy nhược thần kinh,…
3. Nguyên nhân gây ra tình trạng chán ăn mất ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mệt chán ăn mất ngủ và có thể chia làm 2 nhóm nguyên nhân chính như sau:
3.1. Nguyên nhân bệnh lý
Chứng chán ăn mất ngủ có thể là dấu hiệu cảnh cáo của một số bệnh lý nguy hiểm sau:
- Bệnh về hệ tiêu hóa: Cảm giác không muốn ăn, chán ăn là triệu chứng có thể gặp ở một số bệnh liên quan tới đường tiêu hóa. Một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa mà người bị chán ăn mất ngủ thường gặp phải là: trào ngược dạ dày, viêm loét tá tràng, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột không tự miễn.
- Bệnh thần kinh: Một số bệnh liên quan tới thần kinh và tình trạng mất ngủ thường hay xảy ra ở người lớn tuổi, nhưng cũng có thể xuất hiện ở người trẻ tuổi cùng với các triệu chứng đi kèm như chán ăn và mất cảm giác thèm ăn. Một số bệnh lý thần kinh gây mất ngủ và chán ăn gồm: suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, rối loạn tâm trạng.
- Mệt mỏi mãn tính: Đây cũng là nguyên nhân gây tình trạng chán ăn mất ngủ kéo dài, thường đi kèm với những biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau như hô hấp, tiêu hóa, thần kinh cơ và tiết niệu. Một số biểu hiện cụ thể như: khó tập trung vào công việc, cảm giác uể oải, đau đầu liên tục và có thể sốt nhẹ, đau họng kéo dài và xuất hiện nổi hạch ở cổ.
- Suy tuyến thượng thận: Những tổn thương chức năng thận có khả năng gây suy giảm khả năng sản sinh cortisol, điều này dẫn đến sự rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Các triệu chứng của tình trạng này là mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng, chán ăn, khó ngủ, huyết áp giảm, nhịp tim tăng cao, dễ đổ mồ hôi, cơ thể ớn lạnh, sốt cao, thường hay đau chân, đau lưng.
- Bệnh suy giáp: Đây là một loại rối loạn nội tiết khi tuyến giáp sản sinh không đủ hormone cần thiết cho duy trì quá trình trao đổi chất của cơ thể. Điều này khiến cho người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như mất khẩu vị, khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, dễ mệt mỏi, suy nhược cơ thể, táo bón, suy giảm trí nhớ, da khô, đau cơ, đau tim, nhịp tim không ổn định,…
3.2. Nguyên nhân khác
Ngoài ra, chứng chán ăn mất ngủ còn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như:
- Cơ thể suy nhược: Những dấu hiệu cơ bản cảnh báo suy nhược cơ thể: Ăn ngủ kém, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nhức mỏi cơ xương, phản ứng kém,…
- Tuổi tác: Tuổi càng cao đồng nghĩa với việc các bộ phận trong cơ thể đang dần lão hóa. Khi đó chức năng vận hành bị suy giảm, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Đặc biệt, tình trạng thiếu máu lên não là một trong những nguyên nhân gây chán ăn khó ngủ ở người cao tuổi.
- Rối loạn tâm lý: Áp lực tâm lý, căng thẳng, stress trong công việc, cuộc sống khiến người bệnh thiếu tập trung, suy nghĩ tiêu cực, mất ngủ, chán ăn. Nếu để tình trạng stress kéo dài có thể gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như đau đầu, trầm cảm, suy nhược thần kinh…
- Các tác nhân bên ngoài: Sự biến đổi đột ngột của thời tiết, môi trường sống hay môi trường làm việc không thuận lợi, ô nhiễm tiếng ồn… có thể khiến cơ thể không kịp thích ứng, dẫn đến tình trạng mất ngủ, chán ăn.
4. Cách khắc phục tình trạng chán ăn mất ngủ
Tuy triệu chứng chán ăn mất ngủ không phải quá nguy hiểm nhưng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được khắc phục kịp thời và đúng cách. Vì vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám sớm để kiểm soát tình trạng bệnh, cũng như phòng ngừa các biến chứng do bệnh gây ra.
Dưới đây là một số cách giúp đẩy lùi triệu chứng chán ăn mất ngủ an toàn hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
4.1. Tây Y
Chán ăn mất ngủ có thể là biểu hiện sớm của nhiều bệnh lý nguy hiểm, do vậy người bệnh chủ động thăm khám chẩn đoán và điều trị dứt điểm, đồng thời kết hợp bồi bổ cơ thể thường xuyên.
Tùy vào nguyên nhân cụ thể và thể trạng từng người, bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên, phương hướng điều trị phù hợp. Trong đó, cách điều trị phổ biến là sử dụng thuốc tân dược. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng hay tăng, giảm liều mà chưa có chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Điều này nhằm tránh tác dụng phụ không mong muốn
Một số nhóm thuốc được chỉ định điều trị chứng chán ăn mất ngủ có thể kể đến như: thuốc bình thần, thuốc an thần, thuốc kháng Histamin…
Chán ăn mất ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng suy nhược cơ thể, người bệnh nên tham khảo thêm những sản phẩm có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, ích tạng và điều hòa âm dương, giúp ăn ngon và ngủ sâu hơn để sức khỏe nhanh chóng hồi phục.
Tìm hiểu ngay Top 5 tiêu chí lựa chọn thuốc bổ cho người suy nhược
4.2. Đông Y
Theo quan niệm của Đông y, chán ăn mất ngủ xảy ra khi tạng phủ bị rối loạn sinh ra chán ăn, nhiễu loạn thần trí làm suy giảm chất lượng giấc ngủ. Điều trị chứng chán ăn mất ngủ bằng phương pháp Đông y được nhiều người áp dụng, bởi đây là phương pháp an toàn, mang lại hiệu quả và điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ Đông y, thầy thuốc sẽ chỉ định thang thuốc phù hợp, giúp kiểm soát triệu chứng, cải thiện sức khỏe tổng thể.
Sau đây là một số cây thuốc, vị thuốc Đông y mà người bệnh có thể áp dụng để trị khó ngủ biếng ăn:
- Bạch phục linh – Chủ trị: Mất ngủ, tỳ khí hư nhược, nhịp tim nhanh đàm ẩm, yếu tim, tiểu tiện khó, tiêu chảy, phù nề, chứng thấp nhiệt (viêm bàng quang, chướng bụng).
- Lạc tiên – Chủ trị: Chứng mất ngủ, nằm mơ nhiều, tim hồi hộp, lo âu, cơ thể mệt mỏi, suy nhược thần kinh, đau nhức xương khớp lâu ngày, viêm mủ da, nóng gan, …
- Mạch môn – Chủ trị: tâm phiền mất ngủ, tân dịch thương tổn, phế nhiệt do âm hư, ho lao, ho khan, tiêu khát, táo bón.
- Phòng đảng sâm – Chủ trị: Tỳ phế hư nhược, tim đập mạnh, thở dồn, ho suyễn, hư tính, nội nhiệt, ăn yếu, phân lỏng, tiêu khát (đái tháo đường).
- Ngũ vị tử – Chủ trị: Mất ngủ, đạo hãn, tự hãn, tân dịch hao tổn, mạch hư, háo khát, tiêu khát, nội nhiệt, đánh trống ngực, ho lâu ngày không khỏi và hư suyễn, đái dầm, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, niệu tan, tiêu chảy kéo dài.
- Hoài sơn – Chủ trị: Bồi bổ sức khỏe, ăn uống kém, viêm ruột mãn tính, tiêu chảy lâu ngày, di tinh, di niệu, tiểu đường, bạch đới, hen do phế hư.
- Nữ trinh tử – Chủ trị: Ù tai, hoa mắt chóng mặt, đau thắt lưng, mỏi đầu gối, râu tóc bạc sớm, an thần.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm những bài thuốc Đông y trị chứng mất ngủ chán ăn phổ biến dưới đây:
Bài thuốc 1
- Chuẩn bị: 32g Trạch tả, 32g Sinh địa (hoặc Thục địa), 16g Sơn thù, 16g Hoài sơn, 12g Bạch phục linh, 12g Mẫu đơn.
- Cách dùng: Tán thành bột mịn và vo thành viên uống. Hằng ngày dùng từ 20-30g.
Bài thuốc 2
- Chuẩn bị: 20g Hoàng liên, 16g Xích đan, 10g Cam thảo.
- Cách dùng: Tán thành bột mịn, trộn với rượu trắng, đun nóng rồi vo thành các viên bằng hạt đậu xanh. Uống 10 viên/ngày và duy trì đều đặn.
Bài thuốc 3
- Chuẩn bị: 200g Khoai sọ, 50g Hoài sơn, 50g gạo tẻ.
- Cách dùng: Nấu cháo ăn trong ngày.
Ngoài những phương pháp khắc phục triệu chứng chán ăn mất ngủ ở trên, để tiết kiệm thời gian hơn mà vẫn đảm bảo hiệu quả, bạn có thể dùng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe được bào chế sẵn từ các loại thảo dược. Một trong những sản phẩm tiêu biểu trên thị trường Việt Nam, được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn đó là Bát Tiên Bình Đông.
Sản phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa các vị thuốc như Hoài Sơn, Lạc Tiên, Thục Địa, Bạch Phục Linh, Mạch Môn, Ngũ Vị Tử, Hoàng Tinh, Sơn Thù Du, Mẫu Đơn Bì, Phòng Đảng Sâm. Đây đều là các dược liệu quý, lành tính, có nguồn gốc từ thiên nhiên, với công dụng bồi bổ, tăng cường sức khỏe, hỗ trợ giảm mệt mỏi hiệu quả, giúp ăn ngon và ngủ sâu hơn. Những ai đang gặp vấn đề chán ăn, khó ngủ thì đừng bỏ qua sản phẩm này nhé!
4.3. Biện pháp hỗ trợ tại nhà điều trị chán ăn mất ngủ
Để giải quyết hiệu quả tình trạng chán ăn, mất ngủ, chúng ta cần xây dựng một lối sống, thói quen lành mạnh và một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Dưới đây, Dược Bình Đông xin chia sẻ những phương pháp hỗ trợ điều trị chán ăn mất ngủ tại nhà mà bạn đọc có thể tìm hiểu:
- Lựa chọn một số thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch và khắc phục các triệu chứng suy nhược cơ thể, chẳng hạn như: Cá ngừ, cá hồi, cá saba, ngũ cốc, thịt gà, thịt heo, thịt bò, rau củ, các loại trái cây (nho, cam quýt, táo, đu đủ, chuối,…)
- Dùng trà thảo dược là một trong những cách điều trị chứng chán ăn, khó ngủ an toàn và đạt hiệu quả cao. Một số loại trà giúp ngủ ngon, kích thích cảm giác thèm ăn mà bạn có thể tham khảo như: trà hoa cúc, trà gừng, trà đảng sâm đại táo, trà kỷ tử, trà nụ tam thất, trà đông trùng hạ thảo, trà xanh,…
- Tạo thói quen thư giãn trước khi đi ngủ như tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ, đọc sách, ngồi thiền, làm nhẹ bàng quang, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ…
5. Phòng tránh tình trạng chán ăn mất ngủ
Người xưa quan niệm rằng phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó bạn nên chủ động bảo vệ và nâng cao sức khỏe, phòng tránh mất ngủ, chán ăn bằng những phương pháp đơn giản mà hiệu quả sau đây:
- Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý. Tích cực bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt, kẽm, chất xơ, vitamin B, E,… giúp nâng cao sức đề kháng. Không sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.
- Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, không nên ép cơ thể làm việc quá sức dễ gây áp lực, căng thẳng.
- Tăng cường rèn luyện tập thể dục, vận động cơ thể, nên lựa chọn các bộ môn mà bạn cảm thấy hứng thú, phù hợp với thể trạng và có thể luyện tập được thường xuyên.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường tiềm ẩn trong cơ thể và sớm có phương pháp điều trị trước khi bệnh chuyển biến xấu đi.
6. Tổng kết
Chứng chán ăn mất ngủ không chỉ gặp ở người lớn tuổi, hiện nay dễ dàng gặp phải kể cả ở người trẻ. Dù đây không phải là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng nếu để tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Vì vậy, người bệnh không nên lơ là mà cần chủ động thăm khám sớm kết hợp với các phương pháp bồi bổ sức khỏe để kiểm soát tốt tình trạng bệnh và phòng ngừa các biến chứng do bệnh gây ra.
Một trong những cách phòng ngừa và hỗ trợ hiệu quả tình trạng chán ăn, mất ngủ mà bạn có thể quan tâm là sử dụng Bát Tiên Bình Đông – Giải pháp tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể, hỗ trợ giảm suy nhược, cải thiện giấc ngủ, giúp ăn ngon hiệu quả. Sản phẩm được sản xuất bởi công ty Dược Bình Đông – thương hiệu uy tín nổi tiếng và đã có mặt trên thị trường hơn 70 năm, hình thành và phát triển trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm bảo vệ sức khỏe an toàn cho người Việt.
Nếu bạn muốn biết chi tiết về sản phẩm Bát Tiên Bình Đông và những sản phẩm khác của Dược Bình Đông, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline (028)39 808 808 để được tư vấn và đặt hàng trong thời gian sớm nhất.
7. Câu hỏi thường gặp
Trả lời:
- Chán ăn là tình trạng cơ thể không có cảm giác thèm ăn, không hứng thú khi ăn uống, ăn không ngon miệng kể cả với các món yêu thích, bụng không có cảm giác đói. Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến bao gồm khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc, thường thức dậy rất sớm khiến trong người có cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy. Đây là hai triệu chứng riêng biệt cảnh báo các vấn đề về sức khỏe và thường có tác động qua lại lẫn nhau.
- Biểu hiện: Giấc ngủ không liền mạch, khó ngủ, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, dễ mất tập trung, hệ tiêu hóa suy giảm, dễ bị tiêu chảy hoặc táo bón.
Trả lời:
Chán ăn mất ngủ có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm, hoặc do nhiều nguyên nhân khác gây ra:
Nguyên nhân bệnh lý:
- Bệnh về hệ tiêu hóa: Cảm giác không muốn ăn, chán ăn là triệu chứng có thể gặp ở một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Mốt số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa mà người chán ăn mất ngủ thường gặp phải là: Trào ngược dạ dày, viêm loét tá tràng, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột không tự miễn.
- Bệnh thần kinh: Một số bệnh liên quan tới thần kinh và tình trạng mất ngủ thường xảy ra ở người lớn tuổi, nhưng cũng có thể xuất hiện ở người trẻ tuổi cùng với các triệu chứng đi kèm như chán ăn và mất cảm giác thèm ăn. Mốt số bệnh lý thần kinh gây mất ngủ và chán ăn gồm: Suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, rối loạn tâm trạng.
- Mệt mỏi mãn tính: Đây cũng là nguyên nhân gây tình trạng chán ăn mất ngủ kéo dài, thường đi kèm với những biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau như hô hấp, tiêu hóa, thần kinh và tiết niệu. Một số biểu hiện cụ thể như: Khó tập trung vào công việc, cảm giác uể oải, đau đầu liên tục và có thể sốt nhẹ, đau họng kéo dài và xuất hiện nổi hạch ở cổ
- Suy tuyến thượng thận: Những tổn thương chức năng thận có khả năng gây suy giảm khả năng sản sinh cortisol, điều này dẫn đến sự rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Các triệu chứng của tình trạng này là mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng, chán ăn, khó ngủ, huyết áp giảm, nhịp tim tăng cao, dễ đổ mồ hôi, cơ thể ớn lạnh, sốt cao, thường hay đau chân, đau lưng.
- Suy giáp: Đây là một loại rối loạn nội tiết khi tuyến giáp sản sinh không đủ hormone cần thiết cho duy trì quá trình trao đổi chất của cơ thể. Điều này khiến cho người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như mất khẩu vị, khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, dễ mệt mỏi, suy nhược cơ thể, táo bón, suy giảm trí nhớ, da khô, đau cơ, đau tim, nhịp tim không ổn định,…
- Suy nhược cơ thể: Những dấu hiệu cơ bản cảnh báo suy nhược cơ thể: Ăn ngủ kém, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nhức mỏi cơ xương, phản ứng kém,…
- Tuổi tác: Tuổi càng cao đồng nghĩa với việc các bộ phận trong cơ thể đang dần lão hóa. Khi đó chức năng vận hành bị suy giảm, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Đặc biệt, tình trạng thiếu máu lên não là một trong những nguyên nhân gây chán ăn khó ngủ ở người cao tuổi.
- Rối loạn tâm lý: Áp lực tâm lý, căng thẳng, stress trong công việc, cuộc sống khiến người bệnh thiếu tập trung, suy nghĩ tiêu cực, mất ngủ, chán ăn. Nếu để tình trạng stress kéo dài có thể gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như đau đầu, trầm cảm, suy nhược thần kinh…
- Các tác nhân bên ngoài: Sự biến đổi đột ngột của thời tiết, môi trường sống hay môi trường làm việc không thuận lợi, ô nhiễm tiếng ồn… có thể khiến cơ thể không kịp thích ứng, dẫn đến tình trạng mất ngủ, chán ăn.
Trả lời:
Nếu chán ăn mất ngủ kéo dài, người bệnh cần chủ động thăm khám sớm để kiểm soát tình trạng và phòng ngừa biến chứng. Một số cách khắc phục bao gồm:
- Tây y: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ (thuốc bình thần, an thần, kháng histamin).
- Đông y: Sử dụng các bài thuốc Đông y hoặc các vị thuốc như Bạch phục linh, Lạc tiên, Mạch môn, Phòng đảng sâm, Ngũ vị tử, Hoài sơn, Nữ trinh tử.
- Biện pháp hỗ trợ tại nhà: Lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe, dùng trà thảo dược, tạo thói quen thư giãn trước khi đi ngủ.
- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ: Bát Tiên Bình Đông.
Trả lời:
- Mất ngủ, chán ăn kèm buồn nôn, sụt cân có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, từ các vấn đề về tiêu hóa đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Trả lời:
- Tuổi càng cao đồng nghĩa với việc các bộ phận trong cơ thể đang dần lão hóa. Khi đó chức năng vận hành bị suy giảm, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Đặc biệt, tình trạng thiếu máu lên não là một trong những nguyên nhân gây chán ăn khó ngủ ở người cao tuổi. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác. Người nhà nên đưa người già đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp.
Trả lời:
- Thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin nhóm B, vitamin D, sắt, kẽm, và magie, có thể góp phần gây ra chán ăn và mất ngủ. Bạn nên bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất thông qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào.
Trả lời:
- Với trẻ em chán ăn mất ngủ, cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể. Có thể do bé bị stress, lo lắng, hoặc mắc một số bệnh lý. Cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Không nên tự ý cho bé dùng thuốc.
Dạo này tôi chán ăn, mất ngủ liên miên, người cứ mệt mỏi, uể oải. Tôi sợ bị bệnh gì nguy hiểm quá. Tôi nên làm gì bây giờ?
Chào anh Tuấn, tôi hiểu sự lo lắng của anh. Chán ăn, mất ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Anh nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời. Trong thời gian chờ đợi, anh có thể tham khảo một số biện pháp hỗ trợ tại nhà như thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập thể dục đều đặn, và giữ tinh thần thoải mái.
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.
Tôi bị mất ngủ, chán ăn mấy tháng nay rồi, người gầy sút cân thấy rõ. Tôi có nên dùng thuốc không? Uống thuốc gì thì tốt?
Chào chị Lan, tôi rất tiếc khi biết chị đang gặp phải tình trạng này. Mất ngủ, chán ăn, sụt cân có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Chị tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc điều trị. Chị nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.
Tôi năm nay 60 tuổi, dạo này ăn uống kém, khó ngủ, đêm nằm trằn trọc mãi không ngủ được. Có phải do tuổi già không? Tôi phải làm sao?
Chào bác Mai, ở người lớn tuổi, chán ăn, mất ngủ có thể do quá trình lão hóa tự nhiên khiến chức năng các cơ quan trong cơ thể suy giảm, đặc biệt là tình trạng thiếu máu lên não. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý khác. Bác nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra và có lời khuyên cụ thể.
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.
Em bị stress học hành, mấy hôm nay không muốn ăn gì cả, đêm cũng khó ngủ. Có cách nào giúp em cải thiện tình trạng này không ạ?
Chào chị Linh, stress học hành có thể gây ra chán ăn, mất ngủ. Chị nên cố gắng cân bằng giữa việc học và nghỉ ngơi, thư giãn. Chị có thể áp dụng các biện pháp thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, tập yoga, hoặc uống trà thảo dược trước khi đi ngủ. Nếu tình trạng không cải thiện, chị nên đi khám bác sĩ.
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.
Tôi thấy bài viết có nhắc đến sản phẩm Bát Tiên Bình Đông. Sản phẩm này có thực sự tốt không? Giá cả như thế nào?
Chào chú Nam, Bát Tiên Bình Đông là sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, có tác dụng hỗ trợ bồi bổ sức khỏe, giảm mệt mỏi, giúp ăn ngon, ngủ ngon. Về giá cả và thông tin chi tiết sản phẩm, chú vui lòng liên hệ hotline (028)39 808 808 để được tư vấn cụ thể.
Tôi bị chán ăn, buồn nôn, mất ngủ. Tôi sợ bị bệnh dạ dày. Tôi có nên đi nội soi dạ dày không?
Chào chị Hoa, chán ăn, buồn nôn, mất ngủ có thể là triệu chứng của bệnh dạ dày. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác, chị cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Bác sĩ sẽ chỉ định nội soi dạ dày nếu cần thiết.
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.
Tôi bị suy nhược cơ thể, ăn không ngon, ngủ không yên. Tôi muốn tìm hiểu về các bài thuốc Đông y. Anh có thể tư vấn cho tôi một số bài thuốc được không?
Chào anh Minh, bài viết có giới thiệu một số bài thuốc Đông y trị chán ăn, mất ngủ. Tuy nhiên, anh nên đến gặp bác sĩ Đông y để được tư vấn bài thuốc phù hợp với thể trạng của mình.
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.
Em bị chán ăn, mất ngủ do áp lực thi cử. Em nên uống trà thảo dược gì để dễ ngủ hơn?
Chào chị Trang, chị có thể tham khảo một số loại trà thảo dược như trà hoa cúc, trà gừng, trà tâm sen, trà lạc tiên. Những loại trà này có tác dụng an thần, giúp dễ ngủ.
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.
Tôi bị suy tuyến giáp, chán ăn, mất ngủ. Tôi đang điều trị bệnh suy giáp, vậy tôi có cần điều trị chán ăn, mất ngủ riêng không?
Chào bác Ba, chán ăn, mất ngủ có thể là triệu chứng của bệnh suy giáp. Bác nên trao đổi với bác sĩ đang điều trị bệnh suy giáp cho bác để được tư vấn về việc điều trị các triệu chứng này.
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.
Tôi muốn tìm hiểu thêm về thuốc Tây y điều trị chán ăn, mất ngủ. Chị có thể chia sẻ thêm thông tin được không?
Chào chị Dung, bài viết có đề cập đến một số nhóm thuốc Tây y như thuốc bình thần, an thần, kháng histamin. Tuy nhiên, thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để tìm hiểu sâu hơn, chị có thể nghiên cứu thêm các tài liệu y khoa chuyên ngành.
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.