Suy nhược cơ thể là tình trạng cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và chất lượng cuộc sống. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng suy nhược. Việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tâm trạng và phòng ngừa nhiều bệnh tật. Cùng Dược Bình Đông khám phá những món ăn bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược mà bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà qua bài viết dưới đây!
1. Đôi nét về tình trạng suy nhược cơ thể và món ăn bồi bổ sức khỏe
1.1. Đôi nét về tình trạng suy nhược cơ thể
Suy nhược cơ thể là tình trạng người bệnh bị giảm sút sức khỏe, cảm thấy mệt mỏi, tinh thần uể oải, thiếu năng lượng, ngay cả việc di chuyển cũng trở nên khó khăn. Suy nhược cơ thể còn khiến hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc bệnh hoặc làm nặng thêm các bệnh đang mắc phải. Tình trạng này có thể xảy ra ở một số bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể.
Suy nhược cơ thể có thể xảy ra với bất kỳ ai, thường gặp nhiều nhất ở phụ nữ, người cao tuổi, và những người thường xuyên vận động mạnh, làm việc quá sức, hoặc xảy ra sau khi phẫu thuật.
Khi suy nhược cơ thể ở giai đoạn đầu, cơ thể sẽ bắt đầu cảm thấy thiếu năng lượng, mệt mỏi khi thực hiện các hoạt động thường ngày. Còn khi tình trạng này trở nên trầm trọng hơn, người bệnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng rõ rệt và nghiêm trọng hơn như:
- Mệt mỏi kéo dài.
- Dễ mắc bệnh, đau nhức cơ thể thường xuyên như viêm họng, đau cơ, đau khớp nhưng không bị sưng đỏ.
- Khó ngủ, trằn trọc về đêm.
- Tâm lý thay đổi, thường xuyên lo lắng, bối rối, bi quan, dễ cáu gắt.
- Xuất hiện các vấn đề về da và tiêu hóa.
- Sút cân nghiêm trọng.
- Giảm trí nhớ, kém tập trung.
- Cảm giác chán ăn, mệt mỏi, ăn không ngon miệng, đầy hơi, buồn nôn.
Để tìm ra nguyên nhân gây suy nhược cơ thể, cần phải đến cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, sau đó sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm máu, nước tiểu để tìm ra các bất thường, hoặc thiếu hụt dinh dưỡng. Cuối cùng, bác sĩ có thể chỉ định các chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, X-quang để tìm ra các nguyên nhân gây suy nhược cơ thể như:
- Thiếu dinh dưỡng: Cơ thể thiếu các vitamin, khoáng chất cần thiết.
- Bệnh lý: Các loại bệnh lý có thể gây suy nhược cơ thể như bệnh tim, tiểu đường, tuyến giáp, thận hoặc ung thư.
- Stress: Căng thẳng tinh thần, lo lắng, áp lực từ công việc và cuộc sống kéo dài.
- Khác: Lối sống không lành mạnh, thức khuya, thiếu ngủ, sau phẫu thuật, chấn thương, tác dụng phụ của thuốc.
Suy nhược cơ thể là loại bệnh lý ít nguy hiểm nếu được phát triển và điều trị sớm. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài, diễn biến nặng thì có thể gây nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí còn dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như:
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
- Ảnh hưởng giấc ngủ và tinh thần.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.
- Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Ảnh hưởng đến hệ cơ xương.
1.2. Vai trò của các món ăn bồi bổ sức khỏe
Các món ăn không chỉ giúp cung cấp năng lượng mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ phục hồi cơ thể một cách hiệu quả. Để đảm bảo hấp thu đầy đủ trọn vẹn dinh dưỡng, cần tuân thủ 2 nguyên tắc cơ bản:
- Đầy đủ và cân đối dinh dưỡng: Đa lượng (chất đạm, bột đường, chất béo tốt), vi lượng gồm (Vitamin A, B12,…), khoáng chất (Sắt, Kẽm, Magie), vi chất khác (Lysin….).
- Thực phẩm dễ hấp thu như luộc, hấp thay cho chiên xào,… hoặc các món canh súp, cháo,…
1.3. Mẹo giúp đạt được các bữa ăn ngon
Việc sử dụng món ăn kích thích vị giác, giảm suy nhược, mệt mỏi chỉ có vai trò hỗ trợ chứ không điều trị nguyên nhân tận gốc gây ra bệnh. Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp nào, bạn cần thăm khám bác sĩ để nắm được tình hình sức khỏe hiện tại và lựa chọn được cách thức phù hợp cho bản thân, đặc biệt với người có bệnh nền. Ngoài ra, bạn cần lưu ý một vài mẹo khác như:
- Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm dành cho cho người suy nhược cơ thể như: Lựa chọn thực phẩm chất lượng, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường và chất béo xấu. Bạn có thể tìm hiểu thêm qua bài Thực phẩm giúp ăn ngon miệng.
- Mẹo tạo cảm giác ăn ngon hơn: Chia nhỏ bữa ăn, ăn trên đĩa to hơn.
- Thêm gia vị cho món ăn: Bạn có thể cho một chút quế vào đồ uống hoặc các món ăn. Quế cùng với những loại gia vị khác sẽ kích thích sự thèm ăn, cải thiện quá trình tiêu hóa, giúp bạn ăn được nhiều hơn.
- Ăn uống cùng mọi người, trò chuyện cùng gia đình, bạn bè: Tâm trạng vui vẻ sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn và ngon miệng, đặc biệt là người lớn tuổi. Tìm hiểu thêm Chán ăn cho người già.
- Thử những món ăn mới: Khi thường xuyên ăn những món quen thuộc, bạn sẽ cảm thấy chán ngán và không muốn ăn. Bạn có thể tìm kiếm một vài công thức nấu ăn mới và thử biến tấu các món ăn để có thể ăn ngon miệng hơn.
2. 4 Món ăn bồi bổ sức khỏe
Các món ăn giúp bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược có thể được chế biến dễ dàng với nguyên liệu quen thuộc và cách làm đơn giản. Cụ thể như:
2.1. Gà chưng, gà hầm cách thủy
Trong các món ăn bổ dưỡng, gà chưng cách thủy hay gà hầm thuốc bắc là những lựa chọn không thể thiếu. Gà được chưng cách thủy cùng các dược liệu đông y như Đương quy, Táo đỏ, Kỷ tử, Long nhãn sẽ không chỉ làm tăng hương vị và giá trị dinh dưỡng mà còn giữ nguyên hương vị tự nhiên của món ăn. Những người bị suy nhược cơ thể, người lớn tuổi hoặc người có sức khỏe yếu nên thưởng thức món này một lần mỗi tuần để cải thiện sức khỏe.
- Nguyên liệu: Thịt gà ta, Đương quy, Táo đỏ, Kỷ tử, Long nhãn, Đông trùng hạ thảo (nếu có).
- Cách làm: Cho tất cả nguyên vật liệu vào nồi chưng cách thủy cho thịt gà mềm ra.
2.2. Các món cháo
Cháo đậu đỏ: Đậu đỏ có chứa nhiều khoáng chất và chất xơ, có lợi cho hệ tiêu hóa. Cháo đậu đỏ là món ăn bổ dưỡng, thích hợp cho những người bị suy nhược cơ thể.
- Nguyên liệu: Đậu đỏ, gạo tẻ và gạo nếp (tỷ lệ 1:1), gia vị.
- Cách làm:
- Lấy lượng đậu đỏ phù hợp ngâm nước khoảng 10 tiếng để đậu đỏ được mềm, loại bỏ các hạt bị hỏng, có mùi hôi nổi trên chậu nước. Rửa lại các hạt còn lại.
- Dùng gạo tẻ và gạo nếp ngâm nước khoảng 2 – 3 tiếng, vo gạo và để khô nước.
- Cho vào nồi khoảng 1.5 lít nước, đun sôi rồi thêm gạo và đậu đỏ vào. Nấu hỗn hợp này trong khoảng 20 phút, cho đến khi cả hai nguyên liệu chín mềm, sau đó tắt bếp.
- Tắt bếp, để nguội và múc cháo ra bát để thưởng thức.
Cháo giá đỗ: Giá đỗ là thực phẩm giàu Kẽm và Selen cho cơ thể. Thực phẩm này còn chứa men tiêu hóa có lợi cho chứng chán ăn mất ngủ. Theo nghiên cứu khoa học, việc tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa Kẽm và Selen sẽ giúp tăng cảm giác thèm ăn và củng cố hệ miễn dịch.
- Nguyên liệu: Giá đỗ, gạo.
- Cách làm: Giá rửa sạch, xây nhuyễn rồi cho vào nồi cháo trắng đã chuẩn bị trước. Nấu cho đến khi các nguyên liệu hòa quyện vào nhau rồi thưởng thức.
Cháo nấm tôm thịt: Trong món này có các thực phẩm chứa nhiều đạm, acid amin, vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể.
- Nguyên liệu: Gạo, tôm, thịt, nấm, hành khô.
- Cách nấu:
- Bạn nấu trước một nồi cháo nhừ.
- Xào nấm, tôm, thịt băm với một ít gia vị.
- Thêm hỗn hợp nguyên liệu đã xào vào nồi cháo, khuấy đều, nêm gia vị và thêm hành khô rồi thưởng thức.
2.3. Các món canh
Canh trứng nấm: Từ lâu, nấm được xem là thần dược điều trị rất nhiều bệnh cho cơ thể. Đây là loại thực phẩm thích hợp dành cho người chán ăn vì chứa rất nhiều kẽm.
- Nguyên liệu: Nấm, đậu phụ, cà chua, hành ngò.
- Cách nấu:
- Rửa sạch nấm, hành ngò, cà chua. Thái nhỏ nấm và cà chua; cắt đậu phụ thành hình vuông và đánh tan trứng.
- Cho một ít dầu ăn vào chảo, xào nấm và cà chua cho đến khi mềm, sau đó cho nước vào nồi đun sôi và cho đậu phụ vào, nêm gia vị cho vừa ăn.
- Đổ trứng vào nồi đang sôi, khuấy nhẹ nhàng. Khi canh sôi, múc ra tô, thêm hành ngò và thưởng thức.
Ngó sen hầm xương ống là món ăn bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược mà người bệnh nên sử dụng. Vị tươi mát của ngó sen hòa quyện với nước xương ngọt thanh giúp người bệnh nhanh chóng cân bằng lại vị giác.
- Nguyên liệu: 500g xương ống, 100g Ngó sen, 1 củ Gừng, gia vị.
- Cách làm:
- Rửa sạch xương ống, đặt lên bếp chần qua với nước và muối để loại bỏ bụi bẩn. Làm sạch phần ngó sen sau đó thái ngó sen thành từng sợi nhỏ. Gừng sau khi gọt vỏ sẽ được thái thành từng lát mỏng.
- Cho xương ống vào nồi, hầm trong 30 phút sau đó bỏ thêm ngó sen và gừng vào nồi rồi đun nhỏ lửa. Nêm nếm gia vị cho vừa khẩu vị.
- Đun tiếp trong 2 phút thì tắt bếp và thưởng thức.
2.4. Các món ăn khác
Ngoài các món trên, để hỗ trợ phục hồi và cải thiện sức khỏe cho người bị suy nhược cơ thể, bạn có thể tham khảo thêm các món ăn sau:
- Cá chép hấp gừng.
- Cháo chim bồ câu hạt sen.
- Óc heo hầm thiên ma.
- Chè long nhãn hạt sen.
- Bào ngư hầm đông trùng hạ thảo (món ăn hoàng gia).
3. Những thông tin cần quan tâm khi thực hiện các món ăn
Việc bổ sung dinh dưỡng cho người suy nhược cơ thể không chỉ là ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng một cách đầy đủ và cân đối, mà còn cần hiểu rõ các nguyên tắc và lưu ý quan trọng. Chế độ dinh dưỡng hợp lý ngoài việc giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau khi gặp phải tình trạng ăn không ngon, còn giúp phòng ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là những thông tin quan trọng cần lưu ý khi bổ sung dinh dưỡng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe.
3.1. Những thực phẩm nên kiêng khi bị suy nhược và mệt mỏi
Để đảm bảo hiệu quả trong việc bổ sung thực phẩm giúp phục hồi sức khỏe, bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng. Dưới đây là những thực phẩm bạn nên hạn chế:
- Thực phẩm chứa nhiều gia vị chua cay, đường nhân tạo, bột ngọt,…
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều Cholesterol, chất béo bão hòa, tinh bột như thịt mỡ, đồ ăn chiên rán, Mayonnaise và các món chế biến sẵn như Xúc xích, Khoai tây chiên. Những thực phẩm này chứa nhiều năng lượng nhưng không cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, nên dễ khiến cơ thể mệt mỏi và suy nhược. Đồng thời, chúng còn chứa chất bảo quản và chất béo bão hòa, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
- Nước uống có gas, nước uống có nhiều vị ngọt bão hòa, nước uống có cồn,…
- Các loại thực phẩm như thịt chó, mộc nhĩ, hải sâm, và baba không phù hợp cho những người bị suy nhược cơ thể.
- Ngoài ra, đường nhân tạo và mì chính cũng có thể kích thích não bộ, làm tình trạng suy nhược cơ thể trở nên trầm trọng hơn.
3.2. Dấu hiệu gặp bác sĩ
Bạn nên đi khám ngay nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc thay đổi nào của cơ thể. Điều này giúp xác định và điều trị sớm các vấn đề tiềm ẩn, đồng thời ngăn ngừa tình trạng suy nhược tiến triển xấu đi.
3.3. Điều trị nguyên nhân bệnh lý
Việc bổ sung dinh dưỡng chỉ đóng vai trò hỗ trợ và không thể giải quyết triệt để nguyên nhân gốc rễ của suy nhược cơ thể. Để đảm bảo hồi phục cơ thể, bạn cần điều trị tận gốc các nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng này.
Đối với Tây Y, tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh lý, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị suy nhược cơ thể phù hợp, với các phương pháp bao gồm nội khoa (dùng thuốc), ngoại khoa (phẫu thuật), phương pháp truyền dịch.
Theo Y học cổ truyền, tình trạng suy nhược cơ thể được gọi là chứng Tâm căn suy nhược. Để thuận lợi cho việc điều trị tình trạng này, Đông y chia chứng Tâm căn suy nhược thành nhiều thể loại khác nhau, mỗi thể tương ứng với các phương pháp điều trị riêng biệt, bao gồm các bài thuốc điều trị, bấm huyệt, xoa bóp, châm cứu.
3.4. Phương pháp hỗ trợ khác
Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng và điều trị nguyên nhân bệnh lý, các phương pháp hỗ trợ khác cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi và cải thiện sức khỏe cho người suy nhược, bao gồm:
- Tập thể dục: Nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần để tập thể dục. Hãy chọn các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn Tìm hiểu thêm các bài tập thể dục giúp ngủ ngon hơn.
- Ngủ đủ giấc: Đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm. Nếu cần, hãy cân nhắc thêm giấc ngủ ngắn trong ngày để nạp năng lượng với môi trường ngủ thoải mái và yên tĩnh. Tìm hiểu thêm các cách để dễ vào giấc ngủ.
- Giảm căng thẳng: Có thể thư giãn bằng cách ngồi thiền, yoga, nghe nhạc nhẹ nhàng,…
- Thay đổi lành mạnh bao gồm: Giảm lượng caffeine và bia rượu, ngừng hút thuốc, duy trì chế độ ăn uống cân bằng và khoa học. Đảm bảo bổ sung đủ nước và duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế thức khuya.
- Thực phẩm chức năng: Giúp khắc phục tình trạng thiếu hụt Vitamin, khoáng chất,…từ đó cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch,…
- Khám sức khỏe định kỳ: Nếu tình trạng mệt mỏi xuất hiện trong thời gian dài thì người bệnh đến bác sĩ để được tư vấn và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Ngoài những phương pháp hỗ trợ trên, bạn có thể tham khảo sản phẩm Bát Tiên Bình Đông của Dược Bình Đông. Bát Tiên Bình Đông được bào chế từ các thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên nên vô cùng lành tính, như Thục Địa, Lạc Tiên, Phòng Đảng Sâm, Hoài Sơn, Hoàng Tinh, Bạch Phục Linh, Mẫu Đơn Bì, Mạch Môn, Ngũ Vị Tử, Sơn Thù Du.
4. Tổng kết
Suy nhược cơ thể là tình trạng phổ biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người. Hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị suy nhược cơ thể là yếu tố then chốt để cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể. Vì thế, thực đơn cần phải bổ sung những món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và dễ hấp thu cho người bệnh.
Ngoài việc áp dụng một chế độ dinh dưỡng cân bằng, người bệnh cần phải điều trị đúng phác đồ, có lối sống khoa học và có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe phù hợp giúp cải thiện tình trạng suy nhược hiệu quả. Trong đó, bạn có thể tham khảo sản phẩm Bát Tiên Bình Đông. Sản phẩm này được bào chế từ các thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên (Thục Địa, Lạc Tiên, Phòng Đảng Sâm, Hoài Sơn, Mạch Môn, Ngũ Vị Tử, Hoàng Tinh, Phục Linh, Mẫu Đơn Bỉ, Sơn Thù Du) giúp bồi bổ cơ thể, hỗ trợ giảm mệt mỏi, tăng cường sức khỏe và giúp ăn ngon, ngủ ngon.
Dược Bình Đông là thương hiệu uy tín với hơn 70 năm hoạt động và phát triển trên thị trường. Các sản phẩm của công ty chúng tôi đều đạt chứng nhận GMP – WHO của Bộ Y Tế nên khách hàng có thể an tâm sử dụng. Vui lòng liên hệ hotline (028)39808808 nếu bạn đang gặp những vấn đề liên quan đến suy nhược cơ thể và muốn tìm hiểu thêm về Bát Tiên Bình Đông hoặc các sản phẩm khác.