Theo quan điểm của Đông y, tạng Thận bao gồm Thận âm và Thận dương. Nếu Thận âm bị hư tổn sẽ làm mất cân bằng, dẫn đến suy giảm sức khỏe và phát sinh nhiều bệnh lý khác. Hãy cùng Đông y cổ truyền Dược Bình Đông tìm hiểu kỹ hơn về thận âm và chứng thận âm hư trong bài viết dưới đây.
1. Đôi nét về Thận âm
Theo Đông y, ở cả nam và nữ, tạng Thận đều được chia làm Thận âm và Thận dương. Khi cả 2 yếu tố âm – dương này cân bằng với nhau thì tạng Thận nói riêng và cả cơ thể nói chung mới khỏe mạnh được.
Trong đó, Thận âm chủ vật chất tinh dưỡng, có vai trò vận hành tinh huyết, dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh. Đồng thời, Thận âm còn ảnh hưởng đến sinh lý, cũng như đời sống tình dục ở nam giới.
2. Tìm hiểu về chứng thận âm hư
2.1. Thận âm hư là gì?
Thận âm hư dùng để chỉ các chứng bệnh gây ra bởi âm dịch ở thận không đầy đủ. Chứng thận âm hư do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy vào từng trường hợp khác nhau, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng, biểu hiện khác nhau.
Hiện nay, nhiều người vẫn nhầm lẫn rằng chứng thận âm hư chỉ xảy ra ở nữ giới, còn chứng thận dương hư xảy ra ở nam giới. Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn sai vì tạng Thận ở cả nam và nữ giới đều tồn tại yếu tố thận âm và thận dương.
Khi mắc chứng thận âm hư, nam giới và nữ giới sẽ có một số triệu chứng giống nhau và khác nhau như sau:
- Thận âm hư có một số biểu hiện giống nhau ở cả hai giới như: chóng mặt hoa mắt, ù tai, khó ngủ hoặc mất ngủ, mất ngủ mệt mỏi, ăn uống kém, gầy sút, rụng tóc, nước tiểu vàng, phân khô, lưỡi đỏ, bàn tay bàn chân nóng ran, eo lưng đầu gối mỏi và đau.
- Ở nam giới: thận âm hư sẽ làm ham muốn tình dục giảm đáng kể, dương vật khó cương cứng, thậm chí không thể cương cứng. Thận âm hư cũng là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng tinh trùng và gây ra các vấn đề như: mộng tinh, di tinh hoặc hoạt tinh…
- Ở nữ giới: thận âm hư sẽ gây kinh nguyệt không đều, lượng kinh giảm nhiều,… Bên cạnh đó, chị em phải đối mặt với tình trạng thở yếu, thở mệt, hay rùng mình và cơ thể thường xuyên ớn lạnh. Thận âm hư cũng có thể ảnh hưởng tới tinh thần, làm giảm cảm giác ngon miệng ở nữ giới.
2.2. Nguyên nhân gây thận âm hư
Theo Y học cổ truyền, có nhiều nguyên gây ra chứng thận âm hư, bao gồm nguyên nhân chủ quan và khách quan. Cụ thể như sau:
- Tiên thiên bất túc: là tình trạng thận âm bị thiếu hụt từ lúc mới sinh, chức năng thận không được bồi bổ đầy đủ, chịu tổn thương kéo dài, khiến cơ thể suy yếu…
- Thiếu hụt âm dịch ở thận: âm dịch trong thận bị thiếu hụt, suy giảm gây mất cân bằng âm dương. Tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thương thận và gây bệnh.
- Phù dương bốc lên: dương khí suy yếu khiến hư dương bốc lên làm thận âm bị tổn thương.
- Ngoài những nguyên nhân trên, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra chứng thận âm hư như: dâm dục quá độ làm thận âm hư tổn; tình chí thất điều, ngũ chí hóa hỏa làm thiêu đốt thận âm; mắc một số bệnh sinh lý nhưng để lâu không chữa cũng có thể tác dụng làm suy yếu thận âm.
2.3. Thận âm hư có nguy hiểm không
Chứng thận âm hư không chỉ gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Những trường hợp không được điều trị sớm, lơ là, chủ quan sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường như:
- Suy giảm sức khỏe: Những người mắc thận âm hư sẽ cảm nhận được cơ thể thay đổi rõ rệt như rụng tóc nhiều, hôi miệng, da sạm, trắng nhợt nhạt, sưng phù tay chân, nước tiểu có màu,… Kèm theo đó, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, gặp ác mộng thường xuyên, rối loạn giấc ngủ, suy nhược… Đây là những dấu hiệu cảnh báo sự suy giảm về sức khỏe nói chung và chức năng của một số cơ quan trong hệ bài tiết nói riêng như bàng quang, niệu đạo,…
- Ảnh hưởng khả năng sinh sản: Chức năng sinh sản và tạng Thận có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, thận âm hư gây ra một số ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
- Đối với nữ giới: gây rối loạn khí huyết, dương khí yếu, khí hư, suy giảm cả yếu tố âm và dương, làm suy giảm chất lượng trứng.
- Đối với nam giới: cản trở chức năng sản xuất tinh dịch, thiếu oxy để sản xuất tinh trùng. Tình trạng này kéo dài có thể khiến nam giới mất khả năng sinh con.
Đồng thời, chứng thận âm hư ở cả hai giới đều gây ra tình trạng giảm ham muốn. Nam giới còn có thể gặp tình trạng rối loạn cương dương, xuất tinh sớm… gây suy giảm chức năng sinh lý, đời sống tình dục không viên mãn.
3. Phân biệt Thận âm hư với Thận dương hư
Hiện nay, có rất nhiều người nhầm lẫn Thận âm hư và Thận dương hư. Việc nhầm lẫn có thể dẫn đến phương pháp điều trị không đúng. Có thể phân biệt Thận âm hư với Thận dương dựa trên các tiêu chí như chức năng, biểu hiện và nguyên nhân.
TIÊU CHÍ | THẬN ÂM HƯ | THẬN DƯƠNG HƯ |
Chức năng | Thận âm: đảm bảo cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, duy trì độ cương cứng dương vật ở nam giới. | Thận dương: kích thích ham muốn tình dục ở cả nam và nữ, kiểm soát mức độ hưng phấn. |
Biểu hiện | Ở nam giới:
Ở nữ giới:
| Ở nam giới:
Ở nữ giới: |
Nguyên nhân gây bệnh |
|
|
4. Phương pháp điều trị Thận âm hư và bổ Thận âm
Theo Y học cổ truyền, muốn điều trị tình trạng thận âm hư, trước hết phải xác định đúng nguyên nhân gây ra bệnh. Đồng thời, dựa vào các dấu hiệu của bệnh nhân mà có sự tăng giảm các vị thuốc phù hợp.
4.1. Cây thuốc/ vị thuốc bổ Thận âm
Để cải thiện tình trạng thận âm hư, bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng các thuốc bổ thận âm. Nếu sử dụng đều đặn và đúng cách, chức năng thận sẽ được phục hồi tích cực, giúp tăng cường sức khỏe.
Một số một số vị thuốc bổ Thận âm phổ biến, thường được sử dụng gồm Thục địa, Đông trùng hạ thảo, Hà thủ ô, Câu kỷ tử, Hoài sơn, Sơn thù du, Đương quy…
- Thục địa là vị thuốc bổ thận, thuốc tốt nhất để dưỡng âm. Thục địa là thuốc vị “quân” trong nhiều cổ phương, như: Lục vị địa hoàng hoàng hoàn hay bài Tứ vật.
- Đông trùng hạ thảo giúp hỗ trợ điều trị chứng di tinh ở nam giới, tình trạng đau mỏi lưng, xương khớp,… Đông trùng hạ thảo cung cấp nhiều acid amin, một số protein và hợp chất đường cordycepins có lợi cho thận.
- Hà thủ ô là vị thuốc nổi tiếng trong Đông y với công dụng bổ can thận, dưỡng huyết tư âm và thường được dùng để điều trị các trường hợp can thận âm hư, huyết hư, râu tóc bạc sớm, đau lưng, mỏi gối, ù tai, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, huyết trắng, di tinh,…
- Hoài sơn là vị thuốc có công dụng ích khí dưỡng âm, bổ phế thận, kiện tỳ, sinh tân. Đông y thường dùng Hoài sơn trong các bài thuốc bổ thận, bồi bổ ngũ tạng, mạnh gân xương,… Tiêu biểu có bài thuốc Lục vị hoàn – bài thuốc bổ thận âm lâu đời của Y học cổ truyền.
4.2. Bài thuốc bổ Thận âm
Theo Đông y, muốn điều trị tình trạng thận âm hư, phải nhận định được đúng căn nguyên gây ra bệnh. Tùy theo từng thể bệnh, bác sĩ sẽ kê các bài thuốc khác nhau cũng như tăng giảm các vị thuốc cho phù hợp với triệu chứng ở từng bệnh nhân. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y thường dùng trong điều trị thận âm hư:
Bài thuốc “Lục vị địa huỳnh hoàng” điều trị chứng thận âm hư cơ bản
- Thành phần: 12g Phục linh, 12g Hà thủ ô, 12g Ba kích, 12g Đơn bì, 12g Ích trí nhơn và 12g Chích bắc kỳ, 10g Sơn thù, 10g Tục đoạn, 10g Hoài sơn bắc, 8g Nhục thung dung, 8g Trạch tả (sao rượu), 4g Ngũ vị.
- Cách dùng: Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm đất, sắc lần 1 cùng với 4 chén nước cho đến khi cạn còn 1 chén. Tiếp tục sắc lần 2 cùng với 3 chén nước cho đến khi cạn còn nửa chén. Kết hợp nước thuốc từ 2 lần sắc, sau đó chia làm 3 phần bằng nhau, dùng trưa, chiều, tối trước khi ăn khoảng 1 tiếng.
Bài thuốc “Lục vị quy thược thang” điều trị chứng thận âm hư gây âm hư vượng hỏa (do bệnh tăng huyết áp)
- Thành phần: 16g Thục địa, 12g Hoài sơn, 8g Đương quy, 8g Trạch tả, 8g Đan bì, 8g Sơn thù, 8g Bạch thược, 8g Phục linh mỗi vị.
- Cách dùng: Sắc lấy nước thuốc, sau đó chia làm 3 phần, uống hết trong ngày.
Bài thuốc “Thiên hoa phấn thang” điều trị chứng thận âm hư gây tiêu tiêu khát (do bệnh đái tháo đường)
- Thành phần: 20g Hoài sơn, 20g Thục địa,12g Kỷ tử, 12g Đan bì, 12g Thạch hộc, 8g Sơn thù, 8g Sa sâm, 8g Thiên hoa phấn.
- Cách dùng: Sắc lấy nước thuốc, mỗi ngày dùng 1 thang, dùng đều đặn hàng ngày.
Bài thuốc “Lục vị địa hoàng hoàn” giúp tư âm bổ thận điều trị chứng thận âm hư
- Thành phần: 16g Thục địa, 12g Hoài sơn, 8g Phục linh, 8g Sơn thù, 8g Trạch tả, 8g Đan bì
- Cách dùng: Sắc tất cả các vị thuốc cùng 3 chén nước với lửa nhỏ cho đến khi nước còn khoảng 1 chén thì tắt bếp. Uống hết nước thuốc khi còn ấm nóng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc điều trị chứng thận âm hư sinh chứng đau lưng
- Thành phần: 16g Thục địa, 12g Cẩu kỷ, 12g Lộc giác, 12g Thỏ ty tử, 12g Hoài sơn, 12g cao Quy bản, 6g Sơn thù, 4g Ngưu tất.
- Cách dùng: Đem tất cả các vị thuốc trên đi sắc lấy nước, khi nước cạn xuống còn 1/2 chén thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 3 phần, uống trong ngày. Mỗi ngày sử dụng 1 thang để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc điều trị chứng thận âm hư sinh hư lao
- Thành phần: 240g Thục địa, 240g Quy bản, 160g Tri mẫu, 160g Hoàng bá, 160g tủy sống trong cột sống lợn.
- Thành phần: Tán mịn các vị thuốc thành bột, sau đó trộn với mật ong rồi hoàn thành viên to bằng đầu hạt đậu đen. Mỗi ngày sử dụng tối đa 3 viên với nước ấm, kiên trì sử dụng cho đến khi thuyên giảm triệu chứng đau nhức lưng, chân do lao.
Bài thuốc điều trị thận âm hư gây bế kinh ở nữ giới
- Thành phần: 26g Thục địa, 12g Hoài sơn, 12g Thỏ ty tử, 12g Phục linh, 12g Đỗ trọng 12g Cẩu kỷ tử, 8g Đương quy, 8g Sơn thù.
- Cách dùng: Sắc các vị thuốc trên lấy nước thuốc, chia nước thuốc thành 3 phần và uống hết trong ngày. Nên dùng thuốc sau khi ăn khoảng 1 giờ để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa.
4.3. Sản phẩm hỗ trợ
Tùy vào tình trạng sức khỏe và nhu cầu của bệnh nhân, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng sản phẩm phù hợp giúp cải thiện chức năng thận và đảm bảo an toàn. Các bài thuốc Đông Y được làm từ thảo dược thiên nhiên và được bào chế dưới nhiều dạng như viên hoàn, viên nén, dung dịch,… Một số thảo dược thường có trong các sản phẩm bổ thận âm gồm Thục địa, Đông trùng hạ thảo, Hà thủ ô, Câu kỷ tử, Hoài sơn, Sơn thù du, Đương quy…
Thời gian để các thuốc Đông Y phát huy tác dụng thường lâu hơn so với các thuốc Tây y. Vì vậy người bệnh cần kiên trì, sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu tự ý kết hợp và sử dụng các loại thảo dược mà không có chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể gặp nhiều tác dụng không mong muốn nguy hiểm.
4.4. Biện pháp hỗ trợ
Bên cạnh việc sử dụng thuốc bổ thận âm, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để chức năng thận âm nhanh chóng phục hồi, tình trạng sức khỏe được cải thiện.
Người mắc chứng thận âm hư nên dùng những thực phẩm có tác dụng sinh tân dưỡng âm:
- Thịt vịt là thực phẩm giúp bổ âm, thanh hư nhiệt tốt, người mắc thận âm hư nên ăn thịt vịt 2 – 3 lần/tuần.
- Trứng gà giúp hỗ trợ tư âm nhuận táo.
- Sò điệp có chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào và giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng thận âm hư hiệu quả.
- Cật lợn là thực phẩm có chứa các vitamin và khoáng chất tốt cho thận.
- Đậu đen hãm lấy nước uống để bồi bổ thận âm.
- Bên cạnh đó, người mắc chứng thận âm hư nên ăn nhiều trái cây, rau xanh và uống tối thiểu 2 lít nước/ ngày.
Bên cạnh đó, người mắc chứng thận âm hư nên hạn chế dùng những thực phẩm sau:
- Hạn chế ăn thực phẩm giàu protein, kali, photpho.
- Các món ăn có chứa nhiều đường và muối.
- Đặc biệt, người mắc thận âm hư không nên sử dụng thuốc lá, rượu bia bởi vì các sản phẩm này có hại cho chức năng thận và cơ thể.
Đồng thời, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt khoa học giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như sau:
- Cân đối thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và lao lực quá độ.
- Tập luyện thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe toàn diện, tăng cường sức đề kháng, khắc phục các triệu chứng bệnh.
- Quan hệ tình dục an toàn, điều độ, chung thủy vì dâm dục quá độ là một trong các nguyên nhân gây ra thận âm hư.
- Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng kéo dài.
5. Lưu ý cho người mắc chứng Thận âm hư
- Khi có bất kỳ dấu hiệu nào của chứng thận âm hư, bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả, tránh những biến chứng nguy hiểm.
- Không tự ý dùng thuốc để điều trị bệnh, cần được bác sĩ xác định nguồn gốc của bệnh để đưa ra phương thuốc phù hợp.
- Kết hợp điều trị với việc điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống để mang lại hiệu quả tốt nhất.
6. Tổng kết
Trên đây là một số thông tin về thận âm và chứng thận âm hư mà Dược Bình Đông muốn giới thiệu đến bạn đọc. Chứng bệnh này có thể xảy ra với bất kỳ ai, nếu không điều trị sớm có thể gây ra những hiểm họa khó lường cho sức khỏe. Vì vậy hãy trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.
Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm các thông tin sức khỏe hữu ích tại chuyên mục Cẩm Nang Sức Khỏe của Dược Bình Đông.
Dược Bình Đông là một trong những thương hiệu Dược phẩm lâu đời tại Việt Nam. Với sứ mệnh “Kết hợp công nghệ hiện đại với tinh hoa thảo dược thiên nhiên tạo ra sản phẩm tiên tiến, hiệu quả phục vụ sức khỏe cộng đồng”, chúng tôi đã và đang cải tiến mỗi ngày để mang đến những sản phẩm bảo vệ sức khỏe chất lượng đạt chuẩn. Có thể kể đến các sản phẩm như: sản phẩm bổ thận Bổ Thận Bình Đông, sản phẩm tốt cho Phổi Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông 280ml, sản phẩm bảo vệ sức khỏe gan Long Đởm Giải Độc Gan, …
7. Câu hỏi thường gặp
Trả lời: Thận âm hư là tình trạng chức năng thận bị suy yếu do thiếu hụt phần âm dịch ở thận. Âm dịch có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và duy trì hoạt động của thận. Khi âm dịch bị hao tổn, thận sẽ không được nuôi dưỡng đầy đủ, dẫn đến suy giảm chức năng và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.
Trả lời: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thận âm hư, bao gồm:
- Yếu tố bẩm sinh: Một số người sinh ra đã có thận âm yếu.
- Sinh hoạt không điều độ: Thức khuya, làm việc quá sức, stress kéo dài…
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, ít ăn rau xanh và trái cây…
- Lạm dụng thuốc: Sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài.
- Tuổi tác: Người lớn tuổi thường có nguy cơ bị thận âm hư cao hơn.
Trả lời: Nữ giới bị thận âm hư thường có các triệu chứng như:
- Kinh nguyệt không đều, rong kinh, đau bụng kinh.
- Khó thụ thai, thậm chí là vô sinh.
- Sắc mặt nhợt nhạt, da khô, tóc rụng nhiều.
- Hay cáu gắt, bốc hỏa, mất ngủ.
- Đau lưng, mỏi gối, ù tai, chóng mặt.
Tiêu chí | Thận âm hư | Thận dương hư |
Chức năng suy giảm | Thận âm (nuôi dưỡng, duy trì) | Thận dương (khí hóa, sinh năng lượng) |
Triệu chứng điển hình | Nóng trong, khô miệng, táo bón, da khô, tóc rụng | Chân tay lạnh, sợ lạnh, người mệt mỏi, tiểu nhiều, tiểu đêm |
Trả lời: Thận âm hư nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Suy giảm chức năng sinh lý, vô sinh, hiếm muộn.
- Lão hóa sớm, suy giảm sức khỏe.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, huyết áp, tiểu đường…
Trả lời:
Người mắc chứng thận âm hư nên dùng những thực phẩm có tác dụng sinh tân dưỡng âm như: Thịt vịt, trứng gà, sò điệp, đậu đen, rau xanh, trái cây tươi…
Đồng thời hạn chế dùng những thực phẩm không tốt cho thận âm nói riêng cũng như cho thận nói chung: Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, rượu bia, thuốc lá, thực phẩm giàu protein, kali, photpho, thức ăn chứa nhiều muối,…
Trả lời: Mặc dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn thận âm hư có di truyền hay không, nhưng theo kinh nghiệm lâm sàng, những người có bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bị thận âm hư thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Trả lời: Việc điều trị thận âm hư cần kiên trì và tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, người bệnh hoàn toàn có thể cải thiện được tình trạng bệnh và ngăn ngừa biến chứng.
Trả lời: Bạn nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường như: đau lưng mỏi gối kéo dài, tiểu đêm nhiều lần, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, rối loạn kinh nguyệt…