Thận yếu gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe. Với những người thận yếu hoặc mắc các bệnh về thận, việc kết hợp giữa các phương pháp điều trị và tập luyện các bài tập tốt cho thận sẽ giúp cải thiện chức năng thận, nâng cao hiệu quả trị bệnh. Người khỏe mạnh cũng có thể thực hiện các bài tập này để nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh thận. Cùng tìm hiểu một số bài tập tốt cho thận đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà và một vài lưu ý khi tập luyện qua bài viết sau của Dược Bình Đông nhé!
1. Giới thiệu về vai trò của thận và các bài tập tốt cho thận
1.1. Giới thiệu về thận và dấu hiệu nhận biết thận yếu
Theo Tây y, thận là bộ phận có chức năng lọc máu, đào thải chất độc trong cơ thể thông qua nước tiểu, điều hòa huyết áp. Mỗi ngày, thận sẽ lọc khoảng 120 – 150 lít máu và tạo ra từ 1 – 2 lít nước tiểu. Đồng thời thận còn giúp duy trì cân bằng các ion (Kali, Natri, Canxi,…) và độ pH của máu.
Trong Y học cổ truyền, tạng thận đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Thận không chỉ giúp điều hòa và duy trì lượng nước có trong cơ thể, bài tiết nước tiểu mà còn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục thông qua chức năng nội tiết và sinh lý. Thận còn giúp duy trì sức khỏe xương và răng, phản ánh qua tóc. Ngoài ra, bộ phận này còn hỗ trợ phổi trong việc hô hấp. Do đó khi thận yếu, người bệnh có thể gặp các vấn đề về hô hấp như khó thở, hen suyễn.
Những dấu hiệu nhận biết thận yếu bao gồm: phù thũng, chứng tiểu đêm, tiểu són, đau lưng mỏi gối, chân tay run. Với nam giới, thận yếu có thể gây suy giảm chức năng sinh lý (di tinh, mộng tinh, liệt dương,…) và giảm ham muốn tình dục. Ở nữ giới, thận yếu thường gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khí hư, bốc hỏa, sạm da, nám da.
Thận yếu còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Người bệnh mắc một số bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng của thận như đái tháo đường, viêm cầu thận, sỏi tiết niệu, cao huyết áp,…
- Các thói quen sinh hoạt gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thận như ăn nhiều muối, uống ít nước, lười vận động, lạm dụng thuốc giảm đau chống viêm,…
- Tuổi tác cao khiến chức năng thận dần bị suy giảm, làm giảm khả năng lọc máu và loại bỏ chất thải.
1.2. Giới thiệu về các bài tập tốt cho thận
Theo BS.CKII Hồ Tấn Thông, khoa Thận học – Lọc máu tại Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa ở Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh cho biết, đối với bệnh nhân mắc bệnh thận, ngoài việc tuân thủ chỉ định điều trị bằng thuốc, chế độ sinh hoạt, ăn uống và tập thể dục đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì và cải thiện sức khỏe thận cho bệnh nhân. Tập luyện các bài tập tốt cho thận giúp hỗ trợ kiểm soát tình trạng huyết áp cao, bệnh tiểu đường – những tình trạng phổ biến ở người có tổn thương thận và tác động tiêu cực đến sức khỏe của thận.
Ngoài ra, việc tập luyện thể dục thường xuyên còn mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe như giúp tăng cường lưu thông máu, đảm bảo cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trọng trong cơ thể, nâng cao sức khỏe tim mạch, sức mạnh cơ bắp và phòng ngừa loãng xương. Đồng thời, thông qua các bài tập, người bệnh có thể giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện chất lượng giấc ngủ và tinh thần thoải mái hơn.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý, trước khi thực hiện bất kỳ bài tập nào, hãy tiến hành thăm khám tại bác sĩ để nắm được tình hình sức khỏe hiện tại, đặc biệt là đối với những người có bệnh nền. Từ đó, bạn có thể lựa chọn được bài tập phù hợp với bản thân mình.
2. Các bài tập tốt cho thận
2.1. Bài tập yoga tốt cho thận
Sau đây là một số bài tập yoga với những động tác nhẹ nhàng, đơn giản, dễ thực hiện tại nhà không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe thận mà còn giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ quá trình lọc của thận và nâng cao sức khỏe tổng thể.
2.1.1. Tư thế cây cầu (Bridge Pose – Setu Bandhasana)
Đây là tư thế giúp tăng cường hoạt động ở vùng cơ lưng – cơ bụng, cải thiện lưu thông máu và hỗ trợ chức năng thận.
Hướng dẫn thực hiện:
- Nằm ngửa, co đầu gối, chân đặt trên mặt đất cách mông khoảng một gang tay.
- Đẩy hông lên cao, cố gắng đưa ngực về phía cằm.
- Giữ tư thế này trong 30 giây đến 1 phút, sau đó từ từ hạ người xuống.
Chú ý: Tránh nâng hông quá cao hoặc tập luyện khi có vấn đề về khớp hông, đầu gối. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần.
2.1.2. Tư thế em bé (Child’s Pose – Balasana)
Tư thế em bé giúp kéo giãn vùng lưng dưới, hông và đùi giúp cải thiện quá trình lưu thông máu, hỗ trợ chức năng thận và giảm bớt căng thẳng vô cùng hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
- Quỳ gối, đặt mông lên gót chân.
- Gập người về phía trước, duỗi thẳng tay, lòng bàn tay úp xuống thảm.
- Đặt đầu và các ngón chân chạm sàn, thả lỏng vai và gáy.
- Giữ tư thế này trong vòng 30 giây đến 1 phút, hít thở đều.
Lưu ý: Bạn nên thực hiện bài tập tốt cho thận này khi bụng trống, tránh thực hiện trong trường hợp gặp vấn đề về đầu gối hoặc bị cao huyết áp.
2.1.3. Tư thế vặn xoay người (Matsyendrasana)
Tư thế yoga này giúp tăng cường cơ lưng, cải thiện sự linh hoạt của cột sống và kích thích tiêu hóa. Đây cũng là bài tập mang đến tác dụng hỗ trợ lưu thông máu, cải thiện chức năng thận rất tốt mà bạn có thể tham khảo.
Hướng dẫn thực hiện:
- Ngồi trên sàn, chân duỗi thẳng ra trước.
- Gập đầu gối, đặt chân trái dưới chân phải, bên ngoài hông phải.
- Đặt chân phải bên ngoài đùi trái, đầu gối phải hướng lên trên.
- Thở ra, xoay người sang phải, đặt tay phải xuống sàn sau lưng, tay trái lên đùi phải gần đầu gối.
- Nhấn chân phải xuống sàn, kéo dài thân trên, giữ tư thế trong 30 giây đến 1 phút. Lặp lại với bên trái.
Chú ý: Thực hiện 3-4 lần mỗi tuần, giữ tư thế trong 5-10 nhịp thở, chú ý đến việc giữ lưng thẳng và không xoay quá mức.
2.1.4. Tư thế rắn hổ mang (Cobra Pose – Bhujangasana)
Tư thế rắn hổ mang giúp tăng cường cơ lưng – cơ bụng, kéo giãn vùng cơ ngực và vai, cải thiện quá trình lưu thông máu của cơ thể và hỗ trợ chức năng lọc thận.
Hướng dẫn thực hiện:
- Nằm sấp trên sàn, chân duỗi thẳng, mu bàn chân áp sát mặt sàn.
- Đặt lòng bàn tay dưới vai, khuỷu tay sát cơ thể.
- Hít vào và từ từ nâng ngực lên khỏi sàn bằng cách dùng lực của cơ lưng, giữ cằm hướng về phía trước.
- Giữ tư thế này từ 15 đến 30 giây rồi từ từ hạ ngực xuống.
Chú ý: Tránh nâng đầu quá cao hoặc đẩy lưng quá mức. Thực hiện 2-3 lần mỗi buổi tập, ngừng tập nếu cảm thấy đau lưng.
2.1.5. Tư thế ngồi gập người về phía trước (Seated Forward Bend – Paschimottanasana)
Tư thế này sẽ tác động lên khu vực lưng dưới, hông và đùi sau từ đó giúp cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ chức năng thận. Ngoài ra bài yoga này còn giúp nâng cao tính linh hoạt cho cột sống và giảm bớt căng thẳng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Ngồi trên sàn, chân duỗi thẳng ra trước.
- Hít vào, kéo dài cột sống, thở ra và gập người về phía trước, cố gắng chạm tay vào ngón chân.
- Giữ tư thế trong 5-10 nhịp thở.
Chú ý: Thực hiện 3-4 lần mỗi tuần, giữ tư thế trong 5-10 nhịp thở, chú ý đến việc giữ lưng thẳng và không gập quá sâu nếu cảm thấy đau.
Một số bài tập yoga khác với độ khó cao hơn cũng mang lại hiệu quả hỗ trợ chức năng thận mà bạn có thể tham khảo là: Tư thế con thuyền, tư thế bò, tư thế mèo, tư thế gập người, tư thế chó úp mặt, tư thế nhân sư, tư thế bồ câu,…
2.2. Bài tập Gym và các hoạt động có thể thực hiện tại nhà
Các bài tập gym không chỉ giúp mọi người nâng cao sức khỏe, tăng cường cơ bắp, giảm bớt stress mà đồng thời còn có thể giúp hỗ trợ cải thiện chức năng thận. Sau đây là một số bài tập gym tốt cho thận đơn giản, không cần dụng cụ mà bạn có thể thực hiện tại nhà.
2.2.1. Bài tập chống đẩy (Push-Ups)
Bài tập chống đẩy tác động lên vùng cơ ngực, cơ tay và cơ bụng, giúp cải thiện lưu thông máu và hỗ trợ chức năng thận.
Hướng dẫn thực hiện:
- Nằm sấp, đặt tay lên sàn ngang vai, chân duỗi thẳng.
- Đẩy cơ thể lên bằng tay, giữ thẳng lưng và hạ xuống đến khi ngực gần chạm sàn.
- Thực hiện 3 sets, mỗi set 10-15 lần.
Chú ý: Giữ lưng thẳng và hạ thấp cơ thể chậm rãi, tập trung vào kỹ thuật
2.2.2. Bài tập đứng nâng cao đùi (High Knees)
Với bài tập này, các động tác đơn giản sẽ tác động lên vùng chân để giúp tăng cường cơ bắp chân, cải thiện quá trình lưu thông máu nhằm hỗ trợ chức năng lọc của thận.
Hướng dẫn thực hiện:
- Đứng thẳng, nâng cao đùi lên ngang hông, thay phiên từng chân.
- Thực hiện trong 1 phút, sau đó nghỉ 30 giây, lặp lại 3 lần.
Chú ý: Đảm bảo giữ thăng bằng và thực hiện đều đặn.
2.2.3. Bài tập squats (Squats)
Các động tác trong bài tập squats sẽ tác động lên vùng cơ bắp chân và mông nhằm cải thiện quá trình lưu thông máu, giúp cho thận hoạt động tốt hơn.
Hướng dẫn thực hiện:
- Đứng thẳng, chân rộng bằng vai, hạ thấp cơ thể như đang ngồi xuống ghế, sau đó đứng lên.
- Thực hiện 3 sets, mỗi set 12-15 lần.
Chú ý: Giữ lưng thẳng, không để đầu gối vượt quá ngón chân.
2.2.4. Bài tập plank (Plank)
Một bài tập tốt cho thận khác mà bạn có thể áp dụng đó là plank. Bài tập này giúp tăng cường cơ vùng bụng và cơ lưng, từ đó giúp quá trình lưu thông máu trong cơ thể diễn ra tốt hơn, chức năng thận sẽ được cải thiện.
Hướng dẫn thực hiện:
- Nằm sấp, chống khuỷu tay và mũi chân lên sàn, giữ thẳng lưng trong 30 giây đến 1 phút.
- Thực hiện 3 sets.
Chú ý: Giữ thẳng lưng và không để hông hạ xuống hoặc nâng lên quá cao.
2.3. Các bài tập thể dục khác
Ngoài các bài tập tốt cho thận kể trên, bạn cũng có thể thực hiện những bài tập khác như:
- Đi bộ nhanh (Brisk Walking)
- Nhảy dây (Jump Rope)
- Đạp xe (Cycling)
- Chạy bộ nhẹ (Light Jogging)
- Bơi lội (Swimming)
Đây là những bài tập không chỉ tốt cho thận mà còn giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện hệ tuần hoàn máu.
3. Những thông tin cần biết khi thực hiện bài tập tốt cho thận
3.1. Lưu ý khi thực hiện các bài tập tốt cho thận tại nhà
Các bài tập tốt cho thận có thể mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên khi thực hiện người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện tại nhà nhằm chọn được bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe, tránh chọn các bài tập không đúng có thể làm suy giảm chức năng thận.
- Lên kế hoạch tập luyện với thời gian và tần suất phù hợp theo lịch trình của bạn. Tập luyện đều đặn sẽ giúp bạn duy trì và cải thiện sức khỏe thận tốt nhất.
- Khi tập luyện, nếu bạn cảm thấy đau nhức quá mức, chóng mặt hoặc có dấu hiệu bất thường xảy ra (mệt mỏi, hụt hơi, buồn nôn,…), hãy ngưng tập ngay và nghỉ ngơi. Trong trường hợp triệu chứng không thuyên giảm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Lựa chọn bài tập phù hợp và chú ý thực hiện đúng kỹ thuật, động tác.
3.2. Điều trị nguyên nhân gây bệnh về thận
Những bài tập tốt cho thận được giới thiệu ở trên chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện chức năng thận, không đóng vai trò thay thế các phương pháp điều trị. Do đó, khi bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến thận, việc điều trị nguyên nhân gây bệnh là rất cần thiết để đảm bảo chức năng thận được phục hồi và duy trì lâu dài.
Trong Tây y, mỗi bệnh lý về thận sẽ có phác đồ điều trị riêng biệt. Vì vậy, cần xác định đúng nguyên nhân gây tổn hại thận để có phương pháp điều trị thích hợp. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số phương pháp chẩn đoán (xét nghiệm nước tiểu, chụp CT,…) để xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp. Phương pháp điều trị thường được sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh lý về thận bao gồm:
- Điều trị nội khoa: Các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc giúp người bệnh điều trị nguyên nhân và kiểm soát các bệnh lý nền như tiểu đường, cao huyết áp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng lên chức năng thận. Một số loại thuốc bổ thận được sử dụng nhiều bao gồm thuốc hạ đường huyết, thuốc hạ huyết áp, thuốc ức chế men chuyển,…
- Điều trị ngoại khoa: Đối với những trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật là giải pháp cần thiết nhằm loại bỏ tắc nghẽn hoặc điều trị tình trạng bất thường trong cấu trúc thận. Các bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cũng có thể lựa chọn phẫu thuật ghép thận.
Theo Đông y, để chẩn đoán chứng thận yếu thường sẽ dựa theo tứ chẩn bao gồm: Vọng (Nhìn) – Văn (Nghe) – Vấn (Hỏi) – Thiết (Bắt mạch). Các thầy thuốc Đông y còn căn cứ theo biểu lý (vị trí), hàn nhiệt (tính chất), hư thực (trạng thái) và âm dương (xu thế chung của bệnh) để có được chẩn đoán chính xác, đưa ra phương án điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị được sử dụng cho bệnh nhân bao gồm:
- Sử dụng các loại thảo dược để hỗ trợ chức năng thận và điều trị bệnh.
- Massage bàn chân và chà xát 2 vành tai để kích thích hoạt động thận, giúp đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể tốt hơn.
3.3. Kết hợp với phương pháp giúp thận khỏe khác
Theo Đông y, để giúp thận luôn khỏe mạnh và phòng tránh chứng thận hư yếu, bạn cần thực hiện 4 biện pháp bao gồm: bế tinh, dưỡng huyết, cường thần, luyện hình. Đây cũng là lời khuyên của Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh về về việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe:
“ Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”
Dưới đây là một số biện pháp giúp thận khỏe mạnh mà bạn có thể áp dụng:
- Chế độ dinh dưỡng (Dưỡng khí): Xây dựng chế độ ăn chứa đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, tăng sức đề kháng,… giúp nâng cao sức khỏe, phòng tránh tình trạng thận yếu.
- Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học: Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, ngủ sớm và ngủ đủ giấc, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, nên nghỉ ngơi từ 30 – 60 phút vào buổi trưa; Hạn chế uống rượu bia, uống đủ nước, thường xuyên vận động vừa sức, duy trì cân nặng phù hợp, ngưng hút thuốc lá, cẩn trọng khi sử dụng thuốc.
- Thực phẩm và chế độ ăn uống: Ăn chế độ dinh dưỡng gồm nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm sữa ít béo. Hạn chế ăn thịt đỏ, muối và đường, thực phẩm có cholesterol cao. Tìm hiểu thêm về Top 10 loại thực phẩm cực bổ thận không phải ai cũng biết.
- Bế tinh: Để tránh gây hao tổn nguyên khí của thận, bạn cần duy trì đời sống tình dục lành mạnh, hợp lý và quan hệ tình dục an toàn để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
- Thăm khám định kỳ: Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
- Áp dụng các biện pháp bổ thận.
Bên cạnh đó, sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe giúp bổ thận là giải pháp được nhiều người lựa chọn hiện nay. Bổ Thận Bình Đông là một trong những sản phẩm nhận được nhiều phản hồi tích cực. Với thành phần thảo dược thiên nhiên (Ngưu tất, Thỏ ty tử, Phá cổ chỉ, Đỗ trọng, Độc hoạt, Cẩu tích, Thục địa, Đương quy), Bổ Thận Bình Đông mang đến hiệu quả giúp bổ thận, giảm bớt các triệu chứng do thận kém như tiểu nhiều lần, tiểu đêm, đau lưng mỏi gối, ù tai, hoa mắt,…
3.4. Dấu hiệu cho thấy bạn cần đến bác sĩ thăm khám
Bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế, bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám kịp thời nếu gặp một trong những triệu chứng sau đây:
- Khó tiểu dù rất buồn tiểu, không có cảm giác thoải mái sau khi đi tiểu, tiểu không tự chủ.
- Căng tức vùng bụng dưới.
- Màu sắc nước tiểu bất thường, đục hoặc có máu.
- Đau thắt lưng hoặc đau một bên.
- Kèm theo các biểu hiện khác như sốt, ớn lạnh, sút cân.
- Cảm giác khát nước hoặc thèm ăn tăng.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Tiểu đêm kéo dài gây mất ngủ, suy nhược cơ thể.
4. Tổng kết
Đối với những người mắc các bệnh lý về thận hoặc thận yếu, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, người bệnh có thể kết hợp tập luyện các bài tập tốt cho thận phù hợp với thể trạng để nâng cao hiệu quả điều trị. Các bài tập này vừa là phương pháp hữu hiệu mang đến nhiều lợi ích cho người mắc các bệnh lý về thận, vừa là giải pháp để người bình thường có thể nâng cao chức năng thận, cải thiện sức khỏe cho bản thân.
Bên cạnh đó, nếu gặp tình trạng thận yếu, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Bổ Thận Bình Đông để bồi bổ và nâng cao sức khỏe tạng Thận. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên trên dây chuyền công nghệ hiện đại, mang đến công dụng bổ thận, cải thiện các triệu chứng do thận kém.
Với hơn 70 năm kinh nghiệm, Dược Bình Đông đã và đang là thương hiệu dược phẩm được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn. Chúng tôi luôn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cải tiến sản phẩm sao cho phù hợp hơn với người tiêu dùng. Nếu quý khách hàng cần tư vấn về các sản phẩm của Dược Bình Đông, xin vui lòng liên hệ đến cho chúng tôi thông qua Hotline 02839808808 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
Xem thêm bài viết:
- Gan nóng thận yếu có nguy hiểm không? Triệu chứng và Nguyên nhân gây bệnh
- Những bài tập thể dục tốt cho thận yếu đơn giản, dễ thực hiện tại nhà
- Tìm hiểu về Thận dương, Thận dương hư và các cách bồi bổ thận dương
- Tìm hiểu thận âm: Biểu hiện hư tổn, Nguyên nhân, Bồi bổ đông y