Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng thường gặp ở các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, công việc, đời sống sinh hoạt, mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe chị em. Cùng Dược Bình Đông tìm hiểu những dấu hiệu, nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt để giúp chị em sớm phát hiện và có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
1. Tổng quan về rối loạn kinh nguyệt
1.1. Tìm hiểu về rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc có sự thay đổi bất thường về lượng máu, màu máu kinh nguyệt, số ngày so với chu kỳ bình thường. Tình trạng này có thể xảy ra ở phụ nữ trong bất kỳ lứa tuổi nào, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe và tinh thần của chị em.
Theo Y học cổ truyền, rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng kinh nguyệt bất điều (đến sớm hoặc đến trễ) hoặc kinh nguyệt bất thông (kinh nguyệt ứ trệ, huyết hư, huyết trắng, huyết khô).
1.2. Rối loạn kinh nguyệt có biểu hiện như thế nào?
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà rối loạn kinh nguyệt sẽ có những biểu hiện khác nhau ở mỗi người:
Bất thường về chu kỳ kinh
- Kinh thưa: Vòng kinh kéo dài hơn 35 ngày
- Kinh mau: Vòng kinh ngắn hơn 22 ngày
- Bế kinh: Tắc kinh hoặc mất kinh kéo dài liên tiếp từ 3 tháng
- Vô kinh: Không có kinh hoặc mất kinh từ 6 tháng trở lên.
Bất thường về máu kinh
- Cường kinh(băng kinh): Lượng máu kinh lớn hơn 200ml/kỳ
- Thiểu kinh: Thời gian có kinh dưới 2 ngày và lượng máu kinh dưới 20ml/kỳ
- Rong kinh: Là hiện tượng số ngày có kinh hơn 7 ngày.
Triệu chứng bất thường khác
- Đau bụng kinh (thống kinh): Triệu chứng đau bụng kinh là triệu chứng thường xuất hiện trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt. Thông thường cơn đau diễn ra ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên nếu tình trạng đau đớn kéo dài và cơn đau dữ dội thì chị em cần tham vấn ý kiến bác sĩ để được điều trị đúng cách.
- Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Hội chứng tiền kinh nguyệt thường xảy ra khoảng 5-7 ngày trước kỳ kinh nguyệt và biến mất khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Hội chứng này gây ra các triệu chứng về mặt thể chất như đầy bụng; căng, sưng và tức ngực; nhức đầu, táo bón… Bên cạnh đó, chị em cũng gặp phải các triệu chứng tiền kinh nguyệt về mặt cảm xúc như dễ cáu gắt, lo lắng, căng thẳng, tâm trạng thay đổi thất thường, kém tập trung,…
- Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD): Đây là dạng nghiêm trọng nhất của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). PMDD gây ra các triệu chứng phổ biến như dễ cáu gắt, lo lắng và tâm trạng thất thường,… Phụ nữ có tiền sử trầm cảm, bị trầm cảm sau sinh hoặc rối loạn cảm xúc có nguy cơ bị PMDD cao hơn những người phụ nữ khác.
1.3. Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ
Trong khoảng 1 năm đầu tiên khi bắt đầu có kinh, chu kỳ kinh nguyệt của các bạn nữ có thể chưa ổn định do sự thay đổi của các hormone nội tiết tố, là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của phái đẹp. Cụ thể, rối loạn kinh nguyệt có thể gây ra tình trạng thiếu máu, mệt mỏi, xanh xao, khiến chị em dễ cáu gắt, nóng nảy, stress,… Bên cạnh đó, nếu rối loạn kinh nguyệt không được can thiệp kịp thời và đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm buồng trứng, buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, polyp tử cung, u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, viêm lộ tuyến tử cung… Các bệnh phụ khoa có thể khiến chị em bị đau khi quan hệ, làm giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đời sống vợ chồng. Nghiêm trọng hơn, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em.
Chính vì vậy, khi có các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, các chị em cần đến các bác sĩ thăm khám để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.
Xem thêm:
- Rối loạn kinh nguyệt thử que 2 vạch có thai không? Nguyên nhân & Cách xử lý
- Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh: Triệu chứng và cách điều trị
2. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, trong đó có thể kể đến các nguyên nhân phổ biến như:
2.1. Theo Tây y
Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân thường gặp nhất, khiến chị em bị rối loạn kinh nguyệt thường xảy ra ở các giai đoạn như:
- Dậy thì: Khi bước sang tuổi dậy thì, cơ thể của các chị em có thể phải mất một khoảng thời gian để cân bằng nồng độ Estrogen và Progesterone. Sự mất cân bằng này gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì.
- Mang thai và cho con bú: Trong thời kỳ mang thai và thời điểm 6 tháng cho con bú, các chị em sẽ không có kinh.
- Tiền mãn kinh: Ở độ tuổi này, buồng trứng suy giảm và không còn hiện tượng rụng trứng, các chị em sẽ mất dần kinh nguyệt.
Khi phụ nữ mắc các bệnh lý sau đây, cũng có thể gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt:
- Bệnh phụ khoa: Một số bệnh lý như polyp tử cung, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, quá sản nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung,… gây ra rối loạn kinh nguyệt.
- Bệnh lý viêm nhiễm: Viêm nhiễm đường sinh dục, viêm niêm mạc tử cung,…
- Bệnh lý khác: Đái tháo đường, u giáp, u tuyến yên,..
Một số nguyên nhân khác có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt như:
- Sử dụng thuốc tránh thai, thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, cao huyết áp
- Thay đổi chế độ ăn uống hoặc tăng cân, giảm cân đột ngột
- Tập thể dục, thể thao quá mức.
2.2. Theo Đông y
Đông y dựa trên các biểu hiện cụ thể để xác định nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt:
Kinh nguyệt trước kỳ
Nếu kinh nguyệt có trước 7 ngày so với chu kỳ, có thể là do các nguyên nhân sau đây:
- Do huyết nhiệt: Kinh có trước kỳ, máu ra nhiều với màu đỏ tía, có lẫn cục, tiểu đỏ, sắc mặt đỏ, mạch hoạt sác, rêu lưỡi vàng.
- Do hư nhiệt: Kinh có trước kỳ với lượng máu ít, máu có màu đỏ, hoa mắt chóng mặt, ngủ không ngon, mạch tế sác, rêu lưỡi vàng khô.
- Do khí hư: Kinh có trước kỳ, kinh ra với lượng máu nhiều, loãng, màu nhạt, cơ thể mệt mỏi, hơi thở ngắn, mạch hư nhược vô lực, nhạt lưỡi, rêu lưỡi mỏng ướt.
Kinh nguyệt sau kỳ
Nếu kinh nguyệt có sau 7 ngày so với chu kỳ bình thường, có thể là do các nguyên nhân bên dưới:
- Do phong hàn, hư hàn: Kinh ra trễ hơn chu kỳ với lượng máu ít, màu nhạt. Người bệnh cảm thấy người lạnh, chân tay lạnh, mệt mỏi, đau bụng kinh, mạch trầm khẩn (phong hàn) hoặc mạch trầm trì vô lực (hư hàn).
- Do huyết hư: Kinh ra trễ với lượng máu ít khiến người mệt mỏi, đoản hơi, xây xẩm mặt mày, da khô, sắc mặt trắng, mạch tế sác và lưỡi nhạt không rêu.
- Do huyết ứ: Kinh ra sau chu kỳ với lượng ít, màu sẫm, có lẫn cục máu đông, đau vùng ngực, bụng chướng, đau bụng dưới, táo bón, mạch trầm sát và lưỡi xám.
- Do đàm thấp: Kinh ra chậm với máu ít, kèm đau chướng bụng dưới, tức ngực, mạch huyền sắc.
- Do khí uất: Trễ ngày hành kinh, máu kinh có màu nhạt, chướng bụng, nhạt miệng, chán ăn, mạch huyền hoạt và lưỡi trắng nhợt.
Kinh nguyệt không định kỳ
Tình trạng kinh nguyệt không định kỳ, đến sớm hoặc đến muộn so với chu kỳ có thể xảy ra do:
- Do can khí uất kết: Tình trạng rối loạn xảy ra với máu kinh ít, có sắc tía lẫn máu cục, vú căng đau khi đến ngày hành kinh, ợ hơi, táo bón, người dễ cáu gắt, mạch huyền sác.
- Do tỳ hư: Kinh nguyệt không đều với lượng máu ít, nhạt, mệt mỏi, nhạt miệng, ăn không ngon, hoa mắt chóng mặt, hay hồi hộp, rêu lưỡi trắng và mạch hư nhược.
- Do can thận hư: Ngày hành kinh thất thường, máu loãng, màu nhạt, đau lưng mỏi gối, uể oải, chóng mặt, ù tai, đi tiểu nhiều, tiêu chảy, mạch trầm nhược.
3. Chẩn đoán rối loạn kinh nguyệt
Để xác định nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám phụ khoa và thực hiện xét nghiệm PAP. Bạn nên ghi lại đầy đủ thông tin về kỳ kinh nguyệt như ngày bắt đầu và ngày kết thúc chu kỳ, lượng máu và các triệu chứng bất thường.
Ngoài ra, bạn cần thực hiện thêm một số xét nghiệm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ để tăng tính chính xác của kết quả chẩn đoán như:
- Xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm nội tiết tố.
- Siêu âm.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI).
- Nội soi buồng tử cung.
- Sinh thiết nội mạc tử cung.
- Nội soi ổ bụng.
4. Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt tại nhà
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Tùy vào từng nguyên nhân sẽ có cách điều trị khác nhau. Các chị em nên đến bác sĩ phụ khoa để thăm khám và tìm ra nguyên nhân, từ đó có phác đồ điều trị hiệu quả. Bên dưới là một vài phương pháp khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt, các chị em có thể tham khảo.
4.1. Phương pháp Tây y
Sử dụng thuốc Tây để điều trị rối loạn kinh nguyệt là phương pháp phổ biến, tiện lợi và đem lại hiệu quả nhanh chóng. Dưới đây là một số loại thuốc thường dùng để điều trị rối loạn kinh nguyệt.
- Thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai thường được chỉ định khi kinh nguyệt không đều do rối loạn nội tiết tố. Estrogen và Progestin được bổ sung và làm cân bằng nội tiết của cơ thể, từ đó giúp điều hòa và đưa chu kỳ kinh trở lại trạng thái bình thường.
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS): Thuốc kháng viêm không steroid sẽ giúp làm giảm nhanh cơn đau bụng kinh. Một số loại thuốc phổ biến là Ibuprofen hay Diclofenac Kali.
- Thuốc bổ sung hormone: Thuốc bổ sung hormone sẽ được chỉ định cho từng trường hợp kinh nguyệt không đều, thường có 2 dạng tiêm hoặc uống.
Lưu ý, khi sử dụng thuốc trị rối loạn kinh nguyệt bạn cần tuân theo một vài nguyên tắc dưới đây:
- Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định từ các bác sĩ, không tự ý mua và điều trị tại nhà.
- Dùng thuốc tránh thai có thể hiệu quả trong điều trị rối loạn kinh nguyệt, tuy nhiên không nên lạm dụng sẽ gây tác dụng phụ không mong muốn.
- Cần ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý trong giai đoạn điều trị bằng thuốc Tây.
Mời bạn xem thêm: Khi nào sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt?
4.2. Phương pháp Đông y
Theo Đông y, phụ nữ cần lấy huyết làm chủ, vì vậy khi điều trị rối loạn kinh nguyệt cần phải chú trọng bổ huyết, dưỡng huyết. Bên cạnh đó, cần tập trung điều hòa khí huyết, điều lý Tỳ Vị, dưỡng Can Thận. Tùy theo thể bệnh và nguyên nhân mà người bệnh cần sử dụng các bài thuốc khác nhau do thầy thuốc Y học cổ truyền kê đơn. Dưới đây là một vài bài thuốc phổ biến.
Tứ vật thang
- Công dụng: Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh.
- Thành phần: 24g Thục địa, 12g Đương quy, 12g Bạch thược, 6g Xuyên khung.
- Cách làm: Sắc lấy nước đặc, ngày dùng 1 thang, chia 2 lần uống.
Bổ khí cố kinh hoàn
- Công dụng: Điều trị kinh nguyệt ra nhiều do hư yếu
- Thành phần: 40g Đảng sâm, 40g Bạch linh, 20g Bạch truật, 12g Hoàng kỳ, 12g Sa nhân.
- Cách làm: Tán thành bột, luyện hồ làm hoàn 10g, ngày uống 2–3 hoàn.
Ôn kinh thang
- Công dụng: Hoạt huyết điều kinh, ôn kinh đường huyết
- Thành phần: 12g Đương quy, 12g Mạch đông, 12g Xích thược, 12g Đảng sâm, 8-12g A giao, 6-12g Bán hạ, 4-12 Đan bì, 4-12g Xuyên khung, 4-8g Quế chi, 4g Chích thảo, 2-8g Ngô thù du, 3 lát Sinh khương
- Cách làm: Sắc nước, chia thành 2 lần uống trong ngày
Tiêu dao tán
- Công dụng: Điều trị các chứng lạnh, kinh nguyệt không đều, thể chất hư nhược, các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh và các chứng về đường kinh nguyệt.
- Thành phần: 16g Thược dược, 12g Đương quy, 12g Sài hồ, 12g Bạch Truật, 12g Phục linh, 6g Cam thảo, 3g Can sinh khương, 2g Bạc hà diệp.
- Cách làm: Sắc nước uống
Quy tỳ thang
- Công dụng: Điều trị khí huyết hư, hồi hộp, hay quên, ăn ngủ không ngon, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, kinh nguyệt không đều, rong kinh, xuất huyết dưới da, thần kinh suy nhược, tâm trạng mệt mỏi.
- Thành phần: 12g Nhân sâm, 12g Phục thần, 12g Bạch truật, 12g Long nhãn nhục, 12g Đương quy, 12g Hoàng kỳ, 12g Toan táo nhân sao, 6g Viễn chí, 4g Mộc hương, 4g Chích thảo, 3 lát Gừng, 3 quả Đại táo.
- Cách làm: Sắc thành nước uống
Đọc thêm: Top 7 cây thuốc, bài thuốc điều hòa kinh nguyệt Đông y an toàn
Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc Y học cổ truyền, bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe phụ nữ Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông với nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên có tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt cho phái nữ. Sản phẩm kế thừa từ bài thuốc Tứ vật thang với 4 vị thuốc Đương quy, Thục địa, Bạch thược, Xuyên khung và gia thêm một số vị thuốc khác như Bạch phục linh, Ích mẫu, Đại hoàng, Hương phụ, Ngải diệp giúp bổ huyết, điều kinh, hỗ trợ giảm triệu chứng đau bụng kinh, bế kinh,… hiệu quả.
4.3. Phương pháp dân gian
Dưới đây là một số kinh nghiệm hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt tại nhà an toàn, hiệu quả mà chị em có thể tham khảo. Lưu ý, những cách này chỉ phù hợp cho các trường hợp kinh nguyệt bất thường ở tuổi dậy thì, tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh hoặc rối loạn kinh nguyệt do thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
Ngải cứu
- Công dụng: Ngải cứu có tác dụng chính trong việc chữa đau bụng kinh. Với vị đắng, cay, tính ấm, Ngải cứu giúp ôn kinh cầm máu, điều hòa thân nhiệt, chống viêm hiệu quả, ổn định kinh nguyệt.
- Cách dùng: Phơi khô lá Ngải cứu sau đó đun sôi với nước để uống, sử dụng như nước trà. Hoặc chế biến thành các món ăn như canh ngải cứu, gà hầm ngải cứu.
Diếp cá
- Công dụng: Diếp cá có vị chua, mùi tanh nồng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giúp đã thông kinh mạch, đẩy lùi các bệnh lở loét, viêm phổi, táo bón. Bạn có thể sử dụng diếp cá để trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả.
- Cách dùng: Rửa sạch rau diếp cá, ăn trực tiếp hoặc xay nhuyễn thành nước uống.
Đu đủ
- Công dụng: Trong Đu đủ có enzyme papain giúp co bóp tử cung nhịp nhàng, tăng lượng máu đẩy tới tử cung, giúp điều hòa nội tiết và chu kỳ kinh nguyệt.
- Cách dùng: Ép thành nước uống hàng ngày nhưng tuyệt đối không uống vào những ngày có kinh.
Gừng tươi
- Công dụng: Gừng có vị cay, tính ấm nóng giúp thông mạch, tuần hoàn máu tốt hơn, cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều và giảm các cơn co thắt ở tử cung và đau bụng kinh.
- Cách dùng: Đập 1 củ gừng cho vào 100ml nước đun sôi, có thể cho thêm mật ong, uống một ngày 3 lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngậm một lát gừng để giảm cảm giác khó chịu, buồn nôn khi bị đau bụng kinh.
Nghệ
- Công dụng: Trong nghệ có Cucumin, hỗ trợ cơ thể cân bằng lượng hormone trước, trong và sau chu kỳ, giúp lưu thông máu trong tử cung, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, đau lưng, váng đầu.
- Cách dùng: Bạn pha một phần tư thìa cà phê bột nghệ với sữa, mật ong hoặc đường thốt nốt. Uống hàng ngày trong vài tuần cho đến khi kinh ổn định hơn.
4.4. Biện pháp hỗ trợ
Khi bị rối loạn kinh nguyệt, các chị em nên thực hiện các biện pháp sau đây để đẩy nhanh hiệu quả điều trị rối loạn kinh nguyệt:
- Cải thiện trạng thái tâm lý để có được tinh thần thoải mái: Stress và căng thẳng trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Các chị em cần để cho tinh thần được thoải mái, suy nghĩ về những điều tích cực, tham gia các hoạt động vui chơi cùng bạn bè, nghe nhạc,…
- Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý: Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ giúp cơ thể trở về trạng thái cân bằng, tình trạng rối loạn kinh nguyệt được cải thiện.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học: Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm điều hòa kinh nguyệt chứa vitamin B, vitamin C, vitamin D như sữa, trứng, gan bò, cá hồi, hải sản, cải bó xôi, các loại trái cây, quả mọng như cam quýt, việt quất, bưởi, ngũ cốc… để giúp tăng cường lưu thông máu, bồi bổ khí huyết, giúp kinh nguyệt nhanh chóng ổn định.
5. Phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt không chỉ ảnh hưởng ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống sinh hoạt của phụ nữ mà còn dẫn đến nhiều rủi ro về sức khỏe và sinh sản. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt cho các chị em:
- Tập thể dục thường xuyên, kết hợp chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, để cơ thể thư giãn, không bị stress.
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích.
- Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc điều trị, thuốc tránh thai,…
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong những ngày hành kinh, nên thay băng vệ sinh sau mỗi 4 – 5 tiếng /lần.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường
6. Tổng kết
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ, làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tinh thần và là tác nhân gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác. Hy vọng với những thông tin của bài viết sẽ giúp các chị em phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của kinh nguyệt cũng như cách phòng tránh và cải thiện hiệu quả tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm bổ huyết điều kinh uy tín và hiệu quả thì đừng quên Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông. Đây là giải pháp hiệu quả nhằm hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, bế kinh, trễ kinh, đau bụng kinh dữ dội,… Với 100% thành phần từ thảo dược thiên nhiên lành tính, bạn có thể sử dụng Song Phụng Điều Kinh lâu dài và thường xuyên như một phương pháp bồi bổ khí huyết, điều kinh, giúp da dẻ hồng hào và duy trì tuổi xuân.
Dược Bình Đông với hơn 70 năm uy tín trong lĩnh vực cung cấp những sản phẩm bảo vệ sức khỏe, cam kết mang đến sản phẩm chất lượng đạt chuẩn cho người tiêu dùng. Bạn đang gặp những vấn đề về rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline (028)39 808 808 để được tư vấn về sản phẩm và đặt hàng nhanh chóng.
7. Câu hỏi thường gặp
Trả lời: Trường hợp thử thai 2 vạch khi bị rối loạn kinh nguyệt thì có thể chị em đang mang thai. Vì có nhiều trường hợp kinh nguyệt không đều nhưng vẫn có khả năng sinh sản bình thường.
Tuy nhiên cần lưu ý, không phải lúc nào que thử thai 2 vạch cũng đồng nghĩa là đã mang thai. Các trường hợp sử dụng que thử thai sai cách, que bị hỏng hoặc ảnh hưởng của các bệnh lý nội tiết làm thay đổi nồng độ hormone hCG (Human Chorionic Gonadotropin),… đều có thể dẫn đến que thử thai cho kết quả sai lệch. Vì vậy, trước khi thử các chị em cần đảm bảo sử dụng que thử thai đúng cách, còn hạn sử dụng,… Nếu que hoạt động tốt nhưng vẫn hiển thị 2 vạch, các chị em nên đợi 1-2 ngày hãy thử thai lại.
Trả lời: Trong khoảng 1 năm đầu tiên khi bắt đầu có kinh, chu kỳ kinh nguyệt của các bạn nữ có thể chưa ổn định do sự thay đổi của các hormone nội tiết tố, là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của phái đẹp. Cụ thể, rối loạn kinh nguyệt có thể gây ra tình trạng thiếu máu, mệt mỏi, xanh xao, khiến chị em dễ cáu gắt, nóng nảy, stress,… Bên cạnh đó, nếu rối loạn kinh nguyệt không được can thiệp kịp thời và đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm buồng trứng, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung,… Các bệnh phụ khoa có thể khiến chị em bị đau khi quan hệ, làm giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đời sống vợ chồng. Nghiêm trọng hơn, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em.
Chính vì vậy, khi có các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, các chị em cần đến các bác sĩ thăm khám để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.
Trả lời: Rối loạn kinh nguyệt sau sinh thường không nguy hiểm và có thể xảy ra do sự thay đổi hormone. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai, nhưng nhiều phụ nữ vẫn có khả năng sinh sản bình thường. Nguyên nhân gây rối loạn thường là thay đổi hormone, căng thẳng, bệnh lý nội tiết hoặc việc sử dụng thuốc.
Trả lời: Rối loạn kinh nguyệt có thể biểu hiện qua chu kỳ không đều, lượng máu thất thường, đau bụng kinh hoặc hội chứng tiền kinh nguyệt. Nguyên nhân có thể do thay đổi nội tiết, bệnh lý phụ khoa, stress hoặc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống.
Trả lời: Khi bé gái bắt đầu dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt của họ thường không đều ngay từ đầu. Điều này hoàn toàn bình thường do cơ thể họ đang điều chỉnh với sự thay đổi hormone. Một số đặc điểm của chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở tuổi dậy thì bao gồm:
- Chu kỳ không đều: Trong 1-2 năm đầu sau khi có kinh nguyệt lần đầu (menarche), có thể chu kỳ sẽ không đều, và điều này là bình thường.
- Thời lượng chu kỳ: Chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài từ 21 đến 45 ngày trong những năm đầu tiên.
- Lượng máu kinh: Lượng máu kinh có thể thay đổi từ chu kỳ này sang chu kỳ khác, và có thể từ nhẹ đến nặng trong cùng một chu kỳ.
- Triệu chứng PMS: Một số triệu chứng tiền kinh nguyệt nhẹ như căng ngực, thay đổi tâm trạng, và chuột rút nhẹ có thể xuất hiện và là phần của chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
Rối loạn kinh nguyệt bất thường và cần can thiệp
Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy rối loạn kinh nguyệt không phải là bình thường và có thể cần can thiệp y tế:
- Chu kỳ cực kỳ không đều: Nếu sau 2 năm mà chu kỳ vẫn cực kỳ không đều hoặc bỏ lỡ kinh nguyệt trong nhiều tháng, cần thảo luận với bác sĩ.
- Kinh nguyệt rất nặng hoặc kéo dài: Nếu kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày hoặc cần phải thay sản phẩm vệ sinh mỗi 1-2 giờ do máu kinh quá nhiều, đây có thể là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt cần được xem xét.
- Đau dữ dội: Đau bụng dữ dội hoặc chuột rút không giảm bớt với các biện pháp thông thường như thuốc giảm đau hoặc áp dụng nhiệt có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe.
- Chu kỳ dưới 21 ngày hoặc trên 45 ngày: Mặc dù sự không đều là bình thường, chu kỳ quá ngắn hoặc quá dài có thể là dấu hiệu của rối loạn hormone hoặc các vấn đề khác.
- Triệu chứng PMS nặng: Nếu triệu chứng tiền kinh nguyệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, nó có thể không phải là bình thường.
- Vấn đề sức khỏe liên quan: Sự xuất hiện của các triệu chứng khác, như tăng cân không giải thích được hoặc mệt mỏi, có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe cụ thể.
- Chế độ ăn cân đối: Đảm bảo cơ thể nhận đủ dưỡng chất từ rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, protein và chất béo lành mạnh.
- Tập thể dục đều đặn: Hoạt động thể chất giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và có thể giúp cân bằng các hormone.
- Giữ cân nặng khỏe mạnh: Cân nặng quá cao hoặc quá thấp có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Giảm stress: Stress có thể ảnh hưởng đến hormone và gây rối loạn kinh nguyệt. Học các kỹ thuật giảm stress như thiền, yoga, hoặc hít thở sâu có thể hữu ích.
- Thuốc tránh thai: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc tránh thai để giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và làm cho nó đều đặn hơn.
- Thuốc điều hòa hormone: Các loại thuốc khác như progesterone cũng có thể được sử dụng để điều chỉnh chu kỳ.
- Điều trị tình trạng sức khỏe cơ bản: Một số vấn đề sức khỏe như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc rối loạn tuyến giáp có thể gây rối loạn kinh nguyệt và cần được điều trị.
- Thăm khám bác sĩ: Điều quan trọng là phải thăm khám bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân y khoa nghiêm trọng khác có thể gây rối loạn kinh nguyệt.
Trả lời: Chế độ ăn giàu sắt và vitamin B6 có thể giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Thực phẩm nên ăn bao gồm các loại thịt nạc, cá, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, hạt và quả mọng.
Câu trả lời: Tập thể dục đều đặn giúp cân bằng hormone và giảm stress, từ đó có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Hoạt động như yoga, đi bộ, hoặc bất kỳ hình thức vận động nhẹ nhàng nào cũng có ích cho chu kỳ kinh nguyệt.