Trễ kinh, chậm kinh là tình trạng phổ biến ở nữ giới và có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Vậy trễ kinh là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và điều trị trễ kinh như thế nào? Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu ngay sau đây nhé!
1. Đôi nét về trễ kinh
Thông thường, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ có chu kỳ kinh nguyệt diễn ra trong khoảng 28 – 30 ngày tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh gần nhất. Một số người có chu kỳ ngắn hơn là khoảng 21 ngày hoặc dài hơn là 32 – 35 ngày, điều này vẫn được coi là bình thường. Tuy nhiên, nếu chu kỳ kinh nguyệt kéo dài quá 35 ngày thì khả năng bạn đang mắc phải tình trạng trễ kinh.
Trễ kinh là một dấu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Đây là tình trạng phổ biến mà nhiều chị em gặp phải, mỗi người sẽ có những nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng trễ kinh.
Nếu nguyên nhân trễ kinh là do mang thai thì bạn có thể gặp một số dấu hiệu như sau:
- Mệt mỏi
- Ra máu báo thai
- Ngực căng, tức
- Buồn nôn, nhức đầu
- Đi tiểu nhiều lần
Thực tế, không phải cứ trễ kinh là mang thai. Trễ kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe của phụ nữ. Ngoài ra, trễ kinh cũng khiến chị em lo lắng, bất an, gây ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần.
2. Nguyên nhân dẫn đến trường hợp chậm kinh
Trường hợp trễ kinh mà không mang thai có thể do những nguyên nhân sau:
2.1. Trễ kinh do bệnh lý
Một số nguyên nhân gây nên tình trạng trễ kinh liên quan đến cơ quan sinh sản cũng như toàn bộ cơ thể phụ nữ. Các bệnh lý đó là:
- Rối loạn nội tiết tố: Nội tiết cân bằng thì kinh nguyệt sẽ đều đặn, khi nội tiết tố rối loạn có thể khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của bạn tới sớm hoặc trễ kinh.
- Hội chứng buồng trứng đa nang: Đây là hội chứng thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, hormone sinh dục nữ thiếu hụt còn hormone sinh dục nam tăng cao.
- Bệnh lý về tuyến giáp: Tuyến giáp hoạt động kém hoặc quá mức cũng khiến chậm kinh hoặc lỡ kinh. Tuyến giáp điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể nên nồng độ hormone này có thể bị ảnh hưởng.
- Bệnh phụ khoa: Một số bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, viêm buồng trứng, viêm lộ tuyến tử cung cũng là nguyên nhân khiến bạn trễ kinh.
- Một số bệnh lý khác như viêm nhiễm đường sinh dục, u xơ tử cung cũng dẫn đến tình trạng trễ kinh ở nữ giới.
2.2. Trễ kinh do yếu tố bên ngoài
Ngoài nguyên nhân do bệnh lý thì các yếu tố bên ngoài cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng trễ kinh của phụ nữ. Các yếu tố chính gây nên tình trạng này là:
- Chế độ ăn uống, luyện tập không khoa học: Một số thói quen xấu có thể ảnh hưởng trực tiếp tới nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới như tiêu thụ quá nhiều thức uống chứa cồn hoặc caffeine, ăn uống thiếu chất, chế độ làm việc quá sức,…
- Thay đổi môi trường sống: Thực tế, việc thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt cũng là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh, trễ kinh.
- Vận động quá sức: Việc tập thể dục quá sức với cường độ cao cũng ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Nhiều vận động viên nữ hoặc những người hay tập luyện thể hình cường độ nặng thường gặp tình trạng trễ kinh hoặc mất kinh.
2.3. Yếu tố khác
Ngoài những nguyên nhân trên, một số yếu tố gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ đó chính là:
- Mất kiểm soát cân nặng: Sự tăng hoặc giảm cân nặng đột ngột sẽ khiến cơ thể không kịp thích ứng gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân được lý giải là do sự thay đổi của tỷ lệ chất béo khiến mất cân bằng nội tiết tố, tùy vào mức độ rối loạn này mà kinh nguyệt của bạn sẽ đến muộn hoặc mất đi hoàn toàn.
- Căng thẳng, stress: Vùng dưới đồi có liên quan mật thiết tới quá trình sản xuất estrogen trong kỳ kinh nguyệt cũng như bị ảnh hưởng lớn từ các hormone gây ra bởi stress như adrenaline và cortisol.
- Tác dụng phụ của thuốc: Có nhiều loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, nội tiết tố, thuốc tránh thai, thuốc chống loạn thần,… có thể có tác dụng phụ gây trễ kinh.
3. Hướng dẫn đánh giá tình trạng trễ kinh
Để đánh giá chắc chắn về tình trạng kinh nguyệt, bạn nên làm theo một số phương pháp sau đây:
- Tìm hiểu lịch sử kinh nguyệt cá nhân: Mỗi người sẽ có lịch kinh nguyệt khác nhau, căn cứ vào đó để đánh giá tình trạng kinh nguyệt của bạn. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài quá 35 ngày thì nên đến gặp bác sĩ để thăm khám.
- Thực hiện xét nghiệm hCG để kiểm tra có thai hay không: Trễ kinh là dấu hiệu đặc trưng của mang thai, vì thế bạn cần tiến hành xét nghiệm hCG để kiểm tra liệu có đang mang thai hay không.
- Xem xét các yếu tố liên quan đến lối sống và sức khỏe: Các yếu tố về môi trường, lối sống, thói quen cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt. Trong trường hợp trễ kinh vì các yếu tố trên, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống cũng như thói quen sinh hoạt để có chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
- Kiểm tra tình trạng sức khỏe về hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và các vấn đề về tuyến giáp với các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu để đo lường mức độ hormone nói chung.
- Kiểm tra tuyến giáp có hoạt động bất ổn không.
- Xét nghiệm đường huyết để kiểm tra tình trạng kháng insulin.
- Xét nghiệm mỡ máu để kiểm tra nồng độ cholesterol và triglyceride.
- Chụp CT, siêu âm để kiểm tra kích thước buồng trứng.
- Đến gặp bác sĩ chuyên khoa để đánh giá toàn diện: Khi đến gặp bác sĩ, bạn sẽ được thăm khám toàn diện hơn để biết được nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng trễ kinh cũng như có biện pháp xử lý phù hợp.
4. Cách xử lý khi bị trễ kinh
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng chậm kinh sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Ở một số trường hợp, thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone khác có thể khởi động lại chu kỳ kinh nguyệt. Trường hợp chậm kinh do rối loạn tuyến giáp hoặc tuyến yên có thể được điều trị bằng thuốc. Nếu nguyên nhân do khối u hoặc sự tắc nghẽn gây nên thì bác sĩ có thể yêu cầu làm phẫu thuật.
5. Cách phòng tránh trễ kinh tại nhà
Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là điều vô cùng quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ. Vì vậy, cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên, đúng cách với dung dịch. Không nên thụt rửa sâu hay lấy quá nhiều dung dịch làm sạch vì có thể gây ra tình trạng thay đổi độ pH khiến cho virus thâm nhập vùng kín một cách dễ dàng.
- Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh và khẩu phần ăn uống khoa học. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ các món ăn như rau củ, thịt, trứng, sữa,… Hạn chế các thực phẩm dầu mỡ, chất béo có hại, các chất kích thích như bia rượu, cafe, thuốc lá.
- Giữ cân nặng ổn định.
- Tập thể dục thường xuyên, điều độ, không nên tăng hoặc giảm tần suất tập một cách đột ngột.
- Thư giãn tinh thần và hạn chế căng thẳng quá mức.
- Ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng mỗi ngày, không thay đổi lịch sinh hoạt đột ngột khiến cơ thể khó thích nghi được.
6. Điểm chính
Hiện tượng trễ kinh không quá nguy hiểm nếu như bạn xác định được nguyên nhân và có phương pháp khắc phục kịp thời. Tuy nhiên, nếu để tình trạng kéo dài mà không có biện pháp chữa trị thì có thể dẫn đến vô kinh. Chị em cần lưu ý để có biện pháp giữ gìn sức khỏe, chăm sóc bản thân thật tốt.
Bên cạnh các phương pháp phòng tránh nêu trên, bạn cũng có thể sử dụng thêm Song Phụng Điều Kinh hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt. Đây là sản phẩm có tác dụng bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh hiệu quả. Song Phụng Điều Kinh được kế thừa từ bài thuốc cổ phương “Tứ vật thang” bao gồm các vị thuốc Đương Quy , Xuyên Khung, Bạch Thược, Thục Địa và gia giảm thêm một số thành phần giúp bổ huyết, điều hoà kinh nguyệt, hỗ trợ các tình trạng rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, bế kinh, trễ kinh; giảm các triệu chứng đau bụng kinh, mệt mỏi,…
Sản phẩm thuộc Công ty TNHH Dược Phẩm Bình Đông – thương hiệu uy tín với hơn 70 năm sản xuất và cung cấp các sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng.
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
- Trễ kinh đau bụng dưới: Nguyên nhân, Cách chẩn đoán và Hướng điều trị
- Trễ kinh nên uống gì? Top 5 thức uống giúp điều kinh nguyệt cải thiện chậm kinh
- Trễ kinh tuổi dậy thì có nguy hiểm không? Nguyên nhân và Cách khắc phục
7. Câu hỏi thường gặp về trễ kinh
Có rất nhiều chị em thắc mắc về tình trạng chậm kinh, trễ kinh. Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến cũng như giải đáp về tình trạng trễ kinh mà Dược Bình Đông tổng hợp:
Trả lời: Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường phụ thuộc vào độ dài chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người.
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 21 đến 35 ngày. Do đó, trễ kinh dưới 5 ngày (tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt trước) được xem là bình thường.
Tuy nhiên, nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, thì trễ kinh hơn 3 ngày có thể là dấu hiệu của một số vấn đề, chẳng hạn như:
- Mang thai: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây trễ kinh.
- Rối loạn nội tiết tố: Một số rối loạn nội tiết tố, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và dẫn đến trễ kinh.
- Căng thẳng: Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến hormone và gây ra trễ kinh.
- Thay đổi lối sống: Thay đổi lối sống, chẳng hạn như thay đổi chế độ ăn uống hoặc tập luyện, cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc tránh thai, có thể gây ra trễ kinh.
- Nếu bạn trễ kinh hơn 5 ngày, bạn nên thử thai. Nếu bạn không mang thai, bạn nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và được điều trị phù hợp.
- Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn, thì việc xác định trễ kinh có thể khó khăn hơn. Trong trường hợp này, bạn nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình trong vài tháng để xác định độ dài trung bình của chu kỳ.
- Trễ kinh không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một vấn đề. Tuy nhiên, nếu bạn có các triệu chứng khác, chẳng hạn như đau bụng, chảy máu bất thường hoặc thay đổi tâm trạng, bạn nên đi khám bác sĩ.
- Nếu bạn đang lo lắng về việc trễ kinh, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.
Trả lời: Để phân biệt giữa chậm kinh và mang thai, bạn có thể dựa vào một số khía cạnh như sau:
Triệu chứng | Chậm kinh | Mang thai |
Chảy máu âm đạo | Máu kinh không xuất hiện cho tới ngày đèn đỏ. Lượng máu kinh có thể tăng dần và kéo dài từ 3 cho tới 7 ngày. | Âm đạo có thể chảy ra một ít máu có màu nâu đậm hoặc màu hồng, không kèm theo dịch. Hiện tượng này chỉ kéo dài vài ngày và xảy ra từ 10 đến 14 ngày sau khi đã thụ thai. |
Buồn nôn | Kinh nguyệt đến chậm không gây cảm giác buồn nôn. Nếu không gặp tình trạng này thì xác suất chậm kinh do có thai là rất thấp. | Khi bạn mang thai, tình trạng ốm nghén có thể xuất hiện sau 1 tháng kể từ khi thụ thai. |
Chuột rút | Trước 1 đến 2 ngày của kỳ kinh, bạn có thể gặp các cơn chuột rút. Cơn đau sẽ thuyên giảm dần cho tới ngày hành kinh. | Cơn đau mang bầu thường tập trung ở bụng dưới hoặc lưng dưới. Thời gian bị chuột rút cũng lâu hơn, có thể diễn ra trong vài tuần hoặc vài tháng. |
Đau ngực | Tình trạng này xảy ra sau kỳ kinh nguyệt, kéo dài khi chu kỳ mới bắt đầu và thuyên giảm trong ngày đèn đỏ. | Đau ngực khi mang thai thường đi kèm với cảm giác nặng ở phần ngực. Tình trạng này sẽ thường kéo dài từ 7 tới 14 ngày kể từ khi thụ thai, hoặc có thể là một vài ngày sau khi thụ thai. |
Thèm ăn | Trước ngày kinh nguyệt, nhiều bạn nữ sẽ có cảm giác thèm ăn đồ ngọt, đồ uống có gas,… Tuy nhiên tình trạng này sẽ biến mất trong một vài ngày. | Phụ nữ có bầu trong giai đoạn đầu hoặc trong cả thai kỳ có thể thèm ăn một số món nhưng bị buồn nôn, thậm chí có thể sợ hãi món ăn đó. |
Trả lời: Chậm kinh là tình trạng phổ biến ở nữ giới. Tình trạng này sẽ không đáng lo ngại nếu như bạn xác định được nguyên nhân chính xác và có biện pháp cải thiện phù hợp. Nếu chậm kinh kéo dài mà không biết nguyên nhân thì hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị sớm. Bởi có thể nguyên nhân dẫn đến trễ kinh, có thể là do mắc bệnh lý nguy hiểm như viêm lộ tuyến tử cung, u xơ tử cung, suy buồng trứng,… gây nên.
Trả lời: Không có thời gian cụ thể cho câu hỏi trễ kinh bao lâu thì có thai, vì chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau. Tuy vậy, thông thường trễ kinh từ 5 đến 7 ngày trong chu kỳ có quan hệ thì khả năng có thai sẽ rất cao.
Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
- Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
- Nguồn gốc dược liệu: Dược liệu có vai trò quan trọng trong ngành Y dược nước nhà, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược để sản xuất thuốc chữa bệnh và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tiêu chí bao gồm: Đặc điểm hình thái, Kiểm tra tinh khiết, Định tính, Định lượng.
- Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
- Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP
Một chu kỳ kinh bình thường kéo dài khoảng 28 – 30 ngày, thời gian hành kinh dưới 7 ngày. Tuy nhiên, có nhiều chị em 2 tháng chưa có kinh, hiện tượng này có nghĩa chị em bị chậm kinh.
Có nhiều nguyên nhân gây trễ kinh ở phụ nữ
Tuyến giáp bị suy giảm chức năng: Tuyến giáp liên quan trực tiếp đến kinh nguyệt của phái đẹp. Khi tuyến giáp hoạt động suy yếu có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị rối loạn. Từ đó gây ra hiện tượng chậm kinh.
Căng thẳng, stress: Nhiều bạn gái trong độ tuổi dậy thì gặp áp lực tâm lý, căng thẳng kéo dài trong cuộc sống, trong chuyện học hành,… có thể dẫn tới sự ức chế quá trình tiết ra nội tiết tố. Điều này ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của chị em, có thể là chậm kinh một vài ngày hoặc kéo dài trong cả tháng.
Thuốc tránh thai: Một số loại thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc tránh thai hàng ngày,… có thể dẫn đến hiện tượng chậm kinh 2 tháng.
Rối loạn nội tiết tố sinh lý: thường xảy ra trong những năm đầu của tuổi dậy thì, do buồng trứng hoạt động chưa ổn định.
Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất ảnh hưởng đến việc bổ huyết điều kinh, khiến cơ thể quá gầy (hay xảy ra ở những người ăn kiêng giảm cân), không đủ mỡ để chuyển hóa hormone.
Do chế độ vận động cao, thường xảy ra ở những người chuyên luyện tập thể dục, thể thao cường độ mạnh như các vận động viên.
Khi kinh nguyệt không đều, rối loạn rụng trứng sẽ xảy ra, vì lẽ đó nhiều người sẽ không thể tính toán đúng được thời điểm phù hợp để thụ thai. Điều này, ít nhiều ảnh hưởng tới tâm lý của họ đôi lần kinh nguyệt ra ít. Lâu dần, người bệnh có dễ bị thay đổi tâm tính, stress nhiều vì rối loạn kinh nguyệt.
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Chậm kinh do nguyên nhân: Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, hội chứng suy giảm buồng trứng, mắc bệnh lý viêm phụ khoa,…
- Ảnh hưởng sức khỏe: Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa dẫn tới chậm kinh là nguyên nhân khiến sức khỏe chị em bị giảm sút. Nhiều bệnh lý phụ khoa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới bệnh ung thư tại bộ phận sinh sản.
Trễ kinh 2 tháng nên làm gì?
Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc quá sức, ngủ đủ giấc, để loại bỏ stress
Cung cấp chế độ ăn uống cân bằng với đầy đủ nhóm dinh dưỡng thiết yếu, để duy trì trọng lượng cơ thể cân đối.
Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, thực phẩm cay nóng.
Không tập những bài thể thao nặng và kéo dài, bạn có thể chọn lựa những môn vận động bản thân yêu thích, miễn là vừa sức.
Xem xét lại vấn đề sử dụng thuốc, nếu là do thuốc hãy thảo luận với bác sĩ để được điều chỉnh.
Thay đổi lối sống tích cực để có cơ thể khỏe mạnh