Tìm kiếm

Cẩu tích – Vị thuốc bổ can thận, dưỡng gân cốt quen thuộc

Hình ảnh phần thân rể cẩu tích dùng để trị bệnh

Cẩu tích là một vị thuốc quen thuộc thường được sử dụng trong dân gian. Trong y học được biết đến như một loại thuốc bổ can thận. Ở Việt Nam, loại cây này phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai,… Cùng Dược Bình Đông tìm hiểu chi tiết về vị thuốc Cẩu tích trong bài viết này nhé.

1. Giới thiệu đôi nét về Cẩu tích

Cẩu tích (Rhizoma Cibotii Culi) là thân rễ đã loại bỏ lông và phơi hay sấy khô của cây Cẩu tích [Cibotium barometz (L.) J. Sm.], thuộc họ Cẩu tích (Dicksoniaceae). Cây Cẩu tích còn có một số tên gọi khác như Kim mao cẩu tích, Cu li, Cù liền,… 

Hình ảnh về cây cẩu tích
Cẩu tích thuộc loài Dương xỉ lông có tên khoa học là Cibotium barometz

Cây thuốc này có phân bố rộng ở các thung lũng, bờ suối vùng trũng, ven rừng, khe núi ẩm độ cao 100 – 1500m ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới Trung Quốc, bán đảo Đông Dương và Đông Nam Á. 

Thân rễ của Cẩu tích mọc thẳng, cao khoảng 1.5 – 2.5m, dài 4 – 10 cm. Phần thân có màu nâu nhạt hoặc nâu hồng, bề mặt lồi lõm, sần sùi, xung quanh được bao phủ bởi những sợi lông mềm màu vàng. Lá thuộc loại kép lông chim, mỗi lá gồm khoảng 15 – 20 cặp lá chét. Lá rất dài, có chiếc dài tới 2m. Lá chét nhỏ, đầu nhọn, mép có răng cưa.

Người ta chế biến dược liệu bằng cách thái phần thân rễ đã loại bỏ lông này thành phiến mỏng với nhiều hình dạng khác nhau có mặt cắt ngang nhẵn, có vân màu nâu hồng hoặc nâu vàng. 

2. Công dụng của Cẩu tích

Cẩu tích được sử dụng trong Đông y với tác dụng bổ can thận, dưỡng gân cốt; còn được chứng minh sử dụng hiệu quả trong dược lý hiện đại. Theo dõi nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn công dụng của vị thuốc Cẩu tích trong Tây y và Đông y nhé.

2.1. Theo Tây y

Theo nghiên cứu của dược lý hiện đại, thân rễ Cẩu tích đã được chứng minh có tác dụng chống viêm. Tác dụng chống viêm mạnh hơn ở giai đoạn viêm cấp, còn ở giai đoạn viêm mãn tính mang lại tác dụng yếu hơn. Đặc tính kháng khuẩn và chống viêm giúp làm giảm đau nhức xương khớp do một số nguyên nhân. Dược liệu này còn giúp tăng hấp thu canxi, phốt pho và các chất vi lượng, chống còi xương, giảm đau, trừ phong thấp, lợi tiểu. 

Thân và rễ Cẩu tích chứa tới 30% tinh bột và aspidinol, phần lông màu vàng nâu ở thân rễ chứa tanin. Còn với các sản phẩm chế biến thường chứa các hợp chất phenolic, sterol, dầu dễ bay hơi, saccharide, axit amin, glucoside, nguyên tố vi lượng như Sắt, Kẽm, Canxi, Nitơ, Mangan, Đồng, Magie và Phospholipid. 

Hình ảnh phần thân rể cẩu tích dùng để trị bệnh
Thân rễ Cẩu tích được chứng minh với tác dụng chống viêm

2.2. Theo Đông y

Trong Đông y, thân rễ Cẩu tích giúp trị thấp khớp, đau lưng, tay chân nhức mỏi, đau dây thần kinh, khí hư bạch đới ở phụ nữ, đi tiểu nhiều lần ở người cao tuổi. Cẩu tích được dùng phổ biến trong các bài thuốc bổ can thận và dưỡng cốt. Một số thông tin về vị thuốc này gồm: 

  • Tính vị: tính ôn, vị ngọt, đắng.
  • Quy kinh: Can, Thận.
  • Tác dụng: Trừ phong thấp, Bổ Can Thận, mạnh gân cốt.
  • Chủ trị: Phong hàn thấp, tay chân nhức mỏi, đau dây thần kinh tọa, đau lưng, đi tiểu nhiều,… 

3. Gợi ý một số bài thuốc từ Cẩu tích

Nội dung trên, chúng tôi vừa tổng hợp đôi nét về Cẩu tích và công dụng trong Đông, Tây y. Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu một số bài thuốc từ vị thuốc quý này nhé.

3.1. Bài thuốc trị chứng can thận bất túc (đau nhức ngang sống lưng, tiểu tiện nhiều)

  • Thành phần: 10g Đỗ trọng, 10g Ngưu tất, 15g Cẩu tích, 6g Mộc qua, 12g Sinh mễ nhân. 
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu sắc cùng 600ml nước, đun đến khi còn 200ml. Chia 3 lần uống/ngày và dùng hết trong ngày.

3.2. Bài thuốc trị chứng chân cẳng đau do phong thấp, can thận hư suy

  • Thành phần: 30g Hoàng kỳ, 30g Đan sâm, 30g Cẩu tích, 15g Phòng phong, 25g Đương quy 25g, 1 lít rượu.
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu ngâm cùng rượu trong vòng 1 tuần và sử dụng hàng ngày.

3.3. Trị mỏi gối, đau lưng do thận âm hư

  • Thành phần: Phục linh, Cẩu tích, Đương quy và Thỏ ty tử với lượng bằng nhau.
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu nghiền thành bột mịn, chế cùng mật ong tạo thành các viên hoàn nặng 9g. Dùng 1 – 2 viên/lần cùng nước sôi để nguội, dùng 3 lần/ngày.

3.4. Bài thuốc trị chứng đới hạ, đái nhắt, tiểu tiện không tự chủ, lưng đau buốt, gan và thận suy nhược

  • Thành phần: 16g Thục địa, 16g Cẩu tích, 12g Cao ban long, 12g Đỗ trọng, 12g Ngưu tất, 12g Sơn thù du, 12g Thỏ ty tử.
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu (trừ Cao ban long) sắc lấy nước. Hòa Cao ban long vào nước sắc và dùng hết trong ngày.

3.5. Hỗ trợ điều trị cao huyết áp, xơ cứng mạch, tai biến mạch máu não

  • Thành phần: Cẩu tích, Linh chi, Đỗ trọng, Hoàng tinh, Thỏ ty tử, Kê huyết đằng, Thạch xương bồ, Đơn bì. Liều lượng có sự thay đổi tùy theo tình trạng bệnh.
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu sắc uống và dùng hết trong ngày.

3.6. Bổ thận tráng dương, trị chứng kém dương sự, thận hư yếu

  • Thành phần: 1kg Liên tu, 1kg Ba kích, 1kg Cẩu tích, 1kg Hoài sơn, 1kg Sừng nai, 1kg Liên nhục, 1kg Tục đoạn, 1.5kg Đậu đen, 1kg Sâm bố chính, 200g Hạt tơ hồng, 500g Hoàng tinh.
  • Cách thực hiện: Ba kích tẩm muối đem sao vàng, Sừng nai được đắp đất sét đem đi nung tồn tính, sao tồn tính Đậu đen, tán các dược liệu còn lại thành bột mịn. Cuối cùng trộn đều các vị thuốc với nhau làm thành viên. Dùng 2 lần/ngày, mỗi lần dùng từ 8 – 12g.

3.7. Trị đau mỏi xương khớp ở người cao tuổi

  • Thành phần: 8g Cam thảo, 12g Tục đoạn, 12g Hà thủ ô đỏ, 12g Cốt toái bổ, 12g Đơn bì, 12g Huyết giác, 12g Cẩu tích, 12g Ba kích, 12g Mộc qua, 12g Ngưu tất, 12g Sinh địa.
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu sắc nước và uống hàng ngày.

3.8. Trị chứng đau thần kinh tọa, phong trúng vào kinh thận

  • Thành phần: 40g Tỳ giải, 40g Đỗ trọng, 40g Bạch linh, 40g Cẩu tích, 20g Thiên hùng, 20g Hà thủ ô, 20g Trạch tả.
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu tán thành bột mịn, dùng cùng nước cơm, mỗi lần 8g.

4. Một số lưu ý cần biết khi sử dụng Cẩu tích

Theo nghiên cứu, vị thuốc này có độc tính thấp. Tuy nhiên, những người bệnh mắc bệnh thận hư nhiệt biểu hiện mồm miệng đắng, lưỡi khô, tiểu tiện ít, nước tiểu có màu vàng không nên sử dụng Cẩu tích.

Bạn cũng nên cân nhắc lợi ích của việc sử dụng dược liệu này với những rủi ro có thể xảy ra trước khi sử dụng. Cẩu tích cũng có thể tương tác với một số loại thuốc, chất bổ sung hoặc thảo dược khác mà bạn đang dùng. Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của thuốc này, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ và dược sĩ trước khi dùng.

5. Tổng kết thông tin về cẩu tích

Trong bài viết này, Dược Bình Đông tổng hợp một số thông tin chính về vị thuốc Cẩu tích cũng như công dụng và một số bài thuốc thường được sử dụng. Với những công dụng tuyệt vời trong bổ can thận, dưỡng cốt, giảm viêm, bớt đau nhức xương khớp, Cẩu tích chính là một vị thuốc quý quen thuộc với nhiều người.

Nhận thấy những công dụng đó, Dược Bình Đông đã kết hợp Cẩu tích cùng một số vị thuốc khác tạo nên sản phẩm Bổ Thận Bình Đông và Dưỡng Cốt Bình Đông. 

Bổ Thận Bình Đông là sự phối hợp hài hòa giữa các loại thảo dược tự nhiên như: Cẩu tích, Ngưu Tất, Độc Hoạt, Phá Cố Chỉ, Đỗ Trọng, Thỏ Ty Tử, Đương Quy, Thục Địa giúp bổ thận, giảm các triệu chứng đau lưng mỏi gối, tiểu không tự chủ, tiểu đêm, tiểu rắt và tiểu nhiều lần do Thận hư yếu

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ thận bình đông có thành phần cẩu tích
Bổ Thận Bình Đông sử dụng Cẩu tích cùng nhiều thảo dược tự nhiên khác

Dưỡng Cốt Bình Đông kết hợp Cẩu tích, Cốt toái bổ, Ngưu tất, Câu kỷ tử, Hoàng tinh, Đỗ trọng giúp bổ can thận, bổ khí huyết, thông kinh lạc, hoạt huyết hành khí,… Nhờ sự hài hòa này giúp giảm các triệu chứng như đau thần kinh tọa, đau lưng, mỏi gối, chân tay tê mỏi và khí huyết dễ lưu thông hơn.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe dưỡng cốt bình đông có thành phần là cẩu tích
Sản phẩm Dưỡng Cốt Bình Đông giúp bổ can thận, bổ khí huyết, thông kinh lạc,…

Nếu bạn quan tâm về sản phẩm của Dược Bình Đông có thể liên hệ qua hotline (028)39 808 808 để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.

6. Khách hàng tìm hiểu về cẩu tích cũng quan tâm những câu hỏi dưới đây

Cây thuốc cẩu tích là một loại cây thuốc được dùng trong y học cổ truyền, được chế biến từ các dược liệu như rễ cây, vỏ cây, lá cây. Tác dụng chính giúp trị thấp khớp, đau lưng, tay chân nhức mỏi, đau dây thần kinh, khí hư bạch đới ở phụ nữ, đi tiểu nhiều lần ở người cao tuổi..

Mặc dù được xem là cây thuốc được chiết xuất từ thiên nhiên, nhưng cây thuốc cẩu tích cũng có thể gây ra tác dụng phụ như dị ứng da, tăng huyết áp, đau bụng… Do đó, trước khi sử dụng thuốc này, cần tìm hiểu kỹ hơn về thành phần và liều lượng sử dụng. Nên sử dụng thuốc cẩu tích theo chỉ định của bác sĩ hoặc người có kinh nghiệm.

Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Về thuốc cẩu tích, chưa có nghiên cứu cụ thể về tác động của nó đến thai nhi và trẻ sơ sinh. Do đó, cần thận trọng và tìm kiếm ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng thuốc này trong thời kỳ này.

Để chọn được một công ty đông y uy tín, bạn nên tham khảo ý kiến từ người thân, bạn bè, đọc các đánh giá trên mạng, tìm hiểu về quy trình sản xuất và chứng nhận chất lượng của công ty đó. Đồng thời, đừng ngại hỏi thêm thông tin và tư vấn từ các chuyên gia trong lĩnh vực đông y để đưa ra quyết định chính xác.

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)