Triệu chứng khó thở là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Một số trường hợp khó thở là do các yếu tố khách quan như môi trường, tác nhân dị ứng,… gây nên và không quá nghiêm trọng. Nhưng có một số trường hợp bắt nguồn từ bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Trong bài viết này, Dược Bình Đông sẽ cung cấp đến người đọc những biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng tránh triệu chứng này để chấm dứt cơn khó thở và ngăn ngừa được các biến chứng về sau.
1. Đôi nét về hiện tượng khó thở
Hít thở là hoạt động sinh lý bình thường và không thể thiếu được đối với sự sống của con người. Khó thở là khi cơ thể con người không nhận được lượng oxy cần thiết để hoạt động một cách bình thường, dẫn đến tình trạng hụt hơi, thắt ngực nặng.
Tuy nhiên, không phải ở trường hợp nào, triệu chứng khó thở cũng cho thấy sức khỏe có vấn đề. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do lao động, tập luyện quá sức, di chuyển từ nơi thấp lên nơi cao (ví dụ như leo núi) hay biên độ nhiệt độ không khí lớn một cách đột ngột,…
Cần cảnh giác nếu như bạn gặp phải các biểu hiện sau trong quá trình hít thở:
- Thở nhanh, thở gấp và thở nông
- Có cảm giác nghẹt mũi khó thở, ngột ngạt
- Thở khò khè
- Tức ngực, nặng ngực
- Tim đập nhanh
- Ho
Triệu chứng khó thở xảy ra ở mọi đối tượng và mọi độ tuổi. Tuy nhiên, các đối tượng dưới đây có khả năng bị cao hơn như:
- Người mắc các bệnh mãn tính: bệnh nhân đang trong giai đoạn phát triển của các bệnh lý như: ung thư, bệnh về gan, thận hay đái tháo đường…thì rất dễ mắc phải chứng khó thở.
- Trẻ sơ sinh: trẻ sơ sinh cũng là đối tượng dễ mắc phải chứng khó thở bởi do dị vật, dị tật trong đường thở hoặc viêm nắp thanh quản khiến bệnh nhi gặp khó khăn khi thở.
- Phụ nữ mang thai: Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu luôn gặp phải triệu chứng khó thở. Nguyên nhân gây nên là do sự tăng cao của hormone Progesterone (tiết ra rất nhiều trong thai kỳ) khiến cho tim làm việc nhiều hơn. Vì vậy, các mẹ bầu phải thở nhanh hơn, đặc biệt vào giai đoạn cuối của thai kỳ thể tích phổi của mẹ bầu giảm, khiến cho mẹ bầu hay bị khó thở và mệt mỏi.
2. Nguyên nhân nào gây khó thở?
2.1. Viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng ở phổi. Các vi sinh vật như virus, vi khuẩn hoặc nấm có thể là nguyên nhân gây bệnh. Bệnh viêm phổi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi và người lớn trên 65 tuổi. Những người uống rượu bia và hút thuốc lá cũng là đối tượng có khả năng cao mắc bệnh viêm phổi.
Triệu chứng của bệnh viêm phổi gồm: ho lâu không khỏi, ho về đêm và sáng sớm, bị sốt, khó thở, tức ngực khó thở, buồn nôn, tiêu chảy,… Đi kèm với đó là các biến chứng như tụ dịch màng phổi, áp xe phổi và vi khuẩn trong máu.
2.2. Hen suyễn
Hen suyễn là một bệnh lý về phổi mãn tính do viêm và hẹp đường thở. Đường dẫn khí bị viêm sẽ dẫn đến tình trạng tăng sinh chất nhầy. Dựa trên mức độ nghiêm trọng, bệnh hen suyễn được phân loại như sau: không liên tục, nhẹ, liên tục và nghiêm trọng.
Triệu chứng của bệnh hen suyễn gồm ho, khó thở, thở gấp và thở khò khè. Không có cách nào có thể chữa trị dứt điểm bệnh hen suyễn nhưng có thể kiểm soát được bằng thuốc.
2.3. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay còn gọi là COPD – là một dạng tiến triển của bệnh phổi. COPD làm cho không khí không thể vào, ra khỏi phổi một cách bình thường.
Các triệu chứng của COPD có thể bao gồm: thở gấp, khó thở, thở khò khè, ho với lượng lớn chất nhầy, mệt mỏi và sụt cân. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể điều trị bằng các phương pháp giải phẫu làm giảm thể tích phổi hoặc cấy ghép phổi.
2.4. Ung thư phổi
Ung thư phổi là bệnh liên quan đến các tế bào bất thường phát triển không kiểm soát trong mô phổi. Bệnh ung thư phổi có 2 loại chính: Ung thư phổi tế bào lớn và Ung thư tế bào nhỏ. Phần lớn, tế bào nhỏ là nguyên nhân gây ung thư tuyến tụy, ung thư phổi (khoảng 85%), ung thư biểu mô tế bào vảy.
Các triệu chứng của ung thư phổi có thể bao gồm: hơi thở ngắn, khó thở, ho dai dẳng, thở gấp, thở khò khè, đau ngực, khàn tiếng, ho ra máu, đau xương và sụt cân. Các phương pháp điều trị bệnh có thể là một hoặc kết hợp các phương pháp như: hóa trị, xạ trị, phẫu thuật.
2.5. Tràn khí màng phổi
Tràn khí màng phổi là hiện tượng bất thường của không khí giữa phổi và màng phổi. Tràn khí màng phổi gây ra sự suy giảm chức năng một phần hay hoàn toàn ở phổi. Nguyên nhân gây tràn khí phổi có thể là do bệnh phổi, gặp các chấn thương ngực hoặc do các dụng cụ hỗ trợ hít thở. Đối tượng có khả năng cao bị tràn khí màng phổi thường mắc các bệnh như COPD, AIDS và những người thường xuyên hút thuốc lá.
Tràn khí màng phổi phổ biến với các triệu chứng như: hơi thở ngắn, đổ mồ hôi nhiều và đau ngực đột ngột. Bệnh nhân bị tràn khí phổi nên tránh đi máy bay hoặc lặn sâu đến khi khỏi bệnh.
2.6. Thuyên tắc phổi
Thuyên tắc phổi là hiện tượng trong phổi có máu đông gây tắc nghẽn động mạch phổi. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do huyết khối tĩnh mạch sâu. Bên cạnh đó, một số yếu tố tăng nguy cơ phát triển của bệnh bao gồm: ung thư, gãy xương hông hoặc chân, béo phì.
Một số triệu chứng của thuyên tắc phổi có thể bao gồm đau ngực, hơi thở ngắn, ho ra máu, sưng tấy bắp chân. Thuyên tắc phổi được xem là trường hợp nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng.
Như vậy có thể thấy rằng các tác nhân gây ra triệu chứng khó thở ở xung quanh chúng ta. Do đó, cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời, đúng cách.
3. Khó thở kéo dài có gây nguy hiểm không?
Triệu chứng khó thở có thể kéo dài, dai dẳng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng xuất hiện đột ngột và mức độ nghiêm trọng hơn. Vì vậy cần phải làm xét nghiệm để xác định nguyên nhân chính xác.
Triệu chứng khó thở có thể diễn biến nghiêm trọng hơn nếu đi kèm theo một số triệu chứng như:
- Đau cổ, đau ngực, đau hàm, sưng tấy bàn chân.
- Tăng cân đột ngột hoặc sụt cân trầm trọng mà không rõ nguyên nhân.
- Ho có kèm đờm vàng, xanh hoặc ho ra máu.
- Chán ăn, mệt mỏi.
- Đổ mồ hôi nhiều và thường kèm theo sốt.
- Đầu móng tay có màu xanh tím, môi thâm tím,…
Thậm chí nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như: suy giảm nhận thức tạm thời hoặc mãi mãi, tổn thương não, đột quỵ, hoại tử não,…
4. Phương pháp chẩn đoán khó thở
4.1. Chẩn đoán lâm sàng
Khai thác tiền sử bệnh nhân và các dấu hiệu khởi phát:
- Người mắc bệnh có thường xuyên hút thuốc hay chung sống, tiếp xúc nhiều với người hút thuốc lá không.
- Người bệnh có mắc phải các bệnh mãn tính về phổi, tim mạch, dị ứng thời tiết, dị ứng thuốc…
- Các cơn khó thở xuất hiện đột ngột hay từ từ, là khó thở cấp tính, mãn tính hay tái phát lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Quá trình tiến triển bệnh: triệu chứng khó thở đến theo từng cơn hay liên tục, vào thời điểm nào (ban ngày, ban đêm) hay liên quan đến thời tiết.
- Hoàn cảnh xuất hiện triệu chứng: khi vận động quá sức hay trong thời gian nghỉ ngơi. Vận động đến mức độ nào thì bắt đầu khó thở.
- Khó thở có thay đổi khi thay đổi tư thế: khi nằm, ngồi, đứng.
- Thời gian, địa điểm: Khó thở vào mùa nào, khi ở nhà, nơi làm việc hay ngoài đường.
Chẩn đoán mức độ của triệu chứng khó thở (dựa trên cách phân loại mức độ khó thở theo Hiệp hội Tim mạch New York NYHA):
- Cấp độ 1: Có thể tham gia các hoạt động thể lực
- Cấp độ 2: Triệu chứng khó thở xuất hiện khi hoạt động gắng sức
- Cấp độ 3: Khó thở ngay cả khi đã hạn chế nhiều hoạt động thể lực hay vận động nhẹ
- Cấp độ 4: Khó thở về đêm, khó thở khi nằm xuống.
4.2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Bên cạnh biện pháp thăm khám các triệu chứng lâm sàng và xác định mức độ khó thở của người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn một số kiểm tra cận lâm sàng cho bệnh nhân. Chi tiết như sau:
- Xét nghiệm máu: người bệnh cần tiến hành làm xét nghiệm máu để đo nồng độ oxy có trong máu, đánh giá khả năng vận chuyển oxy trong máu. Nếu bạch cầu trong máu tăng, có khả năng người bệnh bị nhiễm trùng.
- Chụp X-quang ngực và chụp cắt lớp: chụp X-quang sẽ giúp người bệnh đánh giá được tình trạng sức khỏe của tim, phổi và các hệ thống khác trong cơ thể.
- Xét nghiệm đo xoắn ốc: thực hiện xét nghiệm đo xoắn ốc giúp phát hiện ra những vấn đề của đường hô hấp qua dung tích phổi của người bệnh và đo luồng không khí.
- Siêu âm tim: bước này rất quan trọng bởi nó có thể định hướng điều trị nhờ xác định được nguyên nhân gây nên hiện tượng khó thở là do bất thường ở tim hay ở phổi. Quá trình siêu âm tim bao gồm đánh giá chức năng của tâm thu thất trái, dấu hiệu giảm vận động, hoặc vùng vận động nghịch thường trong nhồi máu cơ tim.
- Điện tâm đồ (ECG): Điện tâm đồ có mục đích xác định các vấn đề bất thường của tim, bao gồm dấu hiệu của các cơn đau tim.
5. Điều trị khó thở hiệu quả
Để điều trị dứt điểm triệu chứng khó thở, người bệnh nên ý thức điều chỉnh một lối sống khoa học trước khi thực hiện can thiệp bằng các biện pháp y khoa như:
5.1. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng khó thở chính là chứng thừa cân, béo phì. Người bệnh cần có một thực đơn lành mạnh kết hợp với chế độ luyện tập hợp lý để điều chỉnh cân nặng về mức phù hợp nhất với thể trạng của mình. Bên cạnh đó, nếu người bệnh bị béo phì và mắc phải bệnh lý mãn tính, cần có sự tư vấn từ bác sĩ để áp dụng một chế độ dinh dưỡng cân bằng, vận động hợp lý.
5.2. Hồi phục chức năng phổi
Nếu người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay các vấn đề khác liên quan đến phổi, bệnh nhân cần được thăm khám và chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa hô hấp. Thở oxy là phương pháp áp dụng liệu trình tập phục hồi chức năng cho phổi có thể giúp cải thiện tình trạng khó thở ở bệnh nhân. Người bệnh sẽ được hướng dẫn kỹ thuật thở để giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn, từ đó giảm triệu chứng khó thở.
5.3. Phục hồi chức năng cho tim
Nếu người bệnh bị khó thở do gặp vấn đề về tim mạch, không đủ lượng máu để cung cấp oxy cho các cơ quan trong cơ thể thì cần tiến hành phục hồi chức năng tim. Biện pháp này sẽ giúp bệnh nhân có thể kiểm soát bệnh suy tim và các bất thường trong hệ thống tim mạch. Đối với những trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng máy bơm nhân tạo cho bệnh nhân khi chức năng bơm máu của tim đã suy yếu.
6. Tổng kết
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp một cách chi tiết các thông tin liên quan đến triệu chứng khó thở như nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và các phương pháp chẩn đoán, điều trị. Hy vọng bài viết này sẽ giúp những người đang bị khó thở có thể kiểm soát và điều trị chứng khó thở một cách kịp thời và đúng đắn nhất.
Đối với những người đã và đang điều trị chứng khó thở, cần tuân thủ phác đồ điều trị và lưu ý thực hiện một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh tái phát như:
- Đối với bệnh nhân hen cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng nhằm kiểm soát bệnh tốt hơn và hạn chế sự tái phát của các cơn cấp.
- Đối với bệnh nhân bị tắc nghẽn phổi mãn tính, cần cai thuốc lá và vận động phục hồi chức năng để tăng cường hoạt động của các cơ hô hấp.
- Đối với bệnh nhân bị bệnh tim phổi mãn tính hoặc có sức đề kháng kém cần tiêm vacxin ngừa cúm và vi khuẩn gây viêm phổi.
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khó thở chính là những bệnh lý về phổi. Chính vì thế, để tránh gặp phải triệu chứng này, bạn cũng cần chăm sóc phổi thật khỏe mạnh. Để tăng cường sức khỏe cho phổi, bạn có thể ăn các thực phẩm bổ phổi, các món ăn bổ phổi kết hợp các loại thuốc bổ phổi hoặc bổ sung thực phẩm chức năng bổ phổi Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông. Sản phẩm là sự kết hợp của những vị thuốc Đông Y gồm: Thiên môn đông, Trần bì, Bình vôi, Bạc hà, Kinh giới, Bách bộ, Tang bạch bì, Gừng và Atiso có tác dụng bổ phổi và nâng cao sức khỏe cho phổi, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về phổi dẫn đến khó thở.
Sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi đến từ Dược Bình Đông – một công ty đông y uy tín với hơn 70 năm nghiên cứu và phát triển nhằm đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất. Để biết thêm chi tiết về sản phẩm, hãy liên hệ qua hotline 028.39.808.808 hoặc gửi yêu cầu về email: info@binhdong.vn để được tư vấn và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
7. Câu hỏi thường gặp về Khó thở
Phần trả lời: Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
- Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
- Nguồn gốc dược liệu: Việc sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ cây thuốc quý giá. Những nguồn tài nguyên quý này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đem đến nhiều phương pháp điều trị tự nhiên và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
- Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
- Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.
Phần trả lời: Khi mắc Covid-19, người bệnh thường xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Khó thở: Bạn thường có cảm giác ngạt mũi và cảm giác nghẹn ở họng và lồng ngực khi mắc bệnh.
- Ho khan, đau họng: Đôi khi người bệnh xuất hiện ho có đờm đặc và bọt. Thông thường, do COVID-19 gây ra sẽ không khỏi khi sử dụng thuốc trị ho thông thường.
- Sốt: Tùy từng trường hợp mà tình trạng sốt có thể khác nhau. Phần lớn sốt không khỏi khi sử dụng thuốc hạ sốt.
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp ho, sốt, khó thở đều mắc Covid-19. Theo khuyến cáo Bộ Y tế, khi cơ thể bạn xuất hiện những dấu hiệu trên, thay vì tự mua thuốc uống như thông thường, người bệnh cần tự cách ly và gọi đường dây nóng của Bộ y tế hoặc cơ sở y tế tại địa phương để được tư vấn.
Trong trường hợp được yêu cầu thăm khám, bạn cần đeo khẩu trang đúng cách trong suốt quá trình di chuyển đến cơ sở y tế, tuyệt đối không đưa tay tháo mở. Ngoài ra, cần chú ý che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng tay hoặc khăn vải, khăn tay, khăn giấy. Với khẩu trang, khăn giấy sau khi sử dụng cần bỏ vào thùng rác có nắp đậy kín hoặc vào túi và buộc kín lại.
Ngoài ra, bạn cần rửa tay thường xuyên với xà phòng, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi hoặc sau khi thải bỏ khẩu trang, khăn giấy. Không đi các phương tiện công cộng; không đến chỗ đông người và cần thông báo cho những người có liên quan biết về tình trạng của mình.
Sau khi khám lâm sàng, test nhanh hoặc test Pcr tại các cơ sở y tế, bạn sẽ có được kết quả chính xác về việc mình có đang mắc bệnh hay không.
Phần trả lời: Triệu chứng khó thở có thể kéo dài, dai dẳng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng xuất hiện đột ngột và mức độ nghiêm trọng hơn. Vì vậy cần phải làm xét nghiệm để xác định nguyên nhân chính xác.
Triệu chứng khó thở có thể diễn biến nghiêm trọng hơn nếu đi kèm theo một số triệu chứng như:
- Đau cổ, đau ngực, đau hàm, sưng tấy bàn chân.
- Tăng cân đột ngột hoặc sụt cân trầm trọng mà không rõ nguyên nhân.
- Ho có kèm đờm vàng, xanh hoặc ho ra máu.
- Chán ăn, mệt mỏi.
- Đổ mồ hôi nhiều và thường kèm theo sốt.
- Đầu móng tay có màu xanh tím, môi thâm tím,…
Thậm chí nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như: suy giảm nhận thức tạm thời hoặc mãi mãi, tổn thương não, đột quỵ, hoại tử não,…
Phần trả lời:
Để làm giảm tình trạng khó thở hậu COVID -19, bạn có thể áp dụng những tư thế thư giãn, tập thở hoặc sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giúp bổ phổi, giảm ho.
Giảm khó thở bằng những tư thế thư giãn
- Tư thế 1: Ngồi ngả người về phía trước đặt hai tay lên gối, hít thở chậm rãi, nhẹ nhàng.
- Tư thế 2: Ngồi dựa vào bàn, ngả người về phía trước, đặt hai khuỷu tay lên bàn. Bạn có thể kê thêm gối, tựa đầu vào gối để cơ thể ở trạng thái thoải mái nhất. Sau đó, hít thở đều.
- Tư thế 3: Nằm nghiêng về một bên và gối đầu cao, khớp gối co, sao đó hít thở đều, chậm rãi.
- Tư thế 4: Đứng dựa lưng vào tường, hai tay thả lỏng, hít thở chậm.
Giảm khó thở bằng những bài tập kiểm soát hơi thở
Thở mím môi
- Mím chặt môi và hít vào bằng mũi trong hai nhịp, giữ từ 3- 5 giây
- Chúm môi lại và thở ra từ từ bằng miệng trong 4 nhịp
Bài tập này sẽ giúp kiểm soát hơi thở, thư giãn và làm giảm tình trạng khó thở rất hiệu quả.
Thở bụng
- Ngồi ở tư thế thoải mái hoặc nằm thẳng người, thả lỏng hai vai
- Đặt một tay lên bụng và một tay đặt lên ngực, hít thở vào bằng mũi cho đến khi bụng phình to ra
- Thở từ từ bằng miệng cho đến khi không còn khí ở bụng
Lời khuyên của chúng tôi: Bạn nên dành thời gian luyện tập nhiều lần sẽ giúp cải thiện tình trạng khó thở vô cùng hiệu quả.