Khó thở khi nằm có phải bệnh không?

Bệnh khó thở khi nằm

Khi nằm ngủ hoặc nghỉ ngơi, một số người gặp phải tình trạng khó thở khi nằm khiến họ vô cùng hoang mang. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt, đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nào đó trong cơ thể như: hen suyễn, viêm phổi, tim mạch,… Trong bài viết dưới đây, Dược Bình Đông xin chia sẻ đến bạn đầy đủ các thông tin về tình trạng khó thở khi nằm.  

1. Đôi nét về hiện tượng khó thở khi nằm 

Khó thở khi nằm là tình trạng hít vào và thở ra nặng nề, kèm thêm đó là tim đập nhanh mỗi khi nằm xuống. Lúc này, bạn nên cố gắng dùng 2-3 chiếc gối để nâng cao đầu của mình lên. Hoặc bạn có thể ngồi dậy hay đứng lên để cảm thấy thoải mái hơn và hít thở được sâu hơn. 

Ở một số trường hợp, người bệnh

thường bị đột ngột khó thở trong lúc ngủ (hay còn gọi là khó thở kịch phát về đêm). Hiện tượng này khiến người bệnh đột ngột thức dậy và thở gấp. Đôi lúc, nó còn kèm theo một số các triệu chứng khác như: đau đầu, thở khò khè, nghẹt mũi khó thở, đau tức ngực khó thở, bị sốt, nhức mỏi cơ thể,…

Những đối tượng thường bị khó thở khi nằm có thể kể đến như:

  • Những người lao động nặng nhọc, khuân vác nặng, người chơi thể thao quá sức khiến cơ thể bị mất sức nhanh. 
  • Những người có cảm xúc thay đổi đột ngột như hoảng sợ, lo lắng, mất kiểm soát,…
  • Phụ nữ mang thai hoặc người bị béo phì.
  • Những người mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp nhất là trẻ nhỏ, chức năng phổi bị suy yếu hoặc những người bị bệnh tim mạch.
  • Những người sử dụng chất kích thích và hút thuốc lá thường xuyên. 

Triệu chứng khó thở khi nằm sẽ đáng lo ngại nếu cứ tái diễn nhiều lần trong một ngày hay trong nhiều ngày liền. Lúc này, bạn không nên chủ quan mà cần phải đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Hình ảnh người phụ nữ cảm thấy mệt mõi khó chịu

Khó thở khi nằm là tình trạng hít vào và thở ra nặng nề

2. Nguyên nhân nào gây khó thở khi nằm?

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khó thở khi nằm thường được chia làm 2 dạng: nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý và hông xuất phát từ bệnh lý.

2.1. Xuất phát từ bệnh lý

Những đối tượng mắc phải các căn bệnh sau đây thường xuất hiện triệu chứng khó thở khi nằm:

  • Bệnh viêm mũi, viêm xoang: Nước mũi chảy xuống họng và ứ đọng tại đây khiến đường hô hấp bị chặn, làm cho oxy không được đưa đến phổi dẫn tới khó thở. 
  • Bệnh hen suyễn: Do niêm mạc đường hô hấp bị phù nề, tiết nhiều đờm nên người bệnh thường xuyên cảm thấy khó thở khi nằm và tức ngực, thở dồn. 
  • Bệnh phù phổi: Các túi khí ở phổi bị chất lỏng dư thừa tích tụ nên khi nằm, họ thường cảm thấy khó thở. 
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Đây là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mãn tính do luồng khí bị tắc nghẽn ở phổi. Bệnh có thể gây khó thở, đặc biệt là khi nằm, suy hô hấp và thậm chí là tử vong.
  • Bệnh tim: Điển hình là bệnh nhân suy giảm chức năng thất trái, thể tích máu trở về tim tăng lên nhưng không được bơm đi hiệu quả. Điều này làm tăng áp lực mao mạch phổi, gây ra phù phổi, độ giãn nở phổi giảm dẫn đến khó thở.

2.2. Không xuất phát từ bệnh lý

Có những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó thở khi nằm không xuất phát từ bệnh lý mắc phải, mà là do:

  • Nằm xuống ngay sau khi vận động mạnh: Những người chơi thể thao, khiêng vác quá sức,… thường có xu hướng thở bằng miệng khá nhiều. Điều này khiến cho lượng khí hít vào bị khô, thiếu độ ẩm, dẫn đến tình trạng phế quản bị co thắt. Lúc này, nếu nằm xuống sẽ gặp phải tình trạng thở gấp, thở dồn. 
  • Căng thẳng, lo âu, bị sốc: Khi hệ thần kinh không ổn định sẽ ảnh hưởng hệ hô hấp. Người bệnh thường hay giật mình tỉnh giấc và cảm thấy khó thở, đổ mồ hôi và tim đập mạnh. 
  • Thừa cân, béo phì: Mỡ thừa tích tụ sẽ tạo áp lực lên cơ hoành và phổi, từ đó dẫn đến tình trạng khó thở khi nằm. 
  • Một số lý do khác: Mặc quần áo mặc chật chội, bó sát. Ăn quá no và nằm ngay sau khi ăn sẽ khiến thức ăn bị đẩy ngược lên lại thực quản và tạo áp lực đè lên cơ hoành,…
Người đàn ông bị kiệt sức do vận động thể thao quá mức

Người vận động nhiều, quá sức là đối tượng dễ bị khó thở khi nằm

3. Phương pháp chẩn đoán khó thở khi nằm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó thở khi nằm, trong đó có nguyên nhân từ các bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên. Tại cơ sở y tế, bạn sẽ được thực hiện các biện pháp chẩn đoán nhằm biết chính xác nguyên nhân để có cách chữa trị kịp thời. 

3.1. Khám lâm sàng

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng:

  • Quan sát kiểu thở, thể trạng, tư thế của bệnh nhân giúp chẩn đoán nguyên nhân khó thở.
  • Hỏi về tiền sử bệnh, hoàn cảnh xuất hiện bệnh lý, tiến triển của những cơn khó thở

3.2. Khám cận lâm sàng

Những phương pháp chẩn đoán khó thở thường được sử dụng như:

  • Đo lưu lượng đỉnh và thăm dò chức năng thông khí phổi, kiểm tra hồi phục phế quản.
  • Đo độ bão hoà oxy máu mao mạch qua da (SpO2) nhằm đánh giá mức độ suy hô hấp của bệnh nhân.
  • Chụp X-quang phổi.
  • Điện tim đồ để kiểm tra tổng quát chức năng tim. 
  • Xét nghiệm máu bởi thiếu máu cũng gây khó thở. Đồng thời, hồng cầu quá nhiều cũng gây tình trạng suy hô hấp mạn tính.
  • Siêu âm tim.
  • Các xét nghiệm khác: chụp mạch phổi, chụp cắt lớp vi tính ngực… 
Hình ảnh người bác sĩ đang khám cho bệnh nhân

Nên thăm khám bác sĩ nếu hiện tượng khó thở xảy ra thường xuyên

4. Biện pháp hỗ trợ khó thở khi nằm hiệu quả

Nếu bạn gặp tình trạng khó thở thì có một số cách để khắc phục nhanh như sau:

  • Ngay khi cảm thấy khó thở, bạn hãy từ từ ngồi dậy, hít thở nhẹ nhàng để nhịp thở được điều hòa trở lại.  
  • Hít thở sâu: Bạn nằm thẳng người, đưa 2 tay đặt trên bụng rồi hít vào từ mũi, hít thở sâu qua bụng để không khí được tràn vào phổi. Giữ nguyên khoảng vài giây rồi từ từ thở ra bằng miệng. Duy trì trong 10 phút và luyện tập mỗi ngày như thế sẽ giúp kiểm soát chứng khó thở tốt hơn.
  • Thở mím môi: Bạn ngồi thư giãn, thả lỏng cơ vai, cổ và đặt một tay lên thành bụng. Từ từ hít sâu bằng đường mũi 2 nhịp, lúc này miệng vẫn đóng và bụng hơi căng ra. Thở mím môi (chúm môi) để cho hơi thở thoát ra kẽ môi. Kỹ thuật này giúp bạn mở rộng đường thở để hít vào và thở ra dễ dàng hơn. Đồng thời, thở mím môi cũng hỗ trợ loại bỏ không khí bị ứ đọng và mắc kẹt trong phổi. 
  • Dùng gừng: Gừng có tính nóng, cay sẽ cải thiện chức năng hô hấp của phổi. Bạn có thể uống trà gừng nóng hoặc nhai một miếng gừng nhỏ. Làm như thế mỗi ngày cũng là cách cải thiện tình trạng khó thở khi nằm. 

Ngoài ra, bạn nên có các biện pháp phòng ngừa để tình trạng này không xảy ra. Các biện pháp đó như là: 

  • Thường xuyên luyện tập thể dục để tăng cường sức khỏe, nâng cao chức năng của hệ hô hấp và có được giấc ngủ sâu. 
  • Xây dựng các thói quen ăn uống lành mạnh như: bổ sung đầy đủ vitamin, các thực phẩm bổ phổi, các món ăn bổ phổi, không hút thuốc, uống nhiều nước, tránh ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay và các chất kích kích sẽ có hại cho tim mạch. 
  • Nên tập ngồi thiền, tập yoga để điều hòa khí huyết, tránh căng thẳng, lo âu.
  • Đối với người béo phì, nên tuân thủ chế độ giảm cân khoa học. 

5. Tổng kết

Khó thở khi nằm có thể là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh lý, đặc biệt là các bệnh về phổi như: viêm phổi, phù phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD),… Vì thế mà bạn không nên chủ quan và cần chủ động thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng phương pháp chữa trị phù hợp.

Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ như: tập hít thở sâu, tập thể dục thường xuyên, ngồi thiền,… người bệnh cũng có thể tham khảo thêm thuốc bổ phổi hoặc một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi như Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông để cải thiện tình trạng khó thở liên quan các bệnh hô hấp. Sản phẩm được chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên: Thiên môn đông, Trần bì, Bình vôi, Bạc hà, Kinh giới, Bách bộ, Tang bạch bì, GừngAtiso,… giúp làm mát phổi và hỗ trợ tăng cường lưu thông khí và giúp thông thoáng đường thở. Ngoài ra, sản phẩm còn có công dụng bổ phổi hỗ trợ điều trị ho lâu không khỏi, ho về đêm và sáng sớm, ho khan…một cách hiệu quả và bảo vệ phổi trước những tác nhân gây hại cho đường hô hấp. Nhờ đó, phổi khỏe mạnh hơn và hạn chế gặp phải các bệnh lý hô hấp có thể dẫn đến triệu chứng khó thở khi nằm.

Bệnh khó thở khi nằm

Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông

Thiên Môn Bổ Phổi là một sản phẩm chất lượng đến từ công ty Dược Bình Đông, tiền thân là Cơ sở sản xuất thuốc Y học dân tộc Bình Đông. Trong hơn 70 năm thành lập và phát triển, Dược Bình Đông đã không ngừng nghiên cứu để kết hợp các công thức cổ truyền với công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe từ các thành phần thiên nhiên, thân thiện với cơ địa của người Việt và dễ sử dụng. Nếu bạn muốn tham khảo về Thiên Môn Bổ Phổi, hãy liên hệ qua hotline (028)39 808 808 để đảm bảo mua được sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất. 

Thiên môn bổ phổi điều trị các vấn đề liên quan đến phổi

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Chúng tôi cung cấp y học chính xác và đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính cập nhật và khách quan. Độc giả có thể tham khảo chính sách biên tập để xác nhận độ tin cậy của nội dung. Bài viết này dựa theo nguồn bên dưới:

**** Nội dung đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
Hãy đặt câu hỏi hoặc chia sẻ suy nghĩ của bạn về bài viết

      Để lại lời nhắn

      Bài viết liên quan
      Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".
      Dược Bình Đông
      Logo
      Đăng ký tài khoản mới

      Tư vấn miễn phí

      Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

      (Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)
      Giỏ hàng