Phù phổi cấp là tình trạng nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được điều trị sớm và đúng cách. Vậy nguyên nhân gì gây ra hiện tượng phù phổi cấp? Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu.
1. Phù phổi là gì?
Phù phổi là hiện tượng tăng thoát dịch từ mạch mao phổi vào khoang kẽ và phế nang, gây ra ngạt thở. Tỉ lệ tử vong khoảng 15-20%.
Hiện tượng thoát dịch xảy ra do sự mất cân bằng giữa lực giữ lại nước và kéo nước ra khỏi lòng mạch máu.
Để hiểu cơ chế gây phù phổi cần biết được cấu tạo phế nang
1.1. Cấu tạo của phế nang bình thường:
Phế nang cấu tạo bởi 3 lớp:
- Lớp chất hoạt diện là một màng phospholipid ở mặt trong phế nang, giúp phế nang không bị xẹp.
- Lớp biểu mô phế nang gồm 2 loại tế bào phế nang nhỏ (type I) có tác dụng nhận biết các chất lạ xâm nhập vào phế nang, tế bào phế nang lớn (type II) sản xuất chất hoạt dịch.
- Lớp màng đáy tiếp xúc với khoang kẽ.
1.2. Cơ chế giúp phổi “khô” không bị tụ dịch:
- Áp suất keo do protein albumin trong huyết tương đảm nhiệm, có vai trò giữ dịch trong mạch máu không ra ngoài. Áp suất thủy tích tạo bởi sự co bóp tim có xu hướng đẩy dịch ra khỏi mạch máu. Nên để dịch không thoát ra ngoài thì áp suất keo phải cao hơn áp suất thủy tĩnh.
- Bình thường luôn có một lượng dịch từ trong mao mạch (capillary) đi vào khoảng mô kẽ quanh phế nang (peribronchovascular interstitium). Màng phế nang không thấm nước nên mạch bạch huyết sẽ thu hồi hầu hết lượng dịch này.
1.3. Các giai đoạn tụ dịch ở Phổi
- Giai đoạn 1: lượng dịch thoát ra nhỏ hơn khả năng thu hồi của hệ bạch mạch nên không tụ dịch trong khoang kẽ.
- Giai đoạn 2: lượng thoát ra lớn hơn khả năng thu hồi của hệ bạch mạch nên dịch bắt đầu tích tụ ở khoảng mô kẽ lỏng lẻo quanh tiểu phế quản, động mạch, tĩnh mạch. Thể tích mô kẽ bắt đầu tăng.
- Giai đoạn 3: lượng dịch tụ lớn hơn khả năng chứa của khoảng mô kẽ lỏng lẻo dẫn đến tràn vào khoảng mô kẽ chặt quanh phế nang. Nếu lượng dịch vẫn tăng sẽ tràn vào phế nang gây phù phế nang.
Quá trình phù phổi không xảy ra đồng bộ trên toàn bộ Phổi mà xảy ra từ đáy lên đỉnh.
2. Phân loại phù phổi cấp
Thường phân loại phù phổi cấp dựa trên cơ chế và nguyên nhân bệnh sinh. Chia làm 2 loại:
- Phù phổi cấp huyết động: Có thể là do áp suất thủy tĩnh tăng cao hơn áp suất keo trong trường hợp bệnh tim mạch, hoặc do áp suất keo giảm thấp hơn áp suất thủy tĩnh sẽ gây ra hiện tượng thoát dịch khỏi mạch máu vào phế nang. Trong trường hợp này màng phế nang và mạch máu không có tổn thương.
- Phù phổi cấp tổn thương: Khi thành mao mạch, màng phế nang bị tổn thương làm tính thấm của thành mạch tăng, protein huyết tương thoát ra ngoài làm giảm áp suất keo, áp suất thủy tĩnh sẽ đẩy dịch thoát ra khỏi mạch máu vào trong phế nang.
3. Nguyên nhân gây phù phổi cấp
3.1. Phù phổi cấp huyết động thường do
- Tăng áp suất thủy tĩnh ở mao mạch phổi: do suy tim trái, hẹp van 2 lá, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim.
- Giảm áp suất keo (giảm albumin máu): do bệnh về thận, gan, suy dinh dưỡng.
- Phù phổi cấp có thể xảy ra ở người đang bị sốc, vô niệu, lại được truyền dịch quá nhanh để nâng huyết áp.
3.2. Phù phổi cấp tổn thương thường do rối loạn tính thấm màng phế nang, mao mạch phổi
Gặp ở bệnh:
- Nhiễm khuẩn, virus, ký sinh vật là nguyên nhân thường gặp nhất như: viêm phế quản, viêm phổi do phế cầu, cúm ác tính, sốt rét ác tính.
- Nhiễm độc cấp: Do hít phải các chất độc hay hơi: carbon oxyd, N02, S02 các hơi ngạt chiến tranh, hoá chất trừ sâu, acid mạnh…, dịch vị, các chất ăn mòn, dầu hoả, dầu mazut…
- Ngạt nước là một nguyên nhân phù phổi cấp tổn thương dẫn đến tử vong vài giờ sau khi nạn nhân đã được cấp cứu ban đầu và đã thở lại, ngạt nước ối ở trẻ mới đẻ cũng rất nguy kịch.
- Viêm tuỵ cấp, ngộ độc heroin, barbituric, codein, carbamat. Các yếu tố phụ khác: giảm protid máu, loãng máu, hạ natri máu.
- Phản ứng miễn dịch – dị ứng đặc biệt trong sốt rét ác tính, sốc phản vệ, truyền máu ở phụ nữ có thai ba tháng cuối, ở bệnh nhân leucose cấp hoặc suy tủy đã truyền máu nhiều lần.
4. Biểu hiện lâm sàng
4.1. Phù phổi cấp huyết động thường xuất hiện đột ngột và tiến triển nhanh kèm theo bệnh nền.
Biểu hiện gồm:
- Cảm giác ngộp thở nhiều, tăng lên khi nằm nên bệnh nhân thường phải ngồi
- Vật vã, lo lắng, hốt hoảng vì cảm giác sắp chết ngộp
- Nhịp thở nhanh và vã mồ hôi
- Đầu chi tím tái, lạnh, mặt tái
- Tĩnh mạch cổ nổi, nhịp tim nhanh
- Ho nhiều về đêm, ho khan, ho lâu ngày không khỏi sau đó khạc ra nhiều bọt hồng.
4.2. Phù phổi cấp tổn thương
- Khó thở, da xanh tím
- Tĩnh mạch cổ ít nổi
- Suy hô hấp, có thể dẫn đến hôn mê
- Bệnh nặng lên trong vài giờ đến vài ngày tùy nguyên nhân gây phù phổi
Khi xuất hiện những biểu hiện nghi phù phổi cấp, cần tới bệnh viện ngay để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Không tự ý dùng thuốc và điều trị tại nhà.
5. Tổng kết phần thông tin quan trọng
Phổi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể con người, chịu trách nhiệm cho việc trao đổi khí, điều chỉnh quá trình hô hấp và duy trì hoạt động sống của chúng ta. Bảo vệ và duy trì sức khỏe của lá phổi là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt trong một môi trường ô nhiễm và nhiều khói bụi như hiện nay. Vì vậy việc phát hiện bệnh phù phổi cấp là vô cùng quan trọng, từ đó mới tìm ra được hướng giải quyết phù hợp nhất.
Để bảo vệ và duy trì sức khỏe phổi, hãy bổ sung vào chế độ ăn những loại thực phẩm tốt cho phổi như thực phẩm giàu carotenoid, axit béo, omega 3, magie, folate, vitamin C,… Đồng thời, hãy uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, quan trọng để duy trì sức khỏe phổi là duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm việc tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và khói bụi. Trong trường hợp cần tiếp xúc, hãy đảm bảo đeo khẩu trang một cách cẩn thận.
Bên cạnh đó, để tăng cường sức đề kháng và duy trì sức khỏe phổi, bạn có thể sử dụng sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông. Đây là một sản phẩm bảo vệ sức khỏe tốt cho phổi được công ty Dược Bình Đông nghiên cứu không ngừng, mang lại giải pháp tốt nhất cho sức khỏe của bạn giúp bổ phổi, cải thiện tình trạng của Phổi một cách hiệu quả. Để được tư vấn miễn phí và đặt hàng nhanh chóng, hãy liên hệ qua hotline (028)39 808 808.