Ngồi chéo chân: Tác hại và Cách khắc phục thói quen khó bỏ

Ngồi chéo chân: Tác hại và Cách khắc phục thói quen khó bỏ

Ngồi chéo chân là một thói quen phổ biến của nhiều người, từ nhân viên văn phòng, học sinh đến những ai thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Dù tư thế này có thể mang lại cảm giác thoải mái tạm thời, nhưng ít người nhận ra rằng việc duy trì tư thế ngồi chéo chân trong thời gian dài có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe.

Bài viết này của Dược Bình Đông sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những tác động tiêu cực của việc ngồi chéo chân, đồng thời đề xuất các giải pháp cải thiện tư thế ngồi đúng để bảo vệ sức khỏe.

1. Đôi nét về ngồi chéo chân

Ngồi chéo chân là tư thế khi một chân được bắt chéo qua chân còn lại, có thể đặt trên đầu gối hoặc chỉ bắt chéo ở phần đùi.

Đây là thói quen phổ biến, được nhiều người thực hiện một cách tự nhiên trong các tình huống khác nhau của cuộc sống hàng ngày, từ thư giãn đến khi làm việc hay giao tiếp. Đặc biệt, tư thế này thường gặp nhiều trong các hoàn cảnh như:

  • Ngồi làm việc tại văn phòng.
  • Khi đang ăn.
  • Khi sử dụng phương tiện giao thông như xe buýt,…

Người có thói quen ngồi chéo chân thường chịu ảnh hưởng từ cả yếu tố tâm lý và sinh lý. Dưới đây là một số lý do phổ biến và lợi ích mà tư thế này mang lại:

  • Tư thế ngồi chéo chân thể hiện quyền lực trong giao tiếp, kinh doanh và chính trị, từ đó trở thành thói quen. Tùy vào ngữ cảnh, nó có thể biểu đạt sự thoải mái hoặc phòng thủ.
  • Tư thế này mang lại sự thanh lịch, thể hiện nét kín đáo của phụ nữ.
  • Giúp cân bằng cơ thể trong không gian hẹp.
Tư thế ngồi bắt chéo chân

Tư thế ngồi bắt chéo chân chữ X (màu đỏ) và tư thế ngồi gác chân này đè lên chân kia (màu xanh)

Ngồi chéo chân có thể mang lại cảm giác thoải mái tạm thời, nhưng nếu duy trì trong thời gian dài, tư thế này có thể gây hại cho cơ thể. Ngược lại, tư thế ngồi đúng giúp cơ thể duy trì sự cân bằng và giảm thiểu các tác động tiêu cực khi ngồi lâu, bởi vì:

  • Giữ tư thế cân bằng: Trọng lượng cơ thể phải được phân bổ đều trên ghế và giữ ở trạng thái cân bằng. Tránh nghiêng người sang một bên hoặc dồn trọng lượng về phía trước.
  • Tư thế thoải mái và tự nhiên: Tư thế ngồi phải tạo cảm giác thoải mái nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho cột sống, khớp và cơ bắp.

Việc ngồi chéo chân trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm:

2. Tác hại của ngồi chéo chân

Khi bạn ngồi chéo chân, cơ thể của bạn sẽ mất cân bằng trọng lượng và tính đối xứng vốn có, tạo áp lực không đều lên cột sống, khớp và cơ bắp. Tư thế này nếu duy trì lâu dài có thể dẫn đến những vấn đề về sức khỏe tổng thể.

2.1. Lưu thông máu kém

Ngồi chéo chân, tức là chân này đè lên chân kia sẽ khiến các mạch máu tại vị trí tiếp xúc bị chèn ép lại, không còn không gian cho máu lưu thông một cách tự do. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn hoặc tăng áp lực trong hệ tuần hoàn, khiến cho máu khó di chuyển về tim, dẫn đến những ảnh hưởng đến cơ thể như sau:

  • Suy giãn tĩnh mạch do suy giảm chức năng của van tĩnh mạch, gây trào ngược hay tắc nghẽn dòng máu trong tĩnh mạch. Từ đó làm tăng áp lực tĩnh mạch, hậu quả dẫn đến suy giảm tĩnh mạch.
  • Tăng huyết áp tạm thời do việc đặt đùi này lên trên đùi kia làm tăng lượng máu đẩy đi từ tim, khiến huyết áp tăng. Cách lý giải khác là huyết áp tăng vì các cơ chân sẽ tăng lực cản đối với máu đi qua các mạch máu, do đó làm tăng huyết áp.
  • Hình thành các cục máu đông do quá trình lưu thông máu bị cản trở, đặc biệt với người có nguy cơ bị tụ máu được khuyên không nên ngồi bắt chéo chân lâu.

Khi ngồi chéo chân trong thời gian dài (hơn 3 tiếng), cơ thể của bạn có thể bắt đầu xuất hiện một số biểu hiện như:

  • Tê và ngứa ran ở tứ chi.
  • Tay chân lạnh.
  • Mệt mỏi.

2.2. Ảnh hưởng xương khớp

Như đã đề cập, ngồi chéo chân khiến trọng lượng cơ thể không được phân bổ đều, tạo ra áp lực không cân bằng, từ đó dẫn đến những tác động tiêu cực lâu dài lên hệ xương khớp.

Bởi vì cấu trúc xương khớp của con người được thiết kế đối xứng, đặc biệt là khu vực khung chậu và đôi chân. Khi ngồi vắt chéo chân, sự cân bằng này bị phá vỡ, gây ra nhiều xáo trộn, nhất là ở vùng xương chậu, cột sống và các khớp. 

Cấu trúc của xương khớp

Sự cân bằng của cột sống và xương chậu khi ngồi đúng tư thế (ảnh trái) và những thay đổi của chúng khi ngồi bắt chéo chân (ảnh phải)

Những ảnh hưởng của việc ngồi chéo chân có thể kể đến như:

  • Lệch khung xương chậu với các biểu hiện như một bên cao, một bên thấp, kéo theo việc lệch cột sống. 
  • Nguy cơ thoái hóa khớp do xương bánh chè sẽ chạm vào các xương khác, gây ra đau ở vùng trước của khớp gối. Đối với những người từng bị đau khớp gối, việc ngồi vắt chéo chân có thể gây ra áp lực lên các khu vực bị tổn thương. Từ đó dẫn đến sự thoái hóa sụn và làm trầm trọng thêm tình trạng thoái hóa khớp.
  • Đau lưng, biến dạng cột sống do các khớp giữa xương chậu và thắt lưng sẽ có áp lực bất đối xứng, chúng có thể gây ra sự căng cơ và dây chằng xung quanh. Do đó, lớp sụn ở các khớp, nơi mà hai xương tiếp xúc với nhau, có thể bị kích thích hoặc sưng lên do áp lực không đều khi ngồi vắt chéo chân. Từ đó, tình trạng đau lưng và các vấn đề khác như viêm khớp và thoái hóa cột sống có thể xảy ra.
  • Đau dây thần kinh tọa do áp lực từ việc đặt trọng lượng cơ thể lên dây thần kinh tọa có thể gây ra các vấn đề như cảm giác tê, đau, hoặc khó chịu ở vùng hông và chân. Nếu thói quen ngồi vắt chéo chân được duy trì trong thời gian dài có thể làm suy yếu hoặc gây ra chấn thương cho dây thần kinh hông. Điều này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như đau lưng, đau hông, hoặc thậm chí là tổn thương dài hạn cho dây thần kinh.

Biểu hiện của xương khớp khi ngồi chéo chân thời gian dài là:

2.3. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới

Việc ngồi vắt chéo chân có thể ảnh hưởng đến sự hình thành của tinh binh ở phái mạnh. Khi ngồi ở tư thế này, nhiệt độ tăng lên ở khu vực xung quanh bộ phận sinh dục nam giới có thể tác động tiêu cực đến sự hình thành và chất lượng của tinh trùng. Đồng thời, nhiệt độ cao có thể làm giảm khả năng sống sót, giảm số lượng tinh trùng. Điều này có thể làm giảm khả năng thụ tinh và tăng nguy cơ gặp các vấn đề về sinh sản.

2.4. Ảnh hưởng tới dáng đi

Khi ngồi chéo chân, áp lực dồn lên đầu gối và khớp chân khiến xương chậu phải xoay và mất cân bằng. Sự mất cân bằng này ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hông và tư thế tổng thể của cơ thể.

Khi xương chậu nghiêng sang một bên do áp lực kéo dài, cơ thể có thể bị lệch, dẫn đến dáng đi không tự nhiên và dễ bị cong vẹo. Hơn nữa, các bộ phận như đùi và cơ hông có thể bị siết chặt, làm giảm tính linh hoạt và gây cảm giác căng cứng khi di chuyển.

Những thay đổi này dần dần có thể làm mất thăng bằng cơ thể, ảnh hưởng tiêu cực đến tư thế và khả năng linh hoạt trong các hoạt động thường ngày.

3. Những lưu ý giúp cải thiện tư thế ngồi và chăm sóc cột sống lưng khỏe mạnh

Ngồi đúng tư thế là yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe cột sống và giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp. Một số lưu ý và hướng dẫn để bạn có thể điều chỉnh tư thế ngồi hàng ngày, giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực từ việc ngồi lâu và chăm sóc tốt hơn cho lưng, cụ thể như sau:

  • Lòng bàn chân thẳng tiếp đất.
  • Lưng giữ thẳng, duy trì đường cong tự nhiên của cột sống. Vùng hông và lưng tạo với nhau thành một góc vuông.
  • Tay để ở tư thế thoải mái, song song với mặt sàn.
  • Vai thả lỏng, không bị gồng.
  • Cổ thẳng hàng với cột sống, không gập về phía trước quá nhiều.

Để trả lời cho câu hỏi thế nào là một tư thế đúng và duy trì tư thế này hiệu quả, bạn cần nắm bắt những thông tin lưu ý sau:

  • Trường hợp ngồi trên ghế xoay, bạn không xoay vặn thắt lưng quá nhiều. Để tránh tình trạng đau mỏi, bạn hãy xoay toàn bộ cơ thể.
  • Lựa chọn thêm các loại ghế làm việc chuyên dụng, ghế quỳ (Knee chair) hoặc bóng yoga.
  • Tạo thói quen hít thở sâu sau mỗi giờ ngồi để ngăn ngừa thiếu oxy lên não, gây ra đau đầu và choáng váng.
  • Tập thói quen vận động sau mỗi giờ ngồi làm việc, hạn chế ngồi lâu trong một thời gian dài. Bạn có thể tìm hiểu thêm “Tác hại của ngồi nhiều, ngồi lâu“.
  • Đặt thêm đệm hoặc gối tựa để hỗ trợ thắt lưng khi ngồi, giảm đau căng.
  • Khi ngồi làm việc, cần giữ cho màn hình ngang ngực hoặc ngang tầm mắt để tránh đau lưng trên và đau mỏi cổ.
  • Hạn chế đi giày cao gót. Thay vào đó, hãy chọn giày vừa vặn, có miếng lót chỉnh hình hoặc tạo cảm giác thoải mái khi đứng trong thời gian dài.
  • Thay đổi không gian làm việc, ví như thêm chỗ đặt chân, miếng đệm cổ tay hoặc các dụng cụ hỗ trợ cần thiết khác.
  • Thực hiện các bài tập nhỏ như xoay cổ, căng cơ vai và lưng, hoặc đi lại nhẹ nhàng để giảm căng thẳng và duy trì sự linh hoạt của các cơ và khớp.
Bàn ghế quỳ khi ngồi

Bạn có thể sử dụng bộ bàn ghế hỗ trợ để có thể có tư thế ngồi đúng

4. Những thói quen có lợi khác giúp cải thiện sức khỏe

Những thói quen sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe toàn diện. Bằng cách kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, duy trì thói quen vận động và thư giãn tinh thần, bạn có thể nâng cao hệ miễn dịch, cải thiện tuần hoàn máu và duy trì trạng thái tinh thần khỏe mạnh.

  • Chế độ ăn dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm chất đường bột, đạm, chất béo và vitamin cùng khoáng chất.
  • Ăn uống điều độ, đúng giờ, không bỏ bữa.
  • Ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng mỗi ngày và ngủ sớm trước 23h00. Tìm hiểu thêm bài viết “20 cách đơn giản để ngủ nhanh và sâu“.
  • Uống đủ 2-2.5 lít nước mỗi ngày.
  • Giữ tinh thần thoải mái và tránh căng thẳng bằng cách thực hiện các hoạt động như thiền, tắm nước ấm thường xuyên và kết hợp các liệu pháp thư giãn khác.
  • Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn với các bài tập như đi bộ, yoga,… ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần, không chỉ giúp cơ thể thư giãn, mà còn cải thiện tuần hoàn máu và nâng cao sức khỏe toàn diện.
  • Duy trì cân nặng hợp lý để hạn chế những bệnh lý do thừa cân, béo phì gây ra.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần hoặc mỗi năm một lần.
Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe

Lựa chọn các động tác thể dục phù hợp với bản thân, tập đúng kỹ thuật sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe tổng thể 

5. Tổng kết

Ngồi chéo chân có thể mang lại cho bạn cảm giác thoải mái trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng nếu duy trì thói quen này thường xuyên, bạn có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm suy giảm tuần hoàn máu, đau lưng, đau khớp và thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới.

Để giảm thiểu những tác động tiêu cực, việc duy trì tư thế ngồi đúng là rất quan trọng. Hãy luôn giữ tư thế cân bằng, đối xứng, phân bổ đều trọng lượng cơ thể và tránh tạo áp lực lên bất kỳ bộ phận nào trong thời gian dài. Tư thế ngồi đúng sẽ giúp bảo vệ cột sống, khớp và cải thiện sự linh hoạt của cơ thể.

Trong trường hợp bạn đang mắc phải tình trạng liên quan khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp, bạn có thể tìm hiểu thêm về Thảo Linh Tiên Bình Đông. Đây là giải pháp không thể bỏ qua với sự kết hợp của 9 loại dược liệu: Dây Đau Xương, Đảng Sâm, Tang Thầm, Kê Huyết Đằng, Đỗ Trọng, Ngưu Tất, Độc Hoạt, Mộc Qua, Cốt Toái Bổ có công dụng hỗ trợ giảm tình trạng đau nhức xương khớp và một số triệu chứng khác. Sản phẩm có bảng thành phần 100% thảo dược thiên nhiên nên hoàn toàn lành tính với sức khỏe người tiêu dùng. 

Hình ảnh sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông với tác dụng nuôi dưỡng xương khớp, bổ can thận hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay do viêm khớp, thoái hóa khớp hay phong thấp

Thảo Linh Tiên Bình Đông là sự kết hợp của 9 loại dược liệu an toàn cho những ai đang gặp vấn đề về xương khớp

Dược Bình Đông là đơn vị uy tín trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trong suốt hơn 70 năm hình thành và phát triển. Công ty đã có sự kết hợp giữa công nghệ sản xuất hiện đại và tinh hoa Y học cổ truyền để tạo ra những sản phẩm chất lượng. Bên cạnh đó, Dược Bình Đông còn đầu tư tìm kiếm nguồn nguyên liệu đạt chuẩn, xây dựng hệ thống máy móc tiên tiến nhằm thực hiện cam kết về chất lượng sản phẩm. Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về Thảo Linh Tiên Bình Đông hoặc các dòng sản phẩm bảo vệ sức khoẻ khác của Công ty TNHH Dược Phẩm Bình Đông, vui lòng liên hệ qua hotline 02839.808.808 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng.

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Chúng tôi cung cấp y học chính xác và đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính cập nhật và khách quan. Độc giả có thể tham khảo chính sách biên tập để xác nhận độ tin cậy của nội dung. Bài viết này dựa theo nguồn bên dưới:

**** Nội dung đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
Hãy đặt câu hỏi hoặc chia sẻ suy nghĩ của bạn về bài viết

      Để lại lời nhắn

      Bài viết liên quan
      Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".
      Dược Bình Đông
      Logo
      Đăng ký tài khoản mới

      Tư vấn miễn phí

      Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

      (Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)
      Giỏ hàng