Ho là phản ứng tự nhiên và bình thường của cơ thể người, đặc biệt là trẻ em khi gặp một kích thích trong đường thở. Tuy nhiên, trẻ ho lâu ngày không khỏi lại là vấn đề khiến nhiều bố mẹ đau đầu, lo lắng. Trong bài viết hôm nay, Dược Bình Đông sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà hiệu quả khi trẻ bị ho lâu ngày không khỏi nhé!
1. Tổng quan về trẻ ho lâu ngày không khỏi
Thông thường, ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể với kích thích trong đường thở. Khi cảm nhận được tác nhân kích thích, ví dụ như chất nhầy, dị vật hoặc thậm chí là nước hoa,… các dây thần kinh trong đường thở sẽ gửi thông điệp đến não để làm sạch đường thở. Tuy nhiên, những cơn ho kéo dài lâu ngày ở trẻ lại là nỗi ám ảnh của nhiều bậc bố mẹ.
Trẻ ho lâu ngày không khỏi là tình trạng ho liên tục trên 4 tuần. Ho kéo dài ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của trẻ: khiến trẻ ngủ không ngon giấc hoặc thức giấc giữa đêm, căng thẳng mệt mõi, buồn bã, lo lắng và khó tập trung khi học tập,…
Trẻ ho lâu ngày không khỏi
2. Nguyên nhân nào khiến trẻ ho lâu ngày không khỏi?
Tình trạng trẻ ho kéo dài không khỏi có thể bắt nguồn từ những lý do sau đây:
2.1. Nguyên nhân khiến trẻ ho lâu ngày không khỏi do bệnh lý
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ho lâu ngày không khỏi ở trẻ phải kể đến nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bệnh xảy ra khi trẻ bị nhiễm virus, vi khuẩn do lây nhiễm từ một số địa điểm như trường học, khu vui chơi,… Trẻ thường bị ho dai dẳng kéo dài từ 6 – 7 ngày trở lên; có thể kèm một số triệu chứng khác như bị sổ mũi, đau họng kèm sổ mũi, hắt xì hơi, đau nửa đầu, bị sốt, chán ăn mệt mỏi,…
Ho gà
Ho gà là bệnh do vi khuẩn gây ra và lây lan qua đường hô hấp. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện khoảng 5 – 10 ngày sau khi nhiễm bệnh. Biểu hiện điển hình của bệnh là ho từ 15 – 20 ngày, ho về đêm kéo dài; kèm theo sốt, nôn trớ, ngừng thở, tím tái sau cơn ho, nhịp tim chậm,…
Hen suyễn
Bệnh hen suyễn (hen phế quản) ở trẻ em là tình trạng co thắt và viêm mãn tính đường hô hấp dưới; gây viêm khí quản và hạn chế luồng không khí vào phổi. Phấn hoa, lông thú cưng, khí thải, khói thuốc hoặc một số loại thức ăn,… có thể kích thích cơn hen suyễn ở trẻ em. Trẻ thường có biểu hiện ho khan kéo dài, ho tái phát từng cơn, tức ngực và thở khò khè.
Viêm phổi
Bệnh viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em và do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Các triệu chứng của bệnh bao gồm: sốt, ớn lạnh, run rẩy, bị khó thở và ho dai dẳng. Khu vui chơi, trường học,… là những nơi dễ lây nhiễm viêm phổi cho trẻ.
Trường học có thể là địa điểm lây nhiễm các bệnh hô hấp cho trẻ
Đây là nguyên nhân phổ biến gây ho mãn tính ở cả trẻ em và người lớn. Tình trạng này thường xảy ra khi axit từ dạ dày trào ngược trở lại ống dẫn thức ăn. Trẻ thường bị trào ngược sau khi ăn khoảng 30-60 phút; khi thay đổi tư thế hoặc trong bữa ăn do cơ thắt thực quản dưới tự mở.
Chảy dịch mũi sau
Khi dịch mũi chảy xuống phía sau cổ họng sẽ gây kích thích dây thần kinh và các thụ thể. Ngoài ho, trẻ thường xuyên hắt hơi, mắt ngứa, chảy nước mắt….
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ ho lâu ngày không khỏi là do lạm dụng thuốc xịt giảm xung huyết mũi, khiến niêm mạc mũi bị sưng nề. Từ đây sẽ gây kích thích, gây xung huyết, chảy dịch sau họng và ho kéo dài.
2.2. Nguyên nhân không do bệnh lý
- Bị mắc dị vật trong đường thở: trẻ sẽ có các biểu hiện như ho sặc sụa, tím tái, chảy nước mắt, nước mũi, vã mồ hôi,… Trường hợp dị vật bị bỏ quên, trẻ sẽ bị ho dai dẳng và viêm phổi tái phát.
- Lạm dụng thuốc xịt thông mũi: khiến cho niêm mạc mũi sưng tấy, kích ứng gây xung huyết, chảy dịch sau họng và là nguyên nhân khiến trẻ ho lâu ngày nhưng không khỏi.
- Không khí khô hoặc quá ẩm: kích thích sự phát triển của mạt bụi nhà, nấm mốc,… gây ho khan kéo dài.
3. Phương pháp điều trị khi trẻ ho lâu ngày không khỏi
Trẻ ho lâu ngày không khỏi khiến bố mẹ rất lo lắng. Phụ huynh có thể tìm kiếm và áp dụng các mẹo dân gian trị ho lâu ngày không khỏi, phương pháp Tây y hay Đông y để giúp trẻ nhanh chóng dứt điểm tình trạng này.
3.1. Phương pháp mẹo dân gian
Các mẹo dân gian thường được nhiều bố mẹ áp dụng khi thấy con ho mãi không khỏi. Sau đây là một số mẹo dân gian chữa ho lâu ngày ở trẻ mà bố mẹ có thể tham khảo:
- Gừng: Gừng là loại gia vị quen thuộc trong nấu ăn. Gừng có vị cay, tính ấm và có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Trong dân gian, gừng thường được dùng để chữa ho khan, ho lâu ngày không khỏi, ho do cảm lạnh,… Bố mẹ chọn 1 củ gừng già còn tươi; băm nhỏ và đun cùng 400ml nước; đến khi nước ngả màu vàng thì tắt. Uống khi nước còn ấm, có thể cho thêm mật ong cho dễ uống. Cho trẻ sử dụng hàng ngày sẽ giúp triệu chứng được cải thiện rõ rệt.
- Mật ong: Mật ong là loại thực phẩm tuyệt vời đến từ thiên nhiên với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Thành phần chính của mật ong gồm vitamin và khoáng chất giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Bố mẹ có thể cho trẻ uống mật ong để điều trị ho lâu ngày không khỏi; hoặc chế biến mật ong cùng lá hẹ. Cụ thể, bố mẹ lấy 6 lá hẹ tươi rửa sạch, cắt thành các khúc nhỏ; đổ ngập mật ong rồi hấp cách thủy 20 phút; chiết lấy phần nước cho trẻ dùng 2 lần/ngày.
Để điều trị khi trẻ ho mãi không khỏi có thể dùng gừng hoặc mật ong
3.2. Phương pháp Tây Y
Trước khi sử dụng các loại thuốc điều trị ho lâu ngày, bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám kỹ càng. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ kê những loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường được sử dụng cho trẻ ho lâu ngày không khỏi có thể kể đến như:
- Dextromethorphan: Đây là thuốc giảm ho tác dụng lên trung tâm ho ở hành não giúp chấm dứt cơn ho. Thuốc có hiệu quả trong việc điều trị ho lâu ngày, ho không có đờm. Dextromethorphan thường được phối hợp với các chất khác trong điều trị triệu chứng của các bệnh đường hô hấp trên.
- Alimemazine: Đây là thuốc kháng histamin H1, có tác dụng trong điều trị ho do dị ứng hoặc do bị kích thích, nhất là về ban đêm.
- Đối với trường hợp ho có đờm, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc có tác dụng kháng viêm, long đờm như: Acetylcysteine, Bromhexin, Ambroxol,…
Việc sử dụng thuốc cần có sự tham khảo, kiểm soát nghiêm ngặt giữa bác sĩ và phụ huynh để việc điều trị của trẻ đạt được kết quả tốt nhất. Đồng thời, phụ huynh không được lạm dụng và sử dụng quá liều thuốc để tránh những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
3.3. Cho trẻ dùng một số món ăn hỗ trợ chữa ho lâu ngày không khỏi
Khi lên thực đơn cho trẻ ho lâu ngày không khỏi, bố mẹ có thể bổ sung một số món ăn giúp bổ phổi hỗ trợ giảm ho nhanh chóng như:
Cháo lá tía tô trị ho cho trẻ em
- Nguyên liệu: 1 nắm tía tô, 30g gạo tẻ cùng 50g thịt lợn nạc
- Cách nấu: Rửa sạch thịt lợn nạc, băm nhỏ. Ướp cùng một ít gia vị rồi đảo chín trên chảo. Vo sạch gạo cùng nước sạch, cho vào nồi nấu cùng thịt, chờ sôi và nêm gia vị vừa ăn. Lá tía tô rửa sạch, xắt nhỏ và cho vào cháo, khuấy đều, đợi sôi lại là được.
Canh đậu hũ mềm kết hợp rau hẹ
- Nguyên liệu: 100g rau hẹ, 50g đậu phụ mềm, 50g thịt băm cùng một ít hành và gừng
- Cách nấu: Rau hẹ đem rửa sạch cắt khúc nhỏ. Đậu phụ mềm cắt thành miếng vừa ăn. Xào thịt và đảo đều cho đến khi chín. Thêm một lượng nước vừa đủ và đun sôi. Thêm đậu phụ, lá hẹ, gừng vào nấu thêm vài phút nữa.
Canh mướp hương
- Nguyên liệu: 1 quả mướp hương, 100g thịt bằm cùng một lượng rau mồng tơi vừa đủ
- Cách nấu: Gọt vỏ mướp hương, thái nhỏ. Cho vào nồi đem nấu canh với thịt bằm và rau mồng tơi. Cho bé dùng món này khoảng 3 lần/tuần để bé nhanh khỏi ho.
4. Cách chăm sóc trẻ bị ho tại nhà
Trẻ ho lâu ngày không khỏi có thể là triệu chứng cảnh báo của nhiều bệnh khác nhau. Vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu ho kéo dài hơn một tuần không khỏi, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của trẻ và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Trường hợp trẻ bị ho dai dẳng, bố mẹ có thể thực hiện chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn sau:
- Cho trẻ uống nhiều nước để làm dịu họng, giảm ho, loãng đờm hiệu quả.
- Hàng ngày, tiến hành vệ sinh mũi họng cho trẻ. Có thể vệ sinh bằng nước muối sinh lý ngày 2 đến 3 lần.
- Cho trẻ sử dụng một số loại thảo mộc, thực phẩm bổ phổi các bài thuốc dân gian trị ho an toàn như đường, mật ong, gừng, uống nước chè loãng ấm,…
- Trong quá trình điều trị cho trẻ, bố mẹ phải luôn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Tránh kiêng quá mức khiến trẻ thiếu dinh dưỡng.
- Theo dõi tình trạng của trẻ và thông báo cho bác sĩ. Đồng thời không bỏ lỡ bất kỳ lịch tái khám nào với bác sĩ.
- Bên cạnh các cách trên, bố mẹ có thể sử dụng thuốc bổ phổi hoặc sử dụng những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe phổi giảm ho hiệu quả như Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em. Sản phẩm là sự kế thừa tinh hoa Y học cổ truyền Việt Nam với sự phối hợp của các thảo dược như: Cát cánh, Tỳ bà diệp, Trần bì, Tang bạch bì, Tang diệp, Tô tử, Mạch môn, Bạc hà và Kinh giới. Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em được rất nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn cho trẻ bởi công dụng giảm ho hiệu quả, điều trị ho về đêm cho trẻ đặc biệt là ho lâu ngày không khỏi. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có tác dụng bổ phổi và nâng cao đề kháng cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp.
- Lưu ý, chỉ dùng sản phẩm cho trẻ từ 3 – 10 tuổi.
Thiên Môn Bổ Phổi 90 ml dành cho Trẻ Em hỗ trợ giảm ho lâu ngày không khỏi
5. Cách phòng ngừa trẻ ho lâu ngày không khỏi
Để tránh việc trẻ ho lâu ngày không khỏi, bố mẹ cần chú ý các biện pháp phòng ngừa như:
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin như cúm, viêm phổi hoặc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc các tác nhân dị ứng hay có thể gây kích ứng, ví dụ như: khói bụi, lông chó mèo, khói thuốc, nấm mốc,…
- Luôn giữ vệ sinh nhà cửa, chăn màn sạch sẽ để tránh vi khuẩn có cơ hội xâm nhập.
- Đeo khẩu trang cho trẻ mỗi khi ra ngoài.
- Dạy con bạn uống nhiều nước, chất lỏng ấm.
- Bổ sung chất xơ và rau củ trong mỗi bữa ăn cho bé, tăng cường thực phẩm tốt cho phổi đặc biệt là vitamin C giúp trẻ tăng cường miễn dịch và sức đề kháng.
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể bé, đặc biệt là tay.
- Hướng dẫn trẻ tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
6. Tổng kết
Trong bài viết này, Dược Bình Đông đã chia sẻ đến bạn những thông tin quan trọng về tình trạng trẻ ho lâu ngày không khỏi. Hy vọng sau bài này, bạn đọc có thể nắm được các nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà hiệu quả để có thể chăm sóc cho trẻ một cách hiệu quả nhất.
Việc kết hợp điều trị, luyện tập, ăn uống và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như Thiên Môn Bổ Phổi 90 ml dành cho Trẻ Em sẽ giúp trẻ giảm ho khan, ho có đờm kéo dài lâu ngày và xoa dịu cơn đau họng do ho gây ra. Đây là sản phẩm chăm sóc sức khỏe của Công ty TNHH Dược Phẩm Bình Đông. Trải qua hơn 70 năm hình thành và phát triển, cùng mục tiêu đưa những bài thuốc cổ truyền đến gần hơn với người Việt; Dược Bình Đông đã có được chỗ đứng nhất định trên thị trường.
Những sản phẩm của Dược Bình Đông luôn nhận được sự tin tưởng, lựa chọn của khách hàng bởi hiệu quả và chất lượng đem lại. Nếu bạn đang quan tâm đến sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em, hãy liên hệ ngay hotline 028.39.808.808 để được đội ngũ chuyên môn của Dược Bình Đông hỗ trợ sớm nhất nhé!
7. Câu hỏi thường gặp
Theo các chuyên gia, tính trạng ho kéo dài có thể khiến bé mất ngủ, mệt mỏi, biếng ăn, suy sụp tinh thần… Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến bé sụt cân, hạn chế tăng trưởng chiều cao, chậm phát triển.
- Với các bé đang trong độ tuổi đến trường, sức khỏe không ổn định cũng có thể làm ảnh hưởng đến kết quả học tập. Thậm chí, trẻ bị ho lâu ngày sẽ gây tổn thương thanh quản làm đổi giọng, co thắt thanh quản, tăng nguy cơ bị viêm tai giữa. Với những trẻ xuất hiện nôn trớ, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải gây suy nhược cơ thể.
- Khi bé ho lâu ngày không khỏi, phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh hay loại thuốc truyền miệng khác bởi có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm. Nguyên nhân trẻ ho lâu ngày không khỏi thì có nhiều lý do, nếu trẻ ho kèm theo dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để xác định tình trạng bệnh và điều trị kịp thời.
Kết hợp với việc dùng thuốc theo chỉ định, phụ huynh cần chú ý chăm sóc trẻ tại nhà với những lưu ý sau:
- Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho trẻ sẽ giúp làm loãng chất nhầy ở mũi, từ đây việc tống đờm khi ho đạt hiệu quả cao hơn.
- Bổ sung nước đầy đủ có khả năng làm giảm triệu chứng khó thở, ho dễ dàng hơn. Cùng với nước lọc, phụ huynh có thể sử dụng nước trái cây, sữa,… cho trẻ.
- Trẻ ho khan nhiều về đêm thì bạn cho trẻ ngủ ở tư thế gối cao đầu sẽ giúp cho đường hô hấp thông thoáng, việc hít thở dễ dàng hơn. Từ đây trẻ được ngủ ngon giấc mà không bị các cơn ho quấy rầy.
- Tạo độ ẩm không khí bằng máy làm ẩm thích hợp sẽ giảm sự kích thích gây nên phản xạ ho ở trẻ.
- Nên cho trẻ ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt để tránh làm tổn thương thêm phần họng. Bạn cũng nên đảm bảo cân bằng chế độ dinh dưỡng cho trẻ bởi khi thể trạng nâng cao sẽ đẩy lùi nhanh tình trạng bệnh.
- Cho bé uống thêm các loại siro có khả năng hỗ trợ điều trị ho long đờm, tiêu nhày, giảm ho… có nguồn gốc thảo dược để đảm bảo an toàn cho sức khỏe trẻ.
Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
- Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
- Nguồn gốc dược liệu: Việc sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ cây thuốc quý giá. Những nguồn tài nguyên quý này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đem đến nhiều phương pháp điều trị tự nhiên và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
- Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
- Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.
Ho lâu ngày ở trẻ em là dấu hiệu phản ánh các tình trạng bệnh liên quan đến hệ hô hấp, ảnh hưởng của môi trường sống hay thậm chí có thể do phụ huynh sử dụng thuốc không đúng cách như:
- Bố mẹ quên cho trẻ uống thuốc, khi được bác sĩ nhắc nhở thì đã cho trẻ uống bù thêm vào các lần tiếp theo. Điều này không chỉ khiến ho không khỏi mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng gan thận.
- Cho trẻ ngừng uống thuốc khi thấy trẻ ho ít hơn dù cho đơn thuốc bác sĩ kê chưa hết. Điều này thường gây những hậu quả nghiêm trọng như kháng thuốc hoặc điều trị không dứt điểm khiến bệnh trở nặng.
Trong một số trường hợp, ho lâu ngày không sốt có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc phải bệnh ho gà, viêm phế quản, viêm phổi, hay viêm mũi họng. Nếu được phát hiện sớm, bệnh thường được điều trị triệt để và hạn chế những di chứng xuất hiện về sau. Nhìn chung, để biết chính xác tình trạng bệnh, mức độ nguy hiểm của bệnh, phụ huynh cần đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán tốt nhất.
Giải pháp điều trị ho lâu ngày không sốt ở bé
Nếu thấy trẻ thường xuyên ho nhưng không sốt, phụ huynh cần áp dụng một số giải pháp điều trị sau đây:
- Đưa trẻ thăm khám tại các phòng khám chuyên khoa để nắm rõ được tình trạng sức khỏe của bé chính xác nhất. Ngoài ra, phụ huynh cũng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng.
- Trong quá trình điều trị bệnh, phụ huynh cần chú ý cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ, tránh kiêng cữ quá dẫn đến trẻ thiếu chất
- Thường xuyên vệ sinh mũi, họng thường xuyên cho trẻ bằng cách sử dụng dung dịch y tế hay nước muối sinh lý.
- Sử dụng các sản phẩm thảo dược có khả năng bổ phổi, giúp trị ho hiệu quả, an toàn và lành tính.