Đường hô hấp được chia thành trên và dưới, ngăn cách nhau bởi Sụn nhẫn. Trong đó đường hô hấp trên bao gồm các cơ quan: mũi, hầu họng, xoang và thanh quản; đường hô hấp dưới tính từ khí quản, phế quản và 2 lá phổi. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Dược Bình Đông để tìm hiểu rõ hơn về bệnh viêm đường hô hấp, nguyên nhân cũng như cách điều trị hiệu quả!
1. Viêm đường hô hấp là gì?
Đường hô hấp trên bao gồm các bộ phận như xoang, đường mũi, hầu họng, thanh quản. Các tổ chức này dẫn không khí từ bên ngoài môi trường vào phế quản và đến phổi để diễn ra quá trình hô hấp. Viêm đường hô hấp trên là quá trình nhiễm trùng của một hoặc nhiều bộ phận trên, khi các bộ phận khác nhau bị viêm, sẽ có những tên gọi khác nhau như viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm amidan.
Viêm đường hô hấp thường xảy ra ở trẻ nhỏ
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bao gồm viêm phế quản, đợt cấp viêm phế quản mạn tính, và viêm phổi (nhiễm khuẩn phổi). Triệu chứng chính của loại nhiễm khuẩn này là ho. Các triệu chứng khác có thể bao gồm co thắt ngực, gia tăng tốc độ thở, khó thở, thở khò khè và sốt.
2. Đối tượng nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp
Đối với Viêm đường hô hấp trên bao gồm
- Tiếp xúc với người bệnh và không rửa tay sau khi tiếp xúc
- Hút thuốc hoặc hút thuốc thụ động: khói thuốc làm giảm khả năng bảo vệ của lớp nhầy niêm mạc đường hô hấp và làm hỏng lớp nhung mao ở đường hô hấp trên
- Các trường suy yếu miễn dịch như bệnh nhân có HIV, ghép tạng, sử dụng corticoid dài ngày
Hút thuốc lá thụ động cũng gây nhiều tác hại không kém
Đối với Viêm đường hô hấp dưới bao gồm
- Bất kì ai cũng có nguy cơ bị viêm đường hô hấp dưới đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi
- Người hút thuốc lá
- Người mắc các bệnh phổi mãn tính như hen phế quản
Người hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc các bệnh về phổi
3. Nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp
- Hầu hết các bệnh đường hô hấp là do virus gây ra, một số do vi khuẩn gây ra; ví dụ viêm thanh quản do Haemophilus influenzae, viêm họng thường do Streptococcus pyogenes.
- Các tác nhân gây bệnh đường hô hấp dưới cũng thường do virus hoặc vi khuẩn. Virus gây ra hầu hết các trường hợp viêm phế quản và tiểu phế quản. Đối với bệnh viêm phổi, tác nhân vi khuẩn phổ biến nhất là Streptococcus pneumoniae.
- Ngoài ra, đường thở bị hẹp hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng là những nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường hô hấp.
4. Triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp
Các triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng hô hấp trên bao gồm:
- Nghẹt mũi
- Chảy nước mũi
- Hắt hơi
- Đau rát họng
- Ho
- Mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp, sốt cao
- Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm: khó thở, đau vùng xoang, ngứa mắt chảy nước mắt, nôn, buồn nôn, tiêu chảy.
- Các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên thường kéo dài từ 3 đến 14 ngày, nếu dài hơn có thể gợi ý đến các bệnh khác như viêm dị ứng, viêm phổi, viêm phế quản.
- Đối với viêm thanh quản do virus, bệnh nhân sẽ bị khan tiếng hoặc mất tiếng do dây thanh âm bị viêm nhiễm, phù nề.
Triệu chứng viêm đường hô hấp dưới thường thể hiện
- Triệu chứng liên quan đến khí quản: khàn giọng, khó nói.
- Triệu chứng liên quan đến phế quản: ho khan, ho kèm theo đờm, nặng tức ngực.
- Triệu chứng liên quan đến tiểu phế quản: khó thở, thở khò khè, thở rít.
- Triệu chứng tổn thương phổi: khó thở, đau ngực khi hít sâu, ho khạc đờm, ho ra máu.
Một số triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp
5. Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp
Viêm đường hô hấp trên
Có một số biện pháp được sử dụng để ngăn ngừa mắc viêm đường hô hấp trên như ngừng hút thuốc, giảm stress, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, tập thể dục thường xuyên. Cho trẻ dùng sữa mẹ là một cách để giúp hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh hơn do các kháng thể trong sữa mẹ được truyền sang cho con.
Các biện pháp khác để ngăn ngừa sự lây truyền tác nhân gây bệnh như:
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt trong mùa lạnh hoặc khi tiếp xúc với người bệnh.
- Tránh tiếp xúc với người bệnh trong thời kỳ ủ bệnh, phát bệnh và khỏi bệnh.
- Vệ sinh các vật dụng cá nhân, các đồ dùng công cộng.
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt xì.
- Tiêm vắc xin phòng cúm được khuyến cáo cho một số đối tượng như người già, người có bệnh mạn tính, nhân viên y tế có nguy cơ tiếp xúc cao.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp
Phòng ngừa bệnh Viêm đường hô hấp dưới
Nguyên tắc chung để phòng ngừa viêm đường hô hấp dưới là tránh để bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus gây bệnh. Điều này có thể được thực hiện qua các biện pháp sau:
- Che miệng khi ho hoặc hắt xì.
- Hạn chế tiếp xúc với người có mầm bệnh.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch sẽ để tránh mầm bệnh.
- Không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc.
Không hút thuốc lá – Tránh xa khói thuốc lá
- Đeo khẩu trang khi ra đường, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
- Tiêm vaccine Chủng ngừa phế cầu khuẩn, chủng ngừa virus.
- Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, đặc biệt các bộ phận như cổ, ngực.
- Nâng cao hệ miễn dịch thông qua các hoạt động thể chất và chế độ ăn uống lành mạnh.
6. Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông – Phục hồi chức năng phổi
Thiên Môn Bổ Phổi – Sản phẩm chính hãng của Dược Bình Đông được bào chế từ công thức gia truyền, các thành phần dược liệu được cân nhắc kỹ lưỡng, kết hợp với nhau để tạo nên một sản phẩm hiệu quả giúp ngăn ngừa các chứng đường hô hấp. Quy trình sản xuất dược phẩm Thiên Môn Bổ Phổi được xử lý vệ sinh chặt chẽ, qua các công nghệ như đèn cực tím, nước ozone và công nghệ khép kín.
Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông kế thừa tinh hoa Y học cổ truyền với Thiên môn đông, Trần bì, Bình vôi có tác dụng bổ phế âm, kiện tỳ ích khí giúp bổ phổi, giảm ho nhiều về đêm, ho khan, ho lâu ngày không khỏi.
Ngoài ra còn có Bách bộ, Tang bạch bì, Gừng, Kinh giới, Bạc hà, Actiso giúp giảm các chứng ho khác như ho khan, ho gió, ho có đờm; giảm đau rát cổ họng, khàn tiếng, khô miệng.
- Thiên Môn Đông: Bổ âm, dưỡng phế âm, thanh nhiệt và nhuận phế
- Bạc Hà : Tán phong nhiệt, ra mồ hôi, giảm uất
- Bách Bộ: Tuyên phế giúp nhuận phế, giảm ho
- Trần Bì: Lý khí, kiện tỳ, táo thấp, dưỡng phế khí, hóa đờm
- Tang Bạch Bì: Thanh phế nhiệt, lợi thuỷ, giảm ho, hạ suyễn, tiêu sưng
- Bình vôi: An thần, trấn kinh, khắc phục triệu chứng suy nhược, nóng sốt, nhức đầu, rối loạn chức năng tiêu hóa, bổ phế khí
- Gừng: Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch dùng chữa chân tay lạnh, mạch nhỏ, hàn ẩm suyễn ho phong hàn thấp tỳ.
- Kinh giới: Có tác dụng phát biểu khứ phong, lợi yết hầu, thanh nhiệt tán ứ phá kết. Dùng chữa ngoại cảm phát sốt, đầu nhức mắt hoa yết hầu sưng đau
- Atiso: Lợi mật, tăng cường tiêu hóa, kiện tỳ
Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông
Giảm ho nhanh chóng – Bổ phổi thật hay
Sản phẩm dạng cao lỏng, vị the mát dễ uống, dễ được hấp thụ vào cơ thể, phù hợp với cơ thể có sức đề kháng kém. Có thể dùng hàng ngày, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 30ml, sau ăn 30 phút.
Thiên Môn Bổ Phổi hiện có cả dòng sản phẩm cho người lớn – 280ml và Trẻ em – 90ml với nhiều cải tiến về quy cách đóng chai cũng như bao bì rất tiện dụng, đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người tiêu dùng.
Nếu bạn vẫn đang tìm kiếm một sản phẩm hỗ trợ tình trạng phổi yếu thì Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông sẽ là một lựa chọn đúng đắn. Sản phẩm là sự kết hợp của các loại thảo dược quý có tác dụng cải thiện tình trạng phổi yếu hiệu quả. Nếu bạn đang quan tâm đến sản phẩm, xin hãy liên hệ qua hotline: 028.39.808.808 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
7. Câu hỏi thường gặp
Phần trả lời: Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
- Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
- Nguồn gốc dược liệu: Việc sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ cây thuốc quý giá. Những nguồn tài nguyên quý này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đem đến nhiều phương pháp điều trị tự nhiên và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
- Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
- Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.