Tìm kiếm

Tìm hiểu về bệnh tức ngực khó thở

Bệnh tức ngực khó thở

Tức ngực khó thở là một tình trạng phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai và ở bất kỳ độ tuổi nào. Vậy đâu là nguyên nhân gây tức ngực khó thở? Khi bị khó thở tức ngực cần phải làm gì? Những câu hỏi này sẽ được Dược Bình Đông giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. 

1. Tức ngực khó thở là bệnh gì?

Tức ngực khó thở là tình trạng người bệnh cảm thấy vùng ngực bị đè nén, bị bóp nghẹt mũi khó thở hoặc ép chặt. Đôi lúc, người bệnh sẽ thấy đau tức ngực ở giữa hoặc ở hai bên và có cảm giác khó thở. Đi kèm với tức ngực khó thở có thể là các triệu chứng như: vã mồ hôi, buồn nôn, hồi hộp, đau nhói ở tim,… 

Hình ảnh người phụ nữ đang cảm thấy đau ở vùng ngực
Người bệnh có cảm giác đau tức tại vùng ngực

Những đối tượng có nguy cơ gặp phải tình trạng tức ngực khó thở thường là: người bị bệnh lý tim mạch và viêm phổi, người cao tuổi mắc các bệnh liên quan như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch hoặc các bệnh đường hô hấp; phụ nữ mang thai và trẻ em,…

Thông thường, sẽ không có gì đáng lo ngại nếu như cơn đau tức ngực khó thở chỉ thoáng qua trong chốc lát. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra liên tục, thường xuyên và lặp lại với cường độ tăng dần thì khả năng cao đây là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến phổi, tim mạch, bệnh về vùng thành ngực và các bệnh khác,… Lúc này, người bệnh cần được thăm khám để có các biện pháp chữa trị kịp thời. 

2. Nguyên nhân nào gây tức ngực khó thở? 

Sau đây là một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng tức ngực khó thở:

2.1. Các bệnh lý về phổi

Các bệnh về phổi có thể gây ra triệu chứng đau tức ngực, điển hình có thể kể đến: hen suyễn, viêm phổi, viêm màng phổi, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, tăng huyết áp động mạch phổi,…

Hen suyễn 

Hen suyễn là tình trạng đường dẫn khí trong phổi bị viêm, sưng lên và hẹp lại. Lúc này, các đường dẫn khí sẽ tăng tiết chất nhầy và co thắt đường thở khiến cho người bệnh bị khó thở, tức ngực, ho khan, ho có đờm trắng lâu ngày, ho nhiều về đêm có đờm, thở khò khè,…

Viêm phổi 

Viêm phổi là tình trạng phổi bị nhiễm trùng một phần hay một hoặc cả hai lá phổi. Phổi chứa các túi khí nhỏ giúp vận chuyển oxy vào máu. Khi bị viêm phổi, các túi khí này sẽ bị viêm và có thể chứa đầy mủ hoặc dịch. Các triệu chứng của bệnh có thể chuyển biến từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng của phổi. Một số biểu hiện thường gặp ở người bị viêm phổi là: tức ngực khó thở, ho nhiều, ho có đờm, mệt mỏi, đổ mồ hôi, sốt, ớn lạnh, nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường,…

Tăng huyết áp động mạch phổi 

Tăng huyết áp động mạch phổi là tình trạng huyết áp cao bên trong động mạch phổi nằm ở phía bên phải của tim. Những thay đổi trong các tế bào lót động mạch phổi làm cho thành động mạch trở nên cứng, dày, viêm và căng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng giảm hoặc tắc nghẽn lưu lượng máu và làm tăng huyết áp trong các động mạch này.

Triệu chứng tăng huyết áp động mạch phổi sẽ biểu hiện rõ ràng qua nhiều năm thông qua các triệu chứng như: nhanh khó thở khi vận động, gắng sức; mệt mỏi chóng mặt; da và môi tái; nhịp tim đập nhanh;…

Thuyên tắc phổi 

Thuyên tắc phổi là tình trạng trong phổi có máu đông và gây tắc nghẽn động mạch phổi. Các triệu chứng thường gặp là: hơi thở ngắn, đau ngực, ho ra máu và sưng tấy bắp chân,…

Phù phổi 

Phù phổi là tình trạng có nhiều chất lỏng tích tụ bên trong các túi khí của phổi. Người bệnh thường xuyên cảm thấy khó thở, tức ngực và khó chịu khi nằm. Bên cạnh đó, người bị phù phổi cũng gặp một số các triệu chứng khác như: ho ra máu, cảm thấy ngột ngạt, nhịp tim tăng nhanh,…

Tràn khí màng phổi 

Tràn khí màng phổi xảy ra khi khoang màng phổi bị tích tụ khí làm cho phổi xẹp thụ động và gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp. Tình trạng này dẫn đến suy giảm chức năng phổi một phần hoặc hoàn toàn. Các triệu chứng thường gặp là thở ngắn, đổ mồ hôi nhiều và đau ngực đột ngột.

Hình ảnh người bác sĩ đang tư vấn cho bệnh nhân về tình trạng bệnh
Các bệnh lý về phổi thường dẫn đến triệu chứng khó thở tức ngực

Trên đây là một số các bệnh lý điển hình gây tức ngực khó thở, bên cạnh đó còn có các bệnh về phổi khác như: viêm phế quản, xơ hóa phổi, bệnh bụi phổi, khó thở khi nằm, khó thở về đêm

2.2. Các bệnh lý về tim mạch 

Vấn đề về tim mạch cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tức ngực khó thở. Người bị bệnh tim mạch thường gặp các triệu chứng như: tức ngực, rối loạn nhịp tim, huyết áp giảm đột ngột, chóng mặt,… Đặc biệt là ở một số bệnh tim thường gặp như bóc tách động mạch chủ, động mạch vành, rối loạn nhịp tim, suy tim, viêm cơ tim,bóc tách động mạch chủ,… 

Bệnh mạch vành

Đây là tình trạng lòng động mạch xuất hiện mảng xơ vữa gây cản trở lưu thông máu. Điều này dẫn đến không có đủ lượng máu và oxy vào tim để duy trì sự sống, gây cảm giác bị đè nén, khó thở, ngực bên trái có thể đau dữ dội.

Bóc tách động mạch chủ

Các lớp động mạch chủ tách rời nhau khiến cho động mạch bị vỡ, dẫn đến thiếu máu cục bộ. Vì thế, người bệnh thường có triệu chứng khó thở, tức ngực, cao huyết áp,…

2.3 Các nguyên nhân khác 

SARS-CoV-2 

Những biến chứng do virus SARS-CoV-2 có thể làm suy giảm hệ hô hấp một cách nhanh chóng và gây nên các triệu chứng ho, tức ngực, khó thở,…

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch tiêu hóa nhiều axit trong dạ dày tăng lên nhưng dịch nhầy giàu bazo không đủ để trung hòa. Điều này dẫn tới việc mất cân bằng, axit thừa đẩy van thực quản mở và làm cho thức ăn bị đẩy lên vòm họng gây khó thở, tức ngực.

Tức ngực do căng cơ 

Đa phần các cơn đau ngực khó thở do cơ xương khớp xuất phát từ tình trạng căng các cơ liên sườn xảy ra khi hoạt động ở cường độ cao. Các triệu chứng đi kèm với tức ngực do căng cơ là: khó thở, đau do hít thở sâu hoặc thay đổi tư thế.

Yếu tố tâm lý 

Tâm trạng hồi hộp, lo lắng, căng thẳng kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy và gây ra những cơn đau tức ngực khó thở, tim đập nhanh, tê tay chân, co quắp 2 bàn tay, chóng mặt,…

3. Khi bị tức ngực khó thở nên làm gì? 

Trước tiên, bạn nên bình tĩnh và đừng quá lo lắng. Lúc này, bạn nên tạm dừng các hoạt động đang làm và thực hiện một số cách xử trí như sau:

3.1. Thở mím môi

Đây được xem là kỹ thuật đơn giản giúp kiểm soát tình trạng tức ngực khó thở. Điều này giúp người bệnh mở rộng đường thở, hít vào dễ dàng và thở sâu hơn. Kỹ thuật này giúp loại bỏ các yếu tố làm tắc nghẽn đường thở. Cách thực hiện như sau:

  • Thư giãn và thả lỏng cơ vai, cổ.
  • Đặt một tay lên bụng.
  • Hít sâu vào bằng đường mũi 2 nhịp, đồng thời miệng vẫn đóng và người bệnh cảm thấy thành bụng hơi căng ra.
  • Thở mím môi lại cho hơi thở từ từ thoát ra ở kẽ môi, thành bụng xẹp dần xuống.

3.2. Bài tập hít thở sâu

Hít thở sâu bằng bụng có thể giúp người bệnh kiểm soát được tình trạng khó thở. Cách thực hiện như sau:

  • Nằm thẳng xuống và đặt hai tay lên bụng.
  • Hít sâu qua đường mũi, căng bụng lên để không khí dễ vào phổi.
  • Giữ hơi thở trong vài giây.
  • Thở ra từ từ bằng miệng để làm rỗng phổi.
Bệnh tức ngực khó thở
Tư thế bài tập hít thở sâu

3.3. Tìm tư thế thoải mái

Bạn ngồi dựa vào vị trí nào đó hoặc nằm xuống và lấy tay vuốt nhẹ vào vùng ngực bị đau tức, đồng thời vuốt sau lưng phần đối diện với phần ngực đau tức. Nếu có sẵn thuốc đã được bác sĩ chỉ định trước đó thì hãy sử dụng ngay. Sau đó theo dõi, nếu sau 20 phút mà không thuyên giảm, cơn đau càng nhiều hơn, đau tức ngực khó thở, mồ hôi, tay chân cử động yếu hoặc không cử động được… nên được đưa đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Sau khi đã được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán, lên phác đồ điều trị bệnh thì người bệnh cần tuân thủ theo những tham vấn và lời khuyên từ bác sĩ. Trong quá trình điều trị, cần đặc biệt theo dõi hiệu quả quá trình điều trị đem lại, nếu không cải thiện hay có chiều hướng xấu đi, bệnh nhân cần liên hệ lại ngay với bác sĩ.

4. Tổng kết

Những cơn đau tức ngực khó thở nếu chỉ thoáng qua trong chốc lát thường không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra liên tục và thường xuyên thì khả năng cao đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mắc một số bệnh về phổi, tim mạch,… Để phòng ngừa tình trạng trên, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học và duy trì cuộc sống lành mạnh, kết hợp với việc nghỉ ngơi và thư giãn điều độ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi như Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông. Thành phần của sản phẩm gồm những vị thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên như: Thiên môn đông, Trần bì, Bình vôi, Bạc hà, Kinh giới, Bách bộ, Tang bạch bì, GừngAtiso có tác dụng bổ phổi hiệu quả. Sử dụng sản phẩm thường xuyên sẽ giúp phổi khỏe mạnh hơn và giảm nguy cơ gặp phải các bệnh lý về phổi dẫn đến tức ngực khó thở.

Bên cạnh đó chúng ta cũng nên tìm hiểu kỹ về công ty trước khi quyết định mua sản phẩm, đảm bảo rằng sản phẩm được cung cấp đúng chất lượng và giá trị mà chúng ta mong muốn. Một công ty đông y uy tín sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của bạn, đồng thời đưa ra các giải pháp tốt nhất để chăm sóc sức khỏe của bạn. Dược Bình Đông với hơn 70 năm nghiên cứu và phát triển nhằm đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất

Bệnh tức ngực khó thở
Thiên Môn Bổ Phổi chính là giải pháp bổ phổi hữu hiệu nhất cho lá phổi

Hãy liên hệ ngay qua hotline (028)39 808 808 để được tư vấn, hỗ trợ và đặt hàng nhanh chóng. 

Thiên môn bổ phổi điều trị các vấn đề liên quan đến phổi

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
2 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)