Ho về đêm là bệnh gì? Nguyên nhân, Cách chẩn đoán, Điều trị dứt điểm

Hình ảnh người phụ nữ đang bị ho dai dẳng về đêm

Tình trạng ho về đêm khiến người bệnh mất ngủ, ngủ không ngon giấc, dẫn đến không có tinh thần để học tập và làm việc vào ngày hôm sau. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, người bệnh cần được can thiệp và chữa trị kịp thời để tránh dẫn đến các biến chứng nặng nề trong tương lai. Để biết thêm cách phòng ngừa và chữa trị ho về đêm hiệu quả, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Dược Bình Đông nhé! 

1. Đôi nét về tình trạng ho về đêm

Ho về đêm là một phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ các dị vật, đờm, vi khuẩn, và bụi bẩn gây khó chịu ở cổ họng. Các cơn ho thường xảy ra liên tục và kéo dài, gây phiền toái khiến cho người bệnh mệt mỏi, cổ họng bị khô rát và dẫn đến khàn tiếng hoặc mất tiếng. Mặc dù đây là phản xạ có lợi cho cơ thể giúp loại bỏ những tác nhân gây hại nhưng lại gây mệt mỏi và khó chịu, đặc biệt khi đang ngủ. 

Hình ảnh người phụ nữ đang bị ho nhiều về đêm

Ho về đêm là triệu chứng thường gặp ở nhiều độ tuổi

Ban đêm, nhiệt độ hạ thấp, khiến tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn. Người bị ho về đêm sẽ có cảm giác khó chịu kèm theo các triệu chứng khác như: thở rít, khó thở, tức ngực và khạc ra nhiều đờm hơn. Điều này khiến cho người bệnh không thể ngủ ngon, sức khỏe đi xuống và không còn tinh thần để học tập, làm việc. 

Hầu hết mọi người nghĩ rằng ho về đêm không nguy hiểm, nhưng thực tế, đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo của của các bệnh lý nghiêm trọng như suy tim, viêm phổi, phù phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và thậm chí là ung thư phổi.

Nếu tình trạng ho về đêm kéo dài và kèm theo các dấu hiệu sau đây, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp:

  • Cơn ho kéo dài liên tục hơn 21 ngày.
  • Cơn ho chuyển từ ho khan thành ho có đờm.
  • Sốt, nôn mửa, khó thở.
  • Cơ thể bị sụt cân nhưng không rõ nguyên nhân.
  • Ho ra máu.
  • Đau ngực, tức ngực.

2. Nguyên nhân gây ho về đêm 

Tình trạng ho về đêm bao gồm cả ho khan và ho có đờm. Bệnh xuất phát từ các nguyên nhân dưới đây.

2.1. Nguyên nhân bệnh lý

Một trong những nguyên do thường gặp gây ho về đêm chính là nhiễm trùng đường hô hấp. Bao gồm cả bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên và bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Dưới đây là những bệnh lý gây ra tình trạng này:

  • Viêm xoang và nghẹt mũi: Khi người bệnh bị mắc phải tình trạng viêm xoang, các khoang xoang sẽ bị tắc. Chất dịch từ khoang xoang sẽ không được thải ra ngoài vì thế mà sẽ bị chảy ngược xuống cuống họng rồi ứ đọng tại đây. Từ đó kích thích gây ho, đặc biệt là chứng ho vào ban đêm. Bên cạnh đó, người bệnh còn kèm theo các triệu chứng nghẹt mũi, rát cổ họng, đau đầu, cảm thấy bị đè nặng hoặc đau ở vùng trán, mặt,…
  • Hội chứng chảy dịch mũi sau: Vào ban đêm, tình trạng dịch từ mũi chảy xuống cổ họng diễn ra dễ dàng hơn khi người bệnh nằm, do tư thế nằm có thể tạo điều kiện cho việc này. Dịch mũi chảy vào cổ họng thường gây ra cảm giác ngứa và kích thích, gây ra triệu chứng ho. Đây được coi là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để loại bỏ dịch mũi có trong cổ họng ra ngoài. Ngoài tình trạng ho về đêm, người mắc hội chứng chảy dịch mũi xuống cũng thường gặp một số triệu chứng khác như: cảm giác dịch nhầy vướng ở cổ họng, đau rát ở cổ họng do phải cố gắng loại bỏ dịch nhầy, khó nuốt, chán ăn, nghẹt mũi, chảy nước mũi thường xuyên,…
  • Viêm mũi dị ứng: Một số tác nhân gây ra viêm mũi dị ứng như phấn hoa, bụi, nấm mốc hoặc vảy da của một số loài động vật. Bên cạnh sổ mũi, hắt hơi, nhức đầu thì người bệnh còn bị ho khan. Trong trường hợp nghiêm trọng, viêm mũi dị ứng có thể gây ra cơn ho về đêm, làm mất ngủ và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Hình ảnh người phụ nữ đang bị ho dai dẳng về đêm

Trong trường hợp nghiêm trọng, viêm mũi dị ứng có thể gây ra cơn ho về đêm

  • Viêm phế quản mãn tính: Đây là căn bệnh thường xảy ra ở những người hút thuốc, sống trong môi trường ô nhiễm hoặc tiếp xúc thường xuyên với các chất độc hại. Bệnh kèm theo các triệu chứng như khó thở, thở khò khè, tức ngực, ho có đờm nhiều cả ngày và đêm nhưng tăng lên vào buổi sáng, đặc biệt khi tiếp xúc với các chất kích thích hoặc khi cơ thể bị lạnh.
  • Hen suyễn: Đây là một căn bệnh hệ hô hấp khá phổ biến. Khi nhiệt độ môi trường giảm xuống, những cơn hen thường tái phát nghiêm trọng hơn. Người mắc bệnh hen suyễn thường gặp phải tình trạng ho dai dẳng, đặc biệt là ho nhiều vào ban đêm. Ngoài ra, họ cũng có thể xuất hiện các triệu chứng khác như khó thở, thở khò khè, đau tức ngực,…
  • Ung thư phổi: Ho về đêm thường gặp nhiều nhất ở những người mắc ung thư phổi. Đa phần những bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi là do đã hoặc đang hút thuốc lá lâu năm. Những người bị ung thư phổi thường gặp tình trạng ho kéo dài và ho liên tục về đêm. Nếu ho có kèm theo máu thì người bệnh nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.
  • Các bệnh lý hô hấp khác: Một số bệnh lý khác về hô hấp cũng có thể gây ra tình trạng ho về đêm kéo dài như giãn phế quản, ung thư phế quản, ho gà, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh phổi kẽ.
  • Do bệnh lý khác:
    • Suy tim: Chức năng của trái tim bị suy giảm, làm yếu đi khả năng co bóp, từ đó gây ra việc lưu thông máu và dưỡng chất trong cơ thể yếu đi. Điều này có thể dẫn đến việc dịch tuần hoàn trong cơ thể bị ứ đọng tại phế quản và phổi làm xuất hiện các cơn ho về đêm dai dẳng. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể kèm theo một số biểu hiện khác như phù mắt cá chân, tay, khó thở về đêm.
    • Các bệnh khác: Ngoài ra ho kéo dài về đêm cũng có thể do một số bệnh lý như: Bệnh tim sung huyết, Bệnh cường giáp, Bệnh trào ngược dạ dày, Thiếu máu, Chứng ngưng thở khi ngủ. 

2.2. Nguyên nhân khác

  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp, tim mạch, ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu và thuốc chống trầm cảm có thể gây tác tác dụng phụ là ho về đêm. Tình trạng ho sẽ hết sau khi bạn ngừng thuốc.
  • Tác nhân gây ho về đêm: Một số tác nhân khác như thuốc lá, môi trường (bụi, phấn hoa,…), thời tiết cũng có thể gây ra ho về đêm.
Hình ảnh người đàn ông đang tiếp xúc với nhiều khói bụi gây ra tình trạng ho liên tục về đêm

Tiếp xúc nhiều với khói bụi cũng gây ra tình trạng ho về đêm

3. Phương pháp chẩn đoán tình trạng ho về đêm

3.1. Khám lâm sàng

Để xác định nguyên nhân gây ho về đêm, bác sĩ sẽ tìm hiểu về tình trạng ho của người bệnh bao gồm thời gian bắt đầu ho, các triệu chứng đi kèm như khó thở, thở khò khè, đau ngực. Bên cạnh đó, bác sĩ còn xem xét các yếu tố kích phát như không khí lạnh, mùi hắc, môi trường sống. Từ đó, bác sĩ sẽ có thể đưa ra chẩn đoán ban đầu về nguyên nhân gây ho về đêm.

3.2. Xét nghiệm cận lâm sàng

Trường hợp ho về đêm kéo dài trên 3 tuần, đồng thời xuất hiện các triệu chứng như tức ngực, khó thở, mệt mỏi, suy nhược hoặc ho ra máu, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm chẩn đoán như: chụp X-Quang, xét nghiệm đờm AFB, Đo hô hấp ký để xác  định nguyên nhân rõ ràng hơn.

4. Điều trị tình trạng ho về đêm

Để điều trị tình trạng ho về đêm, người bệnh có thể áp dụng theo phương pháp Tây y hoặc Đông y và kết hợp thêm các phương pháp hỗ trợ tại nhà phù hợp để tăng hiệu quả điều trị.

4.1. Phương pháp Tây Y

Sau khi xác định nguyên nhân gây ra ho về đêm, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể chất của người bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp:

  • Nội khoa: Đây là phương pháp dùng thuốc để điều trị ho về đêm. Lưu ý, thuốc Tây Y phải được dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc dùng.
  • Ngoại khoa: Nếu tình trạng ho nghiêm trọng, các bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để giải quyết triệt để tình trạng ho về đêm.
Hình ảnh người bác sĩ đang phát thuốc cho bệnh nhân giải đáp câu trả lời "ho về đêm uống thuốc gì"

Chỉ nên sử dụng thuốc để điều trị bệnh ho về đêm theo chỉ định của bác sĩ

Xem thêm: Top 5 loại thuốc bổ phổi giúp giảm ho, tiêu đờm tăng cường sức khỏe phổi

4.2. Phương pháp Đông Y và sử dụng thảo dược

Theo Đông y, một số cây thuốc nam có tác dụng làm giảm tình trạng ho về đêm như Thiên môn đông, Bách bộ, Bình vôi, Tang bạch bì, Tang diệp, Trần bì, Mạch môn, Cát cánh, Tỳ bà diệp, Bối mẫu,… Các loại thảo dược này có tác dụng giảm ho về đêm, giảm viêm phổi, ức chế trung tâm ho, giảm ho khan, ăn ngon, ngủ ngon. 

Dưới đây là các bài thuốc Đông y hiệu quả, bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc 1 

  • Công dụng: Trị ho về đêm, ho do cảm lạnh, ho có đờm đặc, khàn tiếng, sốt cao. Sử dụng đều đặn mỗi ngày giúp người bệnh thông mũi, dịu họng, bổ phế, tăng cường sức đề kháng.
  • Nguyên liệu: 16g Khương giới, 16g Mã kế, 16g Đương quy, 16g Giao đằng, 16g Xương bồ, 16g Cát cánh, 12g Tục huyền, 12g Độc diệp thảo, 12g Cam thảo, 12g Xà hưu thảo, 10g Thiên niên kiện, 10g Bạch cự, 10g Ngũ mai tử, 8g Vỏ quế
  • Cách thực hiện: Chưng tất cả nguyên liệu trong nước khoảng 45 phút đến 1 giờ. Uống mỗi ngày 3 lần.

Bài thuốc 2 

  • Công dụng: Trị ho về đêm, ho do viêm phế quản mạn tính, ho có đờm nhiều, đờm màu trắng, tức ngực, bụng có cảm giác đầy hơi, ăn kém, mỏi mệt, lưỡi trắng nhờn.
  • Nguyên liệu: 16g Bạch truật, 16g Phục linh, 16g Ý dĩ, 12g Đẳng sâm, 12g Ngưu bàng tử, 12g Hạnh nhân, 12g Thương truật, 12g Hậu phác, 10g Bán hạ chế, 8g Trần bì, 4g Cam thảo, 3 lát Sinh khương, 3 quả Đại táo.
  • Cách thực hiện: Sắc thành nước, ngày uống 2 lần.

Tìm hiểu thêm:

4.3. Phương pháp hỗ trợ tại nhà 

Ngoài các phương pháp Đông y và Tây y, người bệnh nên áp dụng một số phương pháp hỗ trợ tại nhà để giảm cơn ho về đêm và tăng cường sức khỏe như:

  • Xông hơi làm ẩm khoang mũi giúp giảm tình trạng khô cổ họnggiảm tình trạng ho về đêm.
  • Súc miệng nước muối giúp loại bỏ chất dịch từ các mô trong vùng họng từ đó giảm tình trạng ho về đêm.
  • Thay đổi tư thế ngủ phù hợp như nâng cao đầu khi ngủ sẽ giúp ngăn ngừa tiết chất dịch họng quá nhiều đối với tình trạng bị trào ngược dạ dày giúp bạn ngủ ngon và giảm cơn ho về đêm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bạn có thể tìm hiểu các thực phẩm trị ho hiệu quả thông qua bài viết Thực phẩm trị ho.

Ngoài các phương pháp trên, bạn cũng có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi có tác dụng bổ phổi, cải thiện chức năng hệ hô hấp và đặc biệt là giảm ho về đêm như Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông. Sản phẩm được chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên an toàn và lành tính như Thiên môn đông, Bách bộ, Trần bì, Bình vôi, Gừng, Kinh giới, Atiso,… Nhờ đó, Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông có công dụng giảm ho về đêm, ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi,…

Hình ảnh về Thiên môn bổ phổi Bình Đông giúp điều trị ho lúc ngủ hiệu quả

Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông hỗ trợ làm giảm triệu chứng ho về đêm

5. Cách phòng ngừa ho về đêm hiệu quả

Để khắc phục được tình trạng ho về đêm nhanh chóng và hiệu quả, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:

  • Sử dụng khẩu trang khi ra ngoài: môi trường bên ngoài thường có rất nhiều bụi bẩn, khí độc hại. Những yếu tố này thường làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Để hạn chế lượng bụi bẩn xâm nhập vào đường hô hấp, cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường có khói bụi, ô nhiễm: Vì những môi trường này thường chứa nhiều vi khuẩn có hại và tăng nguy cơ xâm nhập vào cơ thể. Để nhanh bình phục, cần tránh tiếp xúc với những môi trường đó.
  • Hạn chế ăn thực phẩm chua, cay, dầu mỡ, nước có gas và tránh ăn quá khuya hoặc gần giờ đi ngủ để tránh tình trạng trào ngược dạ dày. Cần ăn nhiều trái cây, rau xanh và đặc biệt uống nhiều nước vừa giúp bổ sung vitamin vừa tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Nên thường xuyên luyện tập thể thao để giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm căng thẳng mệt mỏi và tăng thêm nguồn năng lượng cho một ngày mới.
  • Cần tiêm phòng vắc xin cúm cho cả người lớn và trẻ em để tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh cúm và tử vong do cúm.

Đọc thêm:

6. Tóm lược

Ho về đêm là tình trạng phổ biến ở mọi độ tuổi, do đó mọi người cần nắm vững thông tin để phòng tránh và điều trị triệu chứng này một cách hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích và các phương pháp điều trị ho về đêm. Ngoài ra, nếu bạn gặp tình trạng ho về đêm kéo dài trong một thời gian, hãy tự ý đến bệnh viện để được gặp bác sĩ điều trị, tránh để bệnh trở nên nghiêm trọng. 

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe có công dụng giảm tình trạng ho về đêm như sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi Thiên Môn Bổ Phổi của thương hiệu Dược Bình Đông. Sản phẩm này sử dụng các thành phần từ thảo dược thiên nhiên đã được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, hứa hẹn mang lại giải pháp giảm ho về đêm cực kỳ hiệu quả cho khách hàng. 

Hình ảnh về Thiên môn bổ phổi bình đông giúp điều trị ho dai dẳng về đêm hiệu quả

Thiên môn bổ phổi của Dược Bình Đông

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, hãy liên hệ qua số hotline (028)39 808808 hoặc gửi yêu cầu qua email: info@binhdong.vn  để được nhân viên tư vấn đầy đủ, chi tiết và nhanh chóng. 

7. Câu hỏi thường gặp

Trả lời: Ho về đêm là tình trạng ho xảy ra vào ban đêm, thường xuyên và dai dẳng, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Nó không phải là một bệnh cụ thể mà là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau.

Mức độ nguy hiểm của ho về đêm phụ thuộc vào nguyên nhân gây ho, tần suất, mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng đi kèm.

Nếu tình trạng ho về đêm kéo dài và kèm theo các dấu hiệu sau đây, thì bạn nên đi khám bác sĩ:

  • Ho về đêm kéo dài hơn 3 tuần.
  • Cơn ho chuyển từ ho khan thành ho có đờm.
  • Ho kèm theo sốt cao, khó thở, đau ngực, ho ra máu, sụt cân không rõ nguyên nhân…

Trả lời: Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị ho về đêm, bao gồm:

  • Bệnh lý: Tình trạng viêm xoang, hội chứng chảy dịch mũi sau, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản, suy tim…
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp, tim mạch, ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm… Tình trạng ho sẽ hết sau khi bạn ngừng thuốc.
  • Tác nhân khác: Các tác nhân như khói bụi, phấn hoa, thời tiết lạnh, nằm sai tư thế…

Trả lời: Để hết ho về đêm, bạn cần:

  • Xác định nguyên nhân: Tình trạng ho về đêm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định chính xác nguyên nhân gây ho là rất quan trọng để có hướng điều trị phù hợp.
  • Điều trị theo nguyên nhân:
  • Nếu ho về đêm do bệnh lý: Bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và sử dụng thuốc theo chỉ định.
  • Nếu ho về đêm do kích ứng: Cần tránh các tác nhân gây kích ứng như khói bụi, phấn hoa, lông thú…; bỏ thuốc lá (nếu có); giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng.
  • Áp dụng các biện pháp hỗ trợ:
  • Sử dụng thuốc: Thuốc kháng Histamin, thuốc long đờm, thuốc kháng sinh (nếu có nhiễm khuẩn)…
  • Mẹo dân gian: Xông hơi, súc miệng nước muối, thay đổi tư thế ngủ, kê cao gối, uống nước ấm trước khi ngủ…
  • Sử dụng sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông: Giúp bổ phổi, giảm ho, tăng cường sức đề kháng cho hệ hô hấp,…

Để giảm ho ban đêm, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Uống nước ấm: Giúp làm loãng dịch nhầy, giảm kích ứng họng.
  • Súc miệng nước muối: Giúp sát khuẩn, làm sạch họng và loại bỏ chát dịch từ các mô trong vùng họng và giảm tình trạng ho về đêm.
  • Kê cao gối khi ngủ: Giúp hạn chế trào ngược dạ dày và dịch nhầy chảy xuống họng.
  • Dùng máy tạo độ ẩm: Giúp tăng độ ẩm không khí, giảm khô họng.
  • Tránh các tác nhân gây dị ứng như: bụi bẩn, phấn hoa, lông thú…
  • Sử dụng thuốc ho theo chỉ định của bác sĩ: Như thuốc kháng Histamin, thuốc long đờm…

Trả lời: Ho về đêm khi nằm là triệu chứng phổ biến của trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Khi bạn nằm xuống, axit dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản hơn, gây kích ứng và ho.

Trả lời:
Việc sử dụng thuốc trị ho về đêm bạn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ho, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc khác nhau như:

  • Thuốc kháng Histamin: Giảm dị ứng.
  • Thuốc giảm ho: Ức chế phản xạ ho.
  • Thuốc long đờm: Giúp làm loãng đờm.
  • Thuốc kháng Acid: Trung hòa acid giảm trào ngược dạ dày

Trả lời: Thời gian ho về đêm kéo dài tùy thuộc vào nguyên nhân gây ho và phương pháp điều trị. Đối với ho do cảm lạnh thông thường, triệu chứng ho thường giảm dần sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, đối với ho do các bệnh lý mãn tính như hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản, thời gian ho có thể kéo dài hơn.

Lưu ý: Nếu ho về đêm kéo dài hơn 3 tuần, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 

Thiên môn bổ phổi điều trị các vấn đề liên quan đến phổi

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Chúng tôi cung cấp y học chính xác và đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính cập nhật và khách quan. Độc giả có thể tham khảo chính sách biên tập để xác nhận độ tin cậy của nội dung. Bài viết này dựa theo nguồn bên dưới:

1. Bệnh viện đa khoa Medlatec: https://medlatec.vn/tin-tuc/7-nguyen-nhan-chinh-co-the-gay-ra-trieu-chung-ho-ve-dem-keo-dai-s64-n22217

2. Vinmec: https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/canh-giac-khi-bi-ho-ve-dem-keo-dai-vi

3. Healthline: https://www.healthline.com/health/coughing-at-night

4. Medicalnewstoday: https://www.medicalnewstoday.com/articles/319498

5. WebMD: https://www.webmd.com/cold-and-flu/features/nighttime-relief

Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
14 Bình luận
Hiển thị tất cả Hữu ích nhất Đánh giá cao Đánh giá thấp Thêm đánh giá của bạn
  1. Chào ad, em bị ho về đêm mấy tuần nay rồi, cứ nằm xuống là ho, ngủ không ngon giấc, người mệt mỏi quá. Em có uống siro ho nhưng không đỡ. Em phải làm sao bây giờ?

    • Trả lời Nguyễn Thành Hiếu
      Nguyễn Thành Hiếu 17/10/2024 tại 13:52

      Chào chị Ngọc,

      Em rất hiểu tình trạng ho về đêm mà chị đang gặp phải. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn có thể tác động xấu đến sức khỏe của chị. Việc uống siro ho thông thường có thể không mang lại hiệu quả như mong muốn trong trường hợp này.

      Để cải thiện tình trạng ho về đêm, chị nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa hô hấp để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, chị có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ như thay đổi tư thế ngủ (nằm nghiêng sang bên trái hoặc kê cao gối), uống nước ấm trước khi đi ngủ, sử dụng mật ong, tránh các tác nhân gây kích ứng đường hô hấp…

      Vui lòng liên hệ số Hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.”

  2. Tôi bị trào ngược dạ dày, thường xuyên bị ho về đêm. Xin hỏi có cách nào khắc phục tình trạng này không?

    • Trả lời Nguyễn Thành Hiếu
      Nguyễn Thành Hiếu 17/10/2024 tại 13:52

      Chào anh Tuấn Anh,

      Em xin được chia sẻ với anh về tình trạng trào ngược dạ dày, một trong những nguyên nhân phổ biến gây ho về đêm. Để khắc phục tình trạng này, anh nên:

      Hạn chế ăn tối muộn: Nên ăn tối trước khi đi ngủ ít nhất 2-3 tiếng. Điều này giúp dạ dày có thời gian tiêu hóa trước khi anh đi ngủ.
      Tránh các thực phẩm gây trào ngược: Như đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, cà phê, rượu bia, chocolate… thường có thể làm tình trạng tồi tệ hơn, nên anh hãy cố gắng hạn chế nhé.
      Nằm gối cao đầu khi ngủ: Việc kê cao gối sẽ giúp hạn chế axit dạ dày trào ngược lên thực quản, giúp anh ngủ ngon hơn.
      Sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày theo chỉ định của bác sĩ

      Vui lòng liên hệ số Hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.”

  3. Em bị ho về đêm, ho nhiều đờm, có lúc còn ho ra máu. Em sợ quá, không biết có phải bị lao phổi không?

    • Trả lời Nguyễn Thành Hiếu
      Nguyễn Thành Hiếu 17/10/2024 tại 13:52

      Tình trạng ho về đêm kèm theo ho ra máu là triệu chứng đáng lo ngại, có thể là dấu hiệu của lao phổi hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác về đường hô hấp.

      Để chẩn đoán chính xác bệnh, chị nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa hô hấp để được thăm khám, Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm cần thiết như chụp X-quang phổi hoặc xét nghiệm đờm… để có chẩn đoán rõ ràng hơn.

      Tuyệt đối không nên chủ quan, tự ý điều trị tại nhà khi chưa rõ nguyên nhân gây bệnh, vì điều này có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

      Vui lòng liên hệ số Hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.”

  4. toi bi hen suyen, cu dem den la ho kho the, kho ngu lam. Co cach nao giam ho ve dem cho nguoi bi hen khong?

    • Trả lời Nguyễn Thành Hiếu
      Nguyễn Thành Hiếu 17/10/2024 tại 13:53

      Chào anh Quang,

      Hen suyễn là một bệnh lý mạn tính về đường hô hấp, thường gây ho và khó thở, đặc biệt là về ban đêm. Để giúp giảm ho về đêm cho người bị hen, anh có thể thực hiện một số biện pháp sau:

      Sử dụng thuốc điều trị hen suyễn theo chỉ định của bác sĩ: Anh nên sử dụng các loại thuốc điều trị hen suyễn như thuốc giãn phế quản hay thuốc Corticosteroid dạng hít. Những loại thuốc này sẽ giúp kiểm soát triệu chứng tốt hơn.
      Tránh các tác nhân gây hen: Hãy cố gắng tránh xa khói bụi, phấn hoa, lông thú, nấm mốc và các yếu tố kích thích khác.
      Giữ ấm cơ thể: Mặc ấm và tránh tiếp xúc với không khí lạnh sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng hen.
      Uống đủ nước: Việc uống đủ nước sẽ giúp làm loãng đờm, giúp dễ khạc ra ngoài và thông thoáng đường hô hấp hơn.
      Kê cao gối khi ngủ: Điều này sẽ giúp anh dễ thở hơn trong lúc ngủ.

      Vui lòng liên hệ số Hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.”

  5. Bài viết rất hữu ích. Xin hỏi sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi có dùng được cho trẻ em bị ho về đêm không?

    • Trả lời Nguyễn Thành Hiếu
      Nguyễn Thành Hiếu 17/10/2024 tại 13:53

      Chào chị Lan,

      Em xin được chia sẻ thông tin về sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi. Sản phẩm này có dạng dành cho cả người lớn và trẻ em. Đối với trẻ em từ 3 đến 10 tuổi, sản phẩm có dung tích 90ml và được chiết xuất từ các thành phần thảo dược thiên nhiên, an toàn và lành tính. Nó giúp bổ phổi, giảm ho, long đờm và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

      Tuy nhiên, khi chưa biết chính xác nguyên nhân trẻ ho về đêm, trước khi cho trẻ sử dụng, chị nên cho trẻ đi khám và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ

      Vui lòng liên hệ số Hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.”

  6. Ho về đêm do viêm xoang thì phải làm sao?

    • Trả lời Nguyễn Thành Hiếu
      Nguyễn Thành Hiếu 17/10/2024 tại 13:53

      Chào anh Nam,

      Ho về đêm do viêm xoang thường xảy ra khi dịch nhầy từ xoang chảy xuống họng, gây kích ứng và khó chịu. Để cải thiện tình trạng này, anh có thể thử một số biện pháp sau:

      Điều trị viêm xoang triệt để: Anh nên đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được khám và nhận chỉ định điều trị phù hợp.
      Rửa mũi bằng nước muối sinh lý:Việc này giúp làm sạch xoang và loại bỏ dịch nhầy, giúp thông thoáng hơn.
      Xông mũi bằng tinh dầu khuynh diệp, bạc hà: Những loại tinh dầu này có tác dụng thông xoang và giảm nghẹt mũi, giúp anh dễ thở hơn.
      Kê cao gối khi ngủ: Điều này sẽ hạn chế dịch nhầy chảy xuống họng, giúp giảm ho về đêm.

      Vui lòng liên hệ số Hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.”

  7. e bi ho ve dem, ngu k ngon, met moi qua. Co meo nao chua ho nhanh k a?

    • Trả lời Nguyễn Thành Hiếu
      Nguyễn Thành Hiếu 17/10/2024 tại 13:54

      Chào chị Thu,

      Để giảm ho về đêm nhanh chóng, chị có thể thử một số mẹo đơn giản sau:

      Uống nước chanh mật ong ấm: Đây là một cách rất hiệu quả để làm dịu cổ họng, giảm ho và còn giúp tăng cường sức đề kháng.
      Ngậm một lát gừng tươi: Gừng có tác dụng kháng viêm, giúp giảm ho hiệu quả.
      Kê cao gối khi ngủ, giữ ấm vùng cổ
      Nếu tình trạng ho không thuyên giảm sau vài ngày, chị nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị, tránh để bệnh kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe.

      Vui lòng liên hệ số Hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.”

    Để lại lời nhắn

    Bài viết liên quan
    Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".
    Dược Bình Đông
    Logo
    Đăng ký tài khoản mới

    Tư vấn miễn phí

    Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

    (Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)
    Giỏ hàng