Tìm kiếm

Chu kỳ kinh nguyệt ngắn là dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Hình ảnh người bệnh nhân đang uống thuốc

Chu kỳ kinh nguyệt ngắn bất thường kèm theo các triệu chứng khác như chảy máu giữa kỳ kinh, đau lưng, tức ngực, khó thở hay máu kinh đen có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn. Vậy bao nhiêu ngày thì được gọi là kỳ kinh nguyệt ngắn và cách xử lý tình trạng này ra sao? Công ty Đông y Dược Bình Đông sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn trong bài viết sau đây.

1. Đôi nét về chu kỳ kinh nguyệt ngắn

1.1. Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt ngắn?

Chu kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian giữa các kỳ hành kinh của phụ nữ và được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh này cho đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Trung bình mỗi chu kỳ thường kéo dài 28 ngày. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa và sức khỏe mà chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người sẽ khác nhau và có thể dao động từ 21 – 35 ngày

Những chu kỳ kéo dài trong khoảng thời gian ít hơn 21 ngày thì được xem là chu kỳ kinh nguyệt ngắn. Ví dụ, các chị em có chu kỳ kinh kéo dài trong 7 ngày, 10 ngày, 15 ngày, 18 ngày hoặc 20 ngày thì được xem là chu kỳ ngắn. Khi chu kỳ ngắn hơn 21 ngày, kinh nguyệt sẽ đến sớm hơn thông thường.

Cùng theo dõi bài viết “Có kinh nguyệt 2 lần 1 tháng & Chu kỳ kinh nguyệt 1 tháng 3 lần” để hiểu rõ hơn về vấn đề liên quan đến kinh nguyệt ngắn bạn nhé!

1.2. Chu kỳ kinh nguyệt ngắn có đáng lo ngại không?

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được xem là bình thường khi các chu kỳ liên tiếp diễn ra đều đặn và không bị thay đổi đột ngột, khoảng thời gian của mỗi chu kỳ bằng nhau theo từng tháng hoặc chênh lệch không quá 8 ngày, lượng máu kinh có thể ít hoặc lượng máu kinh nhiều, có thể xuất hiện triệu chứng đau bụng hoặc không.

“Bình thường” ở đây cần được hiểu là bình thường đối với cơ thể của bạn. Mỗi người phụ nữ sẽ có chu kỳ kinh nguyệt khác nhau, miễn là nó phù hợp với cơ địa và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ví dụ, chu kỳ của bạn là 31 ngày và lặp lại đều đặn mỗi tháng thì đây được xem là tín hiệu tốt đối với sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu chu kỳ kinh đột ngột bị rút ngắn hoặc kỳ hành kinh đến sớm hơn dự kiến thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn bạn không nên bỏ qua. Đặc biệt, nếu chu kỳ kinh khác thường đi kèm với những dấu hiệu sau đây thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám kỹ lưỡng:

  • Bị chảy máu giữa các kỳ kinh.
  • Cảm thấy đau trong kỳ hành kinh.
  • Đau lưng, khó thở, tức ngực, buồn nôn, vú căng đau.
  • Máu kinh có màu nâu, đen, hồng nhạt.

Nhấp vào xem thêm: Màu máu kinh nguyệt thế nào là bất thường? Tìm hiểu 8 sắc màu kinh nguyệt

Hình ảnh người phụ nữ đang bị chu kỳ kinh nguyệt ngắn và đau bụng
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn ngày gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhiều chị em

2. Nguyên nhân dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt ngắn

Chu kỳ kinh nguyệt ngắn bất thường có thể là dấu hiệu của tình trạng rối loạn kinh nguyệt và thường xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

  • Rối loạn nội tiết tố nữ: Chu kỳ kinh nguyệt ngắn có thể là biểu hiện của rối loạn nội tiết tố nữ, kèm theo đó là các triệu chứng khác như: bốc hỏa, căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ, đau nhức xương khớp,… 
  • Bệnh lý phụ khoa: Một số bệnh lý như u xơ tử cung, polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, viêm vùng chậu, bệnh lậu, giang mai,… có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt ngắn kèm theo các triệu chứng khác như: đau bụng kinh dữ dội, chảy máu âm đạo bất thường, kinh nguyệt không đều, xuất hiện nhiều mụn cơ thể, đau khi quan hệ tình dục, rát buốt khi đi tiểu,…  
  • Tuổi tác: Ở độ tuổi 30 – 40 và nhất là vào thời kỳ tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt sẽ ngắn hơn và ra ít máu hơn, thậm chí phái nữ có thể trải qua nhiều tháng không có kinh.
  • Lối sống: Các thói quen có hại như ngủ muộn, ăn uống không điều độ,… hoặc do bị stress, tập thể dục quá mức, giảm cân quá nhanh cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Quên sử dụng thuốc tránh thai: Nếu trước đó cơ thể đã quen với việc uống thuốc tránh thai hằng ngày nhưng sau đó lại ngưng hoặc uống không đúng giờ thì có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt sớm.
  • Mang thai: Trong thời kỳ mang thai, kinh nguyệt sẽ ngừng lại. Tuy nhiên, trong 6 – 12 ngày sau khi thụ thai, âm đạo sẽ bị chảy máu nhẹ khiến nhiều người lầm tưởng kinh nguyệt đến sớm. Để phân biệt với tình trạng chảy máu trong kỳ kinh thông thường, chị em có thể dựa vào các triệu chứng phổ biến khi mang thai như buồn nôn, mệt mỏi, đau ở ngực,…

3. Chẩn đoán chu kỳ kinh nguyệt ngắn

Khi nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt thay đổi bất thường, tốt nhất chị em nên ghi chép cẩn thận những thông tin về kỳ kinh của mình như: thời gian bắt đầu và kết thúc, lượng máu kinh, các triệu chứng gặp phải như đau bụng, chuột rút, xuất hiện cục máu đông,… Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bạn.

Để được chẩn đoán chính xác về tình trạng chu kỳ kinh nguyệt ngắn, các chị em cần thăm khám bác sĩ và có thể được chỉ định một số kiểm tra cần thiết như:

  • Siêu âm vùng chậu: phát hiện tình trạng kinh nguyệt ngắn là do những bệnh lý nào gây ra, u xơ tử cung, polyp tử cung hay u nang buồng trứng.
  • Sinh thiết nội mạc tử cung: phân tích mẫu niêm mạc tử cung để chẩn đoán lạc nội mạc tử cung, mất cân bằng nội tiết tố hoặc kiểm tra các tế bào tiền ung thư.
  • Nội soi tử cung: sử dụng ống mềm chuyên dụng có gắn camera để quan sát bên trong tử cung nhằm phát hiện tình trạng chảy máu bất thường. 
Hình ảnh người bác sĩ đang nội soi để khám chu kỳ kinh nguyệt ngắn cho bệnh nhân
Một số phương pháp chẩn đoán chu kỳ kinh nguyệt ngắn

4. Phương pháp điều trị chu kỳ kinh nguyệt ngắn

4.1. Phương pháp Tây y

Đối với các trường hợp chu kỳ kinh nguyệt ngắn do nguyên nhân bệnh lý hoặc rối loạn nội tiết tố nữ thì bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị sau:

  • Phương pháp nội khoa: là phương pháp điều trị bằng thuốc có tác dụng điều hòa kinh nguyệt và cải thiện lưu thông máu. Lưu ý, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Phương pháp ngoại khoa: là phương pháp sử dụng những kỹ thuật can thiệp cụ thể nhằm điều trị triệt để các căn bệnh phụ khoa. 
Hình ảnh người bệnh nhân đang uống thuốc
Dùng thuốc điều trị kinh nguyệt ngắn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ

4.2. Phương pháp Đông y

Chu kỳ kinh nguyệt ngắn bất thường là biểu hiện của chứng rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới. Theo Đông y, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do huyết nhiệt, khí hư, huyết hư,… Để điều trị, bạn sẽ được chỉ định các phương pháp Đông y có tác dụng hỗ trợ giảm tắc nghẽn và rối loạn máu, đồng thời giúp phục hồi chức năng của gan, thận, lá lách,… Nhờ đó, kinh nguyệt sẽ được điều hòa và ổn định hơn.

Một số loại thảo dược thường được sử dụng để hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt như Ích mẫu, Ngải diệp, Hương phụ, Diếp cá, Gừng,

Hình ảnh về lá diếp cá có nhiều công dụng điều trị bệnh
Uống nước lá Diếp cá để hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt

Bên cạnh các loại thảo dược kể trên, bạn cũng có thể kết hợp một số vị thuốc với nhau để tạo thành bài thuốc hỗ trợ điều trị hiệu quả. Điển hình có Tứ vật thang là bài thuốc Đông y nổi tiếng với công dụng dưỡng huyết, điều kinh, giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm thống kinh và khí huyết ngưng trệ. 

  • Thành phần: 12 – 24g Thục địa, 12 – 16g Đương quy, 12 – 16g Bạch thược, 6 – 8g Xuyên khung.
  • Cách thực hiện: Tất cả các nguyên liệu trên bạn đem đi sắc thành nước thuốc và uống mỗi ngày trong vòng 1 tháng. 

Hoặc bài Đào hồng tứ vật thang gia giảm có tác dụng dưỡng huyết, hoạt huyết, hóa ứ. Bài thuốc được sử dụng trong trường hợp kinh nguyệt đến sớm do huyết ứ với các triệu chứng như kinh nguyệt ra trước kỳ, có khi tháng 2 kỳ, mỗi kỳ ra vài ngày; sắc kinh đỏ sẫm, có khi lẫn máu cục, lượng ít; hay đau bụng dưới trước khi hành kinh; người mệt mỏi, chất lưỡi đỏ, có khi thấy nốt tím trên lưỡi; mạch tế sác.

  • Thành phần: 12g Xuyên khung, 12g Đương quy, 12g Bạch thược, 16g Sinh địa, 6g Cam thảo, 8g Đào nhân, 8g Hồng hoa, 10g Hương phụ, 12g Ô dược, 8g Huyền hồ sách.
  • Cách thực hiện: Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.

Một bài thuốc cũng được dùng để chữa chứng khí hư, nhiệt, hạn chế kinh nguyệt ra sớm, không vón cục; ngoài ra còn giúp cải thiện giấc ngủ, giải nhiệt, mặt mày khô khốc, miệng lở loét.

  • Thành phần: 40g Huyền sâm, 40g Sinh địa, 20g Mạch môn, 20g Bạch thược, 12g A giao, 12g Địa cốt bì.
  • Cách thực hiện: Uống mỗi ngày 1 thang, duy trì liên tục 7-10 thang để mang lại kết quả tốt nhất. 

Đối với các chị em không có thời gian để sắc thuốc hoặc chế biến các loại thảo dược thì có thể sử dụng Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông. Sản phẩm kế thừa từ bài thuốc cổ phương Tứ vật thang với các thành phần Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Thục địa và được gia thêm Hương phụ, Ngải diệp, Ích mẫu, Xuyên đại hoàng, Bạch phục linh. Sự kết hợp giữa các vị thuốc giúp hỗ trợ chăm sóc sức khỏe nữ giới với công dụng điều hòa kinh nguyệt, bổ khí thông huyết và giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt ngắn ngày hiệu quả. Đồng thời, sản phẩm cũng được chế biến dưới dạng cao lỏng nên rất dễ uống và tiện lợi. 

Lưu ý: Trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược hoặc bài thuốc điều hòa kinh nguyệt nào, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y để được tư vấn cách dùng và liều lượng phù hợp. Đồng thời, bạn nên chú ý ăn uống lành mạnh và tập luyện điều độ để phát huy tối đa hiệu quả của các bài thuốc. Đối với các sản phẩm hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, bạn nên lựa chọn các công ty Dược uy tín có giấy phép hoạt động hợp pháp và sở hữu đội ngũ có chuyên môn cao.

Hình chụp sản phẩm Song Phụng Điều Kinh Bình Đông
Sản phẩm Song Phụng Điều Kinh hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt hiệu quả

4.3. Biện pháp hỗ trợ điều trị kỳ kinh ngắn tại nhà

Các chị em cũng có thể cải thiện tình trạng kinh nguyệt ngắn tại nhà bằng các cách đơn giản sau đây:

  • Bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm trong bữa ăn như rau xanh, trái cây, các loại hạt,… 
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn với cường độ vừa phải.
  • Chống stress với những bài tập yoga, thiền.
  • Dùng thuốc ngừa thai hoặc các biện pháp tránh thai theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Theo dõi và ghi chép chu kỳ kinh nguyệt của bản thân.

Xem thêm: Top các thực phẩm điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh 

5. Phòng tránh tình trạng chu kỳ kinh ngắn

Để phòng tránh tình trạng chu kỳ kinh nguyệt ngắn, chị em nên chú ý các vấn đề sau đây:

  • Quan hệ tình dục an toàn.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
  • Luôn giữ tinh thần ở trạng thái vui vẻ, thoải mái.
  • Giữ vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt, thay băng thường xuyên khoảng 4 tiếng/lần.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ để phát hiện và chữa trị kịp thời các bệnh lý (nếu có). 
Hình ảnh người phụ nữ đang luyện tập yoga để phòng bệnh kinh nguyệt ngắn
Yoga góp phần giúp điều hòa kinh nguyệt

6. Tổng kết

Chu kỳ kinh nguyệt ngắn bất thường là một trong những biểu hiện của tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới. Để hỗ trợ điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt, bạn có thể sử dụng sản phẩm Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông. 

Sản phẩm được bào chế 100% từ các thành phần tự nhiên như Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Thục địa, Ích mẫu, Bạch phục linh, Đại hoàng, Hương phụ, Ngải diệp có tác dụng hỗ trợ lưu thông khí huyết và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ngắn ngày. Cách sử dụng sản phẩm cũng rất đơn giản nên được rất nhiều chị em ưu tiên lựa chọn.

Song Phụng Điều Kinh là sản phẩm bảo vệ sức khỏe phụ nữ của Dược Bình Đông với hơn 70 năm chuyên cung cấp các sản phẩm bảo vệ sức khỏe cho thị trường Việt Nam. Các sản phẩm của Dược Bình Đông luôn cam kết chất lượng và độ an toàn cao, vì vậy mà chị em có thể yên tâm sử dụng. Nếu bạn quan tâm đến các sản phẩm của Dược Bình Đông, vui lòng liên hệ đến hotline (028)39 808 808 để được tư vấn nhanh chóng.

7. Câu hỏi thường gặp

Trả lời: Chu kỳ kinh nguyệt ngắn được định nghĩa là chu kỳ kinh nguyệt kéo dài dưới 21 ngày. Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ dao động từ 21 đến 35 ngày.

Trả lời: Chu kỳ kinh nguyệt ngắn có thể bình thường ở một số phụ nữ, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe.

Chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường khi:

  • Chu kỳ kéo dài từ 21 đến 35 ngày.
  • Lượng máu kinh trung bình (khoảng 30-40ml).
  • Không có triệu chứng bất thường như đau bụng dữ dội, ra máu nhiều bất thường,…

Chu kỳ kinh nguyệt ngắn có thể được coi là bất thường nếu:

  • Kéo dài dưới 21 ngày.
  • Đi kèm với các triệu chứng bất thường như đau bụng dữ dội, rong kinh, hoặc ra máu bất thường.

Chu kỳ kinh nguyệt ngắn có thể là dấu hiệu của:

  • Rối loạn nội tiết tố: Estrogen hoặc progesterone không cân bằng.
  • Bệnh lý phụ khoa: U xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang,…
  • Tuổi tác: Chu kỳ kinh nguyệt có thể ngắn lại ở độ tuổi dậy thì và tiền mãn kinh.
  • Lối sống: Căng thẳng, tập luyện quá sức, giảm cân nhanh,…
  • Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc tránh thai, thuốc trị ung thư,…

Để biết chu kỳ kinh nguyệt ngắn của bạn có bình thường hay không, bạn nên:

  • Ghi chép chu kỳ kinh nguyệt: Ghi lại ngày bắt đầu và kết thúc của mỗi kỳ kinh nguyệt, lượng máu kinh, các triệu chứng bất thường.
  • Khám phụ khoa định kỳ: Giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý phụ khoa.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu bạn lo lắng về chu kỳ kinh nguyệt ngắn của mình, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp.

Lưu ý:

  • Nên đi khám bác sĩ nếu chu kỳ kinh nguyệt ngắn kèm theo các triệu chứng bất thường.
  • Cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

Trả lời: Chu kỳ kinh nguyệt ngắn có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, bao gồm rối loạn nội tiết tố nữ, bệnh lý như u xơ tử cung, polyp tử cung, thậm chí là tác động của tuổi tác, lối sống không lành mạnh, hoặc thay đổi trong việc sử dụng các phương pháp tránh thai.

Trả lời: Đối với điều trị chu kỳ kinh ngắn, có thể sử dụng phương pháp Tây y như sử dụng thuốc điều hòa kinh nguyệt hoặc phương pháp Đông y với việc sử dụng các loại thảo dược như Ích mẫu, Ngải diệp, Hương phụ. Ngoài ra, các biện pháp hỗ trợ như thay đổi lối sống, tập thể dục, và giữ tinh thần thoải mái cũng có thể giúp cải thiện tình trạng này

Trả lời: Dấu hiệu chính của chu kỳ kinh nguyệt ngắn là thời gian của chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày.

Ngoài ra, có thể có các dấu hiệu khác đi kèm, bao gồm:

– Lượng máu kinh ít hơn bình thường: Có thể chỉ ra lượng máu kinh ít hơn so với chu kỳ thông thường của bạn hoặc lượng máu kinh ít hơn so với mức bình thường (~30-40ml).

– Ra máu bất thường giữa các kỳ kinh, là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

– Đau bụng dưới: chuột rút hoặc đau nhức, mức độ từ nhẹ đến nặng.

– Thay đổi tâm trạng: dễ cáu kỉnh, lo lắng, hoặc trầm cảm.

– Mệt mỏi: do mất máu hoặc do các thay đổi nội tiết tố.

– Đau lưng: liên quan đến các vấn đề sức khỏe phụ khoa như u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung.

– Tức ngực: liên quan đến thay đổi nội tiết tố trước kỳ kinh.

Lưu ý:

– Không phải tất cả phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt ngắn đều có các triệu chứng đi kèm.

– Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người.

– Một số triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác.

– Nếu bạn lo lắng về chu kỳ kinh nguyệt ngắn của mình, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp.

Trả lời: Dưới đây là một số cách giúp bạn phòng ngừa chu kỳ kinh nguyệt ngắn:

1. Duy trì lối sống lành mạnh

– Ăn uống cân bằng, đủ dinh dưỡng thiết yếu và vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp cải thiện sức khỏe và cân bằng nội tiết.

– Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, điều độ giúp giảm stress, cải thiện lưu thông máu và điều hòa nội tiết tố. Nên tập luyện 30 phút/ ngày, 5 ngày/ tuần.

– Ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi và cân bằng nội tiết tố. Nên ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm.

– Giảm căng thẳng để tránh ảnh hưởng đến nội tiết tố và phòng ngừa tình trạng chu kỳ kinh nguyệt ngắn. Có thể thực hiện các phương pháp thư giãn như yoga, thiền, tập thở,… để giảm căng thẳng.

2. Khám phụ khoa định kỳ

Khám phụ khoa định kỳ giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nên đi khám phụ khoa ít nhất 1 năm một lần.

3. Sử dụng biện pháp tránh thai an toàn

Một số biện pháp tránh thai, như thuốc tránh thai, có thể giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp.

4. Tránh giảm cân nhanh

Giảm cân nhanh có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố và dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt ngắn. Nên giảm cân từ từ và an toàn, với tốc độ không quá 0,5kg mỗi tuần.

5. Bổ sung vitamin và khoáng chất

Bổ sung vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B, sắt và axit folic, có thể giúp điều hòa nội tiết tố và cải thiện chu kỳ kinh nguyệt. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung vitamin và khoáng chất.

Lưu ý:

– Đây không phải là cách chữa trị chu kỳ kinh nguyệt ngắn.

– Nếu bạn lo lắng về chu kỳ kinh nguyệt ngắn của mình, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp.

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
8 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)