Gan được ví như một cỗ máy khổng lồ, thực hiện nhiều chức năng quan trọng như đào thải độc tố, sản xuất Protein, dự trữ năng lượng và chuyển hóa các chất,…. Tuy nhiên, lối sống thiếu khoa học đang dần bào mòn sức khỏe của “cỗ máy” này. Hiểu được tầm quan trọng của gan, Dược Bình Đông sẽ gợi ý cho bạn những bài tập tốt cho gan dễ thực hiện và đạt hiệu quả cao trong bài viết dưới đây.
1. Đôi nét về giải độc gan và những bài tập giúp cải thiện chức năng gan
1.1. Đôi nét về gan yếu
Vai trò của gan
Gan là cơ quan quan trọng, có vai trò thiết yếu trong việc duy trì sự sống cho cơ thể. Gan thực hiện hơn 500 nhiệm vụ khác nhau như thải độc, hỗ trợ tiêu hóa, tổng hợp Protein, sản xuất dịch mật, dự trữ khoáng chất và vitamin,…
Theo Góc nhìn Đông Y
Theo quan niệm Đông Y, Gan hay còn được gọi là tạng Can, thuộc hành Mộc và đảm nhiệm nhiều chức năng thiết yếu trong cơ thể. Can chủ sơ tiết, giúp điều hòa và lưu thông khí huyết; tàng huyết, điều tiết và lưu trữ máu. Can chủ cân có vai trò nuôi dưỡng và phát triển các khớp, gân, cơ, giúp cơ thể vận động linh hoạt và dẻo dai hơn. Bên cạnh đó, Gan còn vinh thuận ra móng chân, tay; khai khiếu ra mắt giúp mắt sáng khỏe và tinh anh.
Khi chức năng gan bị suy giảm, một số dấu hiệu phổ biến có thể xuất hiện bao gồm: Mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn; hơi thở có mùi; mẩn ngứa, nổi mề đay, mụn nhọt; nước tiểu có màu sẫm; màu phân thay đổi; vàng da, vàng mắt; rối loạn giấc ngủ,… Chức năng gan suy giảm có thể ảnh hưởng đến nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, gây ra nhiều triệu chứng không mong muốn.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến Gan
Nguyên nhân chính gây nên tình trạng Gan yếu là do thói quen sống không lành mạnh, sử dụng thuốc lá, uống nhiều bia rượu, lạm dụng thuốc, nhiễm virus viêm gan. Ngoài ra còn có một số yếu tố nguy cơ khác như béo phì, tuổi tác, bệnh tiểu đường. Những yếu tố này có thể làm chức năng gan suy giảm và gây ra các bệnh lý nguy hiểm.
Biến chứng nguy hiểm
Tình trạng suy gan diễn ra trong thời gian dài có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Một số biến chứng có thể xảy ra gồm phù não, xuất huyết, suy thận, chảy máu và rối loạn chảy máu, nhiễm trùng nước tiểu hoặc đường hô hấp.
1.2. Đôi nét về bài tập giúp cải thiện chức năng Gan
Luyện tập các bài tập tốt cho gan là phương pháp hiệu quả giúp hỗ trợ cải thiện chức năng gan và tăng cường sức khỏe. Đồng thời, duy trì thói quen này sẽ hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan và gan nhiễm mỡ.
Những bài tập này đem lại nhiều lợi ích cho gan, bao gồm:
- Tăng cường lưu thông máu tới gan, cung cấp những dưỡng chất cần thiết.
- Giảm thiểu các tác nhân gây hại và áp lực lên gan.
- Ngăn ngừa sự tích tụ chất béo ở gan.
- Hỗ trợ quá trình giải độc gan, tăng cường chức năng gan.
- Giảm đầy bụng, chậm tiêu, giảm quá trình oxy hóa.
Ngoài những lợi ích nêu trên, việc luyện tập các bài tập này còn giúp giảm căng thẳng, tăng cường tuần hoàn, tiêu hóa và giúp quản lý cân nặng một cách hiệu quả. Các động tác trong yoga giúp thư giãn tinh thần, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng cường cơ bắp, giúp cơ thể linh hoạt hơn và đặc biệt là cải thiện giấc ngủ.
Lưu ý, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, bạn cần thăm khám bác sĩ để nắm được tình trạng sức khỏe gan hiện tại và lựa chọn phương pháp phù hợp.
2. Bài tập yoga phối hợp giúp giải độc mát gan
Luyện tập những bài tập yoga tốt cho gan hàng ngày sẽ giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe gan. Hầu hết các bài tập này đều dễ thực hiện tại nhà và phù hợp ngay cả với những người mới bắt đầu, giúp mọi người có thể duy trì thói quen tập luyện.
2.1. Tư thế em bé (Balasana)
Đây là tư thế giúp thư giãn toàn bộ cơ thể, giảm căng thẳng, kích thích máu lưu thông, giảm áp lực lên các cơ quan nội tạng.
Thực hiện:
- Quỳ gối, đặt mông trên gót chân.
- Từ từ hạ thân người xuống giữa hai đùi, kéo dài tay về phía trước trên sàn.
- Đặt trán xuống sàn, thư giãn toàn bộ cơ thể, tập trung vào việc hít thở sâu.
- Giữ tư thế này từ 1-3 phút
Lưu ý: Thả lỏng vai và cổ, hít thở sâu.
2.2. Tư thế ép gối tới ngực hai chân (Pawanmuktasana)
Khi thực hiện tư thế này, hai đầu gối được ép sát vào vùng gan, tạo áp lực nhẹ nhàng lên gan, giúp kích thích tiêu hóa và tăng cường lưu thông máu trong khu vực bụng. Đồng thời, động tác ép gối còn giúp giảm căng thẳng ở lưng dưới và thư giãn các cơ bắp xung quanh cột sống, mang lại cảm giác thoải mái và thư thái cho cơ thể.
Thực hiện:
- Nằm ngửa trên thảm, kéo từng đầu gối lần lượt lên ngực.
- Ôm chặt đầu gối bằng tay, nhẹ nhàng lắc qua lại để tăng cường hiệu quả massage cho lưng dưới.
- Giữ tư thế này trong vài phút, tập trung vào việc hít thở sâu.
Lưu ý: Thực hiện nhẹ nhàng, tránh kéo căng quá mức
2.3. Tư thế ngồi gập người phía trước (Paschimottanasana)
Tư thế ngồi gập người về phía trước giúp kéo giãn cột sống, đồng thời kích thích hoạt động của các cơ quan nội tạng, bao gồm cả gan. Động tác này không chỉ cải thiện sự linh hoạt của lưng mà còn hỗ trợ quá trình thải độc và tăng cường chức năng gan.
Thực hiện:
- Ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng trước mặt.
- Hít vào, nâng hai cánh tay sang ngang, ngang vai và song song với mặt đất. Tiếp tục hít vào và nâng hai cánh tay lên theo phương thẳng đứng, bắp tay có thể chạm vào tai. Kéo căng thân người từ vùng xương cụt.
- Xoay lòng bàn tay hướng về phía trước, vươn người lên cao. Khi thở ra, gập người về phía trước, mặt có thể chạm đầu gối.
- Giữ nguyên tư thế này trong vòng một phút với nhịp thở bình thường sau đó trở lại tư thế ban đầu.
Lưu ý: Thả lỏng vai và cổ, thẳng lưng khi gập người. Tập trung hít thở sâu và đều để tăng cường hiệu quả của bài tập.
2.4. Tư thế cây cầu trong yoga (Setu Bandhasana)
Tư thế cây cầu giúp kéo căng và tăng cường cơ lưng, cơ bụng, cũng như mở rộng phổi và ngực, giúp kích thích lưu thông máu tốt, giảm đau cơ lưng, tăng cường chức năng gan.
Thực hiện:
- Nằm ngửa trên thảm, gập đầu gối, chân đặt trên sàn, cách mông một gang tay.
- Đặt tay dọc theo người, lòng bàn tay úp xuống.
- Khi thở ra, dùng cơ mông và cơ lưng dưới để nâng hông lên khỏi sàn.
- Giữ lưng và vai trên sàn, tạo một đường thẳng từ vai đến đầu gối.
- Giữ tư thế từ 30 giây đến 1 phút rồi từ từ hạ hông xuống.
Lưu ý: Thực hiện 10 lần mỗi buổi tập. Đảm bảo không gây căng thẳng quá mức cho lưng dưới.
2.5. Tư thế rắn hổ mang (Bhujangasana)
Tư thế này sẽ giúp kéo căng cơ thể, hỗ trợ lưu thông máu, góp phần duy trì cân bằng nội tiết tố, từ đó mang lại nhiều lợi ích cho gan và hệ tiêu hóa, đồng thời giúp giảm stress và mệt mỏi.
Thực hiện:
- Nằm sấp trên sàn, chân duỗi thẳng, mu bàn chân úp xuống.
- Đặt lòng bàn tay dưới vai, khuỷu tay sát cơ thể.
- Hít vào, dùng lực của cơ lưng từ từ nâng ngực lên khỏi sàn, giữ cằm hướng về phía trước.
- Giữ tư thế này từ 15 đến 30 giây sau đó từ từ hạ ngực xuống.
Lưu ý: Tránh nâng đầu quá cao hoặc đẩy lưng quá mức. Thực hiện 2-3 lần mỗi buổi tập, nhưng ngừng nếu cảm thấy đau lưng.
2.6. Tư thế vặn mình (Ardha Matsyendrasana)
Động tác vặn mình được nhiều người biết đến với những lợi ích đặc biệt cho gan. Tư thế vặn xoắn sẽ giúp giảm thiểu áp lực lên gan, ngăn ngừa tổn thương gan. Bên cạnh đó, tư thế này còn hỗ trợ thúc đẩy quá trình giải độc gan.
Thực hiện:
- Ngồi khoanh chân, sau đó đặt chân phải bên ngoài đùi trái.
- Nâng đầu gối phải lên và hướng lên cao.
- Dùng tay phải nắm chặt chân trái, sau đó đẩy chân trái vào bụng.
- Quay đầu sang bên phải.
2.7. Tư thế cánh cung (Dhanurasana)
Tư thế cánh cung giúp kéo giãn và kích thích lưu thông máu đến các cơ quan nội tạng trong đó có gan. Việc luyện tập tư thế này thường xuyên sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường sức mạnh cho cơ lưng, mở rộng lồng ngực và tăng cường khả năng hô hấp.
Thực hiện:
- Nằm sấp, gập đầu gối, tay nắm lấy cổ chân.
- Hít vào, nâng ngực và chân lên, giữ căng cơ thể thành hình cánh cung.
- Giữ tư thế này trong vòng 15-30 giây.
- Thở ra, thả tay và hạ cơ thể xuống vị trí ban đầu.
Lưu ý: Thực hiện nhẹ nhàng, tránh căng cơ quá mức.
2.8. Những tư thế khác
Ngoài những bài tập trên, bạn có thể tham khảo các tư thế yoga khác có thể giúp tăng cường chức năng giải độc gan. Những tư thế yoga này đòi hỏi kỹ thuật chuẩn xác và tính linh hoạt cao hơn, cần có sự hướng dẫn của những người có chuyên môn để đảm bảo sự an toàn.
Dưới đây là những tư thế yoga mà bạn có thể thử sức:
- Cúi gập người (Uttanasana).
- Tư thế cái cày (Halasana).
- Tư thế con ếch.
- Tư thế tam giác (Triangle Pose).
- Tư thế nhân sư (Sphinx Pose).
- Động tác chó úp mặt (Downward-Facing Dog Pose).
- Tư thế con thuyền (Boat Pose / Navasana).
Bên cạnh đó, để tăng cường sức khỏe cũng như cải thiện các hoạt động của gan, bạn nên thường xuyên luyện tập thể dục, đặc biệt là các bài tập dưỡng sinh, thể dục giúp lưu thông khí huyết. Bạn có thể duy trì các bài tập cơ bản như:
- Đi bộ nhanh (Brisk Walking).
- Đi xe đạp (Cycling).
- Bơi lội (Swimming).
- Nhảy dây (Jump Rope).
- Chạy bộ nhẹ (Light Jogging).
3. Những thông tin cần biết về bài tập giải độc gan
3.1. Lưu ý khi thực hiện bài tập cải thiện chức năng gan
Khi mới bắt đầu thực hiện các bài tập yoga để tăng cường các chức năng của gan, bạn cần tìm hiểu trước liệu những bài tập đó có phù hợp với bản thân hay không, nếu lựa chọn bài tập quá sức sẽ khiến cho quá trình phục hồi gan không đạt được hiệu quả tốt.
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn cần bỏ túi trước khi lựa chọn bài tập:
- Khởi động kỹ trước khi luyện tập: Khi cơ thể được làm nóng đúng cách, bạn sẽ giảm được nguy cơ chấn thương, giảm đau nhức cơ bắp.
- Tập trung vào hơi thở, thở đều và sâu sẽ giúp tăng hiệu quả của bài tập, hỗ trợ quá trình giải độc gan.
- Lắng nghe cơ thể: Nếu trong quá trình tập, bạn cảm thấy đau nhức hay khó chịu thì hãy dừng lại và điều chỉnh tư thế hoặc có thể ngưng bài tập.
- Không nên tập quá sức: Khi mới bắt đầu, bạn nên luyện tập với cường độ nhẹ, sau đó tăng dần, không nên ép buộc cơ thể ở những tư thế khó ngay từ buổi tập đầu tiên.
- Duy trì đều đặn: Cần luyện tập thường xuyên để có hiệu quả tốt nhất, bên cạnh đó, bạn cũng cần dành thời gian chờ cơ thể phục hồi.
- Thời gian luyện tập: Nên dành từ 15 đến 30 phút mỗi ngày và 3 đến 4 lần mỗi tuần để luyện tập. Cần tập trung vào các bài yoga cơ bản, nhẹ nhàng và phù hợp với thể trạng.
3.2. Điều trị nguyên nhân gây ra bệnh lý
Mặc dù tập luyện các bài tập trên sẽ mang lại nhiều lợi ích cho gan, tuy nhiên, chúng không thể thay thế việc điều trị nguyên nhân gây ra các bệnh lý về gan. Để điều trị hiệu quả các bệnh lý này, đầu tiên cần phải xác định đúng nguyên nhân gây tổn thương gan. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một vài phương pháp chẩn đoán như xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh,… để xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh lý, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
Các phương pháp điều trị trong Tây y bao gồm:
- Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc giải độc gan để kiểm soát các nguyên nhân bệnh lý liên quan.
- Điều trị ngoại khoa: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể cần thiết.
3.3. Kết hợp phương pháp khác để giúp gan tốt hơn
Bên cạnh việc tập luyện, bạn có thể kết hợp với một số phương pháp dưới đây để tăng cường hiệu quả và duy trì sức khỏe cho gan:
- Sử dụng thực phẩm giải độc gan: Để cải thiện sức khỏe gan, bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, những thực phẩm giàu chất xơ, chất chống oxy hóa như củ dền, cà rốt, nghệ, tỏi. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chiên, rán, thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều muối, rượu bia.
- Duy trì cân nặng: Bạn nên kiểm soát chế độ ăn uống của mình, luyện tập thể dục đều đặn và theo dõi chỉ số BMI để giúp duy trì mức cân nặng hợp lý, giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan.
- Tạo dựng thói quen tốt cho gan: Không nên hút thuốc lá, uống rượu bia, luôn giữ tinh thần thoải mái, uống đủ nước, ăn đúng giờ đúng bữa, đi ngủ sớm, cân bằng thời gian dành cho công việc và nghỉ ngơi, rèn luyện thể lực đều đặn, vừa sức.
- Sử dụng thảo dược Đông y giúp giải độc gan: Có thể sử dụng các loại trà thảo mộc giải độc gan như Atiso, trà Nhân trần, Trà xanh để hỗ trợ cho quá trình thải độc và tăng cường chức năng gan.
- Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe giúp giải độc, thanh nhiệt, mát gan: Bạn có thể tham khảo sản phẩm Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông để giúp thanh nhiệt, giải độc, giúp gan khỏe mạnh và phòng bệnh hiệu quả.
- Dùng thuốc đúng cách: Dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc, nhất là các loại thuốc có thể gây hại đến gan.
- Khám sức khỏe định kỳ: Bạn nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý (nếu có) và có phương pháp điều trị kịp thời.
3.4. Dấu hiệu cảnh báo gặp bác sĩ
Bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị nếu gặp một trong các triệu chứng dưới đây.
- Đau bụng dữ dội, đặc biệt ở vùng hạ sườn phải.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa kéo dài.
- Mệt mỏi, yếu đuối không rõ lý do.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Tức ngực, khó thở.
- Ra mồ hôi vào ban đêm mà nguyên nhân không phải do các yếu tố bên ngoài.
- Mề đay, mẩn đỏ ngứa, mụn nhọt kéo dài.
4. Tổng kết
Hy vọng bài viết của Dược Bình Đông đã cung cấp cho bạn những bài tập tốt cho gan đơn giản, dễ dàng thực hiện và bạn sẽ tìm được bài tập phù hợp với bản thân sau khi đọc xong bài viết này. Việc duy trì luyện tập thường xuyên, kết hợp với lối sống lành mạnh sẽ giúp cải thiện chức năng gan một cách toàn diện. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các sản phẩm bảo vệ sức khỏe gan giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan như Long Đởm Giải Độc Gan của Bình Đông vào quá trình hỗ trợ chăm sóc gan. Sản phẩm dược bào chế từ các thảo dược thiên nhiên, lành tính như Diệp hạ châu, Long đởm thảo, Nhân trần, Atiso,… có tác dụng thanh nhiệt, làm mát và giải độc gan, tăng cường chức năng gan, giảm nóng trong người, nóng gan, mụn nhọt, mẩn ngứa,…
Dược Bình Đông là thương hiệu uy tín với kinh nghiệm hơn 70 năm trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm bảo vệ sức khỏe thành phần từ thảo dược thiên nhiên. Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm của Dược Bình Đông cũng như được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn có thể liên hệ Hotline (028)39 808 808 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.