Da bị nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, hơi thở có mùi, nước tiểu sẫm màu mà không rõ nguyên nhân khiến bạn lo lắng? Nhiều người vẫn e sợ đây là những dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng, nhưng thực tế, những biểu hiện đó có thể là báo hiệu của gan đang đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Vậy gan hoạt động như thế nào? Gan thải độc lúc nào? Làm sao để bảo vệ gan hiệu quả? Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Đôi nét về vai trò và chức năng của gan
Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, đảm nhận nhiều chức năng thiết yếu, giúp duy trì sự sống. Đây cũng là cơ quan nội tạng lớn nhất, có trọng lượng khoảng 1,4kg ở người trưởng thành, chiếm 2-3% tổng trọng lượng cơ thể. Gan có màu đỏ sẫm và kết cấu mềm. Tạng này nằm dưới cơ hoành, ở vùng bụng trên bên phải, ngay bên dưới xương sườn và tiếp giáp với dạ dày, ruột.

Vị trí của gan trong cơ thể
Không chỉ đóng vai trò nội tiết và ngoại tiết, gan còn thực hiện hơn 500 nhiệm vụ khác nhau để duy trì hoạt động của cơ thể. 5 chức năng quan trọng nhất của gan bao gồm:
- Chức năng đào thải độc tố: Gan hấp thu và chuyển hóa các chất độc hại trong cơ thể thành các chất vô hại, ít độc và tan được trong nước để có thể dễ dàng loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.
- Chức năng chuyển hóa dinh dưỡng: Gan chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ thức ăn như Carbohydrate, Protein, cùng Lipid thành năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
- Chức năng dự trữ năng lượng, vitamin và khoáng chất: Lưu trữ Glycogen (đường), vitamin A, D, E, B12, sắt,… để cung cấp cho cơ thể khi cần thiết.
- Chức năng sản xuất mật: Gan tạo ra dịch mật giúp phân giải chất béo, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu các vitamin tan trong dầu.
- Chức năng tổng hợp: Gan tổng hợp các yếu tố đông máu, Globulin, Albumin, Glucose,… cho cơ thể.
Với những chức năng quan trọng trên, gan cần hoạt động liên tục để đảm bảo cơ thể duy trì sự sống. Vậy gan hoạt động như thế nào để đảm nhận tốt những nhiệm vụ này? Hãy cùng tìm hiểu tiếp cơ chế vận hành của gan.
2. Nguyên lý hoạt động của gan
Tế bào gan là đơn vị chức năng quan trọng tạo nên mô gan, trong đó chứa nhiều kênh dẫn máu và đường dẫn mật. Máu từ hệ tiêu hóa chảy qua tĩnh mạch cửa vào gan, chứa các chất dinh dưỡng, oxy, đồng thời mang theo các chất độc hại trong thực phẩm, thuốc và môi trường.
Khi máu tới gan, gan sẽ tiến hành xử lý, chuyển hóa, dự trữ hoặc đào thải các chất trước khi đưa máu trở lại hệ tuần hoàn chung. Nhờ cơ chế này, các độc tố như rượu, kim loại nặng, sản phẩm phụ của thuốc được loại bỏ, giúp cơ thể duy trì trạng thái khỏe mạnh.

Gan giữ vai trò quan trọng giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể
Dưới đây là ba quá trình chuyển hóa chính mà gan thực hiện liên tục để duy trì hoạt động sống:
- Chuyển hóa Lipid: Gan chuyển hóa Lipid (chất béo) thành năng lượng phục vụ cho hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, gan sản xuất mật, một dịch tiêu hóa quan trọng giúp nhũ tương hóa chất béo, tạo điều kiện thuận lợi để ruột hấp thụ các Acid béo và vitamin tan trong dầu.
- Chuyển hóa Carbohydrate: Khi lượng đường trong máu tăng cao, gan loại bỏ Glucose dư thừa bằng cách chuyển chúng thành Glycogen để dự trữ. Ngược lại, khi lượng đường trong máu giảm, gan phân giải Glycogen thành Glucose và đưa vào máu để duy trì mức đường huyết ổn định.
- Chuyển hóa Protein: Gan tham gia chuyển hóa Acid amin thành chất béo và Carbohydrate khi cần thiết. Tuy nhiên, quá trình này tạo ra Amoniac, một chất độc hại. Lúc này, gan nhanh chóng biến đổi amoniac thành urê, sau đó thận sẽ đào thải ra ngoài qua nước tiểu, giúp cơ thể tránh bị nhiễm độc.
3. Cơ chế hoạt động của quá trình gan thải độc
Quá trình thải độc gan giúp cơ thể loại bỏ các độc chất có hại từ thực phẩm, thuốc men và môi trường, ngăn ngừa tích tụ độc tố gây hại cho sức khỏe. Nếu gan hoạt động kém hiệu quả, độc tố có thể tồn đọng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan, suy giảm miễn dịch và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Vì vậy, chúng ta cần nắm rõ thời gian, cơ chế hoạt động của quá trình này để không làm cản trở, gia tăng áp lực cho hoạt động của gan.
3.1. Gan thải độc khi nào?
Gan liên tục thực hiện chức năng thanh lọc và đào thải độc tố suốt ngày đêm, nhưng thời gian gan thải độc tập trung vào khoảng 23 giờ đêm – 5 giờ sáng. Đây là thời điểm cơ thể bước vào trạng thái nghỉ ngơi, giúp gan tập trung tối đa vào việc lọc máu, loại bỏ độc tố, tái tạo tế bào mới.
Vậy, trong khoảng thời gian 23 giờ đêm – 5 giờ sáng, gan hoạt động theo cơ chế nào để tối ưu hóa quá trình thải độc? Việc nắm rõ cơ chế của chu kỳ gan thải độc giúp bạn xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, tối ưu hóa chức năng gan và nâng cao chất lượng cuộc sống. Sau đây là khung thời gian vàng thải độc của gan:
- 23h – 1h sáng: Gan bắt đầu hoạt động mạnh mẽ để thải độc và phân loại chất độc hại trong máu.
- 1h – 3h sáng: Gan thực hiện quá trình thanh lọc máu và loại bỏ các độc tố tích tụ trong ngày.
3h – 05h sáng: Gan hoàn thiện quá trình thải độc và tái tạo tế bào gan mới. Sau đó, các độc tố được chuyển đến hệ bài tiết (phân, nước tiểu, mồ hôi) để đào thải ra khỏi cơ thể.
Như vậy, để hỗ trợ gan hoạt động tốt nhất trong khung giờ này, bạn nên duy trì thói quen ngủ trước 23h, tránh ăn khuya, đồng thời hạn chế rượu bia. Tìm hiểu thêm những thói quen giúp bảo vệ gan ở phần 4.2

Duy trì thói quen ngủ sớm để tốt cho gan
3.2. Gan thải độc qua đường nào?
Dựa trên nguyên lý hoạt động và cơ chế giải độc, gan đóng vai trò trung tâm trong việc chuyển hóa cũng như loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Sau khi xử lý, các chất này sẽ được đào thải qua những con đường chính:
- Đường mật – qua phân: Mật là một loại chất lỏng giúp tiêu hóa chất béo, loại bỏ các chất độc không tan trong nước. Mật được sản xuất tại gan và được dự trữ tại túi mật. Mật được dẫn vào ruột non, cuối cùng được đào thải ra ngoài cơ thể qua phân.
- Đường thận – qua nước tiểu: Sau khi được gan chuyển hóa, một số độc tố liên hợp đủ nhỏ để được thận lọc và bài tiết qua nước tiểu.
- Bên cạnh đó, phổi, hơi thở, da, mồ hôi cũng hỗ trợ hoạt động thải độc của gan.
3.3. Dấu hiệu gan đang thải độc
Khi gan hoạt động để loại bỏ độc tố, một số biểu hiện tạm thời có thể xuất hiện do quá trình thanh lọc, cho thấy chức năng gan đang làm việc hiệu quả và giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.
Vậy gan thải độc sẽ có những dấu hiệu như thế nào? Một vài dấu hiệu dưới đây có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, lo lắng, nhưng đây lại là phản ứng tự nhiên của cơ thể trong giai đoạn loại bỏ độc tố.
- Xì hơi thường xuyên.
- Những cơn đau ở vùng bụng dễ chịu hơn.
- Da dẻ nổi mụn, xỉn màu, nhưng sau đó trở nên mịn màng hơn, giảm thô ráp, ít mụn nhọt.
- Ăn uống ngon miệng, ngủ ngon và ngủ sâu giấc hơn.
- Giảm cân.
- Tâm lý thoải mái, lạc quan và tích cực hơn.
- Tiêu chảy hoặc đi tiểu nhiều, nước tiểu và phân có màu đậm.

Da sẽ bị nổi mụn, xỉn màu trong thời gian gan thải độc
4. Khi nào cần thải độc và phương pháp bảo vệ gan
4.1. Khi nào cần thải độc gan?
Trong nhịp sống hiện đại, gan phải chịu nhiều tác động tiêu cực từ môi trường ô nhiễm, chế độ ăn uống kém lành mạnh và thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Những yếu tố này có thể làm suy giảm chức năng gan, gây tích tụ độc tố cho cơ thể. Đừng để gan chịu áp lực quá tải nữa! Hãy tìm hiểu những nguyên nhân khiến gan nhiễm độc cùng cách bảo vệ lá gan khỏe mạnh ngay!

Nhiều yếu tố làm tăng áp lực và tăng độc tố cho gan
Khi lượng độc tố quá lớn, cơ thể không đủ khả năng để thanh lọc kịp thời, điều này có thể dẫn đến tình trạng gan bị nóng, khi kéo dài dẫn đến suy yếu gan, suy giảm chức năng thải độc. Gan thải độc kém hơn còn kéo theo sự giảm sút hoạt động của nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Dấu hiệu gan bị nóng mà bạn cần lưu ý:
- Hơi thở có mùi.
- Mẩn ngứa, nổi mề đay, mụn nhọt.
- Nước tiểu sẫm màu.
- Màu phân thay đổi.

Nước tiểu sẫm màu là dấu hiệu cần lưu ý khi bị nóng gan, đồng thời là dấu hiệu gan thải độc
Nếu các dấu hiệu trên kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng dưới đây, bạn nên đến thăm khám bác sĩ ngay để được kiểm tra và có giải pháp điều trị kịp thời:
- Nước tiểu sẫm màu kéo dài.
- Bệnh vàng da, vàng mắt nhẹ.
- Đau tức vùng hạ sườn phải.
- Chán ăn, mệt mỏi kéo dài.
- Dấu sao mạch trên da.
- Trướng bụng.
4.2. Thói quen tốt giúp thải độc tự nhiên, bảo vệ lá gan khỏe mạnh
Một lối sống lành mạnh giúp giảm áp lực lên gan, cải thiện khả năng thải độc và tái tạo tế bào gan, từ đó duy trì chức năng gan ổn định. Những thói quen có lợi cho gan bao gồm:
- Duy trì chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên thực phẩm tự nhiên như ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, trái cây, Protein và chất béo lành mạnh. Xem thêm các loại thực phẩm giải độc gan.
- Uống đủ nước với trung bình 2 lít nước/ngày. Xem thêm tác hại khi uống ít nước
- Hạn chế những sử dụng những thực phẩm gây nóng trong người như: thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, đồ chiên rán.
- Thói quen tốt cho gan như hạn chế uống rượu bia tối đa, không hút thuốc lá, uống đủ nước, ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc, không thức quá khuya, hạn chế căng thẳng, cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, đồng thời rèn luyện thể lực đều đặn, vừa sức để hỗ trợ sức khỏe gan.
- Thường xuyên tập thể dục ở mức tối thiểu là 150 phút ở mức độ vừa phải hoặc 75 phút với cường độ cao mỗi tuần.
- Duy trì cân nặng cơ thể bình thường theo chỉ số BMI (18 – 25).
- Sử dụng thuốc đúng cách theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thực phẩm chức năng hoặc các loại thuốc sử dụng trong điều trị các bệnh lý.
- Thăm khám định kỳ, đặc biệt người có tiền sử gia đình mắc bệnh gan.

Những lưu ý cho lá gan khỏe mạnh
Tìm hiểu thêm các cách giúp detox giải độc gan
4.3. Chẩn đoán các vấn đề về gan
Gan có thể bị tổn thương mà không biểu hiện triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu. Hiện nay, có nhiều phương pháp chẩn đoán giúp đánh giá sức khỏe gan một cách chính xác, hỗ trợ bác sĩ trong việc phát hiện sớm các bệnh lý. Các phương pháp chẩn đoán gồm:
- Xét nghiệm máu – kiểm tra mức độ men gan trong máu. Nếu nằm ở mức cao, đây sẽ là bằng chứng của tổn thương gan.
- Siêu âm gan – Với các sóng siêu âm, hình dạng và cấu trúc của gan được thể hiện, giúp bác sĩ tìm thấy các bất thường một cách sớm nhất, ngay khi chưa có biểu hiện.
- Sinh thiết gan – Đối với những tổn thương gan không thể giải thích được bằng các xét nghiệm thông thường hay các chẩn đoán có ý nghĩa tiên lượng, sinh thiết gan để quan sát tế bào gan dưới kính hiển vi là có chỉ định.

Kiểm tra gan để có phương án điều trị tốt nhất
5. Những điểm quan trọng về vai trò và hoạt động của gan
Qua bài viết này, hi vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về khái niệm Gan là gì, vai trò của gan đối với cơ thể. Đồng thời, làm rõ được cơ chế gan thải độc khi nào, qua đường nào kèm những thói quen chính giúp gan luôn khỏe mạnh.
Là cơ quan trung tâm trong quá trình chuyển hóa và thải độc, gan giúp loại bỏ các chất độc hại, duy trì sự cân bằng nội môi, đồng thời hỗ trợ hoạt động của nhiều cơ quan khác. Chức năng này diễn ra liên tục suốt cả ngày đêm, đặc biệt đạt hiệu quả cao nhất từ 23h đến 5h sáng, khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi. Độc tố được gan đào thải chủ yếu qua bốn con đường: đường mật (phân), thận (nước tiểu), hô hấp (hơi thở) và da (mồ hôi).
Tuy nhiên, nếu bạn gặp các dấu hiệu như mụn nhọt, nổi mẩn ngứa, hơi thở có mùi, tiêu hóa kém, nóng trong người do thói quen sinh hoạt, thì việc tìm kiếm một giải pháp từ thảo dược thiên nhiên rất tốt để giúp cơ thể thanh nhiệt, mát gan và duy trì lá gan khỏe mạnh. Một trong những giải pháp đó là sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe gan Long Đởm Giải Độc Gan của Dược Bình Đông; sản phẩm được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên, lành tính như Diệp hạ châu, Long đởm thảo, Nhân trần, Atiso,… có tác dụng thanh nhiệt, mát gan và giải độc gan, tăng cường chức năng gan, giảm nóng trong người, giảm mụn nhọt, mẩn ngứa.

Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông
Để có thêm thông tin về các sản phẩm của Dược Bình Đông và được tư vấn về các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là Long Đởm Giải Độc Gan của Bình Đông, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 028.39.808.808.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
6. Câu hỏi thường gặp
Trả lời: Gan sẽ tiến hành công tác xử lý, thay đổi, đào thải chất độc ra ngoài qua hệ thống bài tiết như đại tràng hoặc thận. Nhờ đó, các chất độc hại như rượu, sản phẩm phụ từ việc phân hủy thuốc sẽ được tống ra khỏi cơ thể. Mặc dù, gan tiến hành đào thải độc tố mỗi ngày, nhưng để gan không bị quá tải thì bạn nên hạn chế chế rượu bia hoặc những thực phẩm gây hại cho gan.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia về sức khỏe, ngoài việc giải độc ra thì hầu hết mọi quá trình trao đổi chất trong cơ thể tuyệt đối không thể vắng mặt lá gan, cụ thể như sau:
- Chuyển hoá chất béo: Với chất béo, gan sẽ phân huỷ chất béo và tạo ra năng lượng. Đồng thời, gan còn sản xuất được từ 800 – 1.000ml mật/ngày, chuyển chúng tới ống mật chính thông qua những ống dẫn nhỏ. Ngoài ra, ống dẫn mật sẽ đưa mật tới tá tràng ở ruột non giúp phân huỷ cũng như hấp thụ chất béo.
- Chuyển hoá carbonhydrate: Khi lượng đường trong máu tăng, gan sẽ giữ nhiệm vụ loại bỏ glucose huyết và lưu trữ dưới dạng glycogen. Trong khi đó nếu lượng đường trong máu ở mức thấp, gan sẽ phá vỡ glycogen và giải phóng đường vào trong máu.
- Chuyển hoá protein: Những axit amin có trong thức ăn được đưa vào cơ thể sẽ được gan biến đổi trở thành chất béo hoặc carbohydrate. Quá trình này sẽ sản sinh ra một chất độc hại là amoniac. Tuy nhiên, gan sẽ hoạt động để biến nó thành ure có lượng độc tố thấp hơn rất nhiều và thải ure vào trong máu, chuyển sang cho thận và theo nước tiểu đi ra ngoài cơ thể.
Trả lời: Trong cơ thể, gan thường tiến hành thải độc ở khoảng thời gian từ 23 – 5 giờ sáng. Bởi vậy, bạn nên đi ngủ sớm trước 23 giờ và ngủ đủ giấc từ 23 – 5 giờ sáng để đảm bảo cơ thể hoạt động tốt nhất vào hôm sau. Điều này cũng giúp hạn chế xuất hiện tình trạng nóng trong người do gan bị suy yếu gây ra. Việc sử dụng thuốc mát gan vào lúc này cũng không phải là biện pháp dứt tối ưu. Một chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ giứ đúng nhịp sinh học cho gan.