Tai mũi họng là một trong những nhóm bệnh lý thường gặp ở trẻ em và người lớn. Một số yếu tố dẫn đến bệnh tai mũi họng có thể là do thời tiết, khí hậu thay đổi, khói bụi, môi trường ô nhiễm,… Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu một số nét chính về bệnh tai mũi họng, nguyên nhân dẫn đến bệnh cũng như cách chẩn đoán và điều trị hoặc phòng ngừa.
1. Đôi nét về bệnh tai mũi họng
Tai – mũi – họng là 3 hệ cơ quan thông trực tiếp với nhau như các xoang thông với mũi, mũi họng thông với tai, xương chũm thông với vòi nhĩ. Ở đây, lớp niêm mạc được hệ thống mạch máu và thần kinh phong phú chi phối. Vì vậy, các bệnh tai mũi họng chủ yếu là bệnh lý của niêm mạc, dễ bị tái phát, nhất là ở người có cơ địa dễ bị dị ứng, trẻ em…
Cấu tạo của tai – mũi – họng là các hốc thông với nhau cũng như thông với bên ngoài. Vì thế, bệnh tai mũi họng không phải là bệnh lý của từng bộ phận, mà ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận khác. Viêm họng hạt có thể gây ra viêm tấy mũi, viêm thanh quản; viêm họng – mũi có thể gây viêm xoang mũi.
Bệnh tai – mũi – họng rất nguy hiểm nếu không được điều trị dứt điểm thì bệnh có thể chuyển sang mãn tính và dễ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm:
- Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh bị viêm mũi họng thì trong đờm, dãi, nước mũi,… thường bị nhiễm khuẩn, khi nuốt vào sẽ gây rối loạn tiêu hoá. 70% trẻ bị viêm tai giữa kèm rối loạn tiêu hóa là do phản xạ Rey (phản xạ thần kinh tai – ruột).
- Ổ viêm tiềm tàng: Khi người bệnh mắc viêm amidan mãn tính thì chính amidan trở thành một ổ viêm tiềm tàng. Bệnh thường xuyên tái phát lại và khi gặp các điều kiện thuận lợi sẽ gây ra các bệnh như tim, viêm cầu thận, viêm đa khớp,…
- Nhiễm trùng ổ mắt: Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng của viêm xoang đe dọa đến thị lực, thậm chí là cả tính mạng của người bệnh.
- Tắc đường thở: Vì tai mũi họng là cửa ngõ của đường thở, nên khi các bộ phận này gặp vấn đề sẽ gây tắc thở nhanh chóng.
2. Triệu chứng thường gặp của bệnh tai mũi họng
Sau đây là một số triệu chứng thường gặp của bệnh tai mũi họng:
- Đau tai: Triệu chứng phổ biến nhất khi mắc các bệnh về tai.
- Chảy mủ tai: Triệu chứng thường gặp khi người bệnh bị viêm tai giữa mãn tính hoặc viêm tai giữa cấp tính ở giai đoạn vỡ mủ.
- Ù tai: Xuất hiện khi tai mắc một số bệnh lý như viêm tai giữa cấp, mãn tính; viêm tắc vòi nhĩ;… hoặc do các yếu tố bên ngoài như dị vật, quá nhiều ráy tai,…
- Nghẹt, tắc mũi: Thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Viêm V.A, dị vật trong mũi hay viêm mũi xoang,… thường là các nguyên nhân gây ra triệu chứng nghẹt, tắc mũi ở trẻ em. Còn ở người lớn, triệu chứng này thường gặp ở các bệnh như viêm xoang, vẹo vách ngắn, polyp mũi, hay do các khối u mũi xoang và vòm họng,…
- Chảy nước mũi: Triệu chứng của bệnh lý mũi xoang như viêm mũi, viêm xoang, khối u vùng mũi xoang và chấn thương mũi – xoang – hàm,…; có thể chảy nước mũi trong hoặc nhầy mủ hoặc chảy máu mũi,…
- Đau rát họng: Thường gặp ở người bệnh bị viêm họng và viêm amidan, thành sau họng bị áp xe hay xuất hiện dị vật họng.
- Nuốt vướng: Triệu chứng của nhiều bệnh lý về họng – thanh quản nguy hiểm như viêm amidan, viêm họng – thanh quản, thậm chí là ung thư thanh quản, ung thư vòm họng,…
- Ngứa họng: Thường gặp ở người bệnh bị viêm mũi – họng dị ứng hay viêm họng mãn tính; cũng có thể do chế độ ăn uống, hay môi trường bụi bẩn khiến niêm mạc họng bị kích ứng dẫn đến sự ngứa ngáy khó chịu.
3. Bệnh lý thường gặp dẫn đến bệnh tai mũi họng
Một số bệnh lý thường gặp của nhóm bệnh tai mũi họng là viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa. Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu chi tiết từng bệnh và nguyên nhân gây ra bệnh nhé.
3.1. Viêm xoang
Bệnh viêm xoang là tình trạng niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi bị viêm. Nguyên nhân gây ra thường là do nhiễm khuẩn, nhiễm virus, dị ứng hoặc nấm.
Viêm xoang được chia thành cấp tính và mãn tính. Trong đó, viêm xoang mãn tính nguy hiểm và tái phát nhanh hơn so với cấp tính.
3.2. Viêm mũi dị ứng
Một trong những bệnh tai mũi họng không để lại hậu quả quá nghiêm trọng nhưng gây khó chịu nhất cho người bệnh là viêm mũi dị ứng. Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh này chính là môi trường, thời tiết, nấm mốc hay do chính cơ địa người bệnh,…
Viêm mũi dị ứng kéo dài sẽ tiến triển thành mãn tính và dẫn đến một số biến chứng như: loạn khứu giác, ngủ ngáy do nghẹt mũi,… Bệnh này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
3.3. Viêm họng
Viêm họng là bệnh tai mũi họng hay gặp nhất. Viêm họng được chia làm 3 loại chính: viêm họng đỏ, viêm họng trắng và viêm họng loét. Nguyên nhân dẫn đến viêm họng chính là: thời tiết giao mùa (nhất là khi trời trở lạnh); nhiễm virus, vi khuẩn; sức đề kháng kém hay do khói bụi môi trường…
Một số triệu chứng viêm họng có thể kể đến như niêm mạc họng và amidan viêm đỏ, khát nước, đau rát họng, sốt, ớn lạnh,…
3.4. Viêm amidan
Viêm amidan có thể gặp ở rất nhiều độ tuổi, trong đó trẻ em và thanh thiếu niên là nhóm đối tượng hay mắc bệnh nhất. Sự tấn công của virus, vi khuẩn gây bệnh chính là nguyên nhân thường gặp khiến amidan bị viêm.
Viêm amidan được chia thành giai đoạn cấp tính và viêm amidan mãn tính, trong đó triệu chứng phổ biến là đau họng, chảy nước mũi, sốt, vùng họng bị viêm đỏ, sưng lớn 2 bên amidan,… Khi bệnh tiến triển thành mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần trong năm thì amidan có thể sưng to đến mức cản trở đường thở, ăn uống và gây nhiều biến chứng khác.
3.5. Viêm tai giữa
Viêm tai giữa có một số triệu chứng điển hình như đau tai, đau nhức đầu, sốt cao, tiêu chảy, kém nhạy cảm với âm thanh,… Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe. Trong đó, biến chứng nghiêm trọng nhất chính là gây thủng màng nhĩ khiến người bệnh mất thính lực hoàn toàn.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tai mũi họng rất đa dạng, có thể do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm,… Một số vi khuẩn gây viêm tai giữa thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Pseudomonas aeruginosa và Moraxella catarrhalis. Virus hợp bào hô hấp (RSV) và một số loại gây ra cảm lạnh thông thường cũng là nguyên nhân gây viêm tai giữa. Đối với trẻ em viêm tai giữa thường xuất hiện ở thời điểm giao mùa sang thu khoảng tháng 9 – 10.
4. Phương pháp chẩn đoán & điều trị bệnh tai mũi họng
Khi đến phòng khám chuyên Khoa tai mũi họng bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh và kết quả khám để đưa ra chẩn đoán, phương pháp điều trị phù hợp cho từng người bệnh.
4.1. Phương pháp chẩn đoán
Bệnh tai mũi họng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến não, màng não, mạch máu và các dây thần kinh. Vì thế, việc chẩn đoán và điều trị bệnh tai mũi họng là rất quan trọng. Khi người bệnh đến thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi tiền sử bệnh, thuốc đang sử dụng cũng như các triệu chứng đang mắc phải.
Sau khi thăm hỏi xong, bác sĩ tiến hành kiểm tra mặt, tai, họng, mũi và cổ. Tùy theo tình trạng của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số phương pháp như:
- Một số xét nghiệm cận lâm sàng: Xét nghiệm máu; phết dịch mũi, họng,…
- Nội soi tai mũi họng: Tai mũi họng là nhóm cơ quan có nhiều hốc nhỏ, nằm sâu, tạo nên cấu trúc vô cùng đặc biệt nên mắt thường khó có thể quan sát. Vì thế, phương pháp nội soi tai mũi họng thu được những hình ảnh thực tế để bác sĩ phân tích, đánh giá và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
- Kiểm tra thính lực: Đo các yếu tố như thính lực đơn âm, phản xạ cơ bàn đạp, nhĩ lượng,…
- Chụp X-quang: Phương pháp này hỗ trợ bác sĩ quan sát những bất thường bên trong của tai mũi họng, mà thăm khám bình thường không quan sát được.
- Chụp CT (cắt lớp vi tính), Chụp MRI (cộng hưởng từ)…
4.2. Phương pháp điều trị bệnh tai mũi họng
Bênh tai mũi họng là bệnh lý phổ biến ở Việt Nam. Chính vì thế, các phương pháp điều trị kịp thời nhóm bệnh này rất được quan tâm.
4.2.1. Phương pháp Tây y
Nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về tai mũi họng thường là do nhiễm virus, vi khuẩn, nấm hoặc do tác nhân dị ứng,… Vì thế tùy vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp.
- Nếu tác nhân gây bệnh là virus, bác sĩ điều trị triệu chứng và tăng cường miễn dịch, chỉ dùng kháng sinh nếu có bội nhiễm xảy ra.
- Nếu vi khuẩn là tác nhân gây bệnh với các triệu chứng nặng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh từ sớm tránh để bệnh kéo dài dẫn đến biến chứng nặng hơn.
- Nếu nguyên nhân do dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số nhóm thuốc như thuốc kháng Histamin, thuốc kháng sinh khi có bội nhiễm, thuốc chống viêm,…
- Bác sĩ thường kê cùng với kháng sinh một số loại thuốc như thuốc giảm ho, thuốc chống viêm, tiêu sưng,…
Bên cạnh những biện pháp trên, đốt laser CO2 là liệu pháp hỗ trợ nhanh, hiệu quả được bác sĩ chỉ định. Đốt laser CO2 được ứng dụng trong điều trị viêm amidan, khối u,… giúp phần da, niêm mạc cần loại bỏ bóc tách ra khỏi bề mặt và cầm máu nhanh chóng.
4.2.2. Phương pháp Đông y
Trong Đông y, bệnh tai mũi họng không hẳn là bệnh của cơ quan đó. Bệnh có thể do tạng phủ và kinh mạch có liên quan gây nên. Cụ thể, các bệnh tai mũi họng liên quan đến sự mất cân bằng nội tạng (Tâm, Can, Tỳ, Thận, Phế) hoặc mất cân bằng âm dương khí huyết hoặc cảm mạo nhiễm độc từ bên ngoài làm tổn thương cơ thể,…
Bệnh về tai
Trong Đông y, Thận khai khiếu ra tai; kinh thiếu dương tam tiêu và đởm đều vào tai. Vì thế, bệnh lý ở tai liên quan đến các tạng, phủ là Thận, Can, Đởm và Tam Tiêu. Bệnh về tai chia thành cấp tính và mãn tính với nguyên nhân, triệu chứng khác nhau:
- Các bệnh cấp tính ở tai phần lớn là do thực nhiệt ở can đởm, tam tiêu nên cách điều trị chung là thanh nhiệt cho can đởm.
- Các bệnh mãn tính phần lớn là do hư nhiệt ở thận gây ra, cách điều trị chung chủ yếu là bồi bổ thận âm giáng hư hỏa.
- Các triệu chứng khác của các bệnh về tai thường gặp như đau nhức, sưng tấy, chảy mủ, ù tai, điếc tai… Vì vậy, bên cạnh các phương pháp điều trị hợp lý như thuốc sắc uống, nên kết hợp với thuốc bôi ngoài da.
- Trong một số bệnh như điếc tai, ù tai,… người bệnh cũng có thể thử phương pháp châm cứu.
Bệnh về mũi
Mũi thông qua kinh lạc tạo ra mối quan hệ với các tạng phủ và đặc biệt chặt chẽ với Phế, Thận, Tỳ và Đởm. Khi cơ thể bị tà khí bên ngoài xâm nhập và cơ thể bên trong bị suy yếu bạn sẽ dễ bị bệnh về mũi. Dựa trên lý thuyết này, kết hợp với các triệu chứng của người bệnh, các bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp dùng thuốc tương ứng cho các bệnh mãn tính và cấp tính khác nhau.
Ngoài thuốc uống còn có thể kết hợp với thuốc dùng ngoài như thuốc xông mũi, nhỏ mũi, xông hoặc châm cứu… cũng đã được chứng minh là có hiệu quả.
Bệnh về hầu họng
Họng có quan hệ mật thiết với các phủ tạng của toàn cơ thể, đặc biệt là Phế, Tỳ, Vị, Thận, Can. Các bệnh vùng hầu họng xuất hiện phần lớn liên quan đến rối loạn chức năng sinh lý của phủ tạng này. Đồng thời, nguyên nhân gây bệnh cũng có thể kết hợp với tác nhân gây bệnh bên ngoài.
Tùy theo căn nguyên mà triệu chứng cũng khác nhau nhưng nhìn chung các bệnh vùng hầu họng thường có hội chứng nhiệt. Tùy từng loại bệnh sẽ có cách điều trị phù hợp.
5. Phòng ngừa và lối sống lành mạnh để bảo vệ tai mũi họng
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa giúp tránh khỏi bệnh tai mũi họng:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn là biện pháp hữu hiệu để phòng các bệnh về đường hô hấp, tai mũi họng, tay chân miệng, tiêu chảy… Hoặc bạn có thể sử dụng nước rửa tay khô tức cũng có tác dụng tương tự.
- Môi trường ô nhiễm, khói bụi, khói xe, khói thuốc lá cũng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường hô hấp và tai mũi họng. Vì vậy, chúng ta cần tránh khói bụi, khói xe, không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá.
- Thường xuyên uống nước lạnh cũng là nguyên nhân gây viêm họng và ho, nhất là trẻ nhỏ càng nên tránh uống đồ quá lạnh.
- Khí hậu Việt Nam nhiệt đới gió mùa luôn là nỗi lo của các bậc cha mẹ, trẻ dễ mắc các bệnh về tai mũi họng khi thời tiết chuyển mùa. Khi thời tiết chuyển lạnh, cha mẹ cần chú ý giữ ấm cho trẻ để tránh bị cảm lạnh, nhiễm trùng.
- Chế độ ăn phải đảm bảo cân đối, cung cấp đầy đủ các thực phẩm đủ chất dinh dưỡng cho phổi như: thịt, cá, trứng, rau xanh…bổ sung thêm các món ăn tốt cho phổi và cung cấp đủ nước cho cơ thể.
- Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, giữ cho nhà ở thông thoáng, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như quần áo bẩn. …
- Tập thể dục là biện pháp hữu hiệu, ngoài việc giúp đào thải năng lượng dư thừa còn giúp nâng cao vóc dáng và sức đề kháng của cơ thể.
Không phải tất cả các bệnh tai mũi họng đều có thể ngăn ngừa được, làm theo những lời khuyên này mỗi ngày có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của của cơ thể. Khi bản thân hoặc người thân có các biểu hiện bất thường như sốt, ho, đau họng, nhức đầu, đau tai, sổ mũi… cần đến ngay bệnh viện để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng kéo dài và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Mời bạn xem thêm: Các loại thuốc bổ phổi mang lại hiệu quả lâu dài – bền vững
6. Tổng kết
Bệnh tai mũi họng là bệnh lý thường xuất hiện cả người lớn và trẻ em. Nếu bệnh không được phát hiện kịp thời và điều trị dứt điểm có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như tắc đường thở, nhiễm trùng ổ mắt,… Vì thế, việc nắm được những kiến thức cần thiết về bệnh cũng như các phòng ngừa/điều trị là điều rất quan trọng. Trong bài viết này, Dược Bình Đông vừa chia sẻ một số thông tin chính về một số bệnh tai mũi họng thường gặp, nguyên nhân, cách chẩn đoán điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả. Bệnh tai mũi họng có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nếu không được điều trị kịp thời, vì vậy việc phòng bệnh lúc nào cũng được ưu tiên hơn.
Tạng Phế là một trong những tạng phủ có mối liên hệ mật thiết đến bệnh Tai mũi họng. Khi Phế hư sẽ dẫn gây ra tình trạng ngứa họng, ho, đau rát họng,.. Vì vậy, để duy trì sức khỏe tốt và cải thiện các triệu chứng này, việc bổ phổi là điều rất quan trọng. Sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi với 9 thảo dược tự nhiên an toàn lành tính: 5.6g Thiên Môn Đông, 5.6g Trần Bì, 2.8g Gừng, 8.4g Bạc Hà, 8.4g Bách Bộ, 5.6g Bình Vôi, 2.8g Kinh Giới, 5.6g Tang Bạch Bì và 2.8g Atiso. Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông là một sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi giúp bổ phổi, giảm ho hiệu quả và hỗ trợ giảm các triệu chứng ho, ho liên tục nhiều ngày, ho ban đêm, ngứa họng, đau rát họng,…
Ngoài ra, việc bồi bổ và nâng cao thể trạng, tăng cường đề kháng để phòng ngừa bệnh hiệu quả cũng đáng được quan tâm, bạn có thể tham khảo Bát Tiên Bình Đông. Sản phẩm này của công ty Dược Bình Đông, với sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược tự nhiên an toàn và lành tính: 14g Lạc Tiên, 12g Thục Địa, 8.4g Bạch Phục Linh, 8,4g Mẫu Đơn Bì, 5.6g Hoài Sơn, 5.6g Mạch Môn, 5.6g Ngũ Vị Tử, 5.6g Hoàng Tinh, 2.8g Phòng Đảng Sâm, 2.8g Sơn Thù Du giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và từ đó giúp cơ thể chống lại các bệnh tai mũi họng hiệu quả.
Nếu bạn đọc quan tâm bất kỳ sản phẩm nào của Dược Bình Đông, vui lòng liên hệ qua hotline (028)39 808 808 để nhận được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng nhất.