Tìm kiếm

Thông tin chi tiết về bệnh viêm mũi dị ứng và cách điều trị hiệu quả

Hình ảnh người phụ nữ bị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý quen thuộc ở Việt Nam cũng như rất nhiều nước khác trên thế giới. Theo thống kế, tỷ lệ người mắc viêm mũi xoang chiếm 32.2% các bệnh tai mũi họng nói chung. Cùng Dược Bình Đông tìm hiểu về đặc điểm, triệu chứng, nguyên nhân, cách chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng trong bài viết này nhé. 

1. Đôi nét về viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là tình trạng kích ứng và viêm mũi không phải do virus hay vi khuẩn mà do các yếu tố môi trường như phấn hoa, khói bụi, lông động vật, mạt nhà, bướm,… Theo thống kê của Học viện Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch Hoa Kỳ (AAAAI) có khoảng 10-30% dân số thế giới bị viêm mũi dị ứng. 

Phân loại viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng có thể được chia thành 2 dạng chính là: 

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa (có chu kỳ): Còn được gọi là viêm mũi xoang thời tiết, thường xảy ra vào những thời điểm nhất định trong năm.
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm (không có chu kỳ): Tình trạng mũi bị kích ứng và viêm mỗi khi gặp bất kỳ yếu tố gây dị ứng nào.
Hình ảnh người phụ nữ bị sổ mũi
Viêm mũi dị ứng là tình trạng kích ứng và viêm mũi thường do các yếu tố môi trường gây ra

Ảnh hưởng của viêm mũi dị ứng tới sức khỏe và đời sống

Viêm mũi xoang không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sẽ khiến niêm mạc mũi bị thoái hóa, phù nề dẫn đến ngạt mũi; cuốn mũi phát triển quá mức, xen kẽ thoái hóa polyp; viêm loét vùng tiền đình mũi; viêm phế quản, viêm họng; viêm tai giữa; viêm xoang. Trong đó, biến chứng viêm phế quản ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến bệnh viêm phổi, suy hô hấp hay thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. 

2. Triệu chứng viêm mũi dị ứng

Các triệu chứng viêm mũi xoang thường xuất hiện trong vài khoảnh khắc ngắn trong ngày hoặc kéo dài từ vài ngày đến một tuần rồi tự khỏi. 

2.1. Một số triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng

Các triệu chứng của viêm mũi xoang được chia thành hai nhóm: 

Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng có chu kỳ: 

  • Thường xuất hiện vào đầu mùa lạnh hoặc mùa nóng
  • Ngứa mũi, hắt hơi liên tục
  • Mắt đỏ, ngứa, chảy nước mắt
  • Nước mũi nhiều có đờm trong.
  • Cảm giác nóng rát kết mạc, mũi họng
  • Buồn ngủ, mệt mỏi, nhức đầu
  • Các triệu chứng này có thể kéo dài vài ngày đến 1 tuần rồi biến mất, và cứ đến khoảng thời gian này bệnh lại tái phát, có khi kéo dài nhiều năm dẫn đến niêm mạc mũi bị thoái hóa, phù nề, phì đại cuốn mũi, nghẹt mũi,…

Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng không có chu kỳ: 

  • Chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mũi sau khi ngủ dậy, giảm dần trong ngày nhưng lại tái phát khi tiếp xúc với môi trường khói bụi, lạnh.
  • Nước mũi lúc đầu trong suốt, sau đặc dần và chảy thành từng đợt, trường hợp nặng có thể hắt hơi liên tục trong nhiều giờ khiến dịch tiết đọng lại ở vòm họng, bệnh nhân thường xuyên phải khạc nhổ gây tổn thương niêm mạc mũi họng.
  • Người bệnh thường xuyên phải thở bằng miệng do nghẹt mũi nên dễ bị viêm họng, viêm thanh quản.
Hình ảnh người phụ nữ bị viêm mũi dị ứng
Viêm mũi xoang có một số triệu chứng tương tự như cảm cúm: hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi,…

2.2. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ

Nếu khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng, các triệu chứng chỉ xuất hiện tại một vài khoảnh khắc trong ngày, không gây ảnh hưởng đến ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt. Người bệnh có thể tự thực hiện việc vệ sinh mũi ngay tại nhà. Tuy nhiên, khi các triệu chứng lặp lại liên tục trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất. 

Bạn cần đến bệnh viện ngay nếu có các triệu chứng nghiêm trọng sau: ngạt mũi, sưng, đau ở các hốc mũi; triệu chứng hotriệu chứng sốt dữ dội; trẻ ăn uống kém hoặc bỏ ăn; sụt cân, mất ngủ; phản ứng dị ứng nghiêm trọng như khó thở, phù nề,…

3. Nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là do cơ chế giải phóng histamin của cơ thể khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng (dị nguyên). Histamin là một chất hóa học tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể khỏi các chất lạ xâm nhập vào cơ thể, nhưng nó lại gây phản ứng quá mức, dẫn đến tình trạng viêm mũi dị ứng. Một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh lý này thường là: 

  • Môi trường: Một số nguyên nhân từ môi trường có thể gây viêm mũi dị ứng là thời tiết, khí hậu thay đổi đột ngột do chuyển mùa, bụi nhà, lông vũ, phấn hoa, nấm mốc, khói thuốc lá,… 
  • Dị ứng do hóa chất: Dị ứng với các thành phần hóa học có trong thuốc như kháng sinh, thuốc gây mê… Dị ứng với các thức ăn như tôm, cua, trứng, sữa và các loại hải sản khác… Hay do công việc phải tiếp xúc nhiều với hóa chất trong nhà máy, bụi phấn ở trường học hay sợi vải ở các xưởng may,… 
  • Di truyền: Nếu bố hoặc mẹ bị dị ứng đường hô hấp thì có đến 30% con cái sẽ mắc bệnh. Ngoài ra, những người có sức đề kháng kém với cấu tạo mũi, xoang khác nhau, vách ngăn mũi bị lệch cũng là một nguyên nhân dễ mắc viêm mũi dị ứng hơn. 
Hình ảnh người phụ nữ bị dị ứng với phấn hoa
Phấn hoa có thể là một trong những nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

4. Chẩn đoán viêm mũi dị ứng

Bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng khi thăm khám thường thấy chóp mũi xung huyết, sàn mũi có nhiều dịch nhầy trong suốt, niêm mạc mũi nhợt nhạt, phù nề cuốn mũi, ánh tím. Để chẩn đoán xác định bệnh viêm mũi xoang và nguyên nhân gây bệnh, cần phải làm thêm các xét nghiệm như: 

  • Xét nghiệm về da: Phương pháp này giúp xác định sự mẫn cảm của cơ thể với một dị nguyên nào đó trên lâm sàng. Bác sĩ sẽ đưa 1 hay nhiều dị nguyên vào da rồi đánh giá đặc điểm cũng như kích thước của những nốt mẩn, phù nề,…Thực hiện các xét nghiệm da không những cho biết kết quả về mức độ mẫn cảm với dị nguyên mà còn phát hiện tính mẫn cảm của cá thể. Đây là căn cứ để đưa ra quyết định liều của dị nguyên trong điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu.
  • Phết tế bào mũi: Hiệu quả trong chẩn đoán viêm mũi dị ứng trong trường hợp chất tiết niêm mạc chứa Eosinophil.
  • Test kích thích: Là phương pháp giúp chẩn đoán sinh học của các phản ứng dị ứng bằng cách tái tạo lại phản ứng qua việc đưa dị nguyên bị nghi ngờ vào cơ thể; nhằm dựng lại bệnh cảnh trên lâm sàng giống nhất nếu có phản ứng dương tính xảy ra.

5. Điều trị viêm mũi dị ứng

5.1. Cách ly dị nguyên

Khi chưa tìm ra nguyên nhân chính xác hoặc chưa có điều kiện để đi khám hay chữa bệnh, người bệnh có thể điều trị bệnh tạm thời bằng cách thực hiện cách ly dị nguyên. Trong quá trình điều trị bằng thuốc, các bác sĩ cũng khuyên bạn nên cách ly dị nguyên để đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát để tránh ẩm mốc.
  • Thay chăn, ga, gối thường xuyên để giảm thiểu sự phát triển của ký sinh trùng.
  • Bỏ thuốc lá, thuốc lào.
  • Làm sạch răng của bạn ít nhất hai lần một ngày.
  • Hạn chế hoặc không nuôi chó, mèo ở trong nhà cũng như hạn chế hoặc không tiếp xúc với chó, mèo nếu nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng là do lông chó mèo.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói bụi và đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc dọn dẹp nhà cửa.
  • Tạo môi trường sống trong lành, thoáng mát, xung quanh bạn có nhiều cây xanh.
  • Không ăn sữa, hải sản và các thức ăn có thể gây dị ứng hoặc có nguy cơ gây dị ứng cao. Để giữ ấm cơ thể, bạn cần bổ sung các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, tránh tắm quá khuya,… nhất là khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh.
Hình ảnh người phụ nữ đang vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát là một trong những cách hạn chế viêm mũi dị ứng

5.2. Phương pháp Tây Y

Một số phương pháp Tây y thường được sử dụng để điều trị viêm mũi xoang gồm: 

Điều trị đặc hiệu

Phương pháp này thường được sử dụng khi tìm kiếm nguyên nhân chính xác gây dị ứng. Các bác sĩ đưa thêm dị nguyên (nguyên nhân gây dị ứng) vào cơ thể bệnh nhân để giúp cơ thể sản sinh kháng thể bao vây và thay đổi phản ứng miễn dịch. 

Sử dụng thuốc

Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để điều trị các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng về sau. Sử dụng thuốc Tây chỉ giúp kiểm soát và làm giảm các triệu chứng dị ứng trong thời gian dùng thuốc hoặc trong thời gian ngắn. Người bệnh vẫn có thể mắc bệnh trở lại nếu tiếp tục tiếp xúc với dị nguyên. Thông thường các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc như:

  • Thuốc kháng histamin dạng xịt hoặc dạng viên uống.
  • Thuốc kháng sinh; thuốc xịt steroid hoặc dạng thuốc viên nén; thuốc co mạch.
  • Thuốc kháng leukotriene.
  • Thuốc ức chế giải phóng hạt tế bào mast.
  • Thuốc kháng cholinergic.
Hình ảnh người bác sĩ đang kê đơn thuốc viêm mũi dị ứng cho bệnh nhân
Sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn để điều trị viêm mũi dị ứng

Phẫu thuật

Phẫu thuật là biện pháp can thiệp với các trường hợp người bệnh mắc polyp, thoái hóa cuốn mũi hay các yếu tố giải phẫu tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh lý như lệch vách ngăn hay gai vách ngăn. 

5.3. Phương pháp Đông Y

Theo Trưởng khoa Ung bướu của Bệnh viện Tuệ Tĩnh, ThS.BS. Nguyễn Quang Dương, viêm mũi dị ứng trong Đông y là chứng tỵ tắc (nghẹt mũi) và tỵ cừu (chảy nước mũi). Nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ tạng Phế, tỵ bị suy yếu khiến vệ khí không còn bền chặt, tạo điều kiện cho ngoại tà sẽ xâm nhập vào kinh Phế. Điều này khiến cho Phế khí mất tuyên giáng và gây ra các chứng chảy nước mũi, sổ mũi, tắc mũi hay hắt hơi,… 

Nguyên nhân phát sinh viêm mũi dị ứng là: rối loạn công năng tạng phủ (chủ yếu là ở Phế, Tỳ) và bị tà khí, phong hàn xâm nhập. 

Theo đó, trong Đông y nguyên tắc để điều trị viêm mũi dị ứng là: 

  • Bồi bổ, tăng cường chính khí giúp khí huyết tạng phủ tăng cường lưu thông, âm dương cân bằng nhờ đó nâng cao chính khí và góp phần bảo vệ cơ thể.
  • Lựa chọn, sử dụng một số vị thuốc có tác dụng khu phong, thẩm thấp, tán hàn, giải độc, thanh nhiệt, kháng khuẩn, kháng viêm.
Hình ảnh người đàn ông đang bị viêm mũi
Viêm mũi dị ứng trong Đông y là chứng tỵ tắc và tỵ cừu

Dưới đây Dược Bình Đông sẽ giới thiệu các phương pháp Đông y dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng: 

Các phương pháp Đông y điều trị theo từng thể bệnh viêm mũi dị ứng

Thể hàn thấp:

  • Triệu chứng như hắt hơi nhiều, chảy nhiều nước mũi trong, nghẹt mũi và hay gặp hoặc nặng hơn khi gặp lạnh. 
  • Sử dụng các bài thuốc với công năng trừ hàn, khu phong, giảm tiết nước mũi và thông mũi. 

Thể phong hàn: 

  • Triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi nhiều; đau cổ vai gáy, đau đầu; hắt hơi;… thường khởi phát vào mùa lạnh và nặng hơn khi gặp lạnh. 
  • Sử dụng các bài thuốc có tác dụng khu phong tán hàn và thông mũi. 

Thể âm hư:

  • Triệu chứng như nghẹt mũi, mũi khô, hắt hơi, nước mũi chảy nhiều, họng khát, miệng khô, người gầy, về chiều hay có cảm giác nóng sốt, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo. 
  • Sử dụng các bài thuốc có công năng dưỡng phế âm, thông mũi. 

Thể chất hư nhược:

  • Triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi nhiều, hắt hơi, tinh thần mỏi mệt, dễ đổ mồ hôi, chán ăn mệt mỏi
  • Sử dụng các bài thuốc có công năng bổ khí, thông mũi.

Các phương pháp khác hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng

Bên cạnh việc dùng thuốc người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thảo dược để xông mũi. Dùng nước đun từ sả, vỏ bưởi, lá bạc hà, hành tím, tỏi,… để lấy hơi tinh dầu xông mũi giúp đường thở thông thoáng hơn. 

Ngoài ra có thể dùng các loại thảo dược có đặc tính kháng viêm, giúp hỗ trợ trong điều trị viêm mũi dị ứng như: Bạc hà, Ké đầu ngựa, Xuyến chi, Cóc mẳn, Lá khế, Tân di,… Các thảo dược này có thể được dùng đơn lẻ hoặc phối hợp cùng những thảo dược khác theo chỉ định của bác sĩ. Tránh tình trạng tự ý dùng thuốc, việc dùng sai thuốc có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

Hình ảnh về cây thuốc Bạc Hà
Bạc hà là một trong những thảo dược quen thuộc trị viêm mũi dị ứng

Phương pháp ấn huyệt

Người bệnh cũng có thể sử dụng phương pháp ấn huyệt giúp hỗ trợ cắt các triệu chứng sổ mũi, hắt hơi tức thì thông qua day bấm huyệt vùng quanh mũi:

  • 2 huyệt nghinh hương có vị trí nằm ngang phía dưới cánh mũi, ngang ra khoảng 5mm về hai bên.
  • 2 huyệt tứ bạch được nằm cách chỗ lượn của cánh mũi và góc sống mũi, ngang ra khoảng 5mm về hai bên.
  • Huyệt tố liêu nằm ở vị trí nhô cao của đỉnh mũi

Thực hiện bằng cách ấn mạnh vào vị trí các huyệt trên bằng đầu ngón tay trỏ. Ấn các huyệt này vừa mang lại tác dụng tức thì vừa duy trì hiệu quả lâu dài nếu thực hiện thường xuyên.

6. Phòng ngừa viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ngoài yếu tố di truyền ra thì hầu như đều có thể ngăn ngừa với những biện pháp phù hợp. Cùng tìm hiểu một số phương pháp phòng ngừa bệnh lý dưới đây nhé:

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Khi hệ thống miễn dịch yếu, cơ thể dễ bị dị ứng. Vì vậy, tăng cường hệ miễn dịch là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh viêm mũi dị ứng.
  • Cách ly tác nhân gây dị ứng: Khi bạn biết mình bị dị ứng với một chất nào đó, hãy cố gắng tránh nó. Đeo khẩu trang ở những khu vực có nguy cơ gây dị ứng cao là một biện pháp phòng vệ tốt đối với những người bị bệnh.
  • Bảo vệ sức khỏe tai mũi họng: Tai mũi họng là một hệ thống liên kết với nhau nên việc bảo vệ vùng tai mũi họng sẽ giúp mũi luôn khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng nặng hơn.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học: Bổ sung các thực phẩm bổ phổi, các món ăn tốt cho phổi, Thực phẩm giàu vitamin C, D giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả. Đồng thời, các triệu chứng viêm mũi dị ứng thường xuất hiện khi gặp lạnh nên bổ sung hành, tỏi, gừng và các thực phẩm có tính ấm cơ thể… sẽ giúp người bệnh phòng ngừa hoặc giảm đáng kể các triệu chứng.

Mời bạn xem thêm: Tìm hiểu về các loại thuốc bổ phổi – cải thiện sức khỏe hô hấp

7. Tổng kết

Trên đây là một số đặc điểm, nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán, điều trị cũng như cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng mà Dược Bình Đông muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng sau những kiến thức này các bạn có thể hiểu biết thêm để phòng tránh hay xử lý kịp thời bệnh lý này cho bản thân và gia đình, tránh những hậu quả không mong muốn. 

Dù viêm mũi dị ứng không phải bệnh lý quá nguy hiểm, tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm bằng phương pháp phù hợp sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Chính vì thế việc phòng ngừa bệnh là vô cùng quan trọng. 

Như đã nói ở trên, theo quan điểm của Y học cổ truyền nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là do công năng ở Phế và Tỳ bị rối loạn, bị phong hàn xâm nhập dẫn đến Phế khí hư nhiệt, sức đề kháng bị giảm sút. Trong Đông y, Phổi tương ứng với tạng Phế. Do đó, bảo vệ sức khỏe phổi là biện pháp quan trọng giúp duy trì sức khỏe và hạn chế nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng. 

Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông là sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi dành cho các đối tượng có độ tuổi từ 11 tuổi trở lên với công dụng bổ phổi, tăng cường vệ khí và nâng cao sức khỏe cho phổi. Sản phẩm là sự kết hợp của các thảo dược lành tính như Bạc hà, Thiên môn đông, Kinh giới, Bình vôi, Atiso, Trần bì, Gừng, Tang bạch bì, Bách bộ. Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ giảm các triệu chứng ho gió, bị vướng đờm ở cổ họng, ho hen, ho liên tục về đêm, ho lâu ngày có đờm, đau rát họng, khàn tiếng,… 

Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe thiên môn bổ phổi
Sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi giúp bổ phổi, hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm phế quản hiệu quả

Dược Bình Đông cũng cho ra mắt sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em dành cho trẻ em có độ tuổi từ 3 – 10 tuổi. Sản phẩm mang lại công dụng bổ phổi, tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp giảm các triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, viêm họng, viêm phế quản, đau rát cổ họng hay khan tiếng ở trẻ.

Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Dược Bình Đông
Sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em dành cho trẻ từ 3 -10 tuổi

Nếu bạn quan tâm đến Thiên Môn Bổ Phổi / Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em hay bất kỳ sản phẩm nào khác của Dược Bình Đông, vui lòng liên hệ qua hotline (028)39 808 808 để được đội ngũ tư vấn viên hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng nhất.

Thiên môn bổ phổi điều trị các vấn đề liên quan đến phổi

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
2 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)