Tìm kiếm

Top 9 cây thuốc, bài thuốc nam trị ho có đờm

Hình ảnh về các bài thuốc nam điều trị ho có đờm hiệu quả

Cách trị ho có đờm bằng cây thuốc nam luôn được đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả. Nguyên liệu được sử dụng là những loại thảo dược có tác dụng tiêu đờm, giảm ho và kháng viêm hiệu quả. Trong bài viết hôm nay, Y học cổ truyền Dược Bình Đông xin giới thiệu đến bạn đọc những cây thuốc và bài thuốc nam trị ho có đờm phổ biến nhất hiện nay. 

1. Đôi nét về ho có đờm

Ho có đờm là hiện tượng ho kèm theo đờm – chất dịch tiết bao gồm hồng cầu, chất nhầy, bạch cầu mủ và các chất độc hại khác xâm nhập vào đường hô hấp. Những chất này được tiết ra từ khí phế quản, phế nang, cuống họng, các xoang của vùng trán hoặc từ hốc mũi. 

Hình ảnh người đàn ông đang bị ho có đờm và cảm thấy khó chịu
Ho có đờm là hiện tượng ho kèm theo đờm trong đường hô hấp

Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng ho có đờm kéo dài. Tình trạng này xuất phát từ những nguyên nhân:

  • Do bệnh lý: Tình trạng ho có đờm xảy ra có thể do mắc phải các bệnh ở đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản, lao phổi, viêm phổi, nhồi máu phổi,… 
  • Nguyên nhân khác: Ngoài nguyên nhân bệnh lý thì các yếu tố môi trường như không khí có nhiều khói bụi, thuốc lá,… dễ khiến cho đường hô hấp bị viêm nhiễm gây ra tình trạng ho có đờm.

Mời bạn đọc theo dõi thêm bài viết về “Mẹo trị ho có đờm tại nhà để có thêm những thông tin hữu ích. 

2. Cây thuốc nam trị ho có đờm

Trị ho bằng thuốc nam được coi là phương pháp điều trị tự nhiên vô cùng an toàn và lành tính. Tuy nhiên, cây thuốc nam thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ và không có bệnh nền nguy hiểm. Ngoài ra, để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, bạn cần được thăm khám bởi các bác sĩ Đông y để được kê đơn, gia giảm liều lượng vị thuốc cho phù hợp với thể trạng của mình.

Dưới đây là những cây thuốc nam có tác dụng chữa trị ho có đờm hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

2.1. Mạch môn 

Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonici), là rễ củ đã phơi hoặc sấy khô của cây Mạch môn đông (Ophiopogon japonicas (L.f.) Ker-Gawl), thuộc họ Mạch môn đông Convallariaceae, còn được gọi là Lan tiên, Cỏ lan. Cây Mạch môn là cây thân thảo. Phần củ tròn mềm, to bằng đầu đũa, vỏ màu trắng vàng. 

Mạch môn không chỉ điều trị ho có đờm hiệu quả mà còn hỗ trợ chữa trị ho khan, ho ra máu, khô miệng…

Một số đặc điểm của Mạch môn:

  • Tính vị: Ngọt, tính hàn, hơi đắng.
  • Quy kinh: Kinh Tâm, Phế, Vị.
  • Công dụng: Bổ phế, an thần, thanh nhiệt, giải độc, ích tinh – tân dịch, lợi tiểu. 
  • Chủ trị: Phế nhiệt do âm hư, ho lao, ho khan, tổn thương tân dịch, phiền tâm mất ngủ, khát nước, táo bón.
Hình ảnh về củ mạch môn đông được dùng trong bài thuốc chữa ho có đờm
Củ Mạch môn được dùng trong bài thuốc chữa ho có đờm

2.2. Cát cánh

Cát cánh (Platycodon grandiflorum), thuộc họ Hoa chuông Campanulaceae, còn được gọi là Kết canh, Mộc tiện, Bạch dược, Phù hổ hay Cánh thảo. Phần rễ của cây màu vàng nhạt hoặc màu trắng, được phơi khô làm dược liệu. 

Cát cánh có tác dụng tuyên thông phế khí, khử đờm, tiêu nùng, bài nùng, lợi hầu yết thống, bổ huyết khí,… Cát cánh được sử dụng để chữa chứng tắc tiếng kèm theo ho có đờm, khàn tiếng do họng sưng đỏ, phế ung, đau họng, đau sườn, đau ngực,…

Một số đặc điểm của Cát cánh:

  • Tính vị: Vị cay, đắng, tính bình
  • Quy kinh: Phế, Thận, Vị, Tỳ.
  • Công dụng: Long đờm, tiêu mủ, giảm đờm, làm dịu họng và lợi họng.
  • Chủ trị: Thường được sử dụng trong các trường hợp ho nhiều đờm, cảm giác tức ngực, hầu họng sưng đau, khàn tiếng, viêm phổi và các vết thương loét có mủ.
Hình ảnh về vị thuốc cát cánh vị thuốc nằm trong các bài thuốc trị ho có đờm hiệu quả
Cát cánh điều trị ho có đờm vô cùng hiệu quả

2.3. Xạ can 

Xạ can (Belamcanda chinensis Lem) thuộc họ Lay Ơn Iridaceae, còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cây Rẻ quạt, Biển trúc, Ô phiến, Ô bồ, Ô siếp, Ô xuy, Hoàng viễn, Thảo khương, Dạ can, Phược dực,… Xạ can là cây thân cỏ, phần thân và rễ được dùng để làm thuốc. 

Vị thuốc này có tác dụng khử đờm, kháng viêm, giải nhiệt, giảm sốt,…

Một số đặc điểm của cây Xạ can:

  • Tính vị: Vị đắng, tính hàn.
  • Quy kinh: Can, Phế.
  • Công dụng: Tuyên thông tà khí kết tụ ở Phế, tiêu đờm, phá trưng kết, khai Vị, hạ thực, tiêu thũng độc, trấn Can, minh mục, sát trùng, thanh nhiệt giải độc. 
  • Chủ trị: Trị ho, đờm dãi ủng trệ, khí nghịch lên, tiếng nói không trong, phế ung, họng sưng đau do thực hỏa, mụn nhọt sưng đau.
Hình ảnh về vị thuốc xạ can thường dùng trong các bài thuốc nam trị ho có đờm
Xạ can dùng để chữa các chứng ho

2.4. Bán hạ 

Vị thuốc Bán hạ là bộ phận thân rễ phơi khô của nhiều loại cây khác nhau cùng thuộc họ Ráy. Trong đó, cây Bán hạ Việt Nam (còn được gọi là cây chóc chuột, củ chóc hay lá ba chìa) có tên khoa học là Typhonium trilobatum Schott; Bán hạ Trung Quốc có tên khoa học là Pinellia ternata Thunb; cây Chưởng diệp bán hạ có tên khoa học là Pinellia pedatisecta. 

Vị thuốc này có tác dụng long đờm, trị nhức đầu, đau dạ dày mãn tính.

Một số đặc điểm cụ thể của vị thuốc Bán hạ:

  • Tính vị: Vị cay, có độc, tính ôn.
  • Quy kinh: Phế, Tỳ, Vị.
  • Công dụng: Giáng khí chi ho, hóa đàm táo thấp, giáng nghịch chỉ nôn.
  • Chủ trị: Dùng trong chữa trị các trường hợp ho có đờm nhiều, trừ thấp trệ ở người béo phì, đầy chướng bụng, buồn nôn.
Hình ảnh về vị thuốc bán hạ phần củ và sau khi bào chế
Bán hạ là vị thuốc chính trong bài thuốc trị ho

2.5. Cam thảo

Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae), họ Đậu Fabaceae, được dùng trong nhiều bài thuốc trị viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm hô hấp trên,…

Một số đặc điểm của Cam thảo:

  • Tính vị: Vị ngọt, tính bình và không có độc.
  • Quy kinh: Tỳ, Vị, Tâm,Phế.
  • Công dụng: Lợi khí huyết, hạ chí, chỉ khát, ôn trung và thông kinh mạch, giải độc, kiên gân, nội lực và trưởng cơ nhục, dưỡng khí, định phách, ích tinh, thông cửu khiếu, lợi bách mạch và an hồn.
  • Chủ trị: Thanh nhiệt, chỉ thống, chỉ khái.
Hình ảnh về vị thuốc cam thảo nằm trong các bài thuốc điều trị ho có đờm
Vị thuốc Cam thảo chữa ho lâu ngày không khỏi

2.6. Trần bì

Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perettne) là lớp vỏ quả chín đã được phơi hoặc sấy khô và để lâu năm của quả Quýt (Citrus reticulata Blanco), họ Cam Rutaceae. 

Theo Tây y, Trần bì có công dụng làm loãng đờm, tăng tiết dịch, tiêu viêm, giãn phế quản, hạ cơn hen. Trong Đông y, vị thuốc này được biết đến với khả năng trị các bệnh về đường hô hấp và hệ tiêu hóa rất hiệu quả. 

Những đặc điểm của vị thuốc Trần bì trong Đông y:

  • Tính vị: Vị cay, đắng, tính ấm
  • Quy kinh: Phế, Tỳ
  • Công dụng: Hoá đờm ráo thấp, lý khí kiện tỳ.
  • Chủ trị: Ho đờm nhiều, bụng đau, kén ăn, đầy trướng, nôn mửa, tiêu chảy. 
Hình ảnh về vị thuốc trần bì giúp điều trị ho có đờm
Vị thuốc Trần bì giúp cải thiện các cơn ho có đờm rất công hiệu

2.7. Bối mẫu 

Bối mẫu (Bullus Fritillariae cirrlosac), còn được gọi là Xuyên bối mẫu, Cam túc bối mẫu, Càn mẫu, Khổ hoa,… Đây chính là tép dò khô của loài cây Bối mẫu lá quăn (Fritillaria cirrhosa D. Don.) hoặc cây Xuyên bối mẫu ( tên khoa học là Fritillaria royiei Hook.) đều thuộc họ Hành Alliaceae

Theo Y học cổ truyền, vị thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, trị ho, long đờm, cầm máu, lợi sữa.

Một số đặc điểm chính của vị thuốc Bối mẫu:

  • Tính vị: Có vị ngọt và hơi đắng, tính mát  
  • Quy kinh: Phế, Tâm
  • Công dụng: Hóa đàm, chỉ khái, thanh nhiệt tán kết.
  • Chủ trị: Trị các chứng như phế hư cửu khái, đàm hỏa uất kết, ngoại cảm phong nhiệt hoặc loa lịch sang ung (lao hạch nhọt lở).
Hình ảnh về vị thuốc bối mẫu
Vị thuốc Bối mẫu giúp giảm ho khu đàm

2.8. Thiên môn đông

Thiên môn đông (Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr.), thuộc họ Thiên môn đông Asparagaceae, còn có tên gọi khác là: Thiên môn, Thiên đông, Tóc tiên leo. Đây là loại cây sống lâu năm, có phần rễ củ được dùng làm thuốc. 

Thiên môn đông có tác dụng giảm ho, trị táo bón và giúp tăng cường bồi bổ sinh lực.

Một số đặc điểm cụ thể của vị thuốc Thiên môn đông:

  • Tính vị: Vị đắng, ngọt và tính hàn
  • Quy kinh: Phế, Thận
  • Công dụng: Thanh phế, hóa đờm, dưỡng âm, nhuận táo, sinh tân.
  • Chủ trị: Phế ráo ho khan, đờm dính, họng khô,miệng khát, ruột ráo táo bón Dùng để trị phế ung,  ho, hư lao, thổ huyết, nhiệt bệnh, tân dịch hao tổn, tiêu khát (đái tháo đường), táo bón. Trong dân gian, Thiên môn đông còn được dùng để làm thuốc bổ chữa ho, sốt.
Hình ảnh về vị thuốc thiên môn đông giúp điều trị bệnh ho đờm
Vị thuốc Thiên môn đông

2.9. Tỳ bà diệp

Tỳ bà diệp (Folium Eriobriotryae), là lá phơi hoặc sấy khô của cây Tỳ bà (Eriobotrya japonica (Thunb.) Lindl.), thuộc họ Hoa hồng Rosaceae, còn gọi là lá cây Tỳ bà hay lá Nhót tây. 

Vị thuốc Tỳ bà diệp có tác dụng mát phổi, trị ho, chống nôn hiệu quả. 

Sau đây là một số đặc điểm dược lý theo Đông y của Tỳ bà diệp:

  • Tính vị: Vị đắng, tính hàn
  • Quy kinh: Phế, Vị
  • Công dụng: Thanh phế hòa vị, giáng khí hóa đờm.
  • Chủ trị: Ho suyễn do nhiệt, đau rát cổ họng, trị tức ngực, hen, đau dạ dày, nôn ói,… 

3. Bài thuốc Đông y trị ho có đờm phổ biến

Theo quan niệm Đông y, ho có đờm được gọi là khái thấu, xuất phát từ hai nguyên nhân chính là ngoại cảm và nội thương. Nội thương xuất phát từ tạng phủ (cơ quan nội tạng) hoạt động không điều độ, gây ra sự mất cân bằng. Ngoại cảm thường là kết quả của cảm nhiễm từ bên ngoài. Ho là do cơ thể bị nhiễm phong hàn hoặc phong nhiệt tạo ra thể đàm, đảm nhiệt, độc tố tích tụ trong cơ thể, gây mất cân bằng âm dương. Để chữa trị bệnh, cần cải thiện Phế, điều dưỡng chính khí cho mạnh và bồi bổ cơ thể. Đồng thời, việc tăng cường sức đề kháng cho hệ miễn dịch cũng rất quan trọng để loại bỏ bệnh tật triệt để. 

Dưới đây là một số bài thuốc nam trị ho có đờm được sử dụng phổ biến trong Đông y:

Hạnh tô tán 

  • Công dụng: Tuyên phế hóa đàm, Ôn phong hàn 
  • Thành phần: 12-16g Bạch Linh, 8-12g Tiền Hồ, 8-12g Hạnh nhân, 8-12g Cát cánh, 6-12g Chế bán hạ, 6-8g Tô diệp, 6-8g Chỉ xác, 4-6g Quất bì, 4g Cam thảo, 3 lát Gừng tươi cùng với 2 quả Đại táo.
  • Cách dùng: Sắc nước uống.

Tang cúc ẩm

  • Công dụng: Phát tán phong nhiệt, tăng cường sự tuyến phế, giúp hóa đờm. 
  • Thành phần: 24g Tang diệp, 20g Hạnh nhân, 16g Bạc hà tươi, 12g Cúc hoa, 12g Cát cánh, 12g Lô căn, 8g Cam thảo, 8g Liên kiều.
  • Cách dùng: Sắc cùng 1,5 lít  nước lọc cho đến khi còn 250ml, chia đều thành 5 lần uống trong ngày.

Bình vị tán 

  • Công dụng: Táo thấp kiện Tỳ.
  • Thành phần: 12g Trần bì, 12g Hậu phác, 12g Thương truật, 6g Cam thảo, Gừng 2 lát, Táo 2 quả.
  • Cách dùng: Đem Gừng, Táo sắc lấy nước, các vị thuốc còn lại tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 12g bột hòa với nước đã sắc để uống.

Sa sâm Mạch môn đông thang

  • Công dụng: Thanh dưỡng phế âm, sinh tân nhuận táo. 
  • Thành phần: 12g Sa sâm, 12g Tang diệp, 12g Thiên hoa, 8g Ngọc Trúc, 8g Biển đậu, 6g Cam thảo.
  • Cách dùng: Sắc lọc bỏ bã, lấy nước để uống.

Ngoài các bài thuốc trị ho có đờm ở trên, bạn có thể tham khảo sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông. Sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên có công dụng dụng bổ phổi, dưỡng phế như Thiên đông môn, Bình vôi, Bạc hà, Trần bì, Bách bộ, Kinh giới, Tang bạch bì, Gừng và Atiso để chăm sóc tốt cho sức khỏe phổi, phòng tránh các bệnh lý hô hấp hiệu quả mà không phải mất nhiều thời gian chuẩn bị. Nhờ đó, Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông có tác dụng bổ phổi; hỗ trợ giảm ho do bị bệnh viêm họng, viêm phế quản; giảm ho có đờm, ho khan, ho gió, ho hen, ho nhiều về đêm, ho lâu ngày không khỏi, bị đau rát họng, khàn tiếng.

Hình ảnh về vị thuốc thiên môn bổ phổi bình đông dành cho người lớn của dược bình đông
Sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông

4. Lưu ý khi dùng cây thuốc và bài thuốc trị ho có đờm

Trước khi sử dụng bất cứ loại thảo dược hay bài thuốc trị ho có đờm nào, bạn cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc Đông y để được khám và kê đơn. Tùy vào từng thể trạng và các triệu chứng đi kèm cụ thể mà các vị thuốc và liều lượng sử dụng có thể khác nhau. Sau đây là một số lưu ý quan trọng khi dùng thuốc nam trị ho có đờm:

  • Chọn những cây thuốc tươi, không bị héo úa, dập nát và không có tồn dư thuốc trừ sâu.
  • Không nên tự ý sử dụng các bài thuốc nam trị ho cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bạn nên nghe lời khuyên từ các bác sĩ để quá trình điều trị hiệu quả và an toàn hơn.
  • Các bài thuốc nam thường cần thời gian để có hiệu quả, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì trong việc sử dụng.
  • Các cây thuốc nam tự nhiên rất lành tính, nhưng vẫn có thể gây dị ứng ở một số người. Do đó, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xuất hiện, ngưng sử dụng ngay lập tức và tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế. 
  • Kết hợp sử dụng thuốc nam với chế độ ăn uống điều độ, thường xuyên bổ sung các thực phẩm tốt cho người bị ho có đờm kết hợp lối sống lành mạnh để chữa ho có đờm một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Uống nhiều nước làm loãng dịch đờm, giúp tiêu đờm. 

Nhấp vào xem thêm:

5. Tổng kết

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp ở các bệnh nhân bị viêm nhiễm đường hô hấp. Dùng thuốc nam trị ho có đờm là phương pháp an toàn, lành tính và hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước để có cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung sản phẩm bổ phổi có nguồn gốc thảo dược như Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông chai 280ml dành cho người lớn (từ 11 tuổi trở lên) hoặc Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông chai 90ml dành cho trẻ em (từ 3 – 10 tuổi) để làm giảm triệu chứng ho có đờm. Đây là những sản phẩm chăm sóc sức khỏe phổi được nhiều người tin dùng và đánh giá cao về độ an toàn và lành tính nên bạn hoàn toàn có thể an tâm sử dụng.

Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông chai 280ml: Được bào chế từ các loại dược liệu tự nhiên như Bạc hà, Gừng, Atiso, Thiên môn đông, Bách bộ, Trần bì, Tang bạch bì, Bình vôi và Kinh giới. Sản phẩm có công dụng bổ phổi; hỗ trợ làm giảm triệu chứng ho do viêm họng, viêm phế quản; giảm ho có đờm, ho khan, ho hen, ho gió kéo dài, ho về đêm, ho kéo dài lâu ngày, đau rát họng, khàn tiếng.

Hình ảnh về vị thuốc thiên môn bổ phổi bình đông dành cho người lớn của dược bình đông
Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông hỗ trợ làm giảm triệu chứng ho có đờm hiệu quả

Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông dung tích 90ml dành cho trẻ em từ 3-10 tuổi: Đây là sản phẩm được nhiều phụ huynh tin tưởng và lựa chọn sử dụng khi các bé mắc phải các triệu chứng ho, đau họng,… Sản phẩm được chiết xuất từ các loại thảo dược Bạc hà, Trần bì, Kinh giới, Cát cánh, Tang bạch bì, Tang diệp, Tô tử, Tỳ bà diệp và Mạch môn, có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ho có đờm, đau rát họng do trẻ bị viêm họng, trẻ bị viêm phế quản gây ra. Đồng thời, sản phẩm còn có tác dụng bổ phổi, tăng cường sức khỏe của phổi để sức khỏe của bé nhanh chóng hồi phục.

Hình ảnh về vị thuốc thiên môn bổ phổi bình đông dành cho trẻ em của dược bình đông
Thiên Môn Bổ Phổi chai 90ml dành cho Trẻ Em của Dược Bình Đông

Dược Bình Đông đã có hơn 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và bào chế các sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược thiên nhiên, đáp ứng tiêu chuẩn GMP của Bộ Y tế. Nếu bạn quan tâm đến các sản phẩm bổ phổi của Dược Bình Đông, vui lòng liên hệ số hotline (028) 39 808 808 để được tư vấn chi tiết và hướng dẫn đặt hàng sớm nhất.

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm các bài viết:

6. Câu hỏi thường gặp

Trả lời: Khi sử dụng cây thuốc nam trị ho có đờm, bạn nên kiêng một số thực phẩm sau:

  • Thực phẩm cay nóng: ớt, tiêu, tỏi, hành,…
  • Thực phẩm tanh: cua, cá biển, thịt chó,…
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: đồ chiên rán, thức ăn nhanh,…
  • Rượu bia, thuốc lá.
Lý do cần kiêng
  • Thực phẩm cay nóng có thể kích thích cổ họng và làm cho ho nhiều hơn.
  • Thực phẩm tanh có thể khó tiêu hóa và làm tăng sản xuất đờm.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và làm cho bạn cảm thấy khó chịu.
  • Rượu bia và thuốc lá có thể làm hại hệ thống miễn dịch của bạn và làm cho bạn khó phục hồi hơn.
Ngoài ra, bạn nên:
  • Uống nhiều nước: Nước giúp làm loãng đờm và dễ dàng tống xuất ra ngoài.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Giữ ấm cơ thể: Giữ ấm cơ thể giúp giảm nguy cơ bị cảm lạnh và ho.
Lưu ý:
 
  • Mức độ kiêng khem có thể khác nhau tùy thuộc vào loại cây thuốc nam bạn sử dụng.
  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y để được tư vấn cụ thể về cách kiêng khem khi sử dụng cây thuốc nam trị ho có đờm.

Trả lời: Có thể sử dụng cây thuốc nam trị ho có đờm cho trẻ em, nhưng cần lưu ý một số điều sau:

Lựa chọn cây thuốc nam phù hợp

  • Không phải tất cả các cây thuốc nam đều an toàn cho trẻ em.
  • Nên chọn những cây thuốc nam có tính mát, vị ngọt, dễ uống, ít tác dụng phụ.
  • Một số cây thuốc nam thường dùng cho trẻ em trị ho có đờm như: húng chanh, tía tô, kinh giới, gừng, quất,…

Sử dụng đúng cách

Sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y.

  • Không nên tự ý sử dụng cây thuốc nam cho trẻ em.
  • Nên cho trẻ uống thử một lượng nhỏ trước để xem có phản ứng gì không.
  • Theo dõi tình trạng của trẻ
  • Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện nào như dị ứng, ngộ độc, cần ngừng sử dụng ngay và đi khám bác sĩ.

Lưu ý:

  • Trẻ em dưới 3 tháng tuổi không nên sử dụng cây thuốc nam.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cũng nên thận trọng khi sử dụng cây thuốc nam.

Trả lời: Dùng cây thuốc nam trị ho có đờm sẽ an toàn khi sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gặp tác dụng phụ như:

1. Dị ứng

  • Nổi mẩn ngứa, mẩn đỏ, ngứa da.
  • Sưng mặt, sưng môi, sưng lưỡi.
  • Khó thở, thở khò khè.

2. Ngộ độc

  • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.
  • Đau bụng, co thắt dạ dày.
  • Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt.
  • Mệt mỏi, suy nhược.

Nguyên nhân gây ra tác dụng phụ

  • Sử dụng cây thuốc nam không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
  • Sử dụng cây thuốc nam có chất lượng kém.
  • Sử dụng sai cách, sai liều lượng.

Cách phòng ngừa tác dụng phụ

  • Sử dụng cây thuốc nam có nguồn gốc rõ ràng, xuất xứ.
  • Sử dụng cây thuốc nam có chất lượng tốt.
  • Sử dụng đúng cách, đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe khi sử dụng cây thuốc nam.

Lưu ý:

  • Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng cây thuốc nam trị ho có đờm, hãy ngừng sử dụng ngay và đi khám bác sĩ để được tư vấn.
  • Không nên tự ý sử dụng cây thuốc nam cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Trả lời: Ho có đờm là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý khác nhau, từ nguyên nhân thông thường đến nguy hiểm. Để phân biệt ho có đờm do nguyên nhân thông thường và do bệnh lý nguy hiểm, bạn cần lưu ý một số yếu tố sau:

Thời gian ho

  • Ho do nguyên nhân thông thường: thường tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần.
  • Ho do bệnh lý nguy hiểm: thường dai dẳng hơn 2 tuần, thậm chí có thể kéo dài nhiều tháng.

Màu sắc đờm

  • Ho do nguyên nhân thông thường: đờm thường có màu trắng trong, vàng hoặc xanh nhạt.
  • Ho do bệnh lý nguy hiểm: đờm có thể có màu xanh đậm, nâu, đỏ hoặc thậm chí đen.

Các triệu chứng đi kèm

  • Ho do nguyên nhân thông thường: thường không có các triệu chứng đi kèm khác.
  • Ho do bệnh lý nguy hiểm: có thể đi kèm với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, giảm cân, đau ngực, mệt mỏi,…

Tiền sử bệnh lý

  • Ho do nguyên nhân thông thường: thường gặp ở những người có tiền sử dị ứng, hen suyễn, hoặc bệnh hô hấp mãn tính.
  • Ho do bệnh lý nguy hiểm: có thể gặp ở những người có tiền sử ung thư phổi, lao phổi, hoặc bệnh tim mạch.

Trả lời: Ngoài sử dụng cây thuốc nam, bạn có thể áp dụng một số cách sau để trị ho có đờm hiệu quả:

  • Uống nhiều nước: Nước giúp làm loãng đờm và dễ dàng tống xuất ra ngoài. Nên uống nước ấm để tăng hiệu quả.
  • Sử dụng máy xông khí dung: Máy xông khí dung giúp đưa thuốc trực tiếp vào phổi, tăng hiệu quả điều trị.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Sử dụng mật ong: Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giúp làm dịu cổ họng. Bạn có thể uống mật ong trực tiếp hoặc pha với nước ấm.
  • Sử dụng gừng: Gừng có tác dụng ấm nóng, giúp giảm ho và long đờm. Bạn có thể pha trà gừng hoặc nấu nước gừng để uống.
  • Sử dụng chanh: Chanh có tác dụng bổ sung vitamin C, tăng cường hệ miễn dịch và giúp giảm ho. Bạn có thể pha nước chanh ấm để uống.
  • Sử dụng tỏi: Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giúp long đờm. Bạn có thể ăn tỏi sống hoặc nấu nước tỏi để uống.

Lưu ý:

  • Nếu ho có đờm dai dẳng hơn 2 tuần, ho ra máu, sốt cao, khó thở, giảm cân, đau ngực, bạn nên đi khám bác sĩ để loại trừ nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp nào để trị ho có đờm.
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để trị ho có đờm.
Thiên môn bổ phổi giảm ho có đờm, ho lâu ngày

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)