Tìm kiếm

Thuốc trị ho có đờm: Kinh nghiệm và Lưu ý quan trọng khi sử dụng

Hình chụp các loại thuốc Tây dạng viên trị ho có đờm

Ho có đờm luôn gây ra cảm giác khó chịu và mệt mỏi cho bất cứ ai có bệnh. Nếu tình trạng ho dai dẳng và kéo dài có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy mà có rất nhiều người quan tâm đến việc trị ho có đờm như thế nào. Hiểu được tâm lý này, Dược Bình Đông đã giúp bạn tổng hợp các thông tin cụ thể về ho có đờm và gợi ý các loại thuốc trị ho có đờm hiệu quả ngay trong bài viết dưới đây. 

1. Ho có đờm là gì? Làm sao biết bị ho có đờm?

Khác với ho khan, ho có đờm là tình trạng ho kèm theo các dịch nhầy (đờm) tiết ra từ các xoang trán, hốc mũi, họng, phế nang hay khí phế quản. Trong thành phần của dịch nhầy này gồm có: hồng cầu, bạch cầu mủ, chất nhầy và các chất độc tấn công hệ hô hấp. Nó gây ra các tình trạng nghẹt mũi khó thở và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động hô hấp.

Người đàn ông đang bị ho có đờm
Tìm hiểu tình trạng ho có đờm

Ho có đờm thường xuyên xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Nguyên nhân có thể là do tác động từ môi trường sống (thời tiết, ô nhiễm, khói bụi,…) hoặc cũng có thể là do các bệnh lý đường hô hấp. Dựa vào các triệu chứng, thời gian nhiễm bệnh và diễn biến bệnh mà ho được chia thành cấp tính và mãn tính. Trong đó, nếu bệnh diễn ra quá 3 tuần mà không khỏi thì được gọi là mãn tính.

Mời bạn đọc theo dõi thêm bài viết về “Mẹo trị ho có đờm tại nhà để có thêm những thông tin hữu ích. 

2. Những tác nhân nào gây ra ho có đờm?

Ho có đờm có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Vì vậy, người bệnh cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra phổ biến:

  • Do dị ứng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Tác nhân gây dị ứng thường là khói bụi, khói thuốc, phấn hoa,… Ngoài ra, các thực phẩm được chế biến từ trứng, sữa, ngũ cốc,… cũng có thể làm cho tình trạng ho nghiêm trọng hơn.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá trong thời gian dài có thể gây viêm màng nhầy và gia tăng lượng đờm trong mũi và cổ họng. Tình trạng ngày càng tệ đi nếu người bệnh vừa hút thuốc lá, vừa nghiện rượu và sử dụng các chất kích thích khác. Người hít khói thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ mắc bệnh tương tự như người hút thuốc lá. 
Hình ảnh người đàn ông đang hút thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho có đờm
  • Yếu tố sinh lý: Nếu chức năng hoạt động sinh lý của mũi và họng bị suy giảm sẽ làm cho đờm ứ đọng, tích tụ ngay tại mũi và cổ họng. Bên cạnh đó, tình trạng lệch vách ngăn mũi cũng sẽ làm chệch đường lưu thông của đờm gây tắc nghẽn.
  • Do nhiễm khuẩn: Các loại vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể có thể gây sưng viêm niêm mạc họng, tăng tiết dịch nhầy và kích thích phản ứng ho, ho thường kèm theo đờm.
  • Bệnh lý hô hấp: Khi mắc các bệnh lý hô hấp như viêm họng, cảm cúm, viêm mũi, viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính; người bệnh thường có triệu chứng ho ra đờm từ màu trắng đục cho đến xanh lá, vàng xám. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp một số triệu chứng đi kèm như: đau họng, khó thở, cơ thể mệt mỏi, sốt cao,…
  • Do trào ngược dạ dày: Lượng thức ăn và axit trong dạ dày khi bị đẩy lên trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển và tấn cống cổ họng. Đường hô hấp sẽ tự tiết ra chất nhầy để ngăn chặn, bảo vệ cổ họng và các bộ phận khác của đường hô hấp.

Nếu người bệnh lơ là và để cho tình trạng ho có đờm kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh lý nguy hiểm về phổi như: bệnh lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm đường hô hấp, ung thư phổi,… Chính vì thế, người bệnh không nên chủ quan và cần đi khám để được kê những loại thuốc trị ho có đờm phù hợp.

3. Ho có đờm kéo dài cảnh báo bệnh gì?

Ho có đờm là phản ứng bình thường của cơ thể khi đứng trước một kích thích bệnh lý. Ho có lợi vì nó giúp loại bỏ những vật lạ gây cản trở đường hô hấp. Tuy nhiên, khi ho có đờm dai dẳng, bạn cần chú ý vì đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp phải một số bệnh lý dưới đây:

3.1. Ho gà

Bệnh ho gà thường xảy ra ở những người chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ. Ban đầu bệnh nhân có biểu hiện ho nhẹ khá giống với cảm lạnh. Sau đó tần suất các cơn ho tăng dần và kéo dài không khỏi. Ho nhiều và dữ dội sẽ khiến cơ thể đuối sức và suy nhược.

Hình ảnh người đàn ông đang tiếp xúc với nhiều khói bụi gây ra tình trạng ho kéo dài
Ho kéo dài có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nghiêm trọng

3.2. Viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng nhu mô phổi bị viêm do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc nấm. Khi bị viêm phổi, các phế nang và đường dẫn khí tiết ra rất nhiều dịch nhầy hoặc mủ. Đặc biệt, đường hô hấp trên tích tụ nhiều dịch dẫn đến tình trạng ho có đờm, sốt và khó thở. Bệnh này rất hay gặp ở trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi và người lớn tuổi

Khác với các bệnh lý hô hấp khác, người bệnh viêm phổi thường ho nhiều, chủ yếu vào ban đêm. Ho thường kèm theo đờm màu xanh hoặc lẫn máu có mùi hôi và kéo dài hơn 2 tuần. Người bệnh cần phải đi khám sớm để tránh trường hợp bệnh chuyển biến nguy hiểm.

3.3. Bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi khởi phát với các triệu chứng ho có đờm, ho triền miên kéo dài, khó thở, tức ngực, ho ra máu, sụt cân, đổ mồ hôi vào ban đêm, suy nhược cơ thể,… Vi khuẩn lao có thể gây bệnh ở khắp nơi trên cơ thể. Cần chẩn đoán và điều trị lao sớm để tránh di căn đến những cơ quan khác trong cơ thể.

3.4. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Bệnh này thường là hậu quả của việc hút nhiều thuốc lá. Bệnh nhân mắc COPD thường có các triệu chứng: ho dai dẳng, tức ngực, thở khò khè, ho kèm theo đờm nhầy, ho khan rất nhiều vào buổi sáng sớm.

3.5. Ung thư phổi

Người mắc ung thư phổi thường ho kéo dài kèm theo dịch nhầy màu hồng hoặc đỏ nâu và có mùi hôi. Bên cạnh ho có đờm, bệnh nhân còn cảm thấy đau tức ngực và đau khi nuốt. Bệnh này có thể dẫn đến tình trạng suy hô hấp và có nguy cơ gây tử vong.

4. Gợi ý thuốc trị ho có đờm hiệu quả hiện nay

4.1. Thuốc trị ho có đờm Terpin hydrat

Terpin hydrat có tác dụng làm loãng đờm nhầy, ức chế quá trình sản xuất đờm, giảm kích thích trong cổ họng, qua đó giúp cải thiện cơn ho và tình trạng khó thở, thở khò khè cho người bệnh.

Terpin hydrat không thích hợp cho trẻ em dưới 2,5 tuổi. Các trường hợp người bệnh có tiền sử bị động kinh, co giật do sốt cao hoặc mẫn cảm với thuốc cũng không nên sử dụng sản phẩm này.

4.2. Thuốc trị ho có đờm Acetylcystein

Thuốc Acetylcystein có tác dụng làm loãng đờm, giảm độ đặc quánh của chất nhầy bằng cách phá vỡ cấu trúc liên kết giữa các Disulfua trong Mucoprotein. Sau khi sử dụng Acetylcystein, đờm sẽ loãng hơn, không còn đặc dính và người bệnh dễ dàng loại bỏ được đờm ra khỏi cổ họng.

4.3. Thuốc trị ho có đờm Bromhexin

Thuốc Bromhexin giúp loại bỏ đờm nhầy ở đường hô hấp. Các trường hợp bị viêm phế quản cấp, viêm xoang, viêm mũi hay viêm phổi có hiện tượng tăng tiết đờm trong đường hô hấp hoặc ho ra nhiều đờm đều dùng được thuốc Bromhexin. 

Người bác sĩ đang thăm khám lâm sàn cho bệnh nhân về bệnh Ho có đờm
Bệnh nhân phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc trị ho có đờm

4.4. Thuốc trị ho có đờm Ambroxol

Thuốc Ambroxol giúp tiêu đờm, giảm giác vướng víu đờm nhầy trong cổ họng. Thuốc được chỉ định cho các trường hợp ho có đờm do mắc các bệnh lý như hen phế quản hay viêm phế quản mãn tính.

4.5. Thuốc trị ho có đờm Eprazinone dihydrochloride

Thuốc thường được chỉ định cho người lớn bị ho có đờm liên quan đến các bệnh lý như hen suyễn, suy hô hấp mãn tính, viêm phế quản cấp tính, nhiễm trùng họng hoặc suy hô hấp mãn tính.

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú; người bị co giật hoặc có tiền sử bị dị ứng với thuốc nên thông báo cho bác sĩ để có cách sử dụng an toàn hơn.

Xem thêm: Top 5 loại thuốc bổ phổi giúp giảm ho, tiêu đờm tăng cường sức khỏe phổi

5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị ho có đờm

Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Trong một số ít trường hợp, những loại thuốc trị ho có thể gây các triệu chứng như: dị ứng, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, phát ban, tiêu chảy, loạn nhịp tim, tê tay chân, sưng đau tuyến nước bọt, táo bón,… nếu sử dụng trong thời gian dài. Khi có những triệu chứng bất thường, người bệnh cần đến ngay các trung tâm, cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và xử lý kịp thời. 
  • Do thành phần của một số thuốc trị ho có đờm có công dụng làm tiêu dịch nhầy nên có thể gây hủy hoại hàng rào niêm mạc dạ dày. Vì vậy, khi dùng cho người bệnh có tiền sử loét dạ dày cần phải cân nhắc cẩn trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không tự ý cho trẻ em dưới 6 tuổi sử dụng bất kỳ hoạt chất trị ho, các loại thuốc kết hợp nào bởi tỷ lệ rủi ro gặp phải tác dụng phụ nguy hiểm là rất cao. Ngoài ra, khi cho trẻ 6-12 tuổi uống thuốc cũng phải có sự tham vấn của bác sĩ chuyên ngành. 
Người bác sĩ đang thăm khám lâm sàn cho bệnh nhân về bệnh ho có đờm
Các trường hợp dùng thuốc trị ho có đờm nên tham khảo ý kiến bác sĩ

6. Tóm lược

Thực tế, ho có đờm là tình trạng không đáng lo ngại bởi đó chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể với các tác nhân có hại xung quanh. Thông thường, triệu chứng sẽ tự khỏi từ 5 – 7 ngày nếu sức đề kháng tốt và được chăm sóc tại nhà đúng cách. Tuy nhiên, nếu người bệnh ho lâu ngày không khỏi thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ hô hấp như: ho gà, viêm phổi, lao phổi và thậm chí là ung thư phổi. Lúc này, người bệnh cần phải được bác sĩ thăm khám để xác định đúng tình trạng bệnh cũng như được chỉ định các loại thuốc trị ho có đờm hiệu quả.

Nếu tình trạng ho ở mức độ nhẹ, bạn nên áp dụng các giải pháp hỗ trợ tại nhà như: uống nhiều nước ấm, súc miệng bằng nước muối, ăn uống nghỉ ngơi điều độ,… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị ho có đờm mà ít để lại tác dụng phụ và không cần bác sĩ kê đơn.

Hình chụp sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông
Thiên Môn Bổ Phổi hỗ trợ điều trị ho có đờm hiệu quả

Bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông đang được rất nhiều người tin dùng bởi sự hiệu quả và an toàn cho sức khỏe. Sản phẩm là sự kết hợp của các loại thảo dược như: Thiên môn đông, Bình vôi, Trần bì, Gừng, Kinh giới, Atiso, Bạc Hà,... có công dụng tuyệt vời trong việc bổ phổi giảm bệnh ho lâu ngày không khỏi, ho kích ứng về đêm, đặc biệt là ho có đờm.

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi, bạn có thể liên hệ qua hotline (028)39 808 808. Hoặc truy cập vào website để được tư vấn và giải đáp thắc mắc trong thời gian sớm nhất!

Nhấp vào xem thêm:

7. Câu hỏi thường gặp

Phần trả lời: Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

  • Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
  • Nguồn gốc dược liệu: Việc sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ cây thuốc quý giá. Những nguồn tài nguyên quý này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đem đến nhiều phương pháp điều trị tự nhiên và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
  • Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
  • Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.

Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Trong một số ít trường hợp, những loại thuốc trị ho có thể gây các triệu chứng như: dị ứng, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, phát ban, tiêu chảy, loạn nhịp tim, tê tay chân, sưng đau tuyến nước bọt, táo bón,… nếu sử dụng trong thời gian dài. Khi có những triệu chứng bất thường, người bệnh cần đến ngay các trung tâm, cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và xử lý kịp thời. 
  • Do thành phần của một số thuốc trị ho có đờm có công dụng làm tiêu dịch nhầy nên có thể gây hủy hoại hàng rào niêm mạc dạ dày. Vì vậy, khi dùng cho người bệnh có tiền sử loét dạ dày cần phải cân nhắc cẩn trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không tự ý cho trẻ em dưới 6 tuổi sử dụng bất kỳ hoạt chất trị ho, các loại thuốc kết hợp nào bởi tỷ lệ rủi ro gặp phải tác dụng phụ nguy hiểm là rất cao. Ngoài ra, khi cho trẻ 6-12 tuổi uống thuốc cũng phải có sự tham vấn của bác sĩ chuyên ngành. 

Ho có đờm có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Vì vậy, người bệnh cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra phổ biến:

  • Do dị ứng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Tác nhân gây dị ứng thường là khói bụi, khói thuốc, phấn hoa,… Ngoài ra, các thực phẩm được chế biến từ trứng, sữa, ngũ cốc,… cũng có thể làm cho tình trạng ho nghiêm trọng hơn.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá trong thời gian dài có thể gây viêm màng nhầy và gia tăng lượng đờm trong mũi và cổ họng. Tình trạng ngày càng tệ đi nếu người bệnh vừa hút thuốc lá, vừa nghiện rượu và sử dụng các chất kích thích khác. Người hít khói thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ mắc bệnh tương tự như người hút thuốc lá. 
  • Yếu tố sinh lý: Nếu chức năng hoạt động sinh lý của mũi và họng bị suy giảm sẽ làm cho đờm ứ đọng, tích tụ ngay tại mũi và cổ họng. Bên cạnh đó, tình trạng lệch vách ngăn mũi cũng sẽ làm chệch đường lưu thông của đờm gây tắc nghẽn.
  • Do nhiễm khuẩn: Các loại vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể có thể gây sưng viêm niêm mạc họng, tăng tiết dịch nhầy và kích thích phản ứng ho, ho thường kèm theo đờm.
  • Bệnh lý hô hấp: Khi mắc các bệnh lý hô hấp như viêm họng, cảm cúm, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính; người bệnh thường có triệu chứng ho ra đờm từ màu trắng đục cho đến xanh lá, vàng xám. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp một số triệu chứng đi kèm như: đau họng, khó thở, cơ thể mệt mỏi, sốt cao,…
  • Do trào ngược dạ dày: Lượng thức ăn và axit trong dạ dày khi bị đẩy lên trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển và tấn cống cổ họng. Đường hô hấp sẽ tự tiết ra chất nhầy để ngăn chặn, bảo vệ cổ họng và các bộ phận khác của đường hô hấp.
Thiên môn bổ phổi giảm ho có đờm, ho lâu ngày

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)