Hiện nay, lao phổi được xem là một căn bệnh truyền nhiễm để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của kỹ thuật y học hiện đại cùng với tay nghề của các y bác sĩ ngày một nâng cao, bệnh đã có cách thức chẩn đoán nhanh chóng và phương pháp điều trị hiệu quả. Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu về nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị lao phổi qua bài viết dưới đây nhé!
1. Giới thiệu về bệnh lao phổi
Lao phổi là một loại bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis tấn công trực tiếp vào phổi. Vi khuẩn lao có thể tồn tại rất lâu từ 3 – 4 tháng trong môi trường không khí. Thậm chí trong môi trường có độ ẩm cao và bóng tối, vi khuẩn lao có thể tồn tại đến tận 3 tháng mà vẫn giữ nguyên độc lực. Đặc biệt trong phòng thí nghiệm, vi khuẩn lao có thể được bảo quản trong nhiều năm. Tuy nhiên, nếu ở nhiệt độ cao dưới ánh nắng mặt trời, vi khuẩn sẽ yếu dần và chết trong vòng 1 giờ đồng hồ.
1.1. Bệnh lao phổi có lây không?
Bệnh lao phổi rất dễ lây lan, đặc biệt là trong môi trường không khí. Vi khuẩn lao có trong các hạt nước bọt li ti hoặc trong các hạt bụi nhỏ sẽ dễ dàng bị hít phải và xâm nhập vào phổi. Từ phổi, vi khuẩn có thể theo máu và bạch huyết để đến các cơ quan khác trong cơ thể (hạch bạch huyết, xương, gan, thận,…) và gây bệnh trực tiếp tại các cơ quan đó.
Cứ 1 người bị lao phổi có thể lây cho 10 – 15 người khác, đặc biệt là khi ở trong các khu vực nhiều người như lớp học, bệnh viện hay trong gia đình,… Lao phổi cũng có thể lây nhiễm trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, ẩm ướt và tối tăm.
1.2. Đối tượng dễ mắc bệnh lao phổi
Bởi vì lao phổi dễ dàng lây qua đường không khí nên đối tượng nào cũng có thể sẽ mắc phải căn bệnh này. Sau đây là những trường hợp có nguy cơ bị lao phổi rất cao:
- Người sống và làm việc trong môi trường có người bị mắc bệnh lao phổi.
- Người tiếp xúc gần, giao tiếp hoặc là người chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh.
- Người có hệ miễn dịch không tốt và có bệnh nền.
- Những người mắc bệnh HIV, bệnh gan, bệnh tim, ung thư,…
- Người đi từ vùng có dịch lao.
- Người sống ở những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, nơi ẩm thấp tối tăm, nhiều khí uế,…
1.3. Biến chứng của bệnh lao phổi
Lao phổi có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Một số người không phát hiện ra bệnh từ giai đoạn đầu, từ đó khiến bệnh diễn biến ngày càng nặng hơn và thậm chí là dẫn đến tử vong. Một số biến chứng mà người bệnh lao phổi có nguy cơ gặp phải như: tổn thương chức năng phổi, chức năng thận và gan bị ảnh hưởng, đau xương khớp, viêm màng não, đau tim, chèn ép tim và rối loạn thị giác,…
Có thể thấy rằng hậu quả mà lao phổi để lại là vô cùng nặng nề và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, ngay khi cảm thấy cơ thể không khỏe hoặc có những triệu chứng đáng nghi, người bệnh cần tới bệnh viện để kiểm tra và có phương pháp điều trị kịp thời.
2. Triệu chứng bệnh lao phổi
Ở giai đoạn đầu của bệnh lao phổi, người bệnh hầu như không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Chính vì thế mà rất khó để phát hiện được căn bệnh này. Thời kỳ ủ bệnh của lao phổi còn phụ thuộc còn hệ miễn dịch của cơ thể để chúng phát triển.
Khi bệnh lao phổi tiến triển, người bệnh sẽ có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, sẽ có một vài triệu chứng cơ bản dễ nhận thấy như sau:
- Ho kéo dài, ho đờm lâu ngày không khỏi, ho về đêm và sáng sớm có thể ho khan hoặc ho kèm theo đờm, dịch nhầy và đôi lúc có lẫn cả máu.
- Đau tức ngực, khó thở, đau tim.
- Thường xuyên đổ mồ hôi và ho dai dẳng về đêm.
- Hay ớn lạnh và sốt nhẹ, đặc biệt là vào lúc chiều tối.
- Chán ăn, cơ thể mệt mỏi, uể oải và nhanh chóng sút cân.
- Các cơ bị mỏi và không có sức để làm việc.
3. Nguyên nhân dẫn đến lao phổi
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lao phổi là do tiếp xúc với người bệnh hoặc cơ thể bị nhiễm vi khuẩn lao có trong môi trường không khí:
Môi trường sống xung quanh
Người bệnh dễ mắc phải lao phổi bởi bệnh này rất dễ lây lan trong môi trường không khí. Bên cạnh đó, những nơi bị ô nhiễm, có độ ẩm ướt cao và những nơi có mức sống thấp cũng là chỗ trú ngụ của nhiều vi khuẩn lao.
Tiếp xúc với người bệnh
Ngoài việc nhiễm bệnh từ môi trường không khí, bạn cũng dễ mắc lao phổi khi tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh lao hoặc động vật mắc vi khuẩn lao. Bệnh dễ lây truyền khi người hoặc động vật nhiễm bệnh ho, hắt hơi và bắn ra những giọt nước bọt rất nhỏ chứa nhiều vi khuẩn lao bay lơ lửng trong không khí. Người bình thường sau khi hít phải sẽ bị nhiễm bệnh.
Đề kháng suy giảm
Người bệnh bị suy giảm miễn dịch do mắc các bệnh như: đái tháo đường, loét dạ dày – tá tràng, HIV/AIDS,… sẽ có nguy cơ mắc lao phổi rất cao. Bên cạnh đó, những đối tượng làm việc quá sức, tinh thần căng thẳng quá mức hoặc có những thói quen xấu làm giảm sức đề kháng như: uống rượu, hút thuốc, thức khuya,… cũng là nguyên nhân khiến người bệnh dễ bị lao phổi.
4. Phương pháp chẩn đoán bệnh lao phổi
Người bệnh cần được thực hiện một số phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng bệnh cũng như diễn biến của bệnh. Sau đây là một số phương pháp chẩn đoán bệnh lao phổi phổ biến:
4.1. Chẩn đoán lâm sàng
Lâm sàng có vai trò quan trọng trong việc sàng lọc, định hướng chẩn đoán ban đầu và chỉ định xét nghiệm đúng.
4.1.1. Tiền sử bệnh
Những người có nguy cơ cao bị lao phổi thường có những đặc điểm sau:
- Tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân lao phổi.
- Bị suy giảm miễn dịch: những người đang mắc các bệnh như HIV, đái tháo đường, viêm đại tràng mạn tính, dùng Corticoid kéo dài .. hoặc những người tiêm chích ma túy, nghiện rượu, thường xuyên hút thuốc lá,…
- Nơi ở nghèo nàn, ẩm thấp, tối tăm.
- Thường xuyên làm việc nặng, suy dinh dưỡng,…
4.1.2. Triệu chứng cận lâm sàng
Triệu chứng toàn thân
Một số triệu chứng mà người bệnh lao thường gặp phải như: sốt nhẹ, ho kéo dài về chiều, ra mồ hôi vào ban đêm, ăn không ngon, mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi dẫn đến sụt cân,… Tuy nhiên ở nhiều bệnh khác cũng có thể xuất hiện những triệu chứng này.
Triệu chứng cơ năng
- Ho: thường ho khan, ho có đờm, ho gió, ho kéo dài về đêm. Có thể ho đờm màu xanh, màu vàng hoặc có màu như chất bã đậu.
- Ho ra máu: Mức độ ho ra máu có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng, máu tươi hoặc máu cục. Tình trạng này thường gặp ở khoảng 30% người bị mắc bệnh.
- Đau ngực: đau âm ỉ, thỉnh thoảng đau nhói ở vùng đỉnh phổi .
- Khó thở: đây là tình trạng phổ biến bởi vi khuẩn thường sẽ tấn công trực tiếp vào phổi và gây tổn thương phổi.
Triệu chứng thực thể
Đối với bệnh lao phổi, các tổn thương thường khu trú ở vùng đỉnh phổi. Do đó, việc xem xét và khám chi tiết tại vùng đỉnh phổi có giá trị gợi ý chẩn đoán bệnh.
4.2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Ngoài việc chẩn đoán lâm sàng, chúng ta có thể sử dụng phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như: xét nghiệm máu, chụp Xquang phổi, nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB, xét nghiệm Xpert MTB/RIF, nuôi cấy tìm vi khuẩn lao,…
Việc sử dụng phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng đem lại kết quả chính xác cao, hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán cũng như có những hướng điều trị đúng đắn. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp theo dõi được diễn biến của bệnh cũng như đánh giá được hiệu quả điều trị.
5. Phương pháp điều trị lao phổi
Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân gây nên lao phổi, chúng ta cần có phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị lao phổi thường sẽ được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn tấn công và giai đoạn duy trì.
5.1. Giai đoạn tấn công
Giai đoạn này nhằm tiêu diệt nhanh số lượng lớn vi khuẩn đang tấn công mạnh khiến các vùng bị tổn thương nghiêm trọng. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong giai đoạn này là Isoniazid (H), Rifampicin (R), Pyrazinamid (Z), Streptomycin (S) với thời gian khoảng 2-3 tháng.
Isoniazid (H)
Đây là thuốc đặc hiệu cao và có tác dụng chống lại vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis và một số Mycobacterium không điển hình khác. Isoniazid diệt khuẩn phụ thuộc vào nồng độ thuốc ở vị trí tổn thương và mức độ lây lan của vi khuẩn.
Rifampicin (R)
Rifampicin R có hoạt tính với các vi khuẩn thuộc chủng Mycobacterium và có tác dụng ức chế in vitro sự phát triển của Mycobacterium tuberculosis. Để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất phải phối hợp với các thuốc trị lao khác như Isoniazid, Streptomycin, Ethambutol theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Pyrazinamid (Z)
Pyrazinamid có tác dụng diệt khuẩn lao hiệu quả trong 8 tuần đầu sử dụng. Thuốc được chỉ định để điều trị lao mới chẩn đoán hoặc tái trị bệnh lao phổi và ngoài phổi, chủ yếu ở giai đoạn tấn công ban đầu.
Streptomycin (S)
Streptomycin là thuốc kháng sinh nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ngăn cản quá trình tấn công của vi khuẩn. Streptomycin thường được dùng kết hợp với các loại thuốc chống lao khác trong quá trình điều trị bệnh.
5.2 Giai đoạn duy trì
Đây là giai đoạn nhằm tiêu diệt triệt để các vi khuẩn lao trong vùng tổn thương để tránh tái phát. Sử dụng chủ yếu 2 loại thuốc là Rifampicin (R), Ethambutol (E) trong thời gian 4-6 tháng.
Ethambutol (E)
Ethambutol là thuốc kháng sinh và hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn cũng như điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên.
6. Các biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi
Ngoài những phương pháp để hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi thì cũng cần có những biện pháp để phòng ngừa bệnh như sau:
- Đối với người chưa nhiễm bệnh: cần tiêm phòng vacxin đầy đủ, sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh, che miệng khi hắt hơi,…
- Đối với người mắc bệnh: đeo khẩu trang khi tiếp xúc với mọi người xung quanh hoặc hạn chế ra những nơi đông người để tránh nguy cơ lây bệnh cho người khác, thường xuyên phơi nắng để tiêu diệt vi khuẩn,…
7. Cách chăm sóc người mắc bệnh lao phổi đúng cách
Để người bệnh mau chóng hồi phục, bên cạnh những phương pháp điều trị đã nêu trên cần chăm sóc người bệnh theo đúng cách:
Nghỉ ngơi: Người bệnh phải ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng để cơ thể hồi phục nhanh chóng. Cần phải cho người bệnh tắm giặt và vệ sinh cá nhân sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập, thường xuyên cho ra tắm nắng để diệt vi khuẩn.
Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ: Người bệnh phải tuân thủ đúng theo liệu trình điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả nhanh nhất.
Đảm bảo vệ sinh nơi ở: Đảm bảo vệ sinh môi trường nơi ở của người bệnh sạch sẽ, thoáng khí và có nhiều ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn.
Xây dựng chế độ ăn hợp lý: Việc xây dựng chế độ ăn hợp lý góp phần hỗ trợ điều trị lao phổi cũng như tăng cường sức sức khỏe. Nên bổ sung các chất dinh dưỡng như kẽm từ thịt bò, hạt bí ngô, ngũ cốc, hạt hướng dương,… và bổ sung vitamin A, E, C có trong rau, củ, quả,….
8. Tóm lược thông tin về bệnh lao phổi
Lao phổi là một căn bệnh truyền nhiễm cướp đi sinh mạng của hơn 1,5 triệu người mỗi năm. Chính vì thế mà mọi người cần phải biết cách bảo vệ bản thân trước căn bệnh nguy hiểm này. Những người chưa nhiễm bệnh nên hạn chế tiếp xúc tối đa với người đang bị bệnh lao phổi. Bên cạnh đó cần tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh lao, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ và chăm luyện tập thể dục thể thao để cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là phổi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung một số sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng phổi, giúp phổi khỏe mạnh để chống chọi với những vi khuẩn gây bệnh. Một trong những sản phẩm bạn hoàn toàn có thể tin tưởng chính là Thiên Môn Bổ Phổi của công ty TNHH Dược Bình Đông. Sản phẩm là sự kết hợp hài hòa của nhiều loại thảo dược thiên nhiên như: Thiên môn đông, Bạc hà, Trần bì, Bách bộ, Tang bạch bì, Bình vôi, Gừng, Kinh giới và Atiso có công dụng bổ phổi hiệu quả. Nếu bạn đang quan tâm đến sản phẩm, xin hãy liên hệ ngay qua hotline (028)39 808 808 để được tư vấn và hỗ trợ trong thời gian nhanh nhất.
9. Câu hỏi thường gặp về lao phổi
Phần trả lời: Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
- Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
- Nguồn gốc dược liệu: Việc sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ cây thuốc quý giá. Những nguồn tài nguyên quý này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đem đến nhiều phương pháp điều trị tự nhiên và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
- Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
- Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.
Phần trả lời: Lao là bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân phải được điều trị càng sớm càng tốt ngay sau khi chẩn đoán. Việc này có thể giúp giảm dần cơn ho khi mắc lao cũng như giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả hơn.
Khi điều trị bệnh la người bệnh cần phải hiểu và tuân thủ những nguyên tắc điều trị như: dùng thuốc đúng liều, uống thuốc đều đặn, uống đủ thời gian, dùng thêm thuốc bổ phổi. Vì trong cơ thể người mắc bệnh lao có nhiều dân số trực khuẩn lao khác nhau:
- Nhóm trực khuẩn đang hoạt động và sinh sản nằm trong các hang lao, dễ bị thuốc kháng lao tiêu diệt
- Nhóm sinh sản chậm nằm trong đại thực bào, khó tiêu diệt
- Nhóm ngủ yên, nằm rải rác trong các mô cơ thể. Nhóm này rất khó bị tiêu diệt. Chúng hoạt động khi đề kháng cơ thể suy yếu.
Đó là lý do vì sao bạn phải tuân thủ nguyên tắc trị bệnh lao phổi nhằm:
- Tiêu diệt tất cả dân số vi trùng lao
- Không có hiện tượng kháng thuốc xảy ra
- Giảm triệu chứng của bệnh.
Dưới đây là phần trả lời: Ở giai đoạn đầu của bệnh lao phổi, người bệnh hầu như không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Chính vì thế mà rất khó để phát hiện được căn bệnh này. Thời kỳ ủ bệnh của lao phổi còn phụ thuộc còn hệ miễn dịch của cơ thể để chúng phát triển.
Khi bệnh lao phổi tiến triển, người bệnh sẽ có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, sẽ có một vài triệu chứng cơ bản dễ nhận thấy như sau:
- Ho kéo dài, ho lâu ngày không khỏi, ho về đêm có thể ho khan hoặc ho kèm theo đờm, dịch nhầy và đôi lúc có lẫn cả máu.
- Đau tức ngực, khó thở, đau tim.
- Thường xuyên đổ mồ hôi và ho dai dẳng về đêm.
- Hay ớn lạnh và sốt nhẹ, đặc biệt là vào lúc chiều tối.
- Chán ăn, cơ thể mệt mỏi, uể oải và nhanh chóng sút cân.
- Các cơ bị mỏi và không có sức để làm việc.
- Rifampicin chỉ gây tác dụng bất lợi trên khoảng 4% bệnh nhân. Khi dùng thuốc, nước tiểu và các dịch tiết của cơ thể (như nước bọt, mồ hôi, nước mắt,…) có thể sẽ có màu đỏ nâu hoặc da cam nhưng không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của người bệnh. Những tác dụng phụ không mong muốn thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa bao gồm buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, ợ chua, đầy hơi nhưng thường nhẹ.
- Isoniazid thường sẽ gây tác dụng phụ như viêm gan, viêm dây thần kinh ngoại vi và các tác dụng đến hệ tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, đau thượng vị.
- Thuốc điều trị lao phổi Pyrazinamid có thể gây độc cho gan và do phụ thuộc vào liều dùng. Ngoài ra, thuốc còn làm tăng acid uric huyết và gây ra tình trạng đau các khớp xương.
- Tác dụng phụ của thuốc Streptomycin bao gồm các phản ứng tại chỗ như đau tại nơi tiêm, kích ứng, chảy máu, chai cứng hoặc gây hoại tử mô mỡ dưới da tại nơi tiêm, áp xe vô khuẩn tại nơi tiêm. Ngoài ra có thể gây ra tình trạng giảm thính lực, ban da, mày đay, dị cảm mặt.
- Ethambutol rất ít gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Thông thường, loại thuốc này có thể gây sốt, đau khớp. Tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của Ethambutol là viêm dây thần kinh thị giác, giảm thị lực có thể xảy ra ở 1 – 6% bệnh nhân, mất khả năng phân biệt màu xanh hoặc đỏ.