Tìm kiếm

Tìm hiểu về viêm gan: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa

bệnh viêm gan

Viêm gan là bệnh lý nguy hiểm, nhưng lại rất phổ biến và thường diễn biến thầm lặng nên khó để phát hiện sớm. Viêm gan nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy gan, xơ gan không hồi phục. Tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa viêm gan là cần thiết để tránh được căn bệnh này. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Dược Bình Đông để được giải đáp nhé!

1. Đôi nét về viêm gan 

Trong cơ thể người, gan là cơ quan nội tạng lớn nhất và đóng vai trò vô cùng quan trọng. Gan đảm nhận vai trò nội tiết và ngoại tiết, với các chức năng như: đào thải độc tố (chức năng chính yếu của gan); sản xuất mật; lưu trữ các chất vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể; chuyển hóa các chất để nuôi cơ thể; tổng hợp các yếu tố đông máu, hormone,… Gan rất quan trọng để duy trì sức khỏe con người, nếu chức năng gan bị suy giảm thì sẽ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, suy gan,… 

Hình ảnh mô tả về gan trong cơ thể người
Gan rất quan trọng với cơ thể con người 

Viêm gan xảy ra khi các tế bào mô gan bị viêm và tổn thương, khiến cho chức năng gan suy giảm. Viêm gan nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ hình thành xơ gan, suy gan, thậm chí gây ung thư gan dẫn đến tử vong.

Hình ảnh về chức năng gan đang bị suy giảm
Viêm gan khiến cho chức năng gan suy giảm 

Viêm gan được chia thành cấp tính và mãn tính, dựa vào thời gian mắc bệnh. Nếu các triệu chứng khởi phát đột ngột trong thời gian ngắn (dưới 6 tháng) là viêm gan cấp tính. Nếu tình trạng tổn thương gan kéo dài trên 6 tháng được gọi là viêm gan mãn tính.

2. Viêm gan được chia làm 2 loại

Viêm gan cấp tính: Các triệu chứng (nếu có) sẽ bắt đầu xuất hiện trong khoảng 2 tuần – 6 tháng sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Biểu hiện lâm sàng của viêm gan cấp tính bao gồm: 

Các dấu hiệu trên thường thay đổi từ không triệu chứng, có triệu chứng (từ nhẹ đến nặng), biến chứng nguy hiểm và thậm chí gây tử vong. 

Viêm gan mãn tính: Các triệu chứng của viêm gan mãn tính không rõ ràng và phát triển theo tiến trình như viêm gan cấp tính. Các triệu chứng diễn biến âm thầm và người bệnh thường khó phát hiện được. Một số triệu chứng của viêm gan mãn tính có thể là: 

  • Sốt, mệt mỏi
  • Chán ăn
  • Buồn nôn
  • Nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu
  • Có máu lẫn trong phân hoặc chất nôn
  • Vàng da
  • Đau khớp
  • Phù nề chân, mắt cá, bàn chân

Vậy viêm gan có nguy hiểm không? Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và phương pháp điều trị mà bệnh sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị dứt điểm ở giai đoạn đầu thì sẽ không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, giai đoạn muộn sức khỏe người bệnh sẽ giảm sút đáng kể, khó điều trị hơn, thời gian điều trị lâu hơn, tốn kém hơn và bệnh có thể dẫn đến các biến chứng thành xơ gan, ung thư gan và đe dọa tới tính mạng. 

3. Các triệu chứng thường gặp của viêm gan

Đối với viêm gan ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Nếu có thì các triệu chứng thường tương tự như nhiễm cúm đối với viêm gan virus, viêm gan do gan nhiễm mỡ. Những bệnh nhân tổn thương gan cấp do nấm, thực phẩm, rượu bia, thuốc lá thường biểu hiện lâm sàng rầm rộ hơn, liên quan chủ yếu tới đường tiêu hóa như nôn ói, đau bụng, tiêu chảy. 

Người bệnh nên thăm khám bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường sau:

  • Sốt, mệt mỏi
  • Chán ăn
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Đau cơ, khớp
  • Vàng mắt, vàng da
  • Phát ban mẩn ngứa, xuất hiện các mảng bầm tím bất thường
  • Nước tiểu vàng sẫm
  • Người mơ màng, mất tập trung.
Hình ảnh của bệnh nhân bị viêm gan dẫn đến mắt vàng
Viêm gan gây nhiều triệu chứng trong đó có vàng mắt 

4. Phương pháp chẩn đoán viêm gan

Để có được phác đồ trị bệnh phù hợp và chính xác nhất, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng kết hợp với hỏi bệnh sử, đánh giá dựa trên kết quả xét nghiệm, hình ảnh học và thậm chí sinh thiết gan

4.1 Thăm khám lâm sàng

Thăm khám lâm sàng là bước đầu để chẩn đoán các dạng viêm gan. Bác sĩ sẽ  xem xét tiền sử bệnh lý của gia đình và bệnh nhân, từ đó giới hạn được các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh. Việc thăm khám lâm sàng sau đó sẽ giúp xác định được các triệu chứng điển hình liên quan tới tổn thương gan như vàng da, vàng mắt, cổ chướng, phù chân,…

4.2 Xét nghiệm chức năng gan

Xét nghiệm chức năng gan sử dụng các mẫu máu để xác định mức độ hoạt động của gan. Kết quả bất thường của xét nghiệm này có thể là dấu hiệu cho thấy gan có vấn đề. Chỉ số men gan GGT tăng cao biểu thị gan đang gặp phải tổn thương hoặc hoạt động không bình thường. 

4.3 Sinh thiết gan

Sinh thiết gan là thủ thuật lấy mẫu mô từ gan để kiểm tra và xác định nguyên nhân, mức độ tổn thương của gan. Đây là thủ thuật xâm lấn nên thường chỉ thực hiện được ở những cơ sở y tế có chuyên môn cao.

4.4 Siêu âm

Siêu âm cho phép bác sĩ có thể quan sát kỹ hơn về cấu trúc gan và các cơ quan lân cận. Hình ảnh từ siêu âm có thể tiết lộ được:

  • Có dịch trong khoang màng bụng bệnh nhân hay không
  • Tình trạng nhu mô gan có đồng nhất, bờ đều hay không
  • Có khối u gan không

    Hình ảnh người bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân
    Thăm khám để chẩn đoán viêm gan 

5. Nguyên nhân dẫn đến viêm gan

Nguyên nhân gây viêm gan rất đa dạng, bao gồm: 

  • Viêm gan do nhiễm virus: Có nhiều loại virus viêm gan, trong đó phổ biến là viêm gan A, B, C, D, E, G. Ngoài ra, có một số loại virus khác như MV, EBV, virus herp,…
  • Viêm gan do nhiễm ký sinh trùng: Ký sinh trùng có khả năng gây viêm gan có thể kể đến như Plasmodium falciparum – ký sinh trùng sốt rét và một số loại amip. Khi nhiễm ký sinh trùng, gan bị sưng to và các chức năng lọc chất độc, dự trữ chuyển hóa của gan bị trì trệ. 
  • Viêm gan tự miễn: Viêm gan tự miễn do hệ miễn dịch tấn công vào tế bào gan. Bệnh này ít gặp hơn và hiện chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Trong một số trường hợp, bệnh có thể do các chất độc tích tụ trong cơ thể hoặc do tác dụng phụ của thuốc làm tổn thương gan dẫn đến suy giảm chức năng gan.
  • Viêm gan do nhiễm độc: Các chất độc như rượu bia, thuốc, vitamin hay hóa chất công nghiệp với nồng độ quá lớn khiến cho gan không thể xử lý. Điều này dẫn đến gan bị viêm, nhiễm mỡ, hoại tử gan hoặc xơ gan. Những tổn thương này là cấp tính, tuy nhiên nếu không điều trị sớm sẽ dẫn tới mãn tính. 
  • Viêm gan do di truyền: Một số căn bệnh di truyền như bệnh Wilson, bệnh huyết sắc tố, thiếu alpha-1 antitrypsin… có thể làm tổn thương gan, gây viêm gan. 

6. Điều trị viêm gan

Hầu hết viêm gan ở giai đoạn sớm, cấp tính sẽ được điều trị khỏi nếu người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Một số loại thuốc đặc trị viêm gan hiện nay là interferon, protease có tác dụng kháng virus, nucleoside analogue kháng virus, thuốc ức chế polymerase và một số loại thuốc khác. 

Trong trường hợp bệnh ở giai đoạn cuối, kháng thuốc, biện pháp tốt nhất thường được cân nhắc là ghép gan. Tuy nhiên, biện pháp này khá tốn kém và khó để thực hiện. 

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh nên áp dụng những biện pháp hỗ trợ điều trị như: 

  • Kiêng rượu bia, thuốc lá
  • Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, vitamin và khoáng chất.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để bình phục.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

    Hình ảnh người bác sĩ đang thuyết trình về gan
    Sử dụng biện pháp quan hệ tình dục an toàn để tránh lây nhiễm cho bạn tình.

7. Phòng ngừa viêm gan

Bệnh viêm gan có thể phòng ngừa nếu thực hiện các cách sau: 

  • Tiêm phòng đầy đủ: Một trong những biện pháp hàng đầu để phòng ngừa bệnh viêm gan là tiêm phòng. Tuy chưa có vắc xin phòng bệnh viêm gan C và E nhưng đã có vắc xin phòng viêm gan A và viêm gan B – 2 loại bệnh phổ biến nhất.
  • Hạn chế tiếp xúc với nguồn lây: Bệnh viêm gan có thể lây lan qua các mẫu bệnh phẩm chứa virus viêm gan. Để phòng ngừa lây nhiễm, hãy tránh không dùng chung kim tiêm; không dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng; thực hiện an toàn tình dục; ăn chín uống sôi. 
  • Thực hiện lối sống lành mạnh: Lối sống lành mạnh giúp ngăn ngừa viêm gan cũng như các bệnh lý khác. Bạn nên hạn chế rượu bia; kiểm soát căng thẳng, nghỉ ngơi đầy đủ; kiểm soát cân nặng; sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Hình ảnh mô tả về một số cách phòng ngừa viêm gan hiệu quả
Phòng ngừa bệnh viêm gan 

8. Chăm sóc người bị viêm gan

Để chăm sóc tốt người bệnh mắc bệnh, người nhà cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tư vấn người bệnh dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, tránh làm việc nặng nhọc
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học
  • Theo dõi và nhắc nhở người bệnh uống thuốc đúng liều, đúng giờ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đối với trường hợp bệnh trở nặng, cần đảm bảo hô hấp bằng cách đặt tư thế nâng cao đầu, thở oxy theo chỉ định, hút đờm dãi nếu có tăng tiết, vệ sinh răng miệng thường xuyên…
  • Tạo không khí thoải mái, lạc quan
  • Khuyến khích bệnh nhân vận động nhẹ nhàng

9. Tổng kết 

Viêm gan là căn bệnh phổ biến, do nhiều nguyên nhân gây nên. Bệnh nếu được điều trị kịp thời sẽ không xuất hiện những biến chứng nguy hiểm. Nên có những biện pháp phòng tránh cũng như có những kiến thức về căn bệnh này để hạn chế tối đa những nguy hiểm cho sức khỏe.

Một phương pháp hiệu quả để điều trị tình trạng viêm gan là sử dụng các sản phẩm bổ gan. Sản phẩm Long Đởm Giải Độc Gan – giải pháp hữu hiệu giúp thanh nhiệt giảm tình trạng nóng gan, giải độc gan, làm mát gan và tăng cường chức năng gan; từ đó giúp gan khỏe mạnh, phòng ngừa và hạn chế tối đa bệnh viêm gan. Sản phẩm là sự kết hợp giữa các thảo dược thiên nhiên lành tính và có công dụng tốt cho gan như: Diệp Hạ Châu, Atiso, Long Đởm Thảo, Chi Tử, Nhân Trần, Đại Hoàng, Sinh Địa, Hoàng Cầm, Sài Hồ, Cam Thảo. Chính vì thế mà khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về độ an toàn cũng như tính hiệu quả của sản phẩm.

Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích cho việc hiểu hơn về bệnh viêm gan cũng như các phương pháp điều trị và cách phòng tránh căn bệnh này. Ngoài ra, website Dược Bình Đông luôn thường xuyên cập nhật các bài viết về kiến thức y học, hướng dẫn chăm sóc, bảo vệ sức khỏe,… Hãy truy cập website tìm hiểu và trang bị thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình. 

Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ Hotline (028)39 808 808.

10. Câu hỏi thường gặp

Trả lời:

Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé!

  • Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
  • Nguồn gốc dược liệu: Việc sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ cây thuốc quý giá. Những nguồn tài nguyên quý này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đem đến nhiều phương pháp điều trị tự nhiên và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
  • Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
  • Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.

Trả lời:

1. Xơ gan

Các tế bào gan khi bị tổn thương bởi các phản ứng viêm sẽ kích thích sản xuất collagen và các chất khác để phục hồi. Cũng giống như da, sau khi gan bị tổn thương sẽ hồi phục nhưng nếu các tổn thương diễn ra liên tục, kéo dài sẽ hình thành sẹo. Các mô sẹo này sẽ không có khả năng hoạt động, mất hoàn toàn chức năng. Theo thời gian, các mô sẹo sẽ tích tụ dần dần, được gọi là xơ gan.

  • Bệnh xơ gan sẽ có xu hướng tiến triển nhanh ở nam giới so với phụ nữ, nhất là những người trên 50 tuổi, những người uống rượu nhiều hoặc béo phì.

  • Xơ gan phát triển mạnh và lan rộng sẽ hạn chế cung cấp máu cho gan và phá vỡ chức năng bình thường của gan. 

  • Các triệu chứng xơ gan có thể khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển. 

Có 2 loại xơ gan: còn bù và mất bù.

  • Xơ gan còn bù: là gan bị tổn thương nhẹ đến trung bình, gan vẫn có thể làm việc.

  • Xơ gan mất bù: được chẩn đoán nếu tổn thương lan rộng và gan không còn hoạt động. Xơ gan mất bù được xếp vào nhóm bệnh gan giai đoạn cuối. Ghép gan được coi là lựa chọn khả thi duy nhất để điều trị.

2. Ung thư gan

Ung thư gan là một biến chứng khi bệnh xơ gan tiến triển nặng. Bệnh có thể phát triển thành 1 trong 2 loại: ung thư đường mật và ung thư biểu mô tế bào gan. 

  • Ung thư biểu mô đường mật ảnh hưởng đến đường mật.

  • Ung thư biểu mô tế bào gan ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào gan. Giống như xơ gan mất bù, ung thư biểu mô tế bào gan được coi là một bệnh gan giai đoạn cuối.

3. Suy gan

Suy gan là một biến chứng nghiêm trọng nhưng không phổ biến của bệnh viêm gan. Các bác sĩ sử dụng các thuật ngữ khác nhau để mô tả các biến thể của suy gan như suy gan tối cấp hoặc suy gan cấp tính. 

Suy gan là tình trạng gan của bạn bị tổn thương đến mức không thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, điều này khiến cơ thể bạn ngừng hoạt động và cuối cùng gây tử vong.

4. Bệnh não gan

Bệnh não gan (HE) là tình trạng viêm não xảy ra khi gan không thể loại bỏ các chất độc ra khỏi máu, làm chất độc này di chuyển đến não. Bệnh não gan gây ra các vấn đề về tâm thần như lú lẫn… và nặng sẽ dẫn đến hôn mê. Bệnh não gan tiến triển là một tình trạng nghiêm trọng và thường gây tử vong.

5. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Một trong những vai trò quan trọng của gan là lọc máu. Tuy nhiên, xơ gan và các tổn thương gan khác làm cản trở hệ thống tuần hoàn máu ở tĩnh mạch cửa của gan. Khi hệ thống tĩnh mạch cửa này bị tắc nghẽn, máu không thể trở lại gan từ hệ thống tiêu hóa và áp lực tăng lên, tạo ra một tình trạng gọi là tăng áp lực tĩnh mạch cửa. 

Đây là một biến chứng nghiêm trọng sẽ dẫn đến sưng, chảy máu các mô và cơ quan nội tạng khác nhau, đe dọa tính mạng.

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa là một biến chứng của viêm gan do rượu.

6. Viêm cầu thận

Khi bị viêm gan mãn tính đặc biệt là viêm gan B và C mãn tính, các phản ứng miễn dịch sẽ ảnh hưởng tới thận. Điều này gây nên các rối loạn hoạt động của thận như viêm cầu thận.

Nếu không điều trị bệnh viêm cầu thận, tình trạng viêm sẽ tiến triển, gây tổn hại nghiêm trọng đến chức năng thận của bạn.

7. Hội chứng cryoglobulin huyết (Cryoglobulinemia)

Cryoglobulin là những phức hợp miễn dịch (là sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể) kết tủa ở nhiệt độ thấp và lắng đọng ở lớp trong cùng của mạch máu và dẫn đến các vấn đề về tuần hoàn máu, có thể dẫn tới tình trạng nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Hội chứng này hay gặp ở những bệnh nhân bị viêm gan B hoặc viêm gan C mãn tính, gây ra tình trạng như xuất huyết, yếu và đau khớp.

8. Rối loạn chuyển hóa porphyria – Porphyria Cutanea Tarda(PCT)

Gan là nơi sản xuất enzym chuyển hóa porphyrin, đây là một chất để tổng hợp nên hồng cầu. Khi gan bị tổn thương không sản xuất được enzym này dẫn đến sự rối loạn chuyển hóa và tích tụ porphyrin. Rối loạn chuyển hóa porphyria sẽ dẫn đến da mỏng hơn, dễ bị phồng rộp khi tiếp xúc với ánh nắng. 

Biến chứng này hiếm gặp, hay gặp ở bệnh nhân viêm gan C mãn tính.

Trả lời:

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng nhiễm và phát triển bệnh viêm gan gồm các yếu tố từ môi trường sống, thói quen sinh hoạt và vấn đề sức khỏe của người bệnh.

Các yếu tố từ môi trường

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan được tìm thấy trong môi trường xung quanh. Việc tiếp xúc với các yếu tố này có thể làm tăng khả năng bị bệnh viêm gan của bạn. Các yếu tố này bao gồm:

  • Nguồn nước không an toàn được dùng để uống hoặc rửa thực phẩm.

  • Nơi có tình hình vệ sinh kém, thiếu các dịch vụ vệ sinh như phòng tắm hoặc nơi rửa tay.

  • Tiếp xúc với kim tiêm, ống tiêm đã qua sử dụng hoặc các đồ vật khác có thể bị dính máu bị nhiễm virus viêm gan.

Các yếu tố về thói quen sinh hoạt
Tương tự như yếu tố về môi trường, một số hành vi hoặc hành động có thể khiến bạn có nhiều khả năng tiếp xúc với virus, hóa chất độc hại hoặc các chất gây viêm gan. Các hành vi làm tăng khả năng phát triển bệnh viêm gan của một người bao gồm:
  • Dùng chung kim tiêm hoặc các đồ vật khác có thể bị nhiễm virus viêm gan.

  • Quan hệ tình dục không an toàn.

  • Làm việc xung quanh hóa chất độc hại. Ví dụ về các nghề thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất như vậy bao gồm thợ sơn, nhân viên y tế hoặc nông dân tiếp xúc với thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật.

  • Ăn thực phẩm chưa được chế biến an toàn hoặc đúng cách (ví dụ: thực phẩm chưa rửa, đồ ăn sống, nước chưa được đun sôi).

  • Uống nhiều rượu, bia trong một thời gian dài.

  • Dùng thuốc có thể gây ra tổn thương gan.

Các yếu tố rủi ro về vấn đề sức khỏe
Tiền sử bệnh tật của một người cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng bị viêm gan của họ.

Các yếu tố nguy cơ về sức khỏe đối với bệnh viêm gan bao gồm:

  • Không được chủng ngừa bệnh viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan A và viêm gan B.

  • Bị nhiễm trùng cấp tính hoặc mãn tính với virus viêm gan

  • Bị bệnh gây rối loạn hệ miễn dịch, chẳng hạn như bệnh đa hạch tự miễn, nhiễm nấm candida loạn dưỡng biểu bì, lupus ban đỏ

  • Với người mẹ bị nhiễm virus viêm gan, đặc biệt là viêm gan B, có thể lây từ mẹ sang con.

Nếu bạn có thắc mắc hoặc lo lắng về nguy cơ mắc bệnh viêm gan (đặc biệt là về tiêm chủng phòng ngừa viêm gan virus hoặc thuốc đang dùng), hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trả lời:

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà viêm gan được phân loại thành các nhóm:

  • Viêm gan do virus là nhiễm một trong các loại virus viêm gan gây viêm; có thể cấp tính hoặc mãn tính tùy thuộc vào loại virus bị nhiễm. Ở Việt Nam thường gặp virus viêm gan A, B, C.
  • Do độc hoặc do thuốc gây ra: Gan có vai trò chuyển hóa nhiều chất để cơ thể sử dụng và đào thải ra ngoài. Các chất này có thể là rượu, thuốc, thảo dược, vitamin hay hóa chất công nghiệp… Khi nồng độ các chất này quá lớn, vượt ngưỡng xử lý của gan sẽ có nguy cơ gây viêm gan. Ngoài ra, các chất phụ của quá trình chuyển hóa của gan cũng có thể khiến gan bị nhiễm độc. Lạm dụng bia rượu hay thuốc điều trị là những nguyên nhân chính dẫn đến viêm gan.
  • Di truyền: Một số đột biến gen được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác có thể dẫn đến một căn bệnh làm tổn thương gan, gây viêm gan. Ví dụ như bệnh Wilson, bệnh huyết sắc tố, thiếu alpha-1 antitrypsin…
  • Gan nhiễm mỡ: Chất béo lắng đọng trong các tế bào gan với số lượng ngày càng tăng có thể dẫn đến tổn thương gan, gây viêm gan.
  • Bệnh tự miễn: Hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra các kháng thể chống lại tế bào gan một cách bất thường, gây ra bệnh viêm gan.

Trả lời:

Virus viêm gan A

  • Vào năm 1973, các nhà nghiên cứu phát hiện virus viêm gan A (HAV). Virus viêm gan A là một loại virus ARN thuộc họ Picornavirus sợi đơn. Đây là loại virus nhỏ, không có vỏ bao bên ngoài, lớp vỏ protein bao quanh bộ gen virus (capsid) đối xứng hình hộp với 20 mặt là tam giác đều nên hình thể giống hình cầu, đường kính 27nm.
  • Virus viêm gan A có khả năng sống sót cao ở ngoài môi trường và hóa chất, chịu được 60 độ C trong 1 giờ, chịu được lạnh ở -20 đến -70 độ C. Virus sống được nhiều năm và không mất hoạt tính gây bệnh.
  • Đây là nguyên nhân gây viêm gan virus cấp phổ biến nhất, đặc biệt là ở trẻ em và thanh niên.
  • Bệnh liên quan chặt chẽ với đời sống đói kém, lụt lội, vệ sinh kém…vì lây lan qua đường tiêu hóa, khi ăn phải thức ăn, nước uống nhiễm chứa virus

Virus viêm gan B

  • Virus viêm gan B được tìm thấy vào năm 1964, là virus viêm gan được tìm thấy đầu tiên.
  • Virus viêm gan B thuộc họ Hepadnaviridae, nhóm Hepadnavirus. Virus viêm gan B (HBV) là loại virus viêm gan phức tạp và có cấu tạo kỹ lưỡng nhất.
  • Virus viêm gan B có lớp vỏ ngoài là lipoprotein, ở ngoài có các kháng nguyên bề mặt HBs.
  • Bên trong là lớp vỏ protein bao quanh bộ gen ADN của virus (capsid). Trên bề mặt lớp vỏ capsid có kháng nguyên HBc và HBe.
  • ADN của virus là chuỗi kép tròn và ADN polymerase, virus sẽ thực hiện quá trình sao chép ADN trong nhân của các tế bào gan của người bệnh.

Trong máu bệnh nhân, virus tồn tại 3 dạng:

  • Dạng hạt to 42-45 nm
  • Dạng vi cầu đường kính 20-22nm
  • Dạng ống nhỏ đường kính 20-22nm, dài 40-400nm

Kháng nguyên là protein cấu trúc của virus, tồn tại trong máu có 3 dạng:

  • Kháng nguyên trên bề mặt lớp vỏ của virus viêm gan B là HBsAg. Đây là dấu ấn xuất hiện trước tiên sau khi bị nhiễm bệnh. Có thể tìm thấy kháng nguyên này ở giai đoạn cuối của thời kỳ ủ bệnh, thường kháng nguyên này không tồn tại quá lâu trong 4-8 tuần. Nhưng nếu nó tồn tại sau 6 tháng khi khỏi bệnh thì được gọi là nhiễm trùng mạn tính.
  • Kháng nguyên E (HBeAg) là một loại kháng nguyên hòa tan, xuất hiện sau HBsAg và tồn tại lâu ở người viêm gan mạn. HBeAg có liên quan đến sự có mặt của virus viêm gan B, phản ánh mức độ lây nhiễm của người bệnh.
  • Kháng nguyên lõi HBcAg là thành phần bên trong lõi virus, được bao bọc bởi vỏ ngoài nên không tìm thấy ở trong máu dưới dạng tự do, thường không xét nghiệm được.

Virus viêm gan B có sức đề kháng cao, cao hơn cả virus viêm gan A. Nó có thể sống trong 6 tháng ở nhiệt độ phòng, 20 phút ở trong nhiệt độ 100 độ C, 1 ngày ở trong nhiệt độ 58 độ C. Muốn phá hủy virus hoặc HBsAg phải khử trùng rất kỹ (đun sôi 30 phút hoặc sấy khô, hấp ướt).

Virus viêm gan B có thể lây truyền qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con.

Virus viêm gan B có khả năng gây ra tình trạng viêm gan mạn, nặng hơn là xơ gan, suy gan hay ung thư gan. Tuổi càng nhỏ thì khả năng chuyển sang viêm gan mạn tính càng cao.

Viêm gan B có thể đồng nhiễm với viêm gan D.

Virus viêm gan C

Virus viêm gan C (HCV) được tìm thấy năm 1989, là một flavivirus ARN sợi đơn, thuộc họ Togaviridae. Virus viêm gan C có vỏ lipoprotein bao bọc, có kích thước 50-60nm. Bên trong chứa lớp vỏ protein bao quanh bộ gen ARN của virus (capsid).

Hiện nay đã xác định được 6 loại kiểu gen khác nhau của virus viêm gan C, xếp vào các phân nhóm I, II, III, IV, V, VI. Các loại này khác nhau về phân bố dịch tễ và độc lực gây bệnh. Các virus type II có tần suất chuyển sang xơ gan cao hơn.

  • Các kháng nguyên là protein của virus, có cấu trúc rất phức tạp.
  • Giống với virus viêm gan B, virus viêm gan C có khả năng sống tốt trong môi trường.
  • Virus viêm gan C lây qua máu hoặc đường tình dục.
  • Virus viêm gan C có khả năng cao chuyển thành viêm gan mạn, nặng hơn có thể gây ra suy gan, xơ gan.

Virus viêm gan D

Virus viêm gan D (HDV) được tìm thấy năm 1976, là một virus ARN không hoàn chỉnh, thuộc họ Viroid. Virus này chỉ có thể nhân lên khi có mặt của virus viêm gan B.
Virus viêm gan D hình cầu, đường kính là 35-37nm, ARN rất nhỏ, chứa kháng nguyên Delta. Lớp vỏ ngoài là lớp vỏ của virus viêm gan B, có chứa kháng nguyên HBsAg.
Vì virus viêm gan D chỉ có thể phát triển khi có mặt virus viêm gan B nên bạn chỉ có thể bị viêm gan D nếu bạn đã bị viêm gan B. Viêm gan D có thể gây viêm gan tối cấp. Với người bội nhiễm virus viêm gan D kèm viêm gan B mạn tính, có 70 – 80% chuyển thành xơ gan, rồi tử vong trong 2-6 năm.
Virus viêm gan E

Virus viêm gan E (HEV) được tìm ra vào năm 1991, là một virus chứa ARN không vỏ bọc, thuộc họ Calicivirus. Virus có kích thước nhỏ, đường kính 32nm, cấu trúc giống virus viêm gan A.
Cho đến nay tất cả các virus viêm gan E phân lập được đều thuộc 1 type huyết thanh duy nhất. Virus được phát hiện trong phân, mật ở những người nhiễm bệnh. Bệnh viêm gan E lây truyền qua đường tiêu hóa như qua các thức ăn, nước uống kém vệ sinh, nhiễm virus.
Phụ nữ có thai, nhất là có thai 3 tháng cuối, nếu bị nhiễm virus viêm gan E dễ có nguy cơ thành viêm gan ác tính, tử vong cao.

Trả lời:

Chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân bị ứ sắt (Hemochromatosis)

Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu vì cơ thể không thể tạo ra nó; nó phải được lấy từ thức ăn. 

Ở người lớn bình thường, chỉ khoảng 10% đến 30% lượng sắt mà một người ăn được hấp thụ trong ruột. Ở những người bị bệnh ứ sắt sẽ tăng khả năng hấp thu lên tới 400%, dẫn đến tình trạng ứ sắt và nhiễm độc sắt.

Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân bị ứ sắt với mục đích để giảm lượng sắt hấp thu. Sắt trong chế độ dinh dưỡng được chia làm 2 loại:

  • Sắt heme đây là loại sắt dễ hấp thu nhất trong ruột. Các nguồn sắt heme chính bao gồm thịt đỏ và nội tạng,…

  • Sắt không phải heme là loại sắt không bị hấp thu khi ăn. Các nguồn sắt không phải heme bao gồm rau, trái cây và ngũ cốc…

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh di truyền gây tổn thương gan 1338402253

Mặc dù không có hướng dẫn chính thức nào về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ứ sắt, nhưng vẫn có những nguyên tắc cơ bản như sau:

KHÔNG NÊN:

  • Không nên sử dụng thịt đỏ, nội tạng động vật, nghêu, sò,… vì đây là nguồn sắt heme chính làm tăng lượng sắt hấp thu vào cơ thể. 

  • Không nên sử dụng chất béo động vật và đường đặc biệt là đường fructose. Đường fructose có trong sản phẩm như siro ngô, nước ngọt,.. vì đường này tăng khả năng hấp thu sắt không phải heme lên tới 300%.

  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có màu sắc rực rỡ như cà rốt, khoai lang, củ cải đường, ớt đỏ và vàng chứa nhiều Beta-carotene, đây là chất được cho là có tác dụng thúc đẩy sự hấp thụ sắt. 

  • Hạn chế sử dụng vitamin C từ tất cả các nguồn như trái cây cam, quýt, ổi… hay sản phẩm bổ sung vitamin C hay vitamin tổng hợp. Do vitamin C giúp chuyển hóa sắt và tăng khả năng hấp thu sắt.

  • Hạn chế sử dụng rượu bia vì rượu, bia sẽ làm tăng 10% khả năng hấp thu sắt không phải heme trong bữa ăn. 

  • Không nên sử dụng đồ sống vì sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng từ nguồn vi khuẩn có trong đó.

NÊN:

  • Tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt, gạo và đậu vì trong đó chứa các chất giúp ức chế sự hấp thụ sắt 

  • Sử dụng thêm trà, cacao và cà phê… vì nó chứa nhiều tanin giúp tăng khả năng đào thải sắt.

  • Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả các loại rau này có chứa nhiều chất chống  oxy hóa giúp bảo vệ tế bào trước sự tấn công của sắt

  • Sử dụng nguồn protein từ sữa chua, phô mai, gia cầm, cá,… vì nó chứa ít sắt.

  • Sử dụng trứng vì dù trong trứng chứa sắt không phải heme, nhưng trong lòng đỏ có chứa 1 chất là phosvitin giúp ức chế sự hấp thu sắt. 

Dù người bệnh cần phải hạn chế hấp thu sắt, nhưng nếu lượng sắt quá thấp có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu. Nên bạn cần phải kiểm tra lượng máu thường xuyên để tránh bị thiếu máu.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân thiếu Alpha-1 Antitrypsin

Những bệnh nhân thiếu Alpha-1 Antitrypsin dẫn tới tình trạng tổn thương cho phổi và gan. Nên những thói quen tốt rất quan trọng để giúp bệnh nhân duy trì sức  khỏe. Bạn cần thay đổi một số thói quen như:

  • Để bảo vệ phổi bạn cần: 

  1. Tránh khói bụi và hạn chế hút thuốc

  2. Cần tiêm vắc xin viêm phổi và tiêm phòng cúm hàng năm và rửa tay thường xuyên để tránh nhiễm trùng vào phổi. 

  3. Tăng cường tập luyện thể dục một cách an toàn, giúp tăng cường sức mạnh cho phổi của bạn. 

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh di truyền gây tổn thương gan 1338402253

  • Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bệnh nhân giữ cho gan khỏe mạnh như: 

  1. Hạn chế rượu bia

  2. Hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều đường, mỡ

  3. Uống nhiều nước

  4. Chế độ ăn nhiều rau, củ, trái cây,…

  • Với trẻ sơ sinh bị thiếu Alpha-1 Antitrypsin cần một công thức sữa đặc biệt hoặc bổ sung thêm vitamin. Điều quan trọng là cần phải đi khám sức khỏe thường xuyên để theo dõi chức năng của phổi và gan.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân rối loạn chuyển hóa đồng (bệnh Wilson)

Bệnh rối loạn chuyển hóa đồng (bệnh Wilson) là tình trạng giảm khả năng vận chuyển đồng nên đồng sẽ không thể đào thải mà tích tụ lại trong gan. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng như xơ gan. Chính vì thế một chế độ dinh dưỡng ít đồng là rất cần thiết.

  • Cần tránh các thực phẩm chứa hàm lượng đồng cao như: 

  1. Nội tạng động vật

  2. Động vật có vỏ và hải sản như hàu, sò, trai, tôm, mực

  3. Một số loại hạt như hạt vừng, hạt lạc, hạnh nhân, ca cao…

  4. Rong biển, rau mùi, rau kinh giới, rau cải, cà chua, bí ngô…

  5. Nước khoáng, nước có gas

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh di truyền gây tổn thương gan 1338402253

  • Cần chú ý nhãn mác đồ ăn sẵn trước khi dùng để kiểm tra lượng đồng.

  • Nước uống hàng ngày cần phải xác định rõ lượng đồng trong đó. Có thể sử dụng loại nước tinh khiết đóng chai, không nên dùng nước khoáng.

  • Sử dụng thuốc để tăng đào thải đồng điều đó sẽ đồng thời đào thải luôn lượng kẽm cần cho cơ thể, vì thế bạn nên bổ sung thêm kẽm từ thuốc hay thức ăn như trứng, phô mai, sữa…

  • Cần tránh xa rượu bia, thuốc lá để tránh tổn thương gan nặng hơn.

Trả lời: 

Nguyên nhân thường khiến cho chức năng suy giảm

  • Sử dụng nhiều rượu bia. Gan chỉ có thể lọc 1 phần độc tố trong rượu, phần còn lại sẽ chuyển hóa thành Acetaldehyde gây nguy hại cho các tế bào gan.
  • Thực phẩm nhiễm hóa chất không an toàn như chất làm trắng nguyên liệu, thuốc tăng trọng… Những chất độc này nếu tích tụ quá lâu trong cơ thể sẽ gây nhiễm độc gan, ảnh hưởng đến chức năng gan.
  • Lạm dụng nhiều loại thuốc kháng sinh khiến gan dễ bị nóng, dẫn đến gan bị suy giảm.
  • Thói quen thức khuya, lười vận động, ăn đồ cay nóng nhiều dầu mỡ cũng là nguyên nhận gây ra tình trạng suy giảm chức năng gan.

Biểu hiện khi chức năng gan bị suy giảm

  • Gan suy yếu dẫn đến hệ tiêu hoá bị ảnh hưởng, rối loạn khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn…
  • Gan suy giảm chức năng khiến da dễ bị nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng
  • Một số biểu hiện khác như mắt có quầng thâm, dễ bị mỏi mắt, rụng tóc thường xuyên

Trả lời:

Bạn có biết rằng, những thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng có thể gây tổn thương gan. Việc điều chỉnh thói quen chắc chắn sẽ gây khó chịu cho bạn nhưng đó là điều cần thiết để bảo vệ gan.

Hạn chế uống rượu

Gan là nơi chuyển hóa và xử lý lượng bia rượu mà bạn nạp vào cơ thể. Bạn uống càng nhiều bia rượu thì gan sẽ phải làm việc nhiều hơn. Lâu dài, các tế bào gan dần bị phá hủy và gây nên các tình trạng nguy hiểm cho gan:

  • Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu

  • Viêm gan cấp tính do rượu

  • Xơ gan do rượu

Để bảo vệ gan trước tác hại của bia rượu, bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng bia rượu. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp buộc phải uống, bạn cần cân đối lượng bia rượu hợp lý và an toàn, theo hướng dẫn sau:

Lượng bia rượu tối đa cho 1 lần sử dụng:

  • 340ml bia có độ cồn khoảng 5%
  • 230 đến 255ml rượu gạo có độ cồn khoảng 7%
  • 140ml rượu vang có độ cồn khoảng 12%
  • 42 ml rượu mạnh như gin, rum, tequila, whisky có độ cồn khoảng 40%

Ngoài ra, cần tránh dùng chung bia rượu và thuốc lá để không gây quá tải cho gan và tránh gan sinh ra độc tố có hại cho cơ thể.

Với những người đã hoặc đang có bệnh gan, cần bỏ hoàn toàn bia rượu để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt và gan được phục hồi hoàn toàn.

Sử dụng thuốc an toàn

Hầu hết các thuốc khi được đưa vào cơ thể đều phải qua gan chuyển hóa thành hoạt chất điều trị và được phân hủy để đào thải ra ngoài.

Các thuốc điều trị đều an toàn khi được sử dụng đúng chỉ định của bác sĩ, dược sĩ và hướng dẫn từ nhà sản xuất. Tuy nhiên, việc tự ý dùng thuốc, dùng quá liều, quá thường xuyên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan.

  • Acetaminophen (Paracetamol) là 1 ví dụ điển hình cho vấn đề lạm dụng thuốc hiện nay. Đây là thuốc giảm đau hạ sốt được sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi được dùng không đúng cách nó sẽ gây tổn thương gan nghiêm trọng, có thể dẫn đến suy gan cấp và tử vong. Liều lượng tối đa được khuyến cáo cho người lớn là 1.000mg mỗi lần uống và không quá 4.000mg mỗi 24h. Tuyệt đối không uống Paracetamol sau khi uống rượu bia.

Nếu bạn lo lắng về cách một loại thuốc ảnh hưởng đến gan, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn. Bạn cũng có thể yêu cầu kiểm tra gan trước và sau khi bắt đầu dùng một loại thuốc mới để phát hiện tác động của loại thuốc đó với gan.

Sử dụng hợp lý các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe

Giống như thuốc, các chất bổ sung như vitamin, khoáng chất, thảo mộc,… đều được xử lý bởi gan.

Một sản phẩm từ thảo mộc không có nghĩa là nó sẽ không hại cho gan nếu dùng lâu dài và không đúng liều lượng. Trên thực tế, nhiều sản phẩm tưởng chừng như vô hại nhưng lại có khả năng cao gây tổn thương gan như các sản phẩm giảm cân. Ngay cả vitamin, đặc biệt là vitamin A và vitamin B3, cũng gây tổn thương gan nếu bạn dùng quá nhiều.

Để tránh các biến chứng về gan, hãy hỏi qua bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng bất kỳ loại sản phẩm hỗ trợ sức khỏe nào.

Áp dụng chế độ ăn uống thân thiện với gan

Chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của gan. Để đảm bảo chế độ ăn uống có lợi cho gan về lâu dài, hãy thử những cách sau:

  • Ăn nhiều loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả, thịt nạc như ức gà, sữa và chất béo lành mạnh. Các loại thực phẩm như bưởi, quả việt quất, quả hạch và cá béo được biết là có lợi cho gan.

  • Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ rất cần thiết để giúp gan hoạt động trơn tru. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ như trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt là những nguồn chất xơ tuyệt vời để kết hợp vào chế độ ăn uống của bạn.

  • Uống đủ nước: Hãy đảm bảo rằng bạn uống đủ nước mỗi ngày để giữ cho gan của bạn luôn hoạt động tốt. 1 ngày tốt nhất nên uống 2 lít nước.

  • Hạn chế thức ăn chứa nhiều chất béo chuyển hóa, đường và muối. Sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường và muối thời gian dài có thể ảnh hưởng đến chức năng gan. Thực phẩm chiên rán và thức ăn nhanh cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của gan của bạn.

  • Uống cà phê: Có nhiều nghiên cứu chứng minh cà phê giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan như xơ gan và ung thư gan. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tích tụ chất béo và collagen ở gan, đây là hai yếu tố gây bệnh gan. Tuy nhiên, chỉ nên dùng khoảng 1 ly cà phê 1 ngày để tránh ảnh hưởng đến não bộ.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục không chỉ tốt cho hệ cơ xương và tim mạch, mà nó cũng tốt cho gan của bạn.

  • Tập thể dục thường xuyên giúp giảm tích tụ chất béo trong gan, giúp phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ, đây là một trong những bệnh gan phổ biến nhất hiện nay.

  • Bạn không cần phải tập quá nặng để tăng hiệu quả mang lại. Bạn nên bắt đầu tập thể dục bằng cách đi bộ nhanh, tham gia lớp tập thể dục trực tuyến hoặc đi xe đạp.

  • Mỗi ngày bạn có thể tập 30 phút và ít nhất 3 lần mỗi tuần.

Hạn chế tiếp xúc với các chất độc từ môi trường

Gan không chỉ xử lý các hóa chất xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa mà còn xử lý các hóa chất xâm nhập qua hô hấp và da của bạn.

  • Một số sản phẩm gia dụng hàng ngày chứa chất độc gây hại cho gan, đặc biệt khi bạn tiếp xúc với chúng thường xuyên như sơn, chất tẩy rửa, thuốc diệt côn trùng… chứa chất tạo mùi hóa học. Nếu bạn phải sử dụng chất này trong nhà hãy đảm bảo rằng không gian của bạn được thông gió tốt, nếu không được, hãy đeo khẩu trang.

  • Để ngăn ngừa tổn thương lâu dài cho gan, bạn hãy lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường. Tránh sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ trong vườn của bạn, hoặc thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh hít phải hơi hóa học.

 Trả lời:

Khi chúng ta sống không lành mạnh sẽ tác động vô cùng mạnh lên gan và nguy hiểm. Khi mô sẹo trên gan tích quá nhiều sẽ chèn mất các hệ thống mô gan khỏe mạnh. Gan phải làm việc nhiều hơn vượt quá sức chịu đựng vì quá trình thải độc gan là để đảm bảo sức khỏe của chúng ta. 

Rượu là một trong những yếu tố đầu tiên gây thương tổn để gan. Nếu uống với mức vừa phải thì gan có thể phân hủy cồn nhanh chóng và không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu như uống quá nhiều rượu thì sẽ dẫn đến tình trạng tích lũy độc tố và không thể phân hủy cồn được. Rượu và các sản phẩm có cồn sẽ phá hủy gan và dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm liên quan đến gan. Ngoài ra thì rượu bia còn ảnh hưởng đến quá trình phân hủy chất béo khiến chất béo tích tụ nhiều trên gan. Việc sử dụng thuốc mát gan cũng giúp ích đáng kể, nhưng quan trọng vẫn là lối sống lành mạnh.

Mặt khác còn nhiều vấn đề khác ảnh hưởng đến gan như nhiễm trùng gan, viêm đường mật, tụ mỡ thừa trên gan, dùng một số thuốc kháng sinh, di truyền, tiếp xúc hóa chất,…. Vào giai đoạn đầu khi gan bị tổn thương sẽ không có triệu chứng nhưng về sau sẽ có cảm giác đau bụng, ăn không ngon, giảm cân, buồn nôn,…. Quan trọng hơn cả là bạn phải chú ý đến gan, bảo vệ gan và phát hiện kịp thời các vấn đề của gan. Dấu hiệu nhận biết có khá nhiều, nóng trong người cũng là một trong số đó.

Trả lời:

Sưng phù, trướng bụng, bụng to chính là những dấu hiệu của bệnh gan giai đoạn cuối, cụ thể là xơ gan mất bù và ung thư gan. Nguyên nhân của hiện tượng này là do gan đã không còn đủ khả năng lọc thải độc tố, sẹo gan quá mức kiểm soát và gan đã bị xơ hóa. Đặc biệt, bụng người bệnh to bất thường do dịch nước ứ đọng dẫn đến cảm giác vô cùng khó chịu.

Tuy nhiên, không phải cứ bụng to là đồng nghĩa với việc bạn đang mắc bệnh gan. Thông thường, người bị bệnh gan còn xuất hiện một số dấu hiệu sau:

  • Rối loạn giấc ngủ: Thực tế có nhiều nguyên nhân khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc. Trong đó, đây có thể là dấu hiệu bệnh gan được cảnh báo sớm.
  • Chán ăn, khó tiêu, dễ buồn nôn: Gan là cơ quan quan trọng, mỗi ngày sản xuất khoảng 1 lít dịch mật và dự trữ trong túi mật. Khi gan yếu đi, hoạt động tiêu hóa sẽ không được đảm bảo nên xuất hiện dấu hiệu khó tiêu, đầy bụng khiến người bệnh chán ăn, buồn nôn…
  • Thường xuyên mệt mỏi: Mệt mỏi uể oải có thể là một trong các triệu chứng bệnh về gan do gan suy yếu.
  • Nước tiểu sẫm màu: Với những người mắc viêm gan do virus, xơ gan, viêm gan nhiễm mỡ do rượu bia… nước tiểu thường có màu vàng sẫm, thậm chí chuyển sang màu đen khi bệnh nặng.
  • Vàng da: Đây là triệu chứng điển hình nhưng thông thường đến giai đoạn nặng mới trở nên rõ rệt.
Chăm sóc sức khỏe tại nhà

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)