Nước tiểu có váng là tình trạng mà ai cũng có khả năng gặp phải, đặc biệt là ở phái nữ. Tình trạng này báo động cơ thể đang mắc phải các vấn đề liên quan đến thận và đường tiết niệu. Để biết thêm nguyên nhân và cách điều trị nước tiểu có váng, hãy cùng Đông y cổ truyền Dược Bình Đông theo dõi bài viết dưới đây.
1. Đôi nét về nước tiểu có váng
Nước tiểu là sản phẩm của thận sau quá trình lọc máu và được lưu trữ trong bàng quang. Thông thường, nước tiểu có màu vàng nhạt, trong suốt hoặc hơi đục. Màu sắc và mùi của nước tiểu có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng cơ thể.
Nước tiểu có váng là tình trạng váng dầu nổi trên mặt nước sau khi đi tiểu. Các dấu hiệu của tiểu váng có thể khác nhau đối với từng người. Các bạn có thể tự nhận biết tình trạng tiểu có váng nếu gặp ít nhất một trong các tình huống sau đây: váng nhẹ nổi lên óng ánh như mỡ dầu và có thể di chuyển khi bạn lắc nhẹ cốc đựng nước tiểu; nước tiểu có màu đục và có váng mỡ nổi lên trên, váng mỡ có thể có màu trắng, vàng hoặc nâu.
Một số thành phần trong nước tiểu gây ra hiện tượng tiểu có váng:
- Nước tiểu có chứa protein: Khi cầu thận bị tổn thương, các phân tử protein có kích thước lớn sẽ bị rò rỉ vào nước tiểu. Khi nồng độ protein trong nước tiểu cao, thường xuất hiện hiện tượng kết tủa hoặc làm nước tiểu trở nên đục, có váng.
- Nước tiểu chứa mủ: Khi đường tiết niệu bị nhiễm trùng, các bạch cầu sẽ được huy động đến để chống lại nhiễm trùng. Bạch cầu sẽ chết đi và tạo thành mủ khiến nước tiểu đục, có váng. Bên cạnh đó, bệnh còn xuất hiện một số biểu hiện như buốt đường tiểu, tiểu rắt, đau vùng sinh dục.
- Nước tiểu chứa lipid: Nước tiểu có váng là kết quả của việc tiết ra lipid bao gồm các acid béo, phospholipid, triglyceride, rất ít hoặc không có cholesterol. Tình trạng này là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm như xơ gan mật, thiểu năng tuyến giáp, đái tháo đường, hội chứng thận hư…
- Nước tiểu có chứa dưỡng trấp: Tình trạng này là chất lỏng chứa bạch huyết và chất béo, tạo ra nước tiểu có màu trắng đục và xuất hiện váng. Dưỡng trấp trong nước tiểu, chủ yếu là triglyceride làm cho nước tiểu trở nên màu trắng sữa, đặc như thạch rau câu khi để lâu, có thể xuất hiện váng khi để nước tiểu trong một thời gian dài.
Lưu ý, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế khi xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như nước tiểu có máu, đau khi tiểu, sốt cao, choáng váng, đau đầu nghiêm trọng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy liên tục, buồn ngủ cực độ, khát khô miệng. Đặc biệt, đối với người bệnh tiểu đường vì bệnh có khả năng đang chuyển biến xấu.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu có váng
2.1. Nguyên nhân bệnh lý
Những biểu hiện bất thường trong nước tiểu báo hiệu tình trạng sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Khi xuất hiện tình trạng tiểu có váng, có thể bạn đang mắc phải một số bệnh lý nghiêm trọng dưới đây:
- Bệnh lý ở thận: Nước tiểu có váng là một dấu hiệu của tổn thương chức năng thận. Các bệnh liên quan đến thận như hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mãn, thận ứ mủ, suy thận, suy thận kèm phù, ure và creatinin trong máu tăng. Bệnh lý về thận kèm theo các triệu chứng như nước tiểu đục, có kết tủa.
- Bệnh lý ở bàng quang:Người bị viêm bàng quang thường xuất hiện triệu chứng nước tiểu có mủ, cảm giác đau và khó chịu khi đi tiểu. Khi thực hiện siêu âm bàng quang, hình ảnh phản ánh sự tồn tại của viêm loét và cặn của mủ trong bàng quang.
- Bệnh lý về máu: Nước tiểu có váng liên quan đến một số bệnh lý về máu nguy hiểm như bệnh viêm tủy xương, bệnh ung thư. Bệnh thường đi kèm theo các biểu hiện: giảm cân nhanh chóng, đi tiểu có váng, suy nhược…
- Protein niệu cơ địa: Bệnh thường xuất hiện ở thanh thiếu niên dưới 30 tuổi, có dấu hiệu thay đổi về protein niệu theo tư thế. Khi nằm nghỉ và duỗi chân, kết quả xét nghiệm protein niệu âm tính. Nhưng khi đứng lâu hơn một giờ, protein niệu có thể trở thành dương tính.
- Bệnh lý khác: Một số bệnh lý khác cũng gây nên hiện tượng nước tiểu có váng chẳng hạn như viêm nhiễm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, đái mủ vô khuẩn, đái tháo đường, xơ gan mật, thiểu năng tuyến giáp, suy thận. Các biểu hiện thường gặp của bệnh như: tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu.
2.2 Nguyên nhân khác
Tình trạng nước tiểu có váng không chỉ xuất phát từ bệnh lý mà còn có thể do một số nguyên nhân khác như:
- Mất nước: Mất nước là khi lượng nước trong cơ thể bị mất đi nhiều hơn lượng nước được hấp thụ. Tình trạng này dẫn đến nước tiểu có màu sẫm kèm theo váng, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, người cao tuổi hoặc người mắc các bệnh mãn tính.
- Chế độ ăn uống: Hiện tượng nước tiểu có váng còn xuất hiện do người bệnh tiêu thụ thực phẩm có chứa nhiều canxi và phosphat, đặc biệt là các sản phẩm từ sữa. Một số thực phẩm phổ biến như: trứng, hải sản, sữa tươi…
- Do dùng thuốc: Người thường bổ sung các vitamin nhóm B và C có nguy cơ xảy ra hiện tượng nước tiểu có váng. Bởi vì những loại vitamin này không lưu trữ trong mô mà được đào thải qua nước tiểu khi có dư thừa trong cơ thể.
3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị nước tiểu có váng
3.1. Chẩn đoán nước tiểu có váng
Nước tiểu có váng là hiện tượng bất thường báo động sức khỏe đang gặp vấn đề, có thể xuất phát từ các bệnh lý nguy hiểm. Khi mắc phải tình trạng này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và nên điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Một số phương pháp tìm ra nguyên nhân gây bệnh như:
- Siêu âm ổ bụng.
- Tổng phân tích nước tiểu.
- Tế bào niệu.
- Xét nghiệm chức năng thận.
3.2 Điều trị nước tiểu có váng
Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân, mức độ và tình trạng sức khỏe người bệnh để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là những phương pháp kiềm chế hiện tượng nước tiểu có váng.
- Do sinh lý: Nếu tình trạng váng ở nước tiểu do sinh lý, bác sĩ sẽ đề xuất bệnh nhân thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Cụ thể như thay đổi chế độ ăn uống, điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh.
- Do bệnh lý: Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nội khoa, kê đơn thuốc phù hợp để kiểm soát bệnh. Nếu sau khi áp dụng các biện pháp nội khoa và thay đổi lối sống mà không đạt hiệu quả như mong muốn, bác sĩ có thể xem xét các phương pháp liên quan đến phẫu thuật, tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh.
Bệnh nhân lưu ý tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để rút ngắn thời gian chữa trị và đạt hiệu quả cao nhất.
4. Phòng tránh tình trạng nước tiểu có váng
Để ngăn ngừa tình trạng nước tiểu có váng cũng như nâng cao sức khỏe tổng thể, các bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây:
- Uống đủ nước: Đảm bảo tiêu thụ đủ lượng nước hàng ngày để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nước giúp hoạt động của thận tốt hơn, giúp đào thải chất cặn và độc tố ra khỏi cơ thể thông qua đường tiết niệu.
- Ăn uống lành mạnh: Thiết lập chế độ ăn uống đa dạng, bao gồm đủ lượng vitamin, chất xơ và khoáng chất. Điều này giúp cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Vùng kín của cơ thể là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn tồn tại và phát triển. Vệ sinh kỹ vùng kín hàng ngày để ngăn ngừa sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
Trường hợp thận yếu có thể dẫn đến nước tiểu có váng vì đây là cơ quan chính chịu trách nhiệm lọc máu tạo ra nước tiểu. Chính vì thế, người bệnh nên áp dụng các phương pháp bổ thận giúp cải thiện chức năng thận, phòng ngừa tình trạng nước tiểu có váng, nâng cao sức khỏe tổng thể. Một số phương pháp bổ thận đơn giản và hiệu quả:
- Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe: Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe thận chứa thành phần thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ chức năng thận. Khi thận khỏe, tình trạng nước tiểu có váng sẽ được cải thiện.
- Thức uống bổ thận từ thảo dược tại nhà: Sử dụng thức uống bổ thận từ thảo dược giúp kiểm soát sự tiến triển của bệnh. Một số thức uống phổ biến bao gồm: Râu ngô, trà xanh, trà kỷ tử, nhân trần…
- Món ăn bổ thận: Phương pháp bổ thận qua các món ăn không chỉ đơn giản mà còn vô cùng hiệu quả. Để duy trì sức khỏe thận, cần cân nhắc bổ sung thực phẩm bổ thận giàu chất dinh dưỡng, vitamin, và khoáng chất như: Món ăn (Cá béo, lương, lòng trắng trứng,…); Trái cây (Chuối; việt quất, bơ,…)
5. Tổng kết
Nước tiểu có váng là tình trạng váng dầu nổi trên mặt nước sau khi đi tiểu. Đây là hiện tượng báo động cơ thể đang gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng như bệnh lý về máu, thận yếu, viêm bàng quang. Để phòng tránh tình trạng này xảy ra, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước, vệ sinh thân thể sạch sẽ và sử dụng thuốc bổ thận hoặc các cây thuốc có tác dụng bổ thận.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng bổ thận nhằm nâng cao sức khỏe thận, giúp thận hoạt động tốt hơn. Công ty TNHH Dược Phẩm Bình Đông – thương hiệu uy tín hơn 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm bảo vệ sức khỏe chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên kết hợp với công nghệ hiện đại, đã nhận được đánh giá cao từ người tiêu dùng. Nếu bạn quan tâm đến các sản phẩm của Dược Bình Đông, vui lòng liên hệ số hotline (028) 39 808 808 để được tư vấn chi tiết và đặt hàng sớm nhất.
Xem thêm các chủ đề liên quan:
- Nước tiểu màu hồng là bị gì? Những bệnh lý liên quan và cách điều trị tại nhà
- Cách điều trị nước tiểu có cặn: Phương pháp dưỡng thận bảo vệ đường tiết niệu
- Nước tiểu màu cam có sao không? Nguyên nhân, Chẩn đoán, Xử lý
- Nước tiểu màu vàng đậm: Nguyên nhân do đâu? Cảnh báo điều gì?
- Tại sao nước tiểu có mùi hôi khó chịu? Nguyên nhân, Cách chẩn đoán, Điều trị
- Nước tiểu có bọt có nguy hiểm không? Nguyên nhân, Chẩn đoán, Phòng tránh
- Nước tiểu màu nâu là bệnh gì? Dấu hiệu cảnh báo sức khỏe không nên chủ quan