Tìm kiếm

Chỉ xác – vị thuốc quý trong Đông y trị bệnh tiêu hóa 

Hình ảnh về chỉ xác

Chỉ xác là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc Đông y, với công dụng như lợi tiêu hóa, tiêu đờm và lợi tiểu rất hiệu quả. Bài viết dưới đây của Dược phẩm Bình Đông sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và các bài thuốc từ dược liệu Chỉ xác. 

1. Giới thiệu về Chỉ xác

Chỉ xác (Fructus citri Aurantii) là quả chưa chín đã bổ đôi và phơi khô của khoảng hơn 10 loại cây thuộc chi Citrus, họ Cam (Rutaceae). “Chỉ” là tên của cây; “Xác” là còn cả vỏ và xơ, do quả phơi khô nên ruột bị quắt lại. Vị thuốc này còn có các tên gọi khác như Nô lệ, Thương xác, Đổng đình nô lệ,…

Hình ảnh về vị thuốc chỉ xác
Vị thuốc chỉ xác

Đặc điểm của cây: 

  • Cây gỗ nhỏ, cao từ 2 – 10m, thân nhẵn, không gai hoặc có gai ngắn. 
  • Lá mọc so le, hình trái xoan, đầu lá có răng cưa; cuống lá có cánh rộng, đôi khi to bằng phiến lá; hai mặt lá nhẵn, mặt trên lá bóng.
  • Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, mỗi chùm gồm 6 – 8 hoa nhỏ; hoa màu trắng hoặc vàng nhạt, có 5 lá dài, 5 cánh hoa và 20 nhị. Mùa ra hoa khoảng tháng 2 – 4.
  • Quả hìոh trứng hoặc hình cầu, có núm, vỏ sần sùi, quả khi chín có màu vàng nhạt, ruột màu vàng lục, vị rất chua, mùa quả khoảng tháng 5 – 8.

Phân bố, sinh thái:

Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, Malaysia, sau đó lan rộng ra nhiều nước Đông Nam Á khác, trong đó có Việt Nam và phía nam Trung Quốc. Ở nước ta, cây được trồng ở các tỉnh: Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,… 

Chỉ xác thuộc loại cây gỗ nhỏ ưa ẩm và ưa sáng. Lá rụng vào mùa đông, ra lá non và hoa vào mùa xuân. Tuy nhiên, mức độ đa dạng và nơi trồng của cây kém phong phú hơn các loại Cam, Chanh, Quýt, Bưởi. 

Bộ phận dùng làm thuốc, thu hái và bào chế: 

Bộ phận dùng làm thuốc là quả lúc gần chín, thường được thu hái vào tháng 7 – 8, lúc trời khô ráo. Sau khi hái, quả được bổ ngang làm đôi rồi phơi hoặc sấy nhẹ ở 40 – 50 độ C cho tới khô. 

Có các cách chế biến Chỉ xác như sau: 

  • Chỉ xác phiến: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, nạo bỏ ruột và hột, thái lát ngang, phơi hoặc sấy khô. Lát thái hình dải hoặc hình cung không đều, dài 5cm rộng khoảng 1,3cm. Lát ngang có bề ngoài màu nâu hoặc nâu thẫm, ở giữa màu nâu vàng hoặc màu trắng, sát vỏ có 1 – 2 lớp túi tinh dầu, đôi khi có tép màu nâu hoặc đỏ tía, sợi cứng, có mùi thơm, vị đắng, hơi chua.
  • Chỉ xác sao cám: Cho 1kg cám vào chảo đun đến khi bốc khói thì thêm 10kg Chỉ xác phiến vào sao đến khi có màu vàng thẫm thì lấy ra, sàng bỏ cám và để nguội. Các phiến hình dải hoặc hình vòng cung không đều, hơi thẫm màu, đôi khi có vết cháy, mùi thơm nhẹ.

Sau khi chế biến, bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, tránh mốc mọt. 

Hình ảnh về chỉ xác
Chỉ xác thái phiến

2. Công dụng của Chỉ xác

Chỉ xác được dùng nhiều trong Y học cổ truyền với công dụng tiêu đờm, hỗ trợ ăn uống dễ tiêu, đầy hơi,… Trong Y học hiện đại, dược liệu này được ứng dụng để điều trị bệnh tim mạch, điều trị bệnh về đường tiêu hóa. Để hiểu rõ hơn về công dụng của vị thuốc này, mời bạn tìm hiểu nội dung dưới đây: 

2.1. Theo Y học hiện đại

Thành phần hóa học được tìm thấy trong Chỉ xác bao gồm: Tinh dầu (α-Pinene, Limonene, Camphene, Terpinene, p-Cymene, Caryophyllene), Flavonoid (Hesperidin, Neohesperidin, Naringin), Pectin, Saponin, Alkaloid , Acid hữu cơ. 

Theo Y học hiện đại, Chỉ xác có công dụng chính đó là điều trị bệnh tim mạch và điều trị bệnh tiêu hóa: 

  • Trong điều trị bệnh tim mạch: Chỉ xác có khả năng làm tăng cường huyết áp và tim mạch, do có thành phần chủ yếu là Neohesperidin nhưng không làm tăng nhịp tim. Dược liệu có tác dụng co mạch, tăng lực cản của tuần hoàn ngoại vi, tăng co bóp của cơ tim, tăng lượng cGMP của cơ tim và huyết tương theo nghiên cứu trên chuột nhắt.
  • Trong điều trị bệnh đường tiêu hoá: Chỉ xác đã được chứng minh có thể hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng tiêu hóa. Qua kết quả thực nghiệm, Chỉ xác vừa có tác dụng làm giảm trương lực cơ trơn của ruột và chống co thắt, vừa có thể làm tăng nhu động ruột. Do trạng thái chức năng cơ thể, động vật thực nghiệm và nồng độ thuốc khác nhau mà có tác dụng cả hai mặt ngược nhau, như vậy có thể dùng Chỉ xác để điều chỉnh sự rối loạn chức năng đường tiêu hóa ở trạng thái bệnh lý.
Hình ảnh về người phụ nữ đang bị khó tiêu
Chỉ xác giúp điều trị bệnh về đường tiêu hóa

2.2. Theo Y học cổ truyền

Chỉ xác là vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền. Theo ghi chép của Dược điển Việt Nam, Chỉ xác có các đặc điểm sau:

  • Tính vị: Vị cay, đắng, tính mát
  • Quy kinh: Tỳ, Vị
  • Công dụng: Phá khí, hóa đờm, tiêu tích 
  • Chủ trị: Ngực sườn trướng đau do khí trệ, khó tiêu do đờm trệ.
Hình ảnh người phụ nữ đang khó chịu
Chỉ xác giúp tiêu đờm hiệu quả

3. Bài thuốc sử dụng với Chỉ xác

Chỉ xác có thể dùng riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc khác trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc tham khảo: 

3.1. Trị trẻ nhỏ lỵ lâu ngày, tiêu ra cơm nước không đều

  • Chuẩn bị: 4-8g Chỉ xác.
  • Cách dùng: Tán thành bột mịn, pha với nước, uống mỗi ngày

3.2. Thuận khí, cầm lỵ

  • Chuẩn bị: 96g Chỉ xác sao, 24g Cam thảo.
  • Cách dùng: Tán thành bột, trộn đều. Mỗi lần uống 8g với nước ấm. 

3.3. Điều trị đầy hơi chướng bụng, khí huyết ngưng trệ (Tứ Diệu Hoàn)

  • Chuẩn bị: 160g Chỉ xác (lưng còn xanh, bỏ múi)
  • Cách dùng: Chỉ xác chia thành 4 phần: 40g sao với Can tất, 40g sao với Thương truật, 40g sao với La bặc, 40g sao với Hồi hương. Sau khi sao, bỏ các vị thuốc đi, chỉ giữ lại Chỉ xác, tán bột, trộn đều, gia thêm nước, trộn với bột gạo làm thành viên hoàn kích thước bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 50 viên cùng nước cơm, uống sau khi ăn.

3.4. Chữa chứng khó tiêu ở trẻ nhỏ

  • Chuẩn bị: 4g Chỉ xác nướng, 4g Cam thảo
  • Cách dùng: Sắc lấy nước và uống. 
Hình ảnh người phụ nữ đang mệt mõi khó tiêu
Chỉ xác được dùng trong bài thuốc chữa khó tiêu

3.5. Trị trẻ con động kinh, co giật, nghẹt đờm, nôn mửa

  • Chuẩn bị: Chỉ xác sao cám và Đạm đậu khấu, lượng bằng nhau
  • Cách dùng: Tán nguyên liệu thành bột mịn. Mỗi lần uống 1/2 muỗng cà phê, trường hợp nặng thì dùng 1 muỗng. Nếu giật kinh phong cấp thì dùng thêm Bạc hà giã nát, chắt lấy nước để uống kèm thuốc. Nếu giật kinh phong mạn tính thì dùng Kinh giới nấu với 3 – 5 giọt rượu, uống kèm thuốc. Mỗi ngày uống thuốc 3 – 5 lần.

3.6. Chữa nấc cụt do phong hàn, cảm mạo

  • Chuẩn bị: 20g Chỉ xác, 4g Mộc hương. 
  • Cách dùng: Tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 4g, uống với nước sôi.

3.7. Chữa thương hàn do âm chứng, uống sai thuốc gây tức ngực nhưng không đau

  • Chuẩn bị: Chỉ xác và Bình lang, lượng bằng nhau.
  • Cách dùng: Tán nguyên liệu thành bột mịn. Mỗi lần uống 12g với nước sắc Hoàng liên

3.8. Điều trị ngứa ngáy cho phong chẩn (Mề đay)

  • Chuẩn bị: Chỉ xác, Khổ sâm, Phòng phong, Kinh giới, Bại đồ, Thương nhĩ thảo, mỗi vị 10g
  • Cách dùng: Rửa sạch tất cả vị thuốc với nước muối. Đun sôi cùng 3 lít nước lọc  trong 10 phút. Pha nước thuốc với nước lạnh cho nguội bớt rồi dùng để tắm gội 1 lần/ngày.

Ngoài các bài thuốc trên, Chỉ xác còn được dùng trong các bài thuốc khác chữa răng đau nhức, lở loét sưng đau, phụ nữ đau bụng dữ dội khi mang thai, hỗ trợ sáng mắt, làm lợi khí,…

4. Một số lưu ý để sử dụng Chỉ xác an toàn

Chỉ xác là vị thuốc quý có nguồn gốc từ thiên nhiên và khá lành tính. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của dược liệu đối với sức khỏe, bạn hãy lưu ý một số điều sau đây: 

  • Liều dùng khuyến cáo trong 1 ngày là 3 – 9g, dưới dạng thuốc sắc.
  • Đối tượng không nên sử dụng: 
    • Tỳ vị hư hàn mà không có thấp tích.
    • Phụ nữ có thai, cơ thể gầy yếu.
    • Không có khí trệ thực tà.
  • Phân biệt 2 vị thuốc Chỉ xác và Chỉ thực, tuy có thành phần và tính chất tương tự nhau, nhưng được thu hái ở các thời điểm khác nhau và dược tính của Chỉ xác thường yếu hơn.

5. Tổng kết thông tin về Chỉ xác

Chỉ xác là vị thuốc quý trong Đông y và Tây y với rất nhiều công dụng. Khi sử dụng các bài thuốc có Chỉ xác, bạn nên lưu ý dùng đúng liều lượng, không nên tự ý gia giảm các thành phần của bài thuốc hoặc dùng quá liều khuyến cáo.

Bên cạnh vị thuốc Chỉ xác, Dược Bình Đông còn chia sẻ thông tin của nhiều loại thảo dược khác được Đông y và Tây y nghiên cứu cũng như đánh giá cao, bạn hãy truy cập chuyên mục Cây thuốc quanh ta để tìm hiểu thêm nhé! 

6. Câu hỏi thường gặp

Trả lời: Chào bạn! Chỉ xác là vị thuốc quý có nguồn gốc từ thiên nhiên và khá lành tính. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của dược liệu đối với sức khỏe, bạn hãy lưu ý một số điều sau đây: 

  • Liều dùng khuyến cáo trong 1 ngày là 3 – 9g, dưới dạng thuốc sắc.
  • Đối tượng không nên sử dụng:
    • Tỳ vị hư hàn mà không có thấp tích.
    • Phụ nữ có thai, cơ thể gầy yếu.
    • Không có khí trệ thực tà.
  • Phân biệt 2 vị thuốc Chỉ xác và Chỉ thực, tuy có thành phần và tính chất tương tự nhau, nhưng được thu hái ở các thời điểm khác nhau và dược tính của Chỉ xác thường yếu hơn.

Trả lời: Chào bạn, để đánh giá được một nhà thuốc Đông y uy tín thì bạn có thể tham khảo các tiêu chí dưới đây:

  • Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
  • Nguồn gốc dược liệu: Dược liệu có vai trò quan trọng trong ngành Y dược nước nhà, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược để sản xuất thuốc chữa bệnh và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tiêu chí bao gồm: Đặc điểm hình thái, Kiểm tra tinh khiết, Định tính, Định lượng.
  • Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
  • Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.

Trả lời: Có các cách chế biến Chỉ xác như sau: 

  • Chỉ xác phiến: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, nạo bỏ ruột và hột, thái lát ngang, phơi hoặc sấy khô. Lát thái hình dải hoặc hình cung không đều, dài 5cm rộng khoảng 1,3cm. Lát ngang có bề ngoài màu nâu hoặc nâu thẫm, ở giữa màu nâu vàng hoặc màu trắng, sát vỏ có 1 – 2 lớp túi tinh dầu, đôi khi có tép màu nâu hoặc đỏ tía, sợi cứng, có mùi thơm, vị đắng, hơi chua.
  • Chỉ xác sao cám: Cho 1kg cám vào chảo đun đến khi bốc khói thì thêm 10kg Chỉ xác phiến vào sao đến khi có màu vàng thẫm thì lấy ra, sàng bỏ cám và để nguội. Các phiến hình dải hoặc hình vòng cung không đều, hơi thẫm màu, đôi khi có vết cháy, mùi thơm nhẹ.

Sau khi chế biến, bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, tránh mốc mọt. Trên đây là các cách chế biến Chỉ xác bạn có thể tham khảo thêm! 

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)