Tiểu rắt là một trong những triệu chứng điển hình của các bệnh lý liên quan chức năng thận. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý mà còn làm gián đoạn sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Đừng bỏ qua những nội dung hữu ích trong bài viết dưới đây để cùng “bỏ túi” một số thông tin hữu ích về chứng tiểu rắt nhé!
1. Đôi nét về tiểu rắt
Tiểu rắt (tiểu dắt/ đái rắt/ đái dắt) là tình trạng đi tiểu với tần suất nhiều lần trong ngày. Lượng nước tiểu mỗi lần tương đối ít hoặc thậm chí không có nhưng vẫn cảm thấy buồn tiểu.
Tiểu rắt có thể gặp phải ở cả nam giới và nữ giới, trong đó nhóm đối tượng nguy cơ cao bao gồm:
- Giới tính: Nữ giới có nguy cơ gặp phải tình trạng tiểu rắt cao hơn nam giới.
- Tuổi tác: Người già và trẻ em thường có bàng quang yếu nên dễ bị bệnh.
- Người mắc một số bệnh lý về tiểu đường, thần kinh, cao huyết áp.
- Người thừa cân, béo phì.
Khi nhắc đến các triệu chứng của bệnh về đường tiết niệu, người bệnh thường có sự nhầm lẫn giữa tiểu rắt và tiểu buốt. Để phân biệt 2 tình trạng này bạn có thể dựa vào các triệu chứng điển hình như:
- Tiểu buốt: Khi đi tiểu có cảm giác đau, rát và buốt.
- Tiểu rắt: Đi tiểu thường xuyên và liên tục, thường là nhiều hơn 7 lần vào ban ngày và hơn 2 lần vào ban đêm, mỗi lần chỉ đi được một lượng ít nước tiểu. Khó nhịn tiểu, đôi khi không kiểm soát được việc đi tiểu, dẫn đến tiểu són. Vừa đi tiểu xong lại thấy mót tiểu nhưng đi tiểu lại ra rất ít hoặc không ra giọt nào.
Ngoài ra, khi bị tiểu rắt, người bệnh có thể gặp thêm một vài triệu chứng như: nước tiểu có bọt hoặc lẫn máu, tiểu rát, đau bụng dưới, đau hông, nước tiểu đục, có mùi hôi, sốt nhẹ, ớn lạnh, mệt mỏi, có cảm giác thèm ăn hoặc khát nước, ..
Tiểu rắt là triệu chứng thường gặp của các bệnh ở đường tiết niệu. Dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nếu tình trạng tiểu rắt kéo dài, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm ngược dòng niệu quản và đài bể thận; Viêm ống dẫn tinh, túi tinh, tinh hoàn ở nam giới và thậm chí có khả năng dẫn đến vô sinh; Rối loạn cương dương, suy giảm chức năng tình dục; Viêm nhiễm đường tiết niệu…
Đặc biệt, khi bệnh nhân bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng như: Sốt, nôn, tiểu ra máu,… thì cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời.
2. Nguyên nhân gây tiểu rắt
Nguyên nhân bệnh lý
- Suy giảm chức năng thận: Thận là một trong những cơ quan quan trọng đảm nhiệm việc lọc máu và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Khi thận yếu sẽ khiến khả năng hoạt động của thận kém đi, gây hiện tượng tiểu rắt cho người bệnh. Tình trạng tiểu rắt có thể xuất hiện cùng với các triệu chứng như: Đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm, đau lưng, mỏi gối, chân tay run, răng yếu, xương khớp thoái hóa, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, tinh thần mệt mỏi,…
- Vấn đề ở bàng quang: Bàng quang co thắt không kiểm soát, viêm bàng quang, ung thư bàng quang,… gây hiện tượng tiểu rắt, tiểu nhiều lần. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như tiểu ra máu, nước tiểu có mùi hôi hoặc đục, đau lưng ở hai bên hông hoặc đau giữa lưng,…
- Vấn đề đường tiết niệu: Viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu,… là những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng tiểu rắt. Người bệnh gặp vấn đề đường tiết niệu còn có thể thấy màu nước tiểu có màu sẫm (giống nước trà đặc).
- Bệnh lý ở tuyến tiền liệt: U xơ tuyến tiền liệt; Ung thư tuyến tiền liệt,… cũng có thể gây tiểu rắt ở nam giới.
- Bệnh lý phụ khoa: U xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, viêm phần phụ sinh dục,… gây tiểu rắt ở phụ nữ, kèm theo đó là các triệu chứng như kinh nguyệt bất thường (kinh nguyệt quá nhiều hoặc kinh nguyệt quá ít), chu kỳ kinh nguyệt không đều; khí hư ra nhiều, đi tiểu thường xuyên, đau lưng dưới, cảm giác đầy bụng, chướng bụng,…
Nguyên nhân khác
Chứng tiểu rắt có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan khác gây ra như:
- Thường xuyên sử dụng thực phẩm, đồ uống có tác dụng lợi tiểu như trà, cà phê,…
- Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài;
- Tập thể dục, lao động quá sức làm ảnh hưởng đến hệ bài tiết;
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: Thuốc giãn cơ, thuốc điều trị tăng huyết áp,…
- Mang thai, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ khi em bé lớn và chèn ép bàng quang;
- Quan hệ tình dục thô bạo dẫn đến những tổn thương tức thời.
3. Chẩn đoán tình trạng tiểu rắt
Để chẩn đoán tình trạng tiểu rắt, bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp như:
- Xem xét tiểu sử của bệnh lý;
- Chụp X-quang;
- Xét nghiệm máu;
- Xét nghiệm nước tiểu.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu về niệu động học như:
- Tổng phân tích nước tiểu;
- Ghi lại nhật ký tiểu tiện;
- Tiến hành đo lượng nước tiểu còn lại sau khi tiểu;
- Xét nghiệm niệu động học;
- Chụp bàng quang;
- Soi bàng quang;
- Siêu âm vùng chậu.
4. Điều trị tình trạng tiểu rắt
4.1. Tây Y
Để điều trị tiểu rắt người bệnh cần được điều trị dứt điểm nguyên nhân “gốc rễ” gây ra triệu chứng này. Bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị phổ biến như:
- Luyện tập bọng đái (bladder training): Hỗ trợ người bệnh kiểm soát bàng quang, giữ nước tiểu lâu hơn và hạn chế số lần đi tiểu.
- Tiêm botox vào cơ bàng quang: Phương pháp này giúp bàng quang được thư giãn, nâng cao khả năng lưu trữ và giảm thiểu các đợt rò rỉ.
- Phẫu thuật cấy thiết bị: Nhằm kiểm soát các kích thích lên dây thần kinh, từ đó kiểm soát sự co bóp của cơ sàn chậu.
- Sử dụng thuốc theo y lệnh của bác sĩ: Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ có các chỉ định thuốc điều trị phù hợp.
4.2. Đông y
Theo Đông y, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiểu rắt như: thận yếu, thận hư, bàng quang thấp nhiệt; nhiễm khuẩn nước tiểu; viêm đường tiết niệu; ăn uống không khoa học; tình dục không điều độ; cơ thể bị nhiệt… Từ lâu, Đông y đã ghi nhận nhiều phương pháp điều trị tiểu rắt hiệu quả.
Khi bị tiểu rắt ở mức độ nhẹ, bạn có thể tham khảo các loại thuốc nam có tác dụng thanh nhiệt sau đây: giấm táo, râu ngô, hạt thì là, phượng vĩ thảo, mồng tơi, bột sắn dây…
Ngoài ra, một số bài thuốc Đông y cũng cho thấy hiệu quả trong việc điều trị chứng tiểu rắt do cơ thể bị nhiệt, chức năng thận suy yếu hoặc do viêm đường tiết niệu,…
Bài thuốc 1:
- Nguyên liệu: Bồ công anh, Rau má, Râu ngô, Mã đề, Cam thảo dây, Rễ cỏ tranh, Mía dò với lượng bằng nhau,
- Cách dùng: Sắc uống 2 – 3 lần mỗi ngày và dùng trong 1 tuần.
Bài thuốc 2:
- Nguyên liệu: Rễ cỏ tranh, Bông mã đề, Củ sả, Râu ngô, Đậu đen với lượng bằng nhau
- Cách dùng: Rửa sạch, phơi khô, sắc uống 2 – 3 lần mỗi ngày và dùng trong 1 tuần.
Bài thuốc 3:
- Nguyên liệu: Củ sắn dây
- Cách dùng: Cạo sạch vỏ, thái từng miếng phơi khô và đem sấy cho giòn. Sau đó, giã nhỏ, đem rây mịn và hòa với nước đường để uống. Dùng trong 10 ngày.
Ngoài ra đối với các trường hợp tiểu rắt do thận yếu, suy giảm chức năng thận bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bổ Thận Bình Đông – giải pháp bổ thận, tăng cường chức năng thận, hỗ trợ điều trị tiểu rắt hiệu quả.
Bổ Thận Bình Đông là sự kết hợp hài hòa của 8 loại thảo dược quý: Ngưu tất, Đỗ trọng, Cửu tích, Phá cố chỉ, Thỏ ty tử, Độc hoạt, Thục địa. Sản phẩm được đánh giá cao với những công dụng nổi bật như: Bổ thận, hỗ trợ giảm triệu chứng tiểu rắt, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, đau lưng, mỏi gối do thận kém.
4.3. Chữa tiểu rắt tại nhà
Bên cạnh việc điều trị tiểu rắt theo các phương pháp Tây y hoặc Đông y, người bệnh có thể phối hợp các biện pháp sau để nâng cao sức khỏe, đẩy nhanh quá trình điều trị:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Hạn chế các thực phẩm gây kích thích hoặc tăng hoạt bàng quang như cà phê, đồ uống có gas, rượu bia, chất ngọt nhân tạo. Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn hằng ngày.
- Theo dõi lượng nước uống hằng ngày: Bổ sung một lượng nước vừa đủ để tránh tình trạng táo bón và kiểm soát lượng nước tiểu. Hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ vì người bệnh sẽ phải thức giấc giữa đêm và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Bài tập Kegel: Bài tập này có thể hỗ trợ người bệnh tăng cường sự săn chắc các cơ xung quanh khu vực bàng quang và niệu đạo, cải thiện khả năng kiểm soát số lần đi tiểu.
5. Phòng tránh tiểu rắt
Bạn hãy áp dụng ngay một số biện pháp dưới đây để phòng ngừa tình trạng tiểu rắt:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì lối sống năng động, giúp cho việc điều tiết nước tiểu tốt hơn.
- Hạn chế bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng kích thích bàng quang như trà, cà phê, rượu, bia, chất tạo ngọt tổng hợp, thức uống có gas,…
- Bổ sung đầy đủ vitamin, chất xơ vào chế độ ăn hằng ngày giúp hạn chế tình trạng táo bón.
- Lựa chọn các loại trang phục rộng rãi, thoáng mát và hạn chế mặc quần bó sát làm tăng áp lực cho cơ thể.
- Tránh uống nhiều nước vào buổi tối vì có thể khiến bạn đi tiểu đêm, làm giảm sút chất lượng giấc ngủ;
- Hạn chế hoạt động thể lực quá mức, duy trì trạng thái cân bằng và thoải mái;
- Nên uống nước lúc nghỉ ngơi để cơ thể dễ dàng hấp thụ nước hơn.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tiểu rắt là suy giảm chức năng thận. Do đó, bạn nên chủ động bảo vệ và tăng cường sức khỏe của thận, giúp thận thực hiện tốt chức năng của mình để tránh gặp phải tình trạng tiểu rắt. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp bổ thận hiệu quả và dễ áp dụng dưới đây:
- Sử dụng cây thuốc bổ thận như Hoài sơn, Thục địa, Hà thủ ô đỏ, Cẩu tích,…
- Bổ sung các loại thực phẩm bổ thận như Đậu đen, Mè đen, Táo đen, Mộc nhĩ,…
- Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần thảo dược thiên nhiên có công dụng Bổ thận. Điển hình như Bổ Thận Bình Đông của Dược Phẩm Bình Đông với khả năng Bổ thận, hỗ trợ chức năng thận, giảm các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ do thận kém.
6. Tổng kết
Tiểu rắt là triệu chứng cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là chức năng thận. Tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh có thể sử dụng thuốc bổ thận hoặc một số sản phẩm bồi bổ thận để cải thiện đáng kể tình trạng này.
Hiểu được sự quan trọng cũng như những lợi ích mà việc bổ thận mang đến, Dược Bình Đông đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Bổ Thận Bình Đông. Đây được biết đến là một giải pháp hiệu quả giúp bổ thận, hỗ trợ các triệu chứng như đau lưng, mỏi gối, tiểu rắt, tiểu đêm,… do thận kém. Sản phẩm là sự kết hợp giữa các nguyên liệu từ thiên nhiên, đảm bảo lành tính và được sản xuất với công nghệ hiện đại.
Sản phẩm nhận đã được nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng bởi công dụng bổ thận và cải thiện triệu chứng đau lưng, mỏi gối, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu không tự chủ do thận kém.
Với hơn 70 năm hình thành và phát triển, Công ty Đông y Dược Bình Đông đã không ngừng nghiên cứu và cải tiến công nghệ bào chế để cung ứng cho thị trường nhiều sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chất lượng vượt trội. Ngoài ra, các sản phẩm của công ty được sản xuất tại 2 nhà máy lớn đạt chuẩn GMP của Bộ Y tế.
Nếu quý bạn cần được tư vấn về các sản phẩm của Dược Bình Đông, đặc biệt là Bổ Thận Bình Đông, vui lòng liên hệ qua số Hotline (028)39 808 808.
7. Câu hỏi thường gặp
Trả lời:
1. Uống nhiều nước
- Uống đủ nước (khoảng 2 lít mỗi ngày) giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu, giảm nguy cơ nhiễm trùng và cải thiện tình trạng tiểu rắt.
- Nên uống nước lọc hoặc nước trái cây không đường, tránh các loại đồ uống có ga, caffeine hoặc cồn.
2. Vệ sinh vùng kín
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp.
- Lau khô vùng kín sau khi đi vệ sinh, tránh để ẩm ướt.
- Tránh thụt rửa âm đạo quá thường xuyên vì có thể gây mất cân bằng pH và vi khuẩn có lợi trong âm đạo.
3. Sử dụng các biện pháp giảm đau
- Có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen để giảm bớt cảm giác rát buốt khi đi tiểu.
- Tuy nhiên, cần lưu ý không nên sử dụng các loại thuốc này quá liều lượng khuyến cáo.
4. Áp dụng các bài thuốc dân gian
Một số bài thuốc dân gian có thể giúp giảm bớt tình trạng tiểu rắt như:
- Uống nước râu ngô: Râu ngô có tác dụng lợi tiểu, giúp giảm bớt cảm giác rát buốt và khó chịu khi đi tiểu.
- Uống nước rễ cỏ tranh: Rễ cỏ tranh có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giúp giảm bớt tình trạng tiểu rắt và nóng trong người.
- Uống nước lá mã đề: Lá mã đề có tác dụng kháng viêm, lợi tiểu, giúp giảm bớt tình trạng tiểu rắt và đái buốt.
5. Thay đổi chế độ ăn uống
- Tránh ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị vì có thể kích thích bàng quang và làm tăng tình trạng tiểu rắt.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm có tính axit cao như cam, quýt, cà chua vì có thể làm tăng cảm giác rát buốt khi đi tiểu.
6. Tránh quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục có thể làm tình trạng tiểu rắt trở nên tồi tệ hơn, do đó bạn nên tránh quan hệ tình dục khi đang bị tiểu rắt.
7. Giữ ấm cơ thể
Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng bụng dưới, để tránh bị lạnh dẫn đến co thắt bàng quang và làm tăng tình trạng tiểu rắt.
8. Nghỉ ngơi đầy đủ
Nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể phục hồi và giảm bớt căng thẳng, từ đó có thể giúp cải thiện tình trạng tiểu rắt.
Lưu ý:
- Các cách trị tiểu rắt tại nhà chỉ mang tính chất hỗ trợ, không thể thay thế cho việc thăm khám và điều trị của bác sĩ.
- Nếu tình trạng tiểu rắt kéo dài hơn 3 ngày, bị kèm theo sốt, đau lưng, buồn nôn, tiểu ra máu, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác.
Trả lời: Tiểu rắt sau khi quan hệ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Viêm nhiễm:
- Viêm đường tiết niệu (UTIs): Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiểu rắt sau khi quan hệ, đặc biệt là ở phụ nữ. Vi khuẩn từ đường ruột có thể xâm nhập vào đường tiết niệu và gây nhiễm trùng. Các triệu chứng khác của UTIs bao gồm: tiểu buốt, tiểu gấp, đau bụng dưới và nước tiểu có mùi hôi.
- Viêm nhiễm phụ khoa: Viêm nhiễm âm đạo do nấm, vi khuẩn hoặc trùng roi cũng có thể gây tiểu rắt sau khi quan hệ. Các triệu chứng khác của viêm nhiễm phụ khoa bao gồm: ngứa ngáy, rát bỏng, khí hư bất thường và đau khi quan hệ.
Kích ứng:
- Chấn thương do ma sát: Quan hệ tình dục mạnh bạo hoặc không có đủ chất bôi trơn có thể gây kích ứng niệu đạo và dẫn đến tiểu rắt.
- Dị ứng bao cao su: Một số người có thể bị dị ứng với chất liệu latex hoặc các chất bôi trơn được sử dụng trên bao cao su, dẫn đến kích ứng và tiểu rắt.
Các nguyên nhân khác:
- Táo bón: Táo bón có thể gây áp lực lên bàng quang và dẫn đến tiểu rắt.
- Sỏi thận: Sỏi thận có thể di chuyển trong đường tiết niệu và gây kích ứng, dẫn đến tiểu rắt.
- Mang thai: Một số phụ nữ có thể bị tiểu rắt trong thời kỳ mang thai do áp lực của thai nhi lên bàng quang.
Cách xử lý:
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể và giảm kích ứng.
- Đi tiểu sau khi quan hệ: Đi tiểu sau khi quan hệ giúp loại bỏ vi khuẩn có thể xâm nhập vào đường tiết niệu trong quá trình quan hệ.
- Vệ sinh vùng kín: Vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
- Sử dụng chất bôi trơn: Sử dụng chất bôi trơn giúp giảm ma sát và kích ứng trong quá trình quan hệ.
- Tránh quan hệ tình dục mạnh bạo: Tránh quan hệ tình dục mạnh bạo để giảm nguy cơ chấn thương.
- Sử dụng bao cao su: Sử dụng bao cao su giúp ngăn ngừa vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục.
Lưu ý:
Nếu bạn bị tiểu rắt sau khi quan hệ và có các triệu chứng khác như đau bụng dưới, sốt hoặc nước tiểu có máu, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Trả lời: Dưới đây là một số loại đồ uống có thể giúp giảm bớt triệu chứng tiểu rắt:
- Nước: Uống nhiều nước giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể và giảm kích ứng. Nước cũng giúp bàng quang hoạt động hiệu quả hơn.
- Nước ép nam việt quất: Nước ép nam việt quất có chứa proanthocyanidins, có thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn bám vào thành bàng quang.
- Nước dừa: Nước dừa là một thức uống điện giải tự nhiên giúp bù nước cho cơ thể và giảm kích ứng.
- Trà hoa cúc: Trà hoa cúc có đặc tính chống viêm và có thể giúp giảm kích ứng bàng quang.
- Trà râu mèo: Trà râu mèo có tác dụng lợi tiểu và có thể giúp giảm bớt tình trạng tiểu rắt.
Lưu ý:
- Tránh uống các đồ uống có ga, caffein và cồn vì chúng có thể kích thích bàng quang và làm cho tình trạng tiểu rắt thêm trầm trọng.
- Nếu bạn bị tiểu rắt và có các triệu chứng khác như đau bụng dưới, sốt hoặc nước tiểu có máu, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị
Ngoài ra, bạn cũng nên áp dụng một số biện pháp sau để giảm bớt triệu chứng tiểu rắt:
- Đi tiểu thường xuyên: Đi tiểu khi có cảm giác mót tiểu, không nên nhịn tiểu.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Vệ sinh vùng kín trước và sau khi đi tiểu, quan hệ tình dục.
- Tránh mặc quần áo bó sát: Quần áo bó sát có thể cọ xát vào bàng quang và làm cho tình trạng tiểu rắt thêm trầm trọng.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng tiểu rắt.
Trả lời:
Tiểu rắt là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong tháng cuối. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và kèm theo các triệu chứng khác như tiểu buốt, đau bụng dưới, nước tiểu có mùi hôi,… thì có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.
Nguyên nhân:
- Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, lượng hormone progesterone tăng cao khiến cơ trơn bàng quang hoạt động quá mức, dẫn đến tình trạng tiểu rắt.
- Cơ bàng quang bị chèn ép: Thai nhi ngày càng lớn chèn ép vào bàng quang, khiến bàng quang co lại và giảm khả năng chứa nước tiểu.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs): UTIs là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiểu rắt và tiểu buốt khi mang thai.
- Viêm bàng quang: Viêm bàng quang do vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang, gây ra các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu có mùi hôi và đau bụng dưới.
- Sỏi thận: Sỏi thận có thể chặn niệu quản, khiến nước tiểu ứ đọng và dẫn đến tiểu rắt.
Cách xử lý:
- Uống nhiều nước: Uống đủ nước giúp pha loãng nước tiểu và giảm bớt cảm giác buốt rát khi đi tiểu. Nên uống khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày.
- Đi tiểu thường xuyên: Không nên nhịn tiểu quá lâu vì sẽ khiến bàng quang căng đầy và gây ra cảm giác tiểu rắt. Nên đi tiểu ngay khi có cảm giác buồn tiểu.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Vệ sinh vùng kín trước và sau khi đi tiểu, quan hệ tình dục để tránh vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
- Tránh các thức ăn cay nóng, nhiều gia vị: Các thức ăn này có thể kích thích bàng quang và làm cho tình trạng tiểu rắt thêm tồi tệ.
- Tập thể dục Kegel: Tập thể dục Kegel giúp tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu, có thể giúp giảm bớt tình trạng tiểu rắt.
- Đi khám bác sĩ: Nếu tình trạng tiểu rắt xảy ra thường xuyên và kèm theo các triệu chứng khác như tiểu buốt, đau bụng dưới, nước tiểu có mùi hôi,… cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Lưu ý:
- Không tự ý sử dụng thuốc điều trị tiểu rắt khi mang thai mà không có chỉ định của bác sĩ.
- Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Dưới đây là một số mẹo dân gian giúp giảm bớt tình trạng tiểu rắt khi mang thai:
- Uống nước râu ngô: Râu ngô có tác dụng lợi tiểu, giúp giảm bớt cảm giác tiểu rắt.
- Uống nước lá mã đề: Lá mã đề có tác dụng kháng viêm, giúp giảm bớt tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Uống nước dừa: Nước dừa giúp thanh lọc cơ thể và giảm bớt cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn!