Tại sao nước tiểu có mùi hôi khó chịu? Nguyên nhân, Cách chẩn đoán, Điều trị

Hình ảnh về nước tiểu màu vàng tươi và có mùi hôi tanh

Nước tiểu có mùi hôi là 1 hiện tượng sinh lý bình thường hay là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải bệnh nào đó liên quan đến nhiễm trùng tiết niệu, đái tháo đường, bệnh gan,…? Trong bài viết dưới đây Công ty Đông Y Dược Bình Đông YHCT sẽ giải đáp những thắc mắc trên, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Đôi nét về nước tiểu có mùi hôi

Thận là cơ quan quan trọng của cơ thể, giúp đào thải những độc tố ra khỏi cơ thể thông qua bài tiết nước tiểu. Màu nước tiểu sẽ phản ánh một phần nào đó tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Mỗi người thường đều có mùi nước tiểu đặc trưng riêng. Bình thường, khi bàng quang được làm rỗng đều đặn và cơ thể được cung cấp đủ nước thì nước tiểu có màu trong, vàng nhạt cùng với mùi khai nhẹ. 

Một số trường hợp gặp tình trạng nước tiểu có mùi hôi với những biểu hiện như: nước tiểu có mùi nặng hơn bình thường, mùi hôi nồng nặc, mùi trứng thối, mùi chua, khắm hoặc tanh nồng… Tình trạng này có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới, đồng thời kèm theo một số triệu chứng khác như: mắc tiểu gấp, đi tiểu ít hoặc nhiều hơn bình thường, tiểu đêm thường xuyên, nước tiểu có màu vàng đậm, nước tiểu có bọt, vẩn đục, đặc sánh, bị đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu,… 

Hình ảnh người bác sĩ đang chẩn đoán xem nước tiểu có bị hôi hay không

Cần lưu ý khi nước tiểu nặng mùi hôi bất thường

Thông thường, nước tiểu có mùi hôi có thể do sinh hoạt, ăn uống,… và không phải là tình trạng quá nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn nên gặp bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài mà không tìm được nguyên nhân và đồng thời xuất hiện kèm theo các triệu chứng sau: 

  • Đi tiểu ra máu
  • Đau bụng dưới
  • Đau vùng lưng hoặc dưới xương sườn
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống
  • Sốt, ớn lạnh, thân nhiệt hạ xuống thấp

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu có mùi hôi

Thận có vai trò lọc máu và loại bỏ các chất thải, độc tố trong máu qua nước tiểu. Vì vậy, trong nước tiểu thường chứa độc tố, chất cặn bã và các hợp chất như ure, muối, creatinin, axit uric.  Do đó, có nhiều yếu tố làm thay đổi mùi nước tiểu như tình trạng sức khỏe, thức ăn, đồ uống và thuốc,… Dưới đây là 02 nhóm nguyên nhân chính gây nên tình trạng nước tiểu có mùi hôi:

 2.1 Nguyên nhân bệnh lý

Khi nước tiểu có mùi hôi khác lạ trong một thời gian dài, dù bạn đã chú ý trong ăn uống, sinh hoạt hay dùng thuốc thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn nên cẩn trọng như: 

  • Bệnh lý về gan mật: Nước tiểu có mùi lạ là một trong những dấu hiệu báo động cho thấy cơ thể đang gặp vấn đề về gan mật. Bệnh có một số triệu chứng kèm theo như: nước tiểu sẫm màu, ngứa da, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, đau bụng, phân nhạt màu, ăn không ngon, vàng da, vàng mắt, sốt có chu kỳ hoặc liên tục, đầy hơi, sụt cân không rõ nguyên nhân,… 
Hình ảnh về quả gan đang trong thời kỳ suy gan nguyên nhân nhiều bệnh nguy hiểm

Bệnh lý về gan có thể làm nước tiểu có mùi hôi bất thường, khó chịu

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (hay nhiễm trùng tiểu): Đường tiết niệu bị nhiễm trùng do vi khuẩn có thể khiến cho nước tiểu có mùi lạ, khó chịu. Tình trạng viêm nhiễm này có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Bên cạnh gây mùi hôi cho nước tiểu, bệnh còn có thể kèm theo một số triệu chứng như: tiểu buốt, cảm thấy nóng rát khi tiểu tiện, nước tiểu sẫm màu, đục hoặc có máu, cơ thể suy nhược
  • Sỏi thận: Sỏi thận khiến vi khuẩn tích tụ và gây nhiễm trùng hoặc chảy máu máu đường tiết niệu. Người bị sỏi thận thường có mùi nước tiểu hôi nồng nặc và kèm theo các triệu chứng khác như: đau bụng dữ dội, đau háng, mông và lưng, nôn nhiều, đi tiểu thường xuyên, tiểu đau có thể ra máu,… 
  • Rò bàng quang: Tình trạng này xảy ra khi có khiếm khuyết hoặc chấn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn từ ruột tấn công vào bàng quang. Người mắc các bệnh như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, viêm ruột hoặc chấn thương do phẫu thuật,… đều dễ bị rò bàng quang và khiến nước tiểu có mùi hôi khó chịu.
  • Tiểu đường: Người bị bệnh tiểu đường nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Do đó, có một lượng glucose sẽ đào thải qua nước tiểu, dẫn đến nước tiểu có mùi ngọt hoặc mùi của trái cây, đôi khi là mùi hôi khó chịu. Bên cạnh mùi hôi, nước tiểu của người bệnh tiểu đường thường có màu vàng sẫm. 
  • Một số bệnh lý khác: Một số bệnh ít gặp cũng có thể gây nên tình trạng nước tiểu có mùi hôi như bệnh rối loạn chuyển hóa (siro niệu, phenylketon…), viêm âm đạo do vi khuẩn, các bệnh lây qua đường tình dục,…
  • Thuốc: Một số loại thuốc chứa gốc sulfat, đặc biệt là thuốc điều trị tiểu đường và viêm khớp dạng thấp, có thể khiến cho nước tiểu có mùi giống như lưu huỳnh, làm thay đổi pH nước tiểu và gây ảnh hưởng đến các chất chuyển hóa, trực tiếp khiến nước tiểu xuất hiện mùi hôi. Các thuốc có thể kể đến như: Glyburide, Sulfasalazine, kháng sinh nhóm Sulfonamide hoặc Vitamin B6,…

 2.2 Nguyên nhân sinh lý

Tình trạng nước tiểu có mùi hôi xuất hiện có thể là do một số thay đổi sinh lý bên trong cơ thể như:

  • Mang thai: Khi mang thai, hormone HCG tăng cao, dẫn đến nước tiểu của phụ nữ đang mang thai thường có mùi hôi, phổ biến trong những tuần đầu thai kỳ. Ngoài ra, cơ thể mất nước trong quá trình mang thai khiến cho axit uric tích tụ sẽ làm cho nước tiểu có mùi lạ. 
Hình ảnh người bác sĩ đang tư vấn cho bệnh nhân có thai nước tiểu có mùi hôi

Mang thai là nguyên nhân sinh lý hàng đầu khiến nước tiểu có mùi hôi bất thường ở phụ nữ

  • Cơ thể đang mất nước: Việc không cung cấp đủ lượng nước cần trong một ngày có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái bị mất nước. Vì thế, nước tiểu sẽ nặng mùi amoniac hơn bình thường màu sẽ đậm hơn có thể vàng sẫm hoặc cam.
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống cũng là một nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng nước tiểu có mùi hôi. Đặc biệt những thực phẩm dung nạp vào cơ thể có mùi nặng như măng tây, tỏi, hành,…

3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị nước tiểu có mùi hôi

Hiện nay, để chẩn đoán nguyên nhân của tình trạng nước tiểu có mùi hôi, bác sĩ sẽ làm một số kiểm tra, phân tích sau đây: 

  • Nội soi bàng quang: Thông qua việc đưa ống nội soi theo niệu đạo vào để tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh lý đường tiết niệu.
  • Phân tích nước tiểu: Mẫu nước tiểu sau khi được phân tích sẽ có thể phát hiện ra những loại vi khuẩn gây bệnh hoặc các yếu tố khác liên quan đến một số bệnh lý của cơ thể. 
  • Kỹ thuật hình ảnh: Sau bước phân tích nước tiểu, nếu phát hiện có vấn đề lạ bác sĩ có thể cân nhắc thêm siêu âm hoặc chụp X-quang để xác định chính xác nguyên nhân và các bệnh lý liên quan.
Hình ảnh người bác sĩ đang phân tích mẫu nước tiểu

Phân tích nước tiểu để chẩn đoán tình trạng nước tiểu có mùi hôi là bệnh gì

Dựa vào nguyên nhân, mức độ và tình trạng sức khỏe người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là những phương pháp khắc phục hiện tượng nước tiểu có mùi lạ:

  • Do sinh lý: Bác sĩ sẽ đề xuất một số hoạt động đơn giản giúp cải thiện hiệu quả tình trạng nước tiểu có mùi hôi là: tăng cường việc bổ sung nước để hạn chế tình trạng nước tiểu đặc, bổ sung vitamin C từ các loại trái cây họ Cam Quýt hoặc nước ép từ chúng, hạn chế tự ý sử dụng thuốc bổ sung vitamin, thay đổi chế độ ăn uống, điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh,… 
  • Do bệnh lý: Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nội khoa, kê đơn thuốc phù hợp để kiểm soát bệnh. Nếu sau khi áp dụng các biện pháp nội khoa và thay đổi lối sống không đạt hiệu quả như mong muốn, bác sĩ có thể xem xét các phương pháp liên quan đến phẫu thuật tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh. Người bệnh nên lưu ý tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo thời gian và hiệu quả  chữa trị tốt nhất.

4. Phòng tránh & làm giảm tình trạng nước nước tiểu có mùi hôi

Để phòng tránh tình trạng nước tiểu có mùi hôi, bạn nên chú ý đến việc xây dựng một lối sống lành mạnh hơn như:

  • Bổ sung đủ nước mỗi ngày: Với người trưởng thành tùy theo cân nặng sẽ có nhu cầu nước khác nhau nhưng trung bình nên bổ sung từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Tránh việc uống quá ít nước khiến cơ thể bị mất nước, và có thể khiến nước tiểu có mùi. Đồng thời cũng nên lưu ý, không nên uống quá nhiều nước sẽ khiến cơ thể dễ bị rối loạn điện giải.
  • Ăn uống lành mạnh: Nên bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Với những loại thực phẩm dễ khiến nước tiểu có mùi, bạn vẫn có thể sử dụng mà không cần quá lo ngại vì chỉ sau vài lần bài tiết, mùi nước tiểu sẽ trở lại như bình thường. 
  • Tập luyện vừa sức: Thường xuyên tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe, tuy nhiên tránh các bài tập nặng có thể gây chấn thương. Sau các bài tập, cần bổ sung nước, chất điện giải để bù nước, bù khoáng cho cơ thể.
Hình ảnh người phụ nữ đang bổ sung các món ăn tốt cho gan, bổ gan

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để phòng tránh nước tiểu có mùi hôi tanh

Đối với trường hợp gan yếu, suy giảm chức năng gan, độc gan, nóng gan thì nước tiểu cũng có mùi hôi kèm theo các dấu hiệu mẩn ngứa, mề đay, nổi mụn nhọt, khô da, ngứa da, đổ mồ hôi, đau nhức vùng hạ sườn phải, cơ thể mệt mỏi, giảm khả năng tập trung, hôi miệng, đầy hơi, chướng bụng, phân nhạt màu,… Bạn có thể áp dụng các phương pháp giải độc gan sau: 

  • Thực phẩm giải độc gan: Bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm để giúp phục hồi chức năng gan, thải độc gan, mát gan như cá béo, lươn, lòng trắng trứng, rau xanh, nghệ, cà rốt, tỏi, bơ, cam, chanh, bưởi, dưa hấu, táo, việt quất, một số loại nước uống như trà ích trí nhân, cà phê, đỗ trọng,…
  • Cây thuốc giải độc gan: Các cây thuốc thường nhận được nhiều sự tin tưởng để hỗ trợ giải độc gan bởi hầu hết đều là những loại thảo dược an toàn, lành tính, hạn chế tác dụng phụ và mang tới hiệu quả tốt nếu sử dụng đúng liều lượng. Một số cây thuốc có công dụng giải độc gan có thể kể đến như diệp hạ châu, actiso, rau má, râu ngô, cà gai leo, long đởm thảo,…
  • Sản phẩm bảo vệ sức khỏe giúp giải độc mát gan: Bổ sung sản phẩm giải độc gan để hỗ trợ giải độc, thanh lọc gan, giúp phục hồi và tái tạo chức năng gan có dấu hiệu bị tổn thương.

Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông là một trong những lựa chọn được nhiều người tin dùng hiện nay. Đây là sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên lành tính như Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Cam thảo, Trạch tả, Sinh địa, Sài hồ, Nhân trần với công dụng giúp thanh nhiệt, mát gan, giải độc gan, tăng cường chức năng gan để lá gan luôn được khỏe mạnh. 

Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Long đởm giải độc gan bình đông

Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông giúp cải thiện tình trạng nước tiểu có mùi hôi do gan yếu

5. Tổng kết

Nước tiểu có mùi hôi có thể do những nguyên nhân sinh lý thông thường nhưng cũng có thể là cảnh báo cơ thể đang gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng như bệnh đái tháo đường, gan yếu,…Để phòng tránh tình trạng này xảy ra, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước, vệ sinh thân thể sạch sẽ và sử dụng các cây thuốc, thuốc giải độc gan, các loại thực phẩm có tác dụng giải độc gan.

Sản phẩm Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông nổi bật với công dụng hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, mát gan, giảm các triệu chứng như nước tiểu có mùi hôi, nóng trong người, mụn nhọt, mẩn ngứa, vàng da, hay cáu giận,…

Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Long đởm giải độc gan bình đông

Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông là sản phẩm của Công ty TNHH Dược Phẩm Bình Đông

Công ty TNHH Dược Phẩm Bình Đông – thương hiệu uy tín hơn 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm bảo vệ sức khỏe chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên kết hợp với công nghệ hiện đại, đã nhận được đánh giá cao từ người tiêu dùng về khả năng cải thiện sức khỏe. Nếu bạn quan tâm đến các sản phẩm của Dược Bình Đông, vui lòng liên hệ số hotline (028) 39 808 808 để được tư vấn chi tiết và đặt hàng sớm nhất.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

6. Câu hỏi thường gặp

Trả lời: Nước tiểu có mùi hôi có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe, từ nhiễm trùng đường tiết niệu đến các bệnh lý liên quan đến gan mật hoặc sỏi thận. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp. Đồng thời, bạn nên uống đủ nước và điều chỉnh chế độ ăn có lợi cho sức khỏe.

Trả lời: Ở phụ nữ, nước tiểu có mùi hôi có thể do các nguyên nhân sinh lý như mang thai, khi mang thai hormone HCG tăng cao, dẫn đến nước tiểu của phụ nữ đang mang thai thường có mùi hôi, phổ biến trong những tuần đầu thai kỳ. Ngoài ra, cơ thể mất nước trong quá trình mang thai khiến cho axit uric tích tụ sẽ làm cho nước tiểu có mùi lạ, hoặc do nhiễm trùng đường tiết niệu. 

Để xử lý nước tiểu có mùi hôi bạn cần thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Uống đủ nước hàng ngày để thúc đẩy việc loại bỏ chất cặn và tăng cường quá trình lọc của thận.
  • Hạn chế tiêu thụ thức ăn và đồ uống có thể gây ra mùi hôi như hành, tỏi, cafein và rượu.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày và thay đổi quần áo thường xuyên.
  • Đi khám bác sĩ để kiểm tra xem có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào như nhiễm trùng đường tiểu, tiểu đường, hoặc bệnh thận gây ra mùi hôi không.

Trả lời: Không, nước tiểu có mùi hôi không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của bệnh. Mùi hôi có thể do thức ăn bạn ăn (như măng tây, tỏi, hoặc cá), mất nước, hoặc do sử dụng một số loại vitamin và thuốc. Tuy nhiên, nếu mùi hôi kéo dài và kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi tiểu, máu trong nước tiểu, hoặc sốt, bạn nên đi khám để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý.

Trả lời: Có, uống nhiều nước có thể giúp làm loãng nước tiểu và giảm bớt mùi hôi. Một lượng nước đủ sẽ giúp thận lọc các chất thải hiệu quả hơn và giảm mùi hôi từ nước tiểu. Nên uống ít nhất 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày, tùy thuộc vào cân nặng và mức độ hoạt động của bạn.

Tuy nhiên, nếu mùi hôi kéo dài và kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi tiểu, máu trong nước tiểu, hoặc sốt, bạn nên đi khám để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý.

Trả lời: Nước tiểu có mùi trứng thối có thể là do bạn đang bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn tiết niệu, âm đạo. Nấm men và vi khuẩn phát triển tạo ra mùi hôi khó chịu.

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Chúng tôi cung cấp y học chính xác và đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính cập nhật và khách quan. Độc giả có thể tham khảo chính sách biên tập để xác nhận độ tin cậy của nội dung. Bài viết này dựa theo nguồn bên dưới:

**** Nội dung đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
10 Bình luận
Hiển thị tất cả Hữu ích nhất Đánh giá cao Đánh giá thấp Thêm đánh giá của bạn
  1. Gần đây em thấy nước tiểu của mình có mùi hôi khó chịu, không biết có phải do em hay uống cà phê không ạ?

    • Chào anh Thanh, việc uống nhiều cà phê có thể làm nước tiểu có mùi do các hoạt chất và chất phụ gia có trong cà phê được cơ thể thải ra ngoài qua nước tiểu. Tình trạng này chỉ xảy ra tạm thời, sau khi thải hết cà phê, nước tiểu sẽ trở lại bình thường.
      Tuy nhiên, nếu mùi nước tiểu vẫn không đổi, anh cần đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và có phác đồ điều trị hợp lý.

      Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.

  2. Em mới phát hiện nước tiểu của mình có mùi hôi, liệu có phải em đang có vấn đề về gan không ạ?

    • Chào chị Minh, nước tiểu có mùi hôi có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, trong đó có cả vấn đề về gan. Nếu chị cảm thấy có các triệu chứng khác như ngứa da, mệt mỏi hoặc vàng da, chị nên đi khám để kiểm tra gan cũng như các chỉ số liên quan khác. Việc sớm phát hiện và điều trị sẽ giúp chị tránh được các biến chứng nghiêm trọng hơn.

      Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.

  3. Em thấy nước tiểu của mình không chỉ có mùi hôi mà còn có màu sẫm. Điều này có nguy hiểm không ạ?

    • Chào anh Huy, nước tiểu có mùi hôi và màu sẫm có thể là dấu hiệu của tình trạng mất nước hoặc có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như nhiễm trùng tiết niệu. Anh nên uống nhiều nước hơn và theo dõi xem tình trạng có cải thiện không. Nếu nước tiểu vẫn không trở lại bình thường, anh nên đi khám để có chẩn đoán chính xác và được điều trị kịp thời.

      Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.

  4. Em đọc được là nước tiểu có mùi hôi có thể do ăn uống. Em hay ăn tỏi và hành, không biết có phải vì thế mà có mùi hôi không ạ?

    • Chào chị Linh, ăn tỏi và hành có thể là nguyên nhân khiến nước tiểu của chị có mùi hôi do các chất trong tỏi và hành được thải ra qua nước tiểu. Tuy nhiên, mùi này thường chỉ tạm thời và sẽ biến mất sau khi chất gây mùi được loại bỏ khỏi cơ thể. Nếu chị thấy mùi nước tiểu vẫn còn hôi sau khi đã ngừng ăn những thực phẩm này trong một vài ngày, chị nên đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đón chính xác và được điều trị kịp thời.

      Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.

  5. Em thấy nước tiểu của mình có mùi hôi và đôi khi còn cảm thấy nóng rát khi đi tiểu. Em lo lắng quá, không biết có phải là bị nhiễm trùng không?

    • Chào chị Phương, nước tiểu có mùi hôi kèm theo cảm giác nóng rát khi đi tiểu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu (hay nhiễm trùng tiểu). Chị nên uống nhiều nước và đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được xét nghiệm và điều trị kịp thời. Việc điều trị sớm sẽ giúp chị tránh được các biến chứng và cải thiện sức khỏe nhanh chóng.

      Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.

    Để lại lời nhắn

    Bài viết liên quan
    Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".
    Dược Bình Đông
    Logo
    Đăng ký tài khoản mới

    Tư vấn miễn phí

    Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

    (Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)
    Giỏ hàng