Nước tiểu màu nâu là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ ai. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Những nguyên nhân nào có thể gây ra tình trạng nước tiểu màu nâu? Làm thế nào để phòng tránh? Hãy cùng Đông y cổ truyền Dược Bình Đông tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau đây nhé!
1. Đôi nét về nước tiểu màu nâu
Nước tiểu là chất lỏng có thành phần gồm nước, chất điện giải, chất thải do thận lọc ra từ máu. Khi cơ thể khỏe mạnh, nước tiểu thường không có màu, có màu vàng rơm nhạt hoặc màu mật ong. Trong trường hợp bạn không cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần thì nước tiểu sẽ cô đặc hơn và nước tiểu có thể chuyển sang màu vàng đậm hoặc màu hổ phách.
Nước tiểu màu nâu là tình trạng có thể gặp ở cả nam và nữ. Nước tiểu màu nâu có các mức độ khác nhau như: nước tiểu sẫm màu, nước tiểu vàng nâu, nước tiểu nâu đỏ, nước tiểu nâu đen hay nước tiểu màu xá xị. Một số triệu chứng có thể đi kèm bao gồm nước tiểu xuất hiện bọt, nước tiểu có mùi hôi.
Nước tiểu màu nâu có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe. Khi thấy tình trạng này diễn ra kéo dài hoặc xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như đau thắt lưng, sưng, tiểu buốt hoặc sốt thì bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu màu nâu
2.1. Nguyên nhân bệnh lý
Nước tiểu màu nâu có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý:
- Vấn đề về gan mật: Gan là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các chất thải, độc tố ra khỏi cơ thể. Do đó khi gan gặp vấn đề sẽ khiến cho màu sắc nước tiểu bị thay đổi. Nước tiểu màu nâu có thể là dấu hiệu cho thấy các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, tắc mật do sỏi mật trong gan,… Kèm theo đó là các triệu chứng như là sốt, mệt mỏi, ăn mất ngon, đau nhức khớp, vàng da hoặc vàng mắt.
- Vấn đề về thận: Thận là bộ phận chịu trách nhiệm lọc chất thải ra khỏi máu và đưa chúng vào nước tiểu. Do đó nếu thận gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến quá trình lọc chất thải, dẫn đến màu nước tiểu thay đổi. Một số bệnh lý về thận như sỏi thận, suy thận,… cũng có thể gây ra tình trạng nước tiểu màu nâu. Một số triệu chứng đi kèm có thể kể đến như tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tay chân run, mỏi gối, đau lưng, răng yếu, xương khớp thoái hóa, hoa mắt chóng mặt, ù tai, tinh thần mệt mỏi, mất ngủ.
- Vấn đề về bàng quang & tiết niệu: Nước tiểu màu nâu đỏ có thể là do có máu lẫn bên trong nước tiểu. Đây là dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm đường tiết niệu như viêm bàng quang, viêm cầu thận, viêm thận bể thận, viêm tuyến tiền liệt, viêm đường tiểu dưới, sỏi tiết niệu, ung thư hệ tiết niệu,… Một số triệu chứng kèm theo gồm đau lưng, buồn nôn, sốt, ớn lạnh,…
- Bệnh lý khác: Tình trạng nước tiểu màu nâu có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý hiếm gặp như ung thư da, bệnh lyme, thiếu máu tán huyết (do di truyền hoặc biến chứng từ tự miễn lupus, viêm khớp dạng thấp, viêm loét dạ dày,…).
2.2. Nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng nước tiểu có màu nâu bao gồm:
- Mất nước: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho nước tiểu có màu nâu. Lý do gây mất nước có thể là do bạn đổ quá nhiều mô hôi, bị sốt, tiêu chảy hoặc không bổ sung đủ lượng nước trong ngày. Lúc này, thận sẽ tăng cường tái hấp thu, tìm cách giữ lại nước cho cơ thể. Do đó, nước tiểu sẽ cô đặc hơn và sẽ chuyển sang màu nâu.
- Thuốc: Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, nhuận tràng, chống sốt rét, kháng lao, thuốc dùng để giãn cơ,… có thể gây ra tình trạng nước tiểu màu nâu. Màu nước tiểu sẽ trở lại bình thường sau khi bạn kết thúc việc sử dụng thuốc.
- Chế độ ăn uống: Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu màu nâu bao gồm là đồ uống có caffein, thực phẩm có độ axit cao (việt quất,…), thực phẩm chứa các loại vitamin A và B (nha đam, củ cải đỏ, đậu đen, đậu đỏ, đại hoàng,…).
3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị nước tiểu màu nâu
3.1. Chẩn đoán
Bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu màu nâu và có phương pháp điều trị phù hợp. Bạn cần chuẩn bị trước các thông tin như: thời điểm bắt đầu xuất hiện tình trạng nước tiểu màu nâu, các triệu chứng đi kèm, các chất bổ sung hay thuốc bạn đang sử dụng (kèm liều lượng), các vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải, bệnh lý di truyền trong gia đình.
Bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp sau để chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu màu nâu:
- Xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm nước tiểu: Trực quan, qua kính hiển vi, que thử.
- Các xét nghiệm khác: Một số xét nghiệm khác có thể được sử dụng để đánh giá mức độ tổn thương thận bao gồm: siêu âm, chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính,…
3.2. Điều trị nước tiểu màu nâu
Trong trường hợp nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu màu nâu là do mất nước, chế độ ăn uống hay do dùng thuốc, bạn chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt hoặc ngừng sử dụng thuốc thì màu nước tiểu sẽ trở lại bình thường.
Trong trường hợp nước tiểu màu nâu là do bệnh lý gây nên, tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa (dùng thuốc) hoặc ngoại khoa (phẫu thuật). Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
4. Phòng tránh tình trạng nước tiểu màu nâu
Để phòng tránh tình trạng nước tiểu màu nâu, bạn nên chú ý đến việc xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh:
- Bổ sung đủ nước mỗi ngày: Với người trưởng thành nên bổ sung từ 1,5 – 2 lít nước/ ngày. Đồng thời cũng nên lưu ý, không nên uống quá nhiều nước vì có thể gây rối loạn điện giải.
- Ăn uống lành mạnh: Bạn nên bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Với những loại thực phẩm dễ khiến nước tiểu chuyển thành màu nâu, bạn vẫn có thể sử dụng mà không cần lo ngại vì chỉ sau vài lần bài tiết, màu sắc nước tiểu sẽ trở lại như bình thường.
- Tập luyện vừa sức: Thường xuyên tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe, tuy nhiên nên tránh các bài tập nặng quá sức có thể gây chấn thương. Sau tập luyện, bạn cần bổ sung nước, chất điện giải để bù nước, bù khoáng cho cơ thể.
- Thức uống giúp bổ thận/giải độc gan: Các loại đồ uống từ thảo mộc, rau củ hay nước ép giúp hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc gan, mát gan, giúp ích cho quá trình bài tiết, thúc đẩy hoạt động của thận có thể kể đến như: nước Nhân trần, nước Râu ngô, trà lá Sa kê, trà Gừng, Trà Bồ công anh…
Mời bạn nhấp vào để tìm hiểu thêm:
- Gợi ý cho bạn những thực phẩm (món ăn, trái cây, đồ uống) bổ Thận nên bổ sung vào chế độ ăn uống
- Tổng hợp những thực phẩm (món ăn, trái cây, đồ uống) bổ gan, thải độc gan độc gan tốt nhất hiện nay
Nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu màu nâu có thể là do chức năng thận bị suy giảm (hay còn gọi là thận yếu). Để phòng tránh và hỗ trợ khắc phục tình trạng nước tiểu màu nâu do Thận yếu, bạn có thể sử dụng thêm các loại thuốc bổ thận hoặc các sản phẩm giúp bổ thận như Bổ Thận Bình Đông của Dược Bình Đông. Bổ Thận Bình Đông có thành phần gồm các loại thảo dược thiên nhiên như Ngưu tất, Phá cổ chỉ, Độc hoạt, Cẩu tích, Thỏ ty tử, Đỗ trọng, Đương quy, Thục địa giúp bổ thận, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu rắt, đau lưng, mỏi gối, chóng mặt, ù tai do thận kém.
Ngoài ra, trường hợp suy giảm chức năng gan, độc gan, nóng gan thì nước tiểu cũng có thể chuyển sang màu nâu, kèm theo đó là các dấu hiệu như mẩn ngứa, mề đay, nổi mụn nhọt, ngứa da, đổ mồ hôi, đau nhức vùng hạ sườn phải, cơ thể mệt mỏi chán ăn,…Bạn có thể sử dụng thuốc giải độc gan hoặc các sản phẩm giải độc gan để hỗ trợ giải độc, thanh lọc gan, giúp phục hồi và tái tạo chức năng gan. Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông là một trong những sản phẩm được nhiều người tin dùng hiện nay. Sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên lành tính như Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Cam thảo, Trạch tả, Sinh địa, Sài hồ, Nhân trần với công dụng giúp thanh nhiệt, mát gan, giải độc gan, tăng cường chức năng gan.
5. Tổng kết
Nước tiểu màu nâu có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe liên quan chức năng gan thận. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để phòng tránh và điều trị tình trạng này. Trong trường hợp tình trạng nước tiểu màu nâu kéo dài và kèm theo các triệu chứng khác như tiểu buốt, đau thắt lưng, sốt,… bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị phù hợp.
Xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn hợp lý, quan tâm bồi bổ gan thận là những biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa tình trạng nước tiểu màu nâu. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm giúp bổ thận, giải độc gan có nguồn gốc thảo dược để hỗ trợ tăng cường chức năng gan thận. Bổ Thận Bình Đông và Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông là những sản phẩm bảo vệ sức khỏe được nhiều người tin dùng hiện nay. Bổ Thận Bình Đông giúp bổ thận, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần, đau lưng, mỏi gối, chóng mặt, ù tai do thận kém. Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông giúp thanh nhiệt, mát gan, giải độc gan, tăng cường chức năng gan.
Dược Bình Đông là một trong những thương hiệu đáng tin cậy chuyên cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ thảo dược thiên nhiên. Chúng tôi luôn không ngừng nỗ lực, cải tiến mỗi ngày để mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng để hỗ trợ giải quyết nỗi lo của khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Hãy liên hệ đến Hotline 028.39.808.808 để được hỗ trợ tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe, tìm hiểu chi tiết những sản phẩm chất lượng có tại Dược Bình Đông!
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
- Nước tiểu màu nâu là bệnh gì? Dấu hiệu cảnh báo sức khỏe không nên chủ quan
- Cách chữa nước tiểu có váng? Phương pháp bồi bổ thận bảo vệ đường tiết niệu
- Nước tiểu màu hồng là bị gì? Những bệnh lý liên quan và cách điều trị tại nhà
- Cách điều trị nước tiểu có cặn: Phương pháp dưỡng thận bảo vệ đường tiết niệu
- Nước tiểu màu cam có sao không? Nguyên nhân, Chẩn đoán, Xử lý
- Cách điều trị nước tiểu đục: Bí quyết dưỡng thận bảo vệ đường tiết niệu
- Nước tiểu có bọt có nguy hiểm không? Nguyên nhân, Chẩn đoán, Phòng tránh
6. Câu hỏi thường gặp
Trả lời: Nước tiểu màu nâu có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Tuyệt đối không nên chủ quan khi nước tiểu có màu sắc bất thường, đặc biệt là màu nâu.
Nguyên nhân bệnh lý
- Nước tiểu màu nâu có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý:
- Vấn đề về gan mật: viêm gan, xơ gan, tắc mật do sỏi mật trong gan
- Vấn đề về thận: sỏi thận, suy thận
- Vấn đề về bàng quang & tiết niệu: Nước tiểu màu nâu đỏ có thể là do có máu lẫn bên trong nước tiểu. Đây là dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm đường tiết niệu như viêm bàng quang, viêm cầu thận, viêm thận bể thận, viêm tuyến tiền liệt, viêm đường tiểu dưới, sỏi tiết niệu, ung thư hệ tiết niệu…
Nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng nước tiểu có màu nâu bao gồm: Mất nước, sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, nhuận tràng, chống sốt rét, kháng lao, thường xuyên sử dụng đồ uống có caffein, thực phẩm có độ axit cao (việt quất,…), thực phẩm chứa các loại vitamin A và B (nha đam, củ cải đỏ, đậu đen, đậu đỏ, đại hoàng,…),.… có thể gây ra tình trạng nước tiểu màu nâu.
Trường hợp cần đi thăm khám bác sĩ
- Nước tiểu có màu nâu sẫm hoặc đỏ nâu.
- Nước tiểu có màu nâu kèm theo các triệu chứng khác như đau lưng, đau bụng, buồn nôn, sốt.
- Nước tiểu có màu nâu kéo dài hơn 2 ngày.
Trả lời: Có, chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến màu sắc nước tiểu.
Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu màu nâu bao gồm là đồ uống có caffein, thực phẩm có độ axit cao (việt quất,…), thực phẩm chứa các loại vitamin A và B (nha đam, củ cải đỏ, đậu đen, đậu đỏ, đại hoàng,…).
Ngoài ra, việc thiếu nước cũng có thể khiến nước tiểu có màu sẫm hơn. Khi bạn không uống đủ nước, cơ thể bạn sẽ sản xuất ít nước tiểu hơn và nước tiểu sẽ trở nên cô đặc hơn, có màu vàng sẫm hoặc nâu. Uống đủ nước là cách tốt nhất để đảm bảo rằng nước tiểu của bạn có màu vàng nhạt, khỏe mạnh.
Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng về màu sắc nước tiểu của mình, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để loại trừ bất kỳ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào.
Trả lời: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu màu nâu mà khả năng tự khỏi có thể khác nhau.
Nếu nguyên nhân là do mất nước nhẹ, bạn có thể tự khắc phục bằng cách uống nhiều nước hơn và tình trạng nước tiểu sẽ trở lại bình thường trong vài giờ hoặc vài ngày.
Tuy nhiên, nếu nước tiểu màu nâu do các bệnh lý tiềm ẩn như bệnh gan, bệnh thận, rối loạn chuyển hóa hoặc do tác dụng phụ của thuốc, thì việc tự khỏi là khó xảy ra và cần được thăm khám bởi bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trả lời: Dưới đây là một số cách để phòng ngừa nước tiểu màu nâu:
- Uống đủ nước: Uống nhiều nước giúp cơ thể bạn sản xuất đủ nước tiểu và giữ cho nước tiểu loãng, có màu vàng nhạt. Nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
- Hạn chế đồ uống có caffeine: Caffeine có thể khiến cơ thể bạn mất nước và khiến nước tiểu có màu sẫm hơn.
- Hạn chế đồ uống có cồn: Cồn cũng có thể khiến cơ thể bạn mất nước và khiến nước tiểu có màu sẫm hơn.
- Ăn chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Những thực phẩm này chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp cơ thể bạn khỏe mạnh và hỗ trợ chức năng thận.
- Tránh thực phẩm có thể khiến nước tiểu có màu nâu: Tránh ăn củ dền, măng tây, đậu rùng, các loại thực phẩm có độ axit cao (việt quất,…), thực phẩm chứa các loại vitamin A và B (nha đam, củ cải đỏ, đậu đen, đậu đỏ, đại hoàng…
Nếu bạn lo lắng về màu sắc nước tiểu của mình, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để loại trừ bất kỳ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào.