Tìm kiếm

Cảm giác vướng cổ họng khó thở: Nguyên nhân, Cách chẩn đoán, Điều trị

Hình ảnh người phụ nữ đang có triệu chứng triệu chứng khó thở vướng ở cổ họng

Cảm giác vướng cổ họng khó thở không chỉ gây khó khăn trong quá trình ăn uống mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe lẫn đời sống người bệnh. Hãy cùng Đông y cổ truyền Dược Bình Đông tìm hiểu những nguyên nhân gây nên tình trạng trên, từ đó có cách khắc phục phù hợp và phòng tránh hiệu quả nhé! 

1. Đôi nét về triệu chứng vướng cổ họng khó thở

Cảm giác vướng cổ họng khó thở là tình trạng thường xảy ra ở khá nhiều người với các triệu chứng cụ thể như sau: 

  • Vướng cổ họng (nghẹn cổ họng): Người bệnh có cảm giác vướng, nghẹn tại cổ họng, khó nuốt thức ăn xuống. Một số trường hợp có cảm giác mắc tóc, vướng viên thuốc hay mắc xương trong cổ họng… Một số khác còn cảm thấy như có khối u ở cổ họng. Khối u này có thể gây đau hoặc ngứa, căng cứng, nóng rát, châm chích, đau nhói khi ăn uống hoặc nuốt nước bọt,… Tuy nhiên, thực tế hầu hết các trường hợp này đều không thực sự xuất hiện khối u mà chỉ là triệu chứng sưng viêm tại vùng cổ họng. 
  • Khó thở: Người bệnh luôn trong tình trạng thiếu oxy, mệt mỏi, tức ngực, hô hấp khó khăn, hụt hơi, hơi thở đứt quãng. Đây là một triệu chứng khá phổ biến và thường gặp ở những người đang có các vấn đề về hô hấp.

Hệ thống tai – mũi – họng là các ống thông với nhau. Vì vậy, khi bị vướng cổ họng, cảm giác có gì đó chặn ngang họng thì người bệnh thường sẽ cảm thấy khó khăn khi thở. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như: sốt nhẹ, đờm nhiều cổ họng, đau nhức đầu, ớn lạnh, ngứa họng, sổ mũi, nghẹt mũi, toát mồ hôi, lạnh buốt đầu, khó chịu, mệt nhức người. 

Hình ảnh người phụ nữ đang ăn bánh mì và có triệu chứng khó thở vướng ở cổ họng
Tình trạng nghẹn cổ họng khó thở có thể xảy ra ở mọi đối tượng

Tình trạng vướng cổ họng khó thở tuy không phải là triệu chứng quá nguy hiểm nhưng cũng có thể kéo dài và dần chuyển biến nặng hơn. Vì vậy, người bệnh cần theo dõi kỹ biểu hiện của bản thân để thăm khám bác sĩ khi cần thiết. Nếu cảm giác nghẹn, vướng cổ họng khó thở kèm theo một số triệu chứng sau đây thì có thể bạn đang mắc các bệnh nghiêm trọng và cần được điều trị kịp thời:

  • Nôn nhiều
  • Đau ở khu vực cổ hoặc họng
  • Sụt cân nhanh chóng
  • Nuốt đau
  • Sờ cổ họng hay xung quanh vùng cổ họng thấy có khối u
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng với sốt, sưng hạch

Mời bạn xem thêm thông tin: Vướng cổ họng nhưng không đau là bệnh gì? Nguyên nhân, Cách điều trị

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng vướng cổ họng khó thở

Khi gặp tình trạng bị vướng cổ họng khó thở, rất nhiều người cảm thấy khá hoang mang và lo lắng vì sợ mình đang mắc phải khối u, ung thư. Tuy nhiên, đại đa số các trường hợp bị tình trạng nghẹn cổ họng khó thở đều là do viêm nhẹ ở cổ họng và phần sau miệng. Trên thực tế, vướng cổ họng khó thở có thể đến từ các nguyên nhân như:

2.1. Nguyên nhân bệnh lý hô hấp

Với những bệnh nhân mắc các bệnh lý về hô hấp cũng thường gặp tình trạng vướng cổ họng khó thở. Cụ thể như:

  • Viêm họng mạn tính: Đây là tình trạng niêm mạc họng sưng viêm, tái phát nhiều lần khiến người bệnh có cảm giác khó khăn khi nuốt, vướng cổ, muốn khạc nhổ. Ngoài tình trạng nghẹn cổ họng khó thở, bạn có thể gặp một số triệu chứng khác như ứ đờm cổ họng, buồn nôn, hay ho, nghẹt mũi, sổ mũi, đau nhức cơ thể,…
  • Viêm amidan: Khi thời tiết thay đổi thất thường, sức đề kháng kém thì amidan rất dễ bị nhiễm khuẩn, nấm hay ký sinh trùng. Từ đó gây viêm, sưng to, chèn ép làm cổ họng bị vướng víu. Trong một số ít trường hợp còn gây cảm giác khó thở cho người bệnh. Các triệu chứng đi kèm khác như đau rát cổ họng (nhất là khi ăn uống), khó nuốt, ho khan về đêm, sốt cao,… 
  • Viêm xoang: Đây là bệnh lý do vi khuẩn, virus tấn công vào niêm mạc hô hấp lót trong ở các xoang cạnh mũi. Người bệnh sẽ gặp tình trạng hắt hơi, sổ mũi giống như cảm cúm. Đặc biệt có thể có cảm giác vướng cổ họng khó thở, kèm theo đó là các triệu chứng khác như ho dai dẳng kéo dài, ho nhiều vào ban đêm, hơi thở có mùi hôi khó chịu, nghẹt mũi khó thở, ngứa mũi, sốt,…
  • Viêm phế quản, viêm phổi: Khi bị viêm phổi, viêm phế quản thì đường thở của người bệnh sẽ bị viêm nhiễm, thu hẹp lại. Điều này gây cảm giác khó thở, nuốt nghẹn, bị vướng cổ họng kèm theo một số triệu chứng như khó thở, tức ngực khó thở,… 
Hình ảnh người phụ nữ đang có triệu chứng triệu chứng khó thở vướng ở cổ họng
Các bệnh lý về hô hấp có thể gây vướng cổ họng khó thở

2.2. Nguyên nhân khác

Ngoài ra, cảm giác vướng cổ họng khó thở còn đến từ một số nguyên nhân bệnh lý khác như:

  • Trào ngược dạ dày: Đây là hiện tượng axit trào ngược từ dạ dày lên cổ họng gây nóng rát khó chịu, đôi lúc làm người bệnh có cảm giác nghẹn cổ họng khó thở. Kèm theo đó là một số triệu chứng như ho kéo dài lâu ngày không khỏi, hôi miệng, ợ chua, chướng bụng,… 
  • Khối u thực quản hoặc niêm mạc họng: Đây có thể là dấu hiệu tiền ung thư thực quản, người bệnh có thể cảm nhận được khối u khi sờ vào. Khi khối u phát triển với kích thước lớn dần lên sẽ bắt đầu chèn ép cổ họng, làm hẹp kích thước cổ họng, từ đó gây nên tình trạng vướng cổ họng, khó thở, khó nuốt,… 
  • Bệnh tuyến giáp: Tuyến giáp nằm trong khu vực cổ họng. Do đó, khi mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp như bướu giáp, nhân tuyến giáp hay ung thư tuyến giáp thì có thể khiến cho người bệnh bị vướng ở cổ, nuốt nghẹn, khó thở,… 
  • Ung thư hạ họng: Đây là bệnh ung thư phổ biến ở vùng xoang họng. Một số triệu chứng của bệnh cần lưu ý như vướng cổ họng, khó thở, nuốt đau, sờ vào thấy có hạch ở cổ,… 
Hình ảnh người đàn ông lớn tuổi đang có cảm giác vướng ở cổ họng khó thở
Vướng cổ họng khó thở có thể là dấu hiệu của khối u thực quản, ung thư hạ họng

3. Hướng dẫn chẩn đoán vướng cổ họng khó thở

Để biết được tình trạng vướng cổ họng khó thở do đâu nhằm có phương án khắc phục, điều trị phù hợp thì các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát cho bệnh nhân, lắng nghe các triệu chứng người bệnh gặp phải và sau đó đưa ra chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Chụp X-quang thực quản với thuốc cản quang
  • Nội soi đường tiêu hóa trên
  • Nội soi thanh quản
  • Nội soi sợi quang – FEES để đánh giá cử động nuốt
  • Đo áp lực thực quản.
Hình ảnh người bác sĩ đang tư vấn cho bệnh nhân về triệu chứng vướng cổ họng khó thở
Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán nguyên nhân vướng cổ họng khó thở

4. Điều trị và giảm tình trạng vướng cổ họng

4.1. Điều trị bệnh lý gây ra tình trạng vướng hay nghẹn cổ họng

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây vướng cổ họng khó thở, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp như:

  • Nội khoa: Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc phù hợp để làm giảm cảm giác khó chịu, đồng thời điều trị nguyên nhân. 
  • Ngoại khoa: Một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các liệu pháp y tế khác như: thủ thuật để mở rộng thực quản, truyền thức ăn bằng đường ống,…

4.2. Giảm triệu chứng vướng cổ với thảo dược dân gian tại nhà

Từ xưa, một số loại thảo dược đã được sử dụng phổ biến để làm trà hoặc nước uống giúp giảm các triệu chứng vướng cổ họng khó thở, đau họng, khó nuốt,… như Tía tô, Húng chanh, Bạc hà, Cam thảo, Trần bì,… Các cây thuốc này đã được nhiều người áp dụng vì không chỉ mang lại hiệu quả điều trị tích cực mà còn hạn chế các tác dụng phụ và đảm bảo an toàn khi sử dụng trong một thời gian dài.

Một số loại trà thực hiện khá đơn giản như: Trà cam thảo, trà bạc hà, trà hoa cúc, trà gừng, trà nghệ, trà xanh, trà chanh sả gừng,…có tác dụng giữ ẩm và làm dịu cổ họng hiệu quả. Đặc biệt Húng chanh đường phèn tắc mật ong, Chanh đào mật ong,… trị ho tiêu đờm, giảm tình trạng vướng cổ họng do nhiễm trùng đường hô hấp rất tốt.

Hình ảnh về tắc chưng mật ong điều trị vướng ở cổ họng khó thở
Tắc chưng mật ong là mẹo dân gian giúp cổ họng thông thoáng, tiêu đờm, giảm đau

Ngoài ra bạn có thể sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần từ thảo dược tự nhiên, không chỉ mang lại tác dụng tốt, an toàn mà còn giúp tiết kiệm thời gian. Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông là một trong những sản phẩm được nhiều người tiêu dùng tin chọn. Sản phẩm là sự kết hợp của 9 loại thảo dược gồm Thiên môn đông, Bạc hà, Bách bộ, Trần bì, Tang bạch bì, Bình vôi, Gừng, Kinh giới, Atiso giúp hỗ trợ giảm vướng cổ họng khó thở, đau họng, khó nuốt…

Hình ảnh về Thiên môn bổ phổi bình đông của dược bình đông
Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông

Lưu ý: Các mẹo trên chỉ áp dụng cho tình trạng vướng cổ họng khó thở ở mức độ nhẹ, trường hợp tình trạng bệnh nặng, bạn cần thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị phù hợp. Khi sử dụng các mẹo này, nếu thấy xuất hiện dấu hiệu kích ứng hoặc tình trạng vướng cổ họng khó thở nặng hơn thì cần ngưng sử dụng ngay. Ngoài ra, cần thận trọng khi áp dụng các mẹo trên cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. 

4.3. Biện pháp tại nhà hỗ trợ điều trị vướng cổ họng khó thở

Bạn nên kết hợp việc điều trị bệnh với các biện pháp hỗ trợ ngay tại nhà để rút ngắn thời gian điều trị và cải thiện các triệu chứng vướng cổ họng khó thở:

  • Súc miệng bằng nước muối loãng để sát khuẩn cổ họng, làm dịu cảm giác vướng cổ họng khó thở nhanh chóng.
  • Uống nhiều nước, khi uống nên nhấp từng ngụm giúp cổ họng luôn có độ ẩm tự nhiên, giảm kích ứng cổ họng, nhờ đó mà cảm giác vướng cổ họng khó thở cũng dần thuyên giảm.
  • Duy trì thói quen uống trà ấm vào mỗi buổi sáng để giúp thanh lọc vùng cổ họng và giữ cho tinh thần được tỉnh táo.

Tìm hiểu thêm: Tiêu chí đánh giá thuốc bổ phổi an toàn hiệu quả hiện nay 

5. Phòng tránh vướng cổ họng khó thở

Để phòng ngừa tình trạng vướng cổ họng khó thở một cách hiệu quả, bạn cần chú ý thực hiện một số biện pháp dưới đây:

  • Tập luyện thể dục, thể thao điều độ, nâng cao sức khỏe
  • Giữ vệ sinh cơ thể, nhà cửa sạch sẽ; hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
  • Không sử dụng chất kích thích
  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng nhất là các thực phẩm bồi bổ phổi để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại bệnh tật
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh lây truyền qua đường hô hấp thường gặp như cúm, bạch hầu, ho gà…
  • Khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/ lần

Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng vướng cổ họng khó thở là do viêm nhiễm đường hô hấp, một trong số đó là bệnh viêm phổi. Do vậy, bạn có thể áp dụng các phương pháp bổ phổi để giúp tăng cường sức khỏe đường hô hấp, hỗ trợ phòng tránh các bệnh lý đường hô hấp nói chung và tình trạng vướng cổ họng khó thở nói riêng. 

Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông là thực phẩm bổ phổi hiệu quả được nhiều gia đình Việt tin dùng. Đồng thời, sản phẩm giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp như đau rát họng, vướng họng khó thở, khó nuốt và buồn nôn; ho khan, ho gió kéo dài, ho lâu ngày không khỏi, ho có đờm… giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. 

Hình ảnh về cảm nhận của khách hàng khi sử dụng thiên môn bổ phổi bình đông
Khách hàng cảm nhận “thông cổ mát họng” sau khi dùng Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông

6. Tổng kết

Những thông tin cung cấp trong bài viết trên đây đã giúp bạn biết được nguyên nhân của tình trạng vướng cổ họng khó thở và chủ động hơn trong việc theo dõi tình trạng sức khỏe, sớm thăm khám bác sĩ để có chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh nhằm kịp thời điều trị, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bạn cũng có thể phòng ngừa sớm, hạn chế tình trạng vướng cổ họng khó thở bằng cách nâng cao sức khỏe cho hệ hô hấp. Từ việc xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên ăn các món ăn bổ phổi và nghỉ ngơi điều độ, tránh xa những môi trường ô nhiễm cho đến sử dụng những sản phẩm hỗ trợ bồi bổ sức khỏe phổi như các bài thuốc dân gian, sản phẩm chức năng hỗ trợ bổ phổi

Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông kế thừa tinh hoa y học cổ truyền kết hợp cùng hệ thống máy móc, công nghệ sản xuất hiện đại và chất lượng đã và đang được rất nhiều khách hàng tin tưởng chọn lựa cho bản thân và gia đình trong quá trình chăm sóc sức khỏe. Với công dụng bổ phổi, giảm ho, giảm các triệu chứng đau rát họng, nghẹn vướng ở họng khó thở, viêm họng, đau rát họng, bệnh viêm phế quản,… Sản phẩm phù hợp sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ với 2 phiên bản Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông chai 280ml dành cho người lớn (từ 11 tuổi)  và Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông chai 90ml dành cho trẻ em (3 – 10 tuổi).

Hình ảnh về Thiên môn bổ phổi bình đông của dược bình đông dành cho người lớn
Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông chai 280ml
Hình ảnh về Thiên môn bổ phổi dành cho trẻ em
Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông chai 90ml dành cho trẻ em

Để biết thêm thông tin liên quan đến sản phẩm xin quý khách hàng liên hệ đến cho chúng tôi thông qua Hotline (028) 39 808 808, đội ngũ tư vấn viên của Dược Bình Đông sẽ nhanh chóng hỗ trợ!

7. Câu hỏi thường gặp

Trả lời: Cảm giác vướng víu, nghẹn ngào ở cổ họng kèm theo khó thở là triệu chứng thường gặp, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm lý người bệnh. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các mẹo chữa vướng cổ họng hiệu quả sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng nhanh chóng và an toàn. Dưới đây là các mẹo chữa vướng cổ họng khó thở hiệu quả:

  • Uống nhiều nước: Giữ cho cổ họng luôn ẩm ướt bằng cách uống nhiều nước lọc, nước canh, trà thảo mộc.
  • Súc miệng bằng nước muối: Pha loãng ½ muỗng cà phê muối với một cốc nước ấm và súc miệng nhiều lần trong ngày.
  • Ngậm chanh đào mật ong: Chanh đào có tính sát khuẩn, giảm ho, mật ong giúp làm dịu cổ họng. Ngậm chanh đào mật ong mỗi ngày giúp giảm vướng víu và khó thở.
  • Dùng gừng: Gừng có tính ấm, giúp giảm viêm và giảm ho. Bạn có thể nhai một lát gừng tươi hoặc pha trà gừng để uống.
  • Sử dụng máy phun sương: Máy phun sương giúp làm ẩm không khí, giảm kích ứng cổ họng.
  • Tắm nước nóng: Hơi nước nóng giúp làm dịu cổ họng và giảm nghẹt mũi.
  • Tránh các tác nhân dị ứng: Nếu bạn bị dị ứng, hãy tránh xa các tác nhân dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, thức ăn,…
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng vướng cổ họng. Hãy tập yoga, thiền hoặc nghe nhạc để giảm căng thẳng.
  • Ngưng hút thuốc lá: Hút thuốc lá gây kích ứng cổ họng và làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

  • Triệu chứng vướng cổ họng và khó thở kéo dài hơn 3 ngày.
  • Khó thở nghiêm trọng, thở khò khè, tím tái.
  • Sốt cao, ho ra đờm vàng, xanh, hoặc có lẫn máu.
  • Nuốt khó, đau họng dữ dội.
  • Có dấu hiệu sưng tấy ở cổ họng.

Lưu ý

  • Các mẹo chữa vướng cổ họng chỉ mang tính hỗ trợ. Nếu tình trạng không cải thiện sau vài ngày hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
  • Không tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng vướng cổ họng, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.

Trả lời: Triệu chứng khó thở vướng ở cổ họng có thể bao gồm:

  • Cảm giác vướng, nghẹn tại cổ họng: Người bệnh có thể cảm thấy như có một vật gì đó chặn ngang ở cổ họng, gây khó chịu và cản trở quá trình nuốt thức ăn.
  • Khó thở: Cảm giác thiếu oxy, hô hấp khó khăn, và hơi thở đứt quãng. Đây có thể là triệu chứng của sự thu hẹp hoặc chèn ép đường thở trong khu vực cổ họng.
  • Cảm giác có khối u ở cổ họng: Một số người bệnh có thể cảm thấy như có một khối u ở cổ họng, dù thực tế không có khối u xuất hiện.
  • Triệu chứng khác: Cảm giác đau hoặc ngứa, căng cứng, nóng rát, châm chích, đau nhói khi ăn uống hoặc nuốt nước bọt, có thể đi kèm với sốt nhẹ, đờm nhiều cổ họng, đau nhức đầu, ớn lạnh, ngứa họng, sổ mũi, nghẹt mũi, toát mồ hôi, lạnh buốt đầu, khó chịu, và mệt nhức người.

Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của các vấn đề khác nhau trong hệ thống hô hấp, bao gồm viêm họng mạn tính, viêm amidan, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, trào ngược dạ dày, khối u thực quản, bệnh tuyến giáp, và ung thư hạ họng. Điều quan trọng là phải thăm khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Trả lời :

Cảm giác vướng víu trong cổ họng khiến khó thở có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, từ đơn giản đến phức tạp. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

1. Viêm nhiễm

  • Viêm họng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây vướng víu cổ họng. Viêm họng có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra, với các triệu chứng như đau rát cổ họng, ho, sốt.
  • Viêm amidan: Amidan sưng to do viêm nhiễm có thể gây cản trở đường thở, dẫn đến khó thở và vướng víu cổ họng.
  • Viêm xoang: Dịch mũi chảy xuống cổ họng có thể gây kích ứng và cảm giác vướng víu.
  • Viêm phế quản: Viêm nhiễm đường thở khiến đường thở bị hẹp lại, dẫn đến khó thở và vướng víu cổ họng.

2. Dị vật

  • Thức ăn hoặc đồ uống: Dị vật thức ăn hoặc đồ uống có thể mắc kẹt trong cổ họng, gây nghẹn và khó thở.
  • Vật nhỏ: Trẻ em có thể nuốt phải các vật nhỏ như đồ chơi, dẫn đến nghẹn thở.

3. Các vấn đề về cấu trúc

  • Bướu cổ: Bướu cổ là sự phát triển bất thường của tuyến giáp, có thể chèn ép vào đường thở và gây khó thở.
  • Hẹp thực quản: Hẹp thực quản là tình trạng thực quản bị thu hẹp, khiến thức ăn khó di chuyển xuống dạ dày, dẫn đến vướng víu cổ họng.
  • Ung thư: Ung thư thực quản, thanh quản hoặc hạ họng có thể gây ra các triệu chứng như vướng víu cổ họng, khó thở, khàn tiếng.

4. Tâm lý

  • Căng thẳng: Căng thẳng có thể gây ra các triệu chứng thực thể như vướng víu cổ họng, khó thở, ho khan.
  • Lo âu: Lo âu cũng có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp, dẫn đến khó thở và vướng víu cổ họng.

5. Một số nguyên nhân khác

  • Trào ngược dạ dày thực quản: Axit dạ dày trào ngược lên thực quản có thể gây kích ứng cổ họng và dẫn đến vướng víu.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là vướng víu cổ họng, khó thở.
  • Dị ứng: Dị ứng với thức ăn, phấn hoa hoặc bụi nhà có thể gây ra các triệu chứng như sưng họng, nghẹt mũi, khó thở.

Lời khuyên

  • Nếu bạn có cảm giác vướng víu cổ họng khiến khó thở, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Một số biện pháp giúp giảm bớt tình trạng vướng víu cổ họng:
  • Uống nhiều nước để giữ cho cổ họng được bôi trơn.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm trong không khí.
  • Tránh hút thuốc lá và hít phải khói bụi.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm.
  • Ngậm kẹo ngậm hoặc uống trà thảo mộc để làm dịu cổ họng.

Lưu ý

Nếu bạn có các triệu chứng như khó thở nghiêm trọng, khàn tiếng, sưng cổ họng, sốt cao, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.

    Thiên môn bổ phổi điều trị các vấn đề liên quan đến phổi

    Đánh giá bài viết này

    0 / 5

    Your page rank:

    Đang cập nhật
    Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
    Bình luận
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Bài viết liên quan
    Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

    Tư vấn miễn phí

    Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

    (Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)