Vướng cổ họng nhưng không đau là cảm giác thường gặp ở nhiều người. Đây có thể là triệu chứng của một số bệnh về đường hô hấp và gây khó chịu, lo lắng cho người mắc phải. Dưới đây là một vài nguyên nhân và cách xử trí Dược Bình Đông chia sẻ đến bạn khi gặp phải triệu chứng này.
1. Cảm giác nuốt vướng ở cổ họng là gì?
Nuốt là một quá trình mà cơ thể cho phép một chất hoặc một vật đi từ miệng vào thực quản. Quá trình này cần sự kết hợp đồng bộ và tinh vi của nhiều hệ cơ quan. Động tác nuốt diễn ra rất nhanh và được chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Đây là giai đoạn nuốt có ý thức. Trong giai đoạn này, chúng ta hoàn toàn chủ động trong việc xử lý và nuốt thức ăn. Bước đầu, ở trong khoang miệng, nhờ hoạt động của môi, răng, lưỡi mà thức ăn được nghiền nhuyễn và vo viên thành các khối có kích thước vừa phải, đặt trên thân lưỡi. Các cử động của lưỡi sẽ đưa khối thức ăn đi xuống thành sau họng.
- Giai đoạn sau: Đây là giai đoạn nuốt không có ý thức bởi nó được diễn ra tự động mà chúng ta không kiểm soát được. Giai đoạn này diễn ra tại họng và thực quản, lúc này các phản xạ tự nhiên sẽ đóng nắp thanh môn và co thắt thực quản để di chuyển khối thức ăn tới dạ dày và kết thúc quá trình nuốt.
Vì quá trình nuốt cần sự kết hợp của nhiều hệ cơ quan nên chỉ cần một cơ quan hoặc cơ chế xuất hiện sự bất thường đều có thể khiến quá trình nuốt gặp trục trặc. Biểu hiện cho các rối loạn này có thể là nuốt vướng, nuốt khó hay thậm chí là nôn ói. Trong đó, nuốt vướng là cảm giác người bệnh cảm thấy vướng hoặc tắc nghẽn nơi cổ họng. Biểu hiện nuốt vướng có thể đi kèm với cảm giác đau đớn hoặc không.
2. Nguyên nhân nào gây vướng ở cổ họng nhưng không đau?
Nuốt vướng ở cổ họng nhưng không đau không phải là biểu hiện của những bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần khắc phục để hạn chế ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày. Để tìm được phương pháp thích hợp, người bệnh cần xác định nguyên nhân của triệu chứng này. Chúng có thể đến từ:
- Các bệnh về đường hô hấp: như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn,… Với bệnh viêm họng hay viêm amidan, triệu chứng nuốt vướng xuất hiện bởi khối amidan viêm nhiễm lâu ngày trở nên sưng tấy, phì đại, từ đó gây cản trở đường nuốt.
- Chảy dịch mũi sau: là tình trạng dịch nhầy từ mũi, xoang chảy xuống cổ họng gây vướng.
- Trào ngược dạ dày thực quản: axit dạ dày trào ngược lên khiến cho niêm mạc thực quản bị sưng phù và gây vướng ở cổ họng.
- Barrett thực quản: trào ngược dạ dày kéo dài khiến cho các tế bào tại thực quản tổn thương và tăng sinh dẫn đến thực quản bị thu hẹp và gây ra cảm giác nuốt vướng ở cổ họng.
- U nang tại vùng họng: khi vùng hạ họng hoặc đáy lưỡi có các nang, u nhú trên niêm mạc, chúng sẽ cản trở đường ăn uống và đường thở. Ngay cả khi các u nang này lành tính thì chúng cũng khiến người bệnh cảm thấy vướng khi nuốt, đôi khi gây vướng cổ họng khó thở.
- Những bất thường về tuyến giáp.
- Ngoài ra, cổ họng có dị vật cũng gây ra tình trạng nuốt vướng.
- Thậm chí các ảnh hưởng từ trạng thái tâm lý như lo lắng, căng thẳng cũng có thể gây vướng nghẹn ở họng.
3. Vướng ở cổ họng nhưng không đau có gây nguy hiểm không?
Nuốt vướng ở cổ họng nhưng không đau là một triệu chứng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm, kèm theo là các triệu chứng như: khàn giọng, sốt, sụt cân,… thì bạn cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác, kịp thời và đưa ra hướng xử trí phù hợp.
4. Phương pháp chẩn đoán vướng ở cổ họng nhưng không đau
Đối với tình trạng nuốt vướng kéo dài, bác sĩ cần tiến hành khám lâm sàng miệng họng bằng việc quan sát trực tiếp hoặc qua ống nhỏ nội soi. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm một vài xét nghiệm như:
+ Chụp baryte cản quang
+ Nội soi thanh quản, thực quản hoặc đường tiêu hóa trên
+ Đo áp lực cơ thực quản
+ Chiếu điện quang
+ Theo dõi nồng độ pH
+ Chụp vi tính cắt lớp, chụp cộng hưởng từ
5. Phương pháp hỗ trợ điều trị vướng ở cổ họng nhưng không đau
5.1. Phương pháp theo mẹo dân gian
Vào thời gian đầu khi mới cảm thấy nuốt vướng không đau, bạn có thể sử dụng một vài mẹo dân gian để có thể xử trí và thuyên giảm triệu chứng như:
- Súc miệng nước muối ấm: Nước muối pha loãng có tác dụng khử khuẩn, làm dịu niêm mạc và tiêu viêm. Từ đó loại bỏ dịch đờm ứ đọng và giảm tình trạng nghẹn, nuốt vướng.
- Ngậm gừng tươi: Theo kinh nghiệm dân gian, gừng tươi mang tính ấm và có khả năng tán phong hàn, cầm ho và cải thiện sức đề kháng. Ngoài ra, gừng còn chứa Gingerol, một hợp chất kháng viêm và ức chế virus gây viêm họng. Vậy nên ngậm gừng tươi có thể giúp làm dịu cổ họng và triệu chứng nuốt vướng.
- Sử dụng nước cốt lá tía tô: Tía tô là loại lá mang tính ấm, chứa nhiều tinh dầu, khoáng chất,… rất tốt cho hệ miễn dịch và sức khỏe tai – mũi – họng. Tía tô hỗ trợ kháng viêm, thanh lọc cơ thể và bổ phế rất tốt. Cũng bởi vậy mà loại lá này thường được sử dụng để xoa dịu cảm giác nuốt vướng ở cổ họng.
- Uống trà xanh: Trong trà xanh có chứa polyphenol – một chất chống oxy hóa tuyệt vời. Thành phần này có tác dụng làm dịu cổ họng và loại bỏ cảm giác vướng víu khó chịu trong cổ họng.
- Sinh hoạt lành mạnh: hạn chế sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…), bổ sung đầy đủ vitamin, các thực phẩm bổ phổi, các món ăn bổ phổi, uống nhiều nước, hạn chế đồ ăn chiên rán hay không đảm bảo vệ sinh,…
tập thể dục thường xuyên và nghỉ ngơi đầy đủ. - Thực hiện một số bài tập giúp giảm cảm giác vướng họng như: bài tập thở bụng, bài tập ngáp/ thở dài, bài tập nhai hoặc các bài tập chuyển động lưỡi,…
5.2. Phương pháp Tây Y
Bên cạnh các mẹo dân gian, để có thể điều trị nhanh chóng tình trạng nuốt vướng, bạn có thể tham khảo các phương pháp Tây Y. Tùy theo tình trạng của triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc khác nhau như sau:
- Thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau: nhóm thuốc này có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm sưng tấy, từ đó giảm tình trạng nuốt vướng.
- Thuốc xịt mũi, thuốc thông mũi: loại thuốc này giúp giải quyết tình trạng chảy dịch mũi, hạn chế dịch ứ đọng sau họng.
- Thuốc xịt trị viêm họng: loại thuốc này giúp thông họng, giảm đau rát và làm thông thoáng cổ họng.
- Thuốc kháng axit: trong trường hợp bị trào ngược dạ dày – thực quản, bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc kháng axit để trung hòa lượng axit trong dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược gây ra cảm giác vướng ở cổ họng khi nuốt.
- Thuốc ức chế bơm Proton, thuốc hệ H2: loại thuốc này giúp ngăn chặn và làm giảm tiết dịch axit trong dạ dày.
Các loại thuốc Tây Y này có ưu điểm là dễ dùng, tiện lợi và tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên người bệnh cần có sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ trước khi sử dụng để dùng đúng cách và phòng tránh tác dụng phụ.
5.3. Phương pháp Đông Y
Về các phương pháp Đông Y, có một số bài thuốc có thể sử dụng để điều trị triệu chứng nuốt vướng ở cổ họng nhưng không đau như:
Bài thuốc trị chứng ngoại cảm phong hàn
Tác dụng của bài thuốc là chữa cổ họng bị sưng, nuốt thấy vướng, ngạt mũi, nặng tiếng, người ớn lạnh, không mồ hôi, kèm theo sốt, đau đầu, sợ gió, đau mỏi, chán ăn,…
Bài thuốc: Kinh giới 12g, Phòng phong 12g, Sài hồ 12g, Độc hoạt 12g, Tiền hồ 12g, Xuyên khung 12g, Cát cánh 12g, Chỉ xác 12g, Phục linh 12g, Cam thảo 12g, Khương hoạt 12g.
Cách dùng: Những vị trên cho thêm 7 nhát gừng 10 lá bạc hà và nước 1200ml, tất cả sắc lọc bỏ bã và lấy 120ml. Với bài thuốc này, người bệnh uống mỗi ngày 1 thang và chia đều 5 lần.
Bài thuốc trị chứng tỳ hư can uất
Đây là bài thuốc chữa cổ họng hơi sưng, ăn uống bị nghẹn khó nuốt, thỉnh thoảng nóng cổ họng, lợm giọng, buồn nôn, ăn khó tiêu, hai mạng sườn đau, người mệt mỏi, đại tiện thất thường,…
Bài thuốc: Mộc hương 4g, Cam thảo 8g, Nhân sâm 8g, Bạc hà 8g, Viễn chí 8g, Sài hồ 10g, Đương quy 10g, Bạch thược 10g, Bạch truật 12g, Phục thần 12g, Hoàng kỳ 12g, Long nhãn nhục 12g, Toan táo nhân 12g.
Cách dùng: Phục thần bỏ lõi gỗ, Hoàng kỳ bỏ gốc cuống mật chích, Toan táo nhân sao vàng cánh gián, Cam thảo chích, Viễn chí bỏ lõi tẩm nước gừng sao vàng. Tất cả các vị trên cùng với 1500ml sắc lọc bỏ bã lấy 250ml thuốc. Mỗi ngày sắc 1 thang và chia đều để uống 5 lần trong ngày.
Bài thuốc trị chứng thận âm hư cảm nhiễm ngoại tà
Công dụng của bài thuốc là chữa cổ họng bị sưng. thường xuyên có cảm giác nóng rát ở yết hầu, nuốt nước bọt khó khăn, ăn uống nghẹn khó nuốt, người phiền muộn, háo khát, đau lưng, ù tai, đại tiện táo, tiểu tiện vàng sẻn.
Bài thuốc: Tri mẫu 12g, Ngưu tất 12, Mạch môn đông 16g, Sinh địa 20g, Sinh thạch cao 24g.
Cách dùng: Các vị kể trên cho thêm 1800ml và sắc lọc bỏ bã lấy 150ml.
Trên đây là một số bài thuốc trị chứng viêm họng gây vướng cổ họng. Tuy nhiên, bạn khi bệnh, bạn cần đến các lương y để thăm khám nhằm xác định căn nguyên bệnh và được điều trị hợp lý.
6. Tổng kết
Khi có dấu hiệu vướng ở cổ họng nhưng không đau kéo dài, bạn nên đi thăm khám bác sĩ để có thể xác định chính xác tình trạng bệnh và điều trị dứt điểm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc bổ phổi hoặc các sản phẩm hỗ trợ làm giảm triệu chứng nuốt vướng ở cổ họng mới xảy ra và không kèm theo đau rát này.
Một trong những sản phẩm uy tín giúp giảm triệu chứng nuốt vướng là Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông. Sản phẩm bảo về sức khỏe phổi này có công dụng bổ phổi hỗ trợ giảm triệu chứng nuốt vướng do các bệnh đường hô hấp gây ra như: viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn, ho đờm lâu ngày không khỏi, ho khó thở về đêm… Đây là sản phẩm an toàn được bào chế từ những vị thuốc có nguồn gốc thiên nhiên như Thiên môn đông, Trần bì, Bách bộ, Bạc Hà, Tang Bạch Bì, Bình Vôi, Gừng, Kinh giới, Atiso có tác dụng hỗ trợ giảm ho, giảm đau rát họng, khàn tiếng và cả triệu chứng vướng ở cổ họng nhưng không đau. Sản phẩm đạt chất lượng chuẩn GMP và được Bộ Y Tế cấp phép nên bạn hoàn toàn có thể an tâm sử dụng.
Để tham khảo về sản phẩm, bạn có thể xem thêm tại website của Dược Bình Đông hoặc liên hệ qua hotline 028.39.808.808 để được tư vấn sớm nhất có thể!